- Biển số
- OF-23510
- Ngày cấp bằng
- 4/11/08
- Số km
- 813
- Động cơ
- 501,010 Mã lực
Bẩm các cụ. Sau một thời gian châm cứu "Bệnh xá OF", em nhận thấy có khá nhiều cụ đang hiểu chưa đúng về bệnh tật của mình cũng như cách phòng và chữa bệnh. Để tránh những cách chữa sai lầm đáng tiếc chữa xế lành thành xế què, xế què thành xế xịt. Em xin mạn phép sử búa trước cửa Lỗ Ban, mong các cụ lượng thứ cho ...
1.Bệnh tật, nguyên nhân và ý nghĩa:
a. Ý nghĩa của bệnh tật:
Trong quá trình sử dụng xế yêu, đối với những chiếc đời mới, mỗi khi có bộ phận hỏng hóc, cần đổ xăng, thay dầu hay áp suất lốp đều có những cảnh báo trên hệ thống, hay đối với những chiếc xe cũ hơn thì cũng có những triệu chứng như tiếng kêu từ hộp số, vô lăng, điều hòa ..v..v. để cảnh báo cho anh em ta biết đã đến lúc bảo hành sửa chữa. Đó là bệnh của xế. Nếu vẫn tiếp tục vận hành thì dễ dẫn đến những hậu quả khó mà lường trước …
Bệnh tật của con người cũng vậy. Bệnh tật chính là tấm gương soi cách sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ của con người và là tín hiệu cảnh báo cho ta biết điểm dừng, “ sai rồi, dừng lại đi thôi”. Với điều kiện sinh hoạt đầy đủ ngày nay, nếu ta luôn luôn khỏe mạnh thì đâu biết điểm dừng, có lẽ không trò chơi nào ko chơi, chẳng cảm giác nào không thử với phương châm “ hãy là chính mình “ , chúng ta rất dễ phạm phải những sai lầm không thể cứu vãn được. Ví dụ như bệnh tật hiểm nghèo: HIV, ung thư, tiểu đường ; đánh mất hạnh phúc gia đình, địa vị vì ham mê cờ bạc, tham dâm vô độ. Nếu có bệnh, tự nhiên mỗi người sẽ có ý thức nhìn lại hành vi và cả lương tâm của chính mình.
" Nghĩ đến thân thể, đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì ham muốn dễ sinh " , đây là điều thứ nhất trong 10 điều tâm niệm của Phật Giáo. Kỳ thực bệnh tật có ý nghĩa nhân văn cực kỳ lớn lao trong đời sống con người hàng nghìn năm qua.
b. Nguyên nhân bệnh tật:
Trừ những bệnh do bẩm sinh khiếm khuyết, lục căn không đầy đủ buộc phải nhờ sự can thiệp của tây y Ngoại khoa ra, hầu hết những bệnh tật của con người là do: Ăn uống sai lầm, Sinh hoạt không điều độ, Lười tập thể dục mà sinh ra.
Theo đông y, cơ thể con người do lục phủ ngũ tạng vận hành với hàng triệu ống máu và hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể với cơ chế Khí - huyết, âm - dương, và ngũ tạng vận động theo ngũ hành Kim mộc thủy hỏa thổ. (Ứng với 5 tạng: Phế kim, tâm hỏa, can mộc, thận thủy, tì thổ). Thức ăn có âm có dương, có hàn có nhiệt. Chúng ta ăn uống sai lầm, ăn 1 vài thứ cho đã miệng theo sở thích trong một thời gian dài gây mất cân bằng âm dương. Ăn thức ăn quá hàn làm hại tì vị, uống rượu bia quá nhiều làm hại gan. Sinh hoạt tình dục quá nhiều làm hại thận. Tinh khí hao tổn làm hại não tủy. Lại lười tập thể dục khiến khí huyết kém lưu thông,
Ví dụ: bệnh thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thần kinh tọa, mắt mờ, tai ù phần lớn do thận suy mà ra. Bệnh Gout (thống phong – huyết hóa vôi) do gan thận suy, chức năng bài tiết kém, ăn quá nhiều chất đạm mà lười tập thể dục mà ra. Bệnh Tiểu đường cũng do nguyên nhân chính là ăn uống sai lầm và lười tập thể dục khiến ngũ tạng rối loạn chuyển hóa mà sinh ra …
2. Thuốc là gì và cách chữa bệnh cho đúng:
a. Thuốc là gì:
Bất cứ thứ gì có thể dùng để ăn, uống, bôi, đắp vào người theo liều lượng nhất định mà chữa khỏi bệnh đều có thể coi là thuốc.
Ví dụ, chữa bệnh nấc thống thường uống vài ngụm nước mà hết nấc, vậy nước lọc cũng là thuốc. Uống nước lọc cũng phải có liều lượng mới chữa đc bệnh nấc. Uống ít quá ko chữa được, thường là từ 7 đến 10 ngụm.
|
Vậy uống nhiều nước thì có tốt ko? Em thấy quá nhiều tài liệu trên internet, đài báo, các phương tiện truyền thông tuyên truyền rằng uống nhiều nước mới có làn da đẹp, có độ ẩm, tăng tính bài tiết độc ..v..v.. Xin thưa rằng uống nhiều nước có thể gây suy thận đối với những người thận yếu. Gây phù nề đối với người suy thận. Và da đẹp hay không là do khí huyết ko phải do uống nhiều nước. Uống nước không đúng thời điểm ít nhiều ảnh hưởng nhất định đến khả năng tiêu hóa và sự ngon miệng khi dùng bữa …
Chỉ với nước lọc đã như thế. Vậy mà có rất nhiều anh em của chúng ta lại chỉ nghe truyền miệng hay giới thiệu mà mua thuốc để uống ko có bất kỳ căn cứ hay sự hướng dẫn của thầy thuốc. Tuy nhiên, em cũng muốn nói thêm, không phải cứ thầy thuốc nói gì thì mình làm theo một cách mù quáng mà cần phải có sự phản biện và tự theo dõi triệu chứng của mình khi uống thuốc.
b. Cách chữa bệnh cho đúng:
Em xin kể 1 câu chuyện như sau. Nhân một lần Bố em bị chứng đầy bụng, ợ hơi và bụng sôi sùng sục khó chịu, 1 vài lần em thấy ông uống 1 viên thuốc màu trắng của canada do người nhà gửi về. Và ông bảo thuốc rất tốt, em lấy xem, chữ bằng tiếng anh, nghĩa là: thuốc này là 1 loại hợp chất trung hòa axit dạ dày và các men miếc j đó trong dạ dày để khử chứng đầy bụng và sôi bụng. Phản ứng phụ đề rõ là: có thể gây suy thận, mờ mắt, mắt hoa, da nổi mề đay và 1 số triệu chứng khác cần gọi bác sĩ ngay khi thấy những triệu chứng này. Cô em gọi từ bên Ca về nói, cô vẫn uống thường xuyên, rất tốt.
Đây không phải là cách chữa bệnh đúng. Vì đây là cách chữa vào ngọn bệnh, nếu cứ tiếp tục dùng thuốc này có thể gây suy gan và thận cấp. Hậu quả khó lường. Giống như có cụ chữa Gout cũng mua thuốc tây uống hoài mặc dù biết thuốc đó có thể gây suy thận (nên nhớ Gout là do gan thận suy ko làm tốt chức năng bài tiết axit uric nha). Vậy là dùng thuốc gây ra suy thận kép !!! Chữa xế què thành xế ố ồ luôn …
Trong đông y có câu: Thống bất thông, thông bất thống. Nghĩa là đau là không thông, thông thì không đau. Trăm bệnh đều nằm ở 2 chữ “không thông” mà ra. Chữ thông này quan hệ mật thiết với nội tạng và khí huyết trong cơ thể mà em sẽ nhắc đến chi tiết ở phần sau.
3. Cơ sở lý luận và cách chữa bệnh của Khí Công Y Đạo Việt Nam:
Vạn vật trong vũ trụ đều tồn tại mà không nằm ngoài quy luật của thuyết âm dương. Trái đất cũng có âm là đất là nước, có dương là mặt trời là gió là nắng. Dương thịnh quá thì nắng gắt không thể sống nổi như ngoài sa mạc mà nơi thiếu vắng mặt trời thì u minh giá lạnh như bắc cực cũng rất khó để có sinh linh. Cơ thể con người cũng tồn tại lưỡng cực âm dương song hành là khí và huyết, không thể tách rời nhau. Huyết hay còn gọi là máu mang các chất dinh dưỡng, mang hơi ấm để nuôi các tế bào trong cơ thể, khí cho huyết động năng, khí để đưa huyết đi tuần hoàn trong cơ thể.
Ở đâu có huyết ở đó cơ thể sẽ được ấm áp. Huyết và khí luôn đi đôi, song hành với nhau. Ở đâu có huyết ở đó có khí, ở đâu có khí ở đó có huyết. Nếu ở đâu cơ thể thiếu huyết thì khí cũng không tồn tại. Huyết dư mà khí thiếu thì cơ thể như cục thịt vô năng (những người béo, ăn nhiều mà lười vận động), khí dư mà huyết thiếu thì người ốm đói, còi cọc (những người ăn chay trường, thầy năng lượng, nhân điện). Khí huyết cân bằng thì không có bệnh tật. Nói đến đây, chúng ta phải cảm ơn người đã tạo ra chiếc máy đo huyết áp, bởi đây chính là chiếc máy đo sự sống của con người. Sau đây là cách đánh giá huyết áp của người Tây Phương:
Chức năng của máy là bơm ép khí đè nén trên mạch máu, tạo ra áp lực khí, nếu cơ thể có khí lực vừa đủ, tạo ra cân bằng áp lực, áp lực khí của máy sẽ hạ và cho ra kết qủa, là áp huyết trung bình (tốt) so với tiêu chuẩn thống kê.Sau khi đo xong, máy cho ra 3 con số: Số đầu, tây y gọi là số tâm thu từ 90-140 theo tây y là tốt. Số thứ hai, tây y gọi là số tâm trương, từ 65-90 theo tây y là tốt. Số thứ ba, tây y gọi là mạch nhịp tim đập từ 60-90 là tốt. Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân có chỉ số huyết áp mà theo Tây y đánh giá là perfect (hoàn hảo) nhưng thân thể vẫn nhức mỏi, đau ốm liên miên mà không rõ nguyên nhân. Vậy sai lầm của Tây Y là ở đâu?
Kiểm chứng bằng bắt mạch thuộc loại mạch Hòa Hoãn, có số đo như sau:
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 6 tuổi-12 tuổi)
100-105/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Nếu những ai ở độ tuổi tương ứng, mà có áp huyết cao hơn tiêu chuẩn gọi là áp huyết cao, chứ không phải theo tây y trên 140 mới là áp huyết cao. Thí dụ trẻ 12 tuổi có áp huyết 130 là áp huyết ở tuổi trung niên, đối với tuổi thiếu nhi là bị bệnh áp huyết cao, chính điều này đã giải thích được tại sao trẻ em sẽ có hậu qủa như chảy máu cam, sốt tê liệt, động kinh, bại não, tăng nhãn áp làm mắt trợn ngược.
Nếu người trong hạn tuổi trung niên hay lão niên, có áp huyết thấp hơn tiêu chuẩn qúa nhiều, chỉ bằng thiếu niên hay thiếu nhi, tây y cho là tốt, đối với đông y, khi khám bệnh bằng bắt mạch vẫn cho là thiếu khí huyết, cho là thầy đông y nói sai, tây y khám vẫn bảo áp huyết tốt. Hậu qủa áp huyết thấp so với tuổi dẫn đến cơ thể suy nhược từ từ, thiếu máu đi nuôi khắp cơ thể sinh ra bệnh đau nhức, thiếu máu nuôi xương cốt sinh thoái hóa khớp, đĩa đệm, thiếu khí huyết lên đầu sinh chóng mặt, hay quên, mắt mờ, tai lãng, kém ăn, mất ngủ là những bệnh thông thường của bệnh áp huyết thấp chứ không riêng gì của tuổi già.
Nặng hơn nữa, giống như một cây lớn không đủ nước nuôi cây, cây sẽ khô héo, lá cành không đủ nhựa, lá rụng, cành gẫy, nhựa cây khô tắc khiến cây có nhiều cục u, trong cây rỗng, con người cũng vậy, cơ thể có những bướu nội tạng do khí huyết tắc nghẽn, nếu tắc nghẽn trên đầu do thiếu khí huyết gọi là bệnh thiên đầu thống (migrain) hay bướu trên dầu, tây y gọi là bướu não, nghĩa là nửa đầu do khí huyết tắc không lên đầu, đau nhức bên trong đầu, dùng ngón tay gõ bên ngoài bệnh nhân không có cảm giác đau, còn nửa đầu bên kia khí huyết thông không bị đau, khi gõ vào da đầu có cảm giác, (khác với trường hợp cao áp huyết bị nhức đầu khi gõ vào da đầu cảm thấy đau), nếu có bướu trong nội tạng gọi là ung thư như ung thư bao tử, gan, lá lách, phổi, ruột, thận, xương, hạch…, nếu ung thư toàn thân gọi là ung thư máu…
Theo tây y, nhiều người ở tuổi trung niên trở lên, có áp huyết ở mức 100-110 tây y đều cho là thật tốt, qúa lý tưởng, có biết đâu rằng nó chính là thủ phạm gây ra đau nhức mỏi như phong thấp, còn trong cơ thể có những bệnh do hậu qủa của áp huyết thấp kể trên tây y lại xem là chuyện khác không liên hệ gì với áp huyết.
1.Bệnh tật, nguyên nhân và ý nghĩa:
a. Ý nghĩa của bệnh tật:
Trong quá trình sử dụng xế yêu, đối với những chiếc đời mới, mỗi khi có bộ phận hỏng hóc, cần đổ xăng, thay dầu hay áp suất lốp đều có những cảnh báo trên hệ thống, hay đối với những chiếc xe cũ hơn thì cũng có những triệu chứng như tiếng kêu từ hộp số, vô lăng, điều hòa ..v..v. để cảnh báo cho anh em ta biết đã đến lúc bảo hành sửa chữa. Đó là bệnh của xế. Nếu vẫn tiếp tục vận hành thì dễ dẫn đến những hậu quả khó mà lường trước …
Bệnh tật của con người cũng vậy. Bệnh tật chính là tấm gương soi cách sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ của con người và là tín hiệu cảnh báo cho ta biết điểm dừng, “ sai rồi, dừng lại đi thôi”. Với điều kiện sinh hoạt đầy đủ ngày nay, nếu ta luôn luôn khỏe mạnh thì đâu biết điểm dừng, có lẽ không trò chơi nào ko chơi, chẳng cảm giác nào không thử với phương châm “ hãy là chính mình “ , chúng ta rất dễ phạm phải những sai lầm không thể cứu vãn được. Ví dụ như bệnh tật hiểm nghèo: HIV, ung thư, tiểu đường ; đánh mất hạnh phúc gia đình, địa vị vì ham mê cờ bạc, tham dâm vô độ. Nếu có bệnh, tự nhiên mỗi người sẽ có ý thức nhìn lại hành vi và cả lương tâm của chính mình.
" Nghĩ đến thân thể, đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì ham muốn dễ sinh " , đây là điều thứ nhất trong 10 điều tâm niệm của Phật Giáo. Kỳ thực bệnh tật có ý nghĩa nhân văn cực kỳ lớn lao trong đời sống con người hàng nghìn năm qua.
b. Nguyên nhân bệnh tật:
Trừ những bệnh do bẩm sinh khiếm khuyết, lục căn không đầy đủ buộc phải nhờ sự can thiệp của tây y Ngoại khoa ra, hầu hết những bệnh tật của con người là do: Ăn uống sai lầm, Sinh hoạt không điều độ, Lười tập thể dục mà sinh ra.
Theo đông y, cơ thể con người do lục phủ ngũ tạng vận hành với hàng triệu ống máu và hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể với cơ chế Khí - huyết, âm - dương, và ngũ tạng vận động theo ngũ hành Kim mộc thủy hỏa thổ. (Ứng với 5 tạng: Phế kim, tâm hỏa, can mộc, thận thủy, tì thổ). Thức ăn có âm có dương, có hàn có nhiệt. Chúng ta ăn uống sai lầm, ăn 1 vài thứ cho đã miệng theo sở thích trong một thời gian dài gây mất cân bằng âm dương. Ăn thức ăn quá hàn làm hại tì vị, uống rượu bia quá nhiều làm hại gan. Sinh hoạt tình dục quá nhiều làm hại thận. Tinh khí hao tổn làm hại não tủy. Lại lười tập thể dục khiến khí huyết kém lưu thông,
Ví dụ: bệnh thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thần kinh tọa, mắt mờ, tai ù phần lớn do thận suy mà ra. Bệnh Gout (thống phong – huyết hóa vôi) do gan thận suy, chức năng bài tiết kém, ăn quá nhiều chất đạm mà lười tập thể dục mà ra. Bệnh Tiểu đường cũng do nguyên nhân chính là ăn uống sai lầm và lười tập thể dục khiến ngũ tạng rối loạn chuyển hóa mà sinh ra …
2. Thuốc là gì và cách chữa bệnh cho đúng:
a. Thuốc là gì:
Bất cứ thứ gì có thể dùng để ăn, uống, bôi, đắp vào người theo liều lượng nhất định mà chữa khỏi bệnh đều có thể coi là thuốc.
Ví dụ, chữa bệnh nấc thống thường uống vài ngụm nước mà hết nấc, vậy nước lọc cũng là thuốc. Uống nước lọc cũng phải có liều lượng mới chữa đc bệnh nấc. Uống ít quá ko chữa được, thường là từ 7 đến 10 ngụm.
|
Vậy uống nhiều nước thì có tốt ko? Em thấy quá nhiều tài liệu trên internet, đài báo, các phương tiện truyền thông tuyên truyền rằng uống nhiều nước mới có làn da đẹp, có độ ẩm, tăng tính bài tiết độc ..v..v.. Xin thưa rằng uống nhiều nước có thể gây suy thận đối với những người thận yếu. Gây phù nề đối với người suy thận. Và da đẹp hay không là do khí huyết ko phải do uống nhiều nước. Uống nước không đúng thời điểm ít nhiều ảnh hưởng nhất định đến khả năng tiêu hóa và sự ngon miệng khi dùng bữa …
Chỉ với nước lọc đã như thế. Vậy mà có rất nhiều anh em của chúng ta lại chỉ nghe truyền miệng hay giới thiệu mà mua thuốc để uống ko có bất kỳ căn cứ hay sự hướng dẫn của thầy thuốc. Tuy nhiên, em cũng muốn nói thêm, không phải cứ thầy thuốc nói gì thì mình làm theo một cách mù quáng mà cần phải có sự phản biện và tự theo dõi triệu chứng của mình khi uống thuốc.
b. Cách chữa bệnh cho đúng:
Em xin kể 1 câu chuyện như sau. Nhân một lần Bố em bị chứng đầy bụng, ợ hơi và bụng sôi sùng sục khó chịu, 1 vài lần em thấy ông uống 1 viên thuốc màu trắng của canada do người nhà gửi về. Và ông bảo thuốc rất tốt, em lấy xem, chữ bằng tiếng anh, nghĩa là: thuốc này là 1 loại hợp chất trung hòa axit dạ dày và các men miếc j đó trong dạ dày để khử chứng đầy bụng và sôi bụng. Phản ứng phụ đề rõ là: có thể gây suy thận, mờ mắt, mắt hoa, da nổi mề đay và 1 số triệu chứng khác cần gọi bác sĩ ngay khi thấy những triệu chứng này. Cô em gọi từ bên Ca về nói, cô vẫn uống thường xuyên, rất tốt.
Đây không phải là cách chữa bệnh đúng. Vì đây là cách chữa vào ngọn bệnh, nếu cứ tiếp tục dùng thuốc này có thể gây suy gan và thận cấp. Hậu quả khó lường. Giống như có cụ chữa Gout cũng mua thuốc tây uống hoài mặc dù biết thuốc đó có thể gây suy thận (nên nhớ Gout là do gan thận suy ko làm tốt chức năng bài tiết axit uric nha). Vậy là dùng thuốc gây ra suy thận kép !!! Chữa xế què thành xế ố ồ luôn …
Trong đông y có câu: Thống bất thông, thông bất thống. Nghĩa là đau là không thông, thông thì không đau. Trăm bệnh đều nằm ở 2 chữ “không thông” mà ra. Chữ thông này quan hệ mật thiết với nội tạng và khí huyết trong cơ thể mà em sẽ nhắc đến chi tiết ở phần sau.
3. Cơ sở lý luận và cách chữa bệnh của Khí Công Y Đạo Việt Nam:
Vạn vật trong vũ trụ đều tồn tại mà không nằm ngoài quy luật của thuyết âm dương. Trái đất cũng có âm là đất là nước, có dương là mặt trời là gió là nắng. Dương thịnh quá thì nắng gắt không thể sống nổi như ngoài sa mạc mà nơi thiếu vắng mặt trời thì u minh giá lạnh như bắc cực cũng rất khó để có sinh linh. Cơ thể con người cũng tồn tại lưỡng cực âm dương song hành là khí và huyết, không thể tách rời nhau. Huyết hay còn gọi là máu mang các chất dinh dưỡng, mang hơi ấm để nuôi các tế bào trong cơ thể, khí cho huyết động năng, khí để đưa huyết đi tuần hoàn trong cơ thể.
Ở đâu có huyết ở đó cơ thể sẽ được ấm áp. Huyết và khí luôn đi đôi, song hành với nhau. Ở đâu có huyết ở đó có khí, ở đâu có khí ở đó có huyết. Nếu ở đâu cơ thể thiếu huyết thì khí cũng không tồn tại. Huyết dư mà khí thiếu thì cơ thể như cục thịt vô năng (những người béo, ăn nhiều mà lười vận động), khí dư mà huyết thiếu thì người ốm đói, còi cọc (những người ăn chay trường, thầy năng lượng, nhân điện). Khí huyết cân bằng thì không có bệnh tật. Nói đến đây, chúng ta phải cảm ơn người đã tạo ra chiếc máy đo huyết áp, bởi đây chính là chiếc máy đo sự sống của con người. Sau đây là cách đánh giá huyết áp của người Tây Phương:
Chức năng của máy là bơm ép khí đè nén trên mạch máu, tạo ra áp lực khí, nếu cơ thể có khí lực vừa đủ, tạo ra cân bằng áp lực, áp lực khí của máy sẽ hạ và cho ra kết qủa, là áp huyết trung bình (tốt) so với tiêu chuẩn thống kê.Sau khi đo xong, máy cho ra 3 con số: Số đầu, tây y gọi là số tâm thu từ 90-140 theo tây y là tốt. Số thứ hai, tây y gọi là số tâm trương, từ 65-90 theo tây y là tốt. Số thứ ba, tây y gọi là mạch nhịp tim đập từ 60-90 là tốt. Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân có chỉ số huyết áp mà theo Tây y đánh giá là perfect (hoàn hảo) nhưng thân thể vẫn nhức mỏi, đau ốm liên miên mà không rõ nguyên nhân. Vậy sai lầm của Tây Y là ở đâu?
Kiểm chứng bằng bắt mạch thuộc loại mạch Hòa Hoãn, có số đo như sau:
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 6 tuổi-12 tuổi)
100-105/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Nếu những ai ở độ tuổi tương ứng, mà có áp huyết cao hơn tiêu chuẩn gọi là áp huyết cao, chứ không phải theo tây y trên 140 mới là áp huyết cao. Thí dụ trẻ 12 tuổi có áp huyết 130 là áp huyết ở tuổi trung niên, đối với tuổi thiếu nhi là bị bệnh áp huyết cao, chính điều này đã giải thích được tại sao trẻ em sẽ có hậu qủa như chảy máu cam, sốt tê liệt, động kinh, bại não, tăng nhãn áp làm mắt trợn ngược.
Nếu người trong hạn tuổi trung niên hay lão niên, có áp huyết thấp hơn tiêu chuẩn qúa nhiều, chỉ bằng thiếu niên hay thiếu nhi, tây y cho là tốt, đối với đông y, khi khám bệnh bằng bắt mạch vẫn cho là thiếu khí huyết, cho là thầy đông y nói sai, tây y khám vẫn bảo áp huyết tốt. Hậu qủa áp huyết thấp so với tuổi dẫn đến cơ thể suy nhược từ từ, thiếu máu đi nuôi khắp cơ thể sinh ra bệnh đau nhức, thiếu máu nuôi xương cốt sinh thoái hóa khớp, đĩa đệm, thiếu khí huyết lên đầu sinh chóng mặt, hay quên, mắt mờ, tai lãng, kém ăn, mất ngủ là những bệnh thông thường của bệnh áp huyết thấp chứ không riêng gì của tuổi già.
Nặng hơn nữa, giống như một cây lớn không đủ nước nuôi cây, cây sẽ khô héo, lá cành không đủ nhựa, lá rụng, cành gẫy, nhựa cây khô tắc khiến cây có nhiều cục u, trong cây rỗng, con người cũng vậy, cơ thể có những bướu nội tạng do khí huyết tắc nghẽn, nếu tắc nghẽn trên đầu do thiếu khí huyết gọi là bệnh thiên đầu thống (migrain) hay bướu trên dầu, tây y gọi là bướu não, nghĩa là nửa đầu do khí huyết tắc không lên đầu, đau nhức bên trong đầu, dùng ngón tay gõ bên ngoài bệnh nhân không có cảm giác đau, còn nửa đầu bên kia khí huyết thông không bị đau, khi gõ vào da đầu có cảm giác, (khác với trường hợp cao áp huyết bị nhức đầu khi gõ vào da đầu cảm thấy đau), nếu có bướu trong nội tạng gọi là ung thư như ung thư bao tử, gan, lá lách, phổi, ruột, thận, xương, hạch…, nếu ung thư toàn thân gọi là ung thư máu…
Theo tây y, nhiều người ở tuổi trung niên trở lên, có áp huyết ở mức 100-110 tây y đều cho là thật tốt, qúa lý tưởng, có biết đâu rằng nó chính là thủ phạm gây ra đau nhức mỏi như phong thấp, còn trong cơ thể có những bệnh do hậu qủa của áp huyết thấp kể trên tây y lại xem là chuyện khác không liên hệ gì với áp huyết.
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: