- Biển số
- OF-296788
- Ngày cấp bằng
- 28/10/13
- Số km
- 6,304
- Động cơ
- 354,865 Mã lực
E nạy cụCụ bảo toàn bộ đội, vận động viên thể thao, công nhân lao động ăn chay đi rồi phán. Hạ đường huyết, ngã lăn ra đấy thì lại tạo nghiệp.
E nạy cụCụ bảo toàn bộ đội, vận động viên thể thao, công nhân lao động ăn chay đi rồi phán. Hạ đường huyết, ngã lăn ra đấy thì lại tạo nghiệp.
Em thấy phân tích của cụ cũng ổn. Nói chung hạn chế sát sinh, nhất là những con vật gần gũi với người như chó mèo, còn giết người thì đương nhiên là k rồi.Em nôm na hiểu là những người mổ bò, mổ chó, mổ lợn làm nghề này, đa phần bản thân họ cũng không thích công việc như vậy vì khi giết mổ phải chứng kiến cảnh tượng mang tính ác nhiều. (là các cụ, các cụ có thích nghề này không?). Những cảnh tượng này gây ám ảnh trong tâm trí họ tạo thành hành vi, thói quen trong cuộc sống bị quen thuộc với tính ác. Thêm nữa, trong khung cảnh mang nhiều tà khí như thế, người phải sống trong đó dễ sinh nhiễm bệnh tật.
Em chia thành 2 nhóm người làm nghề giết mổ. Nhóm 1 là những người phải chịu chấp nhận làm để kiếm sống nhưng tâm không thích thú những việc như thế. Nhưng vì là nghề kiếm sống không có cách khác nên phải chịu. Các cụ đều biết câu "Cái nghề cái nghiệp" gọi tắt là "nghề nghiệp" rồi đó. Nghề giết mổ là cái nghiệp mà người làm nghề phải chịu chọn lựa và chấp nhận nó để kiếm sống nuôi gia đình. Với những người này, phải làm nghề giết mổ đã là nỗi khổ của họ rồi, là quả báo họ đang nhận lãnh từng ngày trong tâm họ rồi các cụ ạ.
Những người này, nếu chỉ dừng lại ở việc làm nghề tạm thời rồi sau đó tương đối ổn định thì đổi sang nghề khác thiện lành hơn, nghiệp sát của họ sẽ được hóa chuyển dần theo tâm và việc làm hướng thiện của họ. Nếu họ không biết dừng lại đúng lúc, vẫn cố tình giết mổ để kiếm tiền sang giàu thì mọi việc lại khác đi. Khi đó, nghiệp sát họ phải gánh nặng hơn rất nhiều vì việc làm của họ dần chuyển sang giống nhóm người thứ 2.
Nhóm 2 là người làm nghề giết mổ nhưng thích thú với việc giết mổ. Những người này vì tâm cố ý nuôi dưỡng tính ác trong người, đến lúc có sự việc không vừa ý, họ dễ dàng bộc phát gây ra nghiệp chướng. Đó là lúc quả báo xuất hiện.
Hồi xưa em lên chùa nghe giảng pháp, có hai em gái hỏi 2 Thầy trong 2 buổi khác nhau, nội dung đều na ná là : "Con rất buồn vì bố con làm nghề giết mổ. Xin Thầy chỉ giúp con cách để khuyên giải bố con chuyển sang nghề khác. Làm thế nào để con có thể giúp bố con giảm bớt nghiệp chướng do sát sinh quá nhiều?". Em phải kể đoạn này muốn nói là con cái trong các gia đình làm nghề giết mổ cũng bị ảnh hưởng bởi nghiệp sát của bố mẹ nên khó được sống yên vui.
Quả báo và nghiệp chướng không phải là thứ nói suông và ngay lập tức xuất hiện. Nó là kết quả của cả một quá trình sống, suy nghĩ, hành động và tích lũy nghiệp tốt, xấu của mỗi người đó ạ.
Em không định cổ súy cho toàn xã hội ăn chay đâu ạ. Nhưng ăn giảm bớt thịt, một phần nào đó vì sức khỏe của chúng ta, phần khác chúng ta đã giúp những người làm nghề giết mổ giảm được nghiệp sát. Em thiết nghĩ, đó cũng là một lợi ích cho xã hội ạ.
Ăn ít, càng ít càng tốt.ăn thì sao các cụ
em không hỏi nó có lợi cho sức khỏe không mà hỏi nó có tạo nghiệp chướng gì khôngĂn ít, càng ít càng tốt.
E cực hạn chế ăn thịt, bổ xung protein qua rau, trái cây. 1 tuần mới ăn thịt 1 lần. Lúc đầu không quen, sau quen hết, ng nhẹ nhàng hẳn. Mà sức lực cảm giác dai hơn xưa.
Đi nhậu với bạn, chúng nó trố mắt khi thấy mình uống bia nhậu với rau, củ quả, mà xơi sạch.
Nghiệp chướng hay không thì e không biết, mà cũng chẳng có kiến thức để biết.em không hỏi nó có lợi cho sức khỏe không mà hỏi nó có tạo nghiệp chướng gì không
vật em nuôi thì không vật nhà hàng xóm nếu xâm phạm em đập chếtNghiệp chướng hay không thì e không biết, mà cũng chẳng có kiến thức để biết.
Nhưng về góc độ cá nhân, e tin chắc đến cụ cũng chùn tay khi đánh một con vật, đặc biệt là những con vật nuôi
Đó là tác động, nó khác với hành vi chủ đích cụ ạ.vật em nuôi thì không vật nhà hàng xóm nếu xâm phạm em đập chết
à vâng ý em đúng thế đấyĐó là tác động, nó khác với hành vi chủ đích cụ ạ.
E ví dụ: mèo nhà hàng xóm sang nhà e ị bậy, không phải một mà là nhiều lần, e cú lắm, có hôm tóm đc nó, dí mũi vào chỗ nó vừa bậy, cầm dép tét vào mông, *** nó rồi thả. Sau nó cũng sợ, ít hẳn sang bậy.
Hoặc đi đường bị chó sủa, chạy theo cắn càn, bực là phang thẳng *** luôn, nó cũng sợ.
Hoàn toàn khác với việc cầm dao thọc chết nó không vì cái gì cả, hay không đáng phải vậy.
Nhiều khi cũng là làm ơn vì E thấy nhiều người trước khi giết súc vật, gia cầm thường nói "hoá kiếp mày để làm kiếp khác". Cái kiếp khác ở đây có khi sướng hơn cái kiếp súc vật hoặc gia cầm hiện tại chăng?EM chào các cụ , các mợ.
EM có một câu hỏi mà từ lâu lắm rồi vẫn chưa có đáp án, là tại sao những người mổ bò, mổ lợn, mổ chó lại mang nghiệp. EM thấy thịt chó Nhật Tân nổi tiếng giờ cũng k ai mổ nữa.?
Nhưng mổ bò, lợn thì hàng ngày đây là thực phẩm để chúng ta dâng lên cúng tổ tiên, cúng THánh.
Nếu ko có những người giết mổ thì lsao chúng ta có vật phẩm để tế lễ dâng lên được.
Cụ nào trên thông thiên văn, dưới tường địa lý vào giải thích cho em cùng các cụ khác hiểu với ạ.
Em cám ơn và k quên vodka các cụ ạ.
Vâng, e cũng đoán cụ có ý vậy.à vâng ý em đúng thế đấy
ăn thì sao các cụ