Điên đầu với văn hóa bấm còi khi đi đường
20-07-2012 08:44:32 | In bài viết Lê Nhi - TTVN
“Còi to… cho vượt”
Khi tham gia giao thông, nhiều người đều bực mình và ức chế vì những tiếng còi xe "vô lý" (Ảnh: Dân trí)
Hiểu được nỗi bức xúc của Thanh, Yến - đồng nghiệp ngồi kế bên cũng nói rằng mỗi ngày ra đường, cô cũng sợ nhất là tiếng ồn, mà cụ thể là tiếng còi xe. Cô gái 23 tuổi yếu bóng vía này cho biết cũng suýt ngã lăn ra đường mấy lần vì nghe tiếng còi xe. "Đường đi thì đang thẳng băng, vậy mà rõ nhiều còi xe. Thế mà khi đi trong ngõ ra hay rẽ vào ngõ cấm thì lại chẳng thấy mấy ai bấm còi bao giờ. Suýt đâm nhau không biết bao nhiêu lần rồi. Điên thế không biết!”.
Nhân thời cơ giải tỏa bức xúc, Yến kể rằng mấy ngày hôm nay trên đường đi làm về trên phố Trường Chinh. Đường thì bé mà các xe cứ chen chúc dày đặc. Vậy mà ở phía sau, nhiều xe cứ bấm còi inh ỏi và liên tục: “Đang đứng giữa khói bụi, khói xe, nắng nóng thiêu đốt lại thêm tiếng còi rền rĩ khiến em phát ngán đến tận cổ. Tại sao mấy người đó không nhận thấy rằng, phía trước bao nhiêu xe đang đùn đống như thế nếu có bấm ngàn lần thì mọi người cũng có nhích lên được 1cm nào đâu. Làm sao có thể chừa đường trống cho họ đi được chứ. Vậy còn bấm làm gì? Không lẽ, họ giảm stress cho mình bằng cách tăng stress cho người khác à? Khỏi cần họ bấm còi, chỉ cần thoáng 1 chút là mạnh ai nấy vọt” - Yến bức xúc nói
Được biết, mỗi ngày đoạn đường đến công ty của Yến chỉ 5km. Nhưng lần nào đi và về Yến cũng muốn mau chóng thoát ra khỏi cái chiến trường kinh khủng này. Ngày nào về tới nhà là y như rằng Yến nằm vật ra nghỉ 1 lúc vì nhức tai với âm thanh còi xe còn vang vọng...
Khi đợi đèn đỏ, dù còn nhiều giây nữa mới đến đèn xanh mà phía dưới
Những hệ lụy nguy hiểm từ tiếng còi xe
Chỉ cần bỏ ra khoản tiền từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng, những chiếc xe máy, taxi, xe tải thậm chí là xe ba bánh chở hàng đã có thể sở hữu một chiếc còi khuyếch đại âm thanh để sẵn sàng bấm lên inh ỏi nhằm nhoi lên dẹp đường.
Chị Minh - người dân sống ở khu tập thể Lý Nam Đế cũng không khói chán ngán khi ra đường đối mặt với còi xe, về nhà chị lại phải chịu trận với vụ kèn xi nhan xe hơi, còi taxi.
Chẳng là khu tập thể nhà chị Minh cứ sáng sớm và chiều tối có rất nhiều xe vào và ra nhà xe. Khi ấy, lại náo loạn các loại kèn: kèn xi nhan, kèn gọi mở cửa. "Tệ hơn, các xe hơi có giá hàng tỉ vẫn thích chơi kèn Trung Quốc cho tiếng vang. Nhiều lần người dân trong khu tập thể đã sang tận nơi góp ý nhưng cũng chỉ được vài ngày là đâu lại vào đấy. Chưa hết, khu tập thể nhà tôi cũng là nơi tập kết taxi, có nhiều anh 1, 2 giờ đêm còn nổi hứng bấm còi theo nhịp. Nhà có cháu nhỏ, nó cứ khóc ré lên vì tiếng còi, tiếng xi nhan điên loạn”.
Hường (Hai Bà Trưng, HN) thì khác. Sáng đầu tuần vừa qua bà mẹ trẻ này chở con gái 4 tuổi đi học. Đến ngã tư đèn đỏ thì bị tắc đường, không xe nào nhúc nhích được. Vậy mà thiên hạ đằng sau cứ bầm còi loạn xạ. Đặc biệt 1 thanh niên bấm còi khuyếch đại kêu váng lên như còi cấp cứu để "đòi quyền được đi". Đã thế, thanh niên này còn hú còi liên tục. Tiếng còi xe loạn xạ khiến ai cũng buốt hết cả tai. Con gái 4 tuổi nhà chị bịt tai mà vẫn sợ.
Cứ nghĩ đến ngày mai đi làm phải nghe tiếng còi xe đinh tai nhức óc, nhiều chị em stress và đau đầu (Ảnh minh họa)
Vừa thoát khỏi ùn tắc, đi được một đoạn, chị bật xi nhan quẹo trái rõ ràng. Đứng giữa mũi xe taxi mà xe này nhất định không chịu nhường đường nên xe bị đổ, Hường vội lồm cồm bế con lên và dựng xe còn nghe giọng the thé của một gã đàn ông: "Đ.m, con mẹ này cản trở giao thông quá!".
Như Bác T - người dân trên ở phố Lê Văn Lương kéo dài cho biết. Con đường này hàng ngày có nhiều xe tải đi qua. Dẫu có biển cấm còi sờ sờ mà các xe vẫn cứ bấm. Nhiều người đang đi lại thót tim vì tiếng còi xe tải.
"Cách đây 2 tháng, tôi cũng được chứng kiến một nạn nhân do giật mình, hốt hoảng vì tiếng còi xe tải quá lớn nên luống cuống va vào dải phân cách 2 luồng đường. Người ấy ngã xuống và bị cán tử vong ngay tại chỗ. Mỗi lần nghĩ lại, tôi vẫn thấy rùng mình”. - Bác T nói.
Quan điểm của riêng E:
Bóp còi để mắng 1 vài người đi vô ý thức thì vô hình chung người đi chuẩn vẫn phải nghe. Do vậy nên ném đá người nào đi vô ý thức làm cản trở giao thông trước đã.
p/s: Xem ảnh 2 có 1 cô đi xe đạp quay ngược chiều gây cản trở dòng người, nên bị trói vào đầu ô tô bóp còi 15 phút.
E đi xe rất hạn chế bóp còi, chỉ dùng còi sau khi dùng pha và còi để cảnh báo va chạm và yêu cầu người đi sai, đi đường ngáo ngơ không tập trung chấn chỉnh lại đừng cản trở giao thông, đừng bắt người khác phải đi rùa bò sau đ.ít mình và phải phanh không cần thiết. Ngoài ra khi E đã pha, còi cũng có nghĩa như là ra thông báo trước rồi, nếu xảy ra va chạm thì ben nào sai ráng mà chịu nhé, đừng bù lu bà la.
20-07-2012 08:44:32 | In bài viết Lê Nhi - TTVN
- Ác mộng giao thông ngày nắng nóng
- Clip "Thót tim xem người dân đùa giỡn với giao thông" gây sốt
- Du lịch khốn khổ vì giao thông
“Còi to… cho vượt”
Mỗi ngày đi trên đoạn đường Hà Đông -Thanh Xuân - Nguyễn Lương Bằng, Thanh, 26 tuổi đều luôn đi đúng phần đường của mình và chẳng dám phóng nhanh vượt ẩu dù vội. Thế nhưng ngày nào trên đoạn đường 11km này đến công ty, Thanh đều bực mình và ức chế khủng khiếp vì những tiếng còi xe "vô lý".
Nhiều lần mới đến công ty, Thanh đã phải than thở: “Chả hiểu sao giờ có nhiều người tham gia giao thông hơi tí là bấm còi inh ỏi. Họ cứ coi còi là 1 loại vũ khí khi tham gia giao thông, còi to thì cho vượt không bằng ấy. Vô ý thức khủng khiếp”.
Như vẫn bức xúc về chuyện đi đường sáng nay, Thanh kể: "Thấy báo hiệu đèn đỏ, mình cùng nhiều người khác đã dừng lại đúng phần đường. Còn tận 10 giây nữa mới đến đèn xanh mà phía dưới nhiều người đã bấm còi loạn xạ. Muốn dừng lại chờ tiếp đèn xanh nhưng sức chịu đựng của lỗ tai có hạn nên mình đành phải đi. Vậy mà, một thanh niên đi lên quát vào mặt mình ‘Đồ điên, có công an đâu mà dừng đèn đỏ?’”.
Nhiều lần mới đến công ty, Thanh đã phải than thở: “Chả hiểu sao giờ có nhiều người tham gia giao thông hơi tí là bấm còi inh ỏi. Họ cứ coi còi là 1 loại vũ khí khi tham gia giao thông, còi to thì cho vượt không bằng ấy. Vô ý thức khủng khiếp”.
Như vẫn bức xúc về chuyện đi đường sáng nay, Thanh kể: "Thấy báo hiệu đèn đỏ, mình cùng nhiều người khác đã dừng lại đúng phần đường. Còn tận 10 giây nữa mới đến đèn xanh mà phía dưới nhiều người đã bấm còi loạn xạ. Muốn dừng lại chờ tiếp đèn xanh nhưng sức chịu đựng của lỗ tai có hạn nên mình đành phải đi. Vậy mà, một thanh niên đi lên quát vào mặt mình ‘Đồ điên, có công an đâu mà dừng đèn đỏ?’”.
Khi tham gia giao thông, nhiều người đều bực mình và ức chế vì những tiếng còi xe "vô lý" (Ảnh: Dân trí)
Hiểu được nỗi bức xúc của Thanh, Yến - đồng nghiệp ngồi kế bên cũng nói rằng mỗi ngày ra đường, cô cũng sợ nhất là tiếng ồn, mà cụ thể là tiếng còi xe. Cô gái 23 tuổi yếu bóng vía này cho biết cũng suýt ngã lăn ra đường mấy lần vì nghe tiếng còi xe. "Đường đi thì đang thẳng băng, vậy mà rõ nhiều còi xe. Thế mà khi đi trong ngõ ra hay rẽ vào ngõ cấm thì lại chẳng thấy mấy ai bấm còi bao giờ. Suýt đâm nhau không biết bao nhiêu lần rồi. Điên thế không biết!”.
Nhân thời cơ giải tỏa bức xúc, Yến kể rằng mấy ngày hôm nay trên đường đi làm về trên phố Trường Chinh. Đường thì bé mà các xe cứ chen chúc dày đặc. Vậy mà ở phía sau, nhiều xe cứ bấm còi inh ỏi và liên tục: “Đang đứng giữa khói bụi, khói xe, nắng nóng thiêu đốt lại thêm tiếng còi rền rĩ khiến em phát ngán đến tận cổ. Tại sao mấy người đó không nhận thấy rằng, phía trước bao nhiêu xe đang đùn đống như thế nếu có bấm ngàn lần thì mọi người cũng có nhích lên được 1cm nào đâu. Làm sao có thể chừa đường trống cho họ đi được chứ. Vậy còn bấm làm gì? Không lẽ, họ giảm stress cho mình bằng cách tăng stress cho người khác à? Khỏi cần họ bấm còi, chỉ cần thoáng 1 chút là mạnh ai nấy vọt” - Yến bức xúc nói
Được biết, mỗi ngày đoạn đường đến công ty của Yến chỉ 5km. Nhưng lần nào đi và về Yến cũng muốn mau chóng thoát ra khỏi cái chiến trường kinh khủng này. Ngày nào về tới nhà là y như rằng Yến nằm vật ra nghỉ 1 lúc vì nhức tai với âm thanh còi xe còn vang vọng...
Khi đợi đèn đỏ, dù còn nhiều giây nữa mới đến đèn xanh mà phía dưới
nhiều người đã bấm còi loạn xạ (Ảnh: Dân Trí)
Những hệ lụy nguy hiểm từ tiếng còi xe
Chỉ cần bỏ ra khoản tiền từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng, những chiếc xe máy, taxi, xe tải thậm chí là xe ba bánh chở hàng đã có thể sở hữu một chiếc còi khuyếch đại âm thanh để sẵn sàng bấm lên inh ỏi nhằm nhoi lên dẹp đường.
Chị Minh - người dân sống ở khu tập thể Lý Nam Đế cũng không khói chán ngán khi ra đường đối mặt với còi xe, về nhà chị lại phải chịu trận với vụ kèn xi nhan xe hơi, còi taxi.
Chẳng là khu tập thể nhà chị Minh cứ sáng sớm và chiều tối có rất nhiều xe vào và ra nhà xe. Khi ấy, lại náo loạn các loại kèn: kèn xi nhan, kèn gọi mở cửa. "Tệ hơn, các xe hơi có giá hàng tỉ vẫn thích chơi kèn Trung Quốc cho tiếng vang. Nhiều lần người dân trong khu tập thể đã sang tận nơi góp ý nhưng cũng chỉ được vài ngày là đâu lại vào đấy. Chưa hết, khu tập thể nhà tôi cũng là nơi tập kết taxi, có nhiều anh 1, 2 giờ đêm còn nổi hứng bấm còi theo nhịp. Nhà có cháu nhỏ, nó cứ khóc ré lên vì tiếng còi, tiếng xi nhan điên loạn”.
Hường (Hai Bà Trưng, HN) thì khác. Sáng đầu tuần vừa qua bà mẹ trẻ này chở con gái 4 tuổi đi học. Đến ngã tư đèn đỏ thì bị tắc đường, không xe nào nhúc nhích được. Vậy mà thiên hạ đằng sau cứ bầm còi loạn xạ. Đặc biệt 1 thanh niên bấm còi khuyếch đại kêu váng lên như còi cấp cứu để "đòi quyền được đi". Đã thế, thanh niên này còn hú còi liên tục. Tiếng còi xe loạn xạ khiến ai cũng buốt hết cả tai. Con gái 4 tuổi nhà chị bịt tai mà vẫn sợ.
Cứ nghĩ đến ngày mai đi làm phải nghe tiếng còi xe đinh tai nhức óc, nhiều chị em stress và đau đầu (Ảnh minh họa)
Vừa thoát khỏi ùn tắc, đi được một đoạn, chị bật xi nhan quẹo trái rõ ràng. Đứng giữa mũi xe taxi mà xe này nhất định không chịu nhường đường nên xe bị đổ, Hường vội lồm cồm bế con lên và dựng xe còn nghe giọng the thé của một gã đàn ông: "Đ.m, con mẹ này cản trở giao thông quá!".
Như Bác T - người dân trên ở phố Lê Văn Lương kéo dài cho biết. Con đường này hàng ngày có nhiều xe tải đi qua. Dẫu có biển cấm còi sờ sờ mà các xe vẫn cứ bấm. Nhiều người đang đi lại thót tim vì tiếng còi xe tải.
"Cách đây 2 tháng, tôi cũng được chứng kiến một nạn nhân do giật mình, hốt hoảng vì tiếng còi xe tải quá lớn nên luống cuống va vào dải phân cách 2 luồng đường. Người ấy ngã xuống và bị cán tử vong ngay tại chỗ. Mỗi lần nghĩ lại, tôi vẫn thấy rùng mình”. - Bác T nói.
Quan điểm của riêng E:
Bóp còi để mắng 1 vài người đi vô ý thức thì vô hình chung người đi chuẩn vẫn phải nghe. Do vậy nên ném đá người nào đi vô ý thức làm cản trở giao thông trước đã.
p/s: Xem ảnh 2 có 1 cô đi xe đạp quay ngược chiều gây cản trở dòng người, nên bị trói vào đầu ô tô bóp còi 15 phút.
E đi xe rất hạn chế bóp còi, chỉ dùng còi sau khi dùng pha và còi để cảnh báo va chạm và yêu cầu người đi sai, đi đường ngáo ngơ không tập trung chấn chỉnh lại đừng cản trở giao thông, đừng bắt người khác phải đi rùa bò sau đ.ít mình và phải phanh không cần thiết. Ngoài ra khi E đã pha, còi cũng có nghĩa như là ra thông báo trước rồi, nếu xảy ra va chạm thì ben nào sai ráng mà chịu nhé, đừng bù lu bà la.