- Biển số
- OF-22
- Ngày cấp bằng
- 22/5/06
- Số km
- 7,667
- Động cơ
- 645,392 Mã lực
Em nghĩ cụ nên thử đã rồi mới tranh luận ...e đồng tình với cụ vụ đồng hồ cadence, đồng hồ đo nhịp tim để giúp mình tập tốt hơn thôi. Còn vụ giầy cá + và pedal chỉ hỗ trợ về tốc độ và 1 chút sức bền. Nói lại thì hồi chưa có các thiết bị hỗ trợ như đồng hồ đo cadence và đo nhịp tim thì các VĐV xe đạp vẫn luyện tập tốt đấy thôi, cái quan trọng là phương pháp luyện tập chứ các thiết bị ko thể đóng vai trò quyết định được
- Cái vụ đo Cadence, nhịp tim, ghi thời gian tính tốc độ nó như là chụp ảnh phim với chụp ảnh số ấy ạ. Chụp phim phải chờ đi rửa mới biết kết quả và chờ lần sau chụp sẽ cải thiện, nhưng lần sau chụp nó ko giống cái lần vừa chụp vì không giản, khoảng khắc nó thay đổi. Chụp số thì ta cứ vừa chụp vừa xem. Nghĩa là ta tăng được trình độ rất nhanh, và hạn chế rủi ro xuống thấp. Em tiến bộ rất nhanh với cái đồng hồ có đo cadence ... luôn duy trì được lực và tốc độ ổn định hơn hẳn người không lắp.
- Pedals, giầy cá thì khỏi nói. Cá nhân em và cụ ChamHoc nhận định là cải thiện 20%, riêng cụ Jim74 thì nói là có thể đến 30%. Với pedal cá thì chế độ luyện tập cũng khác, phải tập làm quen thì mới tận dụng được hết tính năng, khi đã tận dụng được thì sẽ rất tốt ở cả lực đạp và chuyển các chế độ đạp khác nhau, và cải thiện cadence ... với em thì giầy cá + pedals cá quả là 1 chân trời mới ... nếu ai đạp pedal thường mà gọi là quay dẻo thì em thấy chưa đúng. Phải pedal cá mới quay được dẻo ... 1 vòng đạp mà xung lực có 1/4 vòng thì dẻo làm sao được, kiểu gì cũng phải nhấn.
Em đồng tình với cụ Fiat ... công nghệ hỗ trợ sáng tạo mà