[Funland] Mổ bò, lợn, giết chó lại mang nghiệp lớn

ATXN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105728
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
295
Động cơ
397,865 Mã lực
NGHIỆP BÁO CỦA ĂN THỊT
Hòa thượng Tuyên Hóa
Giảng tại Vạn Phật Thánh Thành, Talmage, California, Hoa Kỳ
Ngày 30 tháng 5 năm 1982


"Thiên bách niên lai oản lý canh,

Oán thâm tự hải hận nan bình.

Dục tri thế thượng đao binh kiếp,

Thả thính đồ môn dạ bán thanh!"


Dịch là:


"Ngàn năm oán hận ngập bát canh,

Oán sâu như biển hận khó tan.

Muốn biết vì sao có chiến tranh,

Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!"


Từ xưa đến nay có rất nhiều người hy sinh thân mạng kẻ khác để lợi ích cho chính mình, cam tâm giết hại kẻ khác để bồi dưỡng cho bản thân mình. Thế nên miếng thịt ở trong tô canh chứa chất lòng oán hận thâm sâu như biển cả. Ðời này qua đời khác sát hại lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau. Tất cả chúng sinh đều ham sống, sợ chết, song con người vẫn dùng thủ đoạn áp bức để tàn sát những kẻ yếu kém hơn mình.

Trong tâm thức của những con thú trước khi chết đã kết tinh lòng oán hận rất lớn, chúng chỉ muốn tìm cách báo thù, không có cách gì để thoa dịu ý tưởng cừu hận này được. Các bạn muốn biết trên thế giới, nguồn gốc của chiến tranh từ đâu ra? Thí dụ như chiến tranh Việt Nam hay là hiện tại chiến tranh giữa Á Căn Ðình và Anh Quốc? Ðều là do nghiệp sát quá nặng, quá sâu, cho nên mới dùng phi cơ, đại pháo, thiết hạm, thủy lôi để hủy diệt nhau! Nếu ban đêm mình lắng nghe nơi nhà người đồ tể tiếng kêu la rên xiết của con heo, con bò hay con dê xin cứu mạng, thì mình sẽ biết được nguyên nhân của chiến tranh ở đâu mà ra. Có bài thơ rằng:

"Nhục" tự lý biên lưỡng cá nhân,

Lý biên trác trước ngoại biên nhân.

Chúng sanh hoàn thực chúng sanh nhục,

Tử tế tư lượng nhân thực nhân!"


Dịch là:


"Trong chữ "nhục"gồm có hai người,

Người ở trong dòm người ở ngoài,

Chúng sanh lại ăn thịt chúng sanh,

Suy nghĩ kỹ là người ăn người."

Tiếng Trung Hoa, chữ "nhục" 肉, nghiã là thịt, gồm có chữ "khẩu" 口 tức là cái miệng mở ra, và hai chữ "nhân" 人tức là hai người: ở bên trong có một người và ở bên ngoài có một người. Người ở bên ngoài chờ người bên trong. Người ở ngoài muốn đi vô nhưng không vô được, người ở trong muốn chui ra ngoài nhưng ra không nổi là vì người bên ngoài đứng cản, không cho anh ta chạy thoát. Nên chữ "nhục" này chính là một kẻ ăn thịt và một kẻ bị ăn thịt. Kẻ ăn thịt thì ở bên ngoài, và là một con người. Kẻ bị ăn thịt thì ở bên trong và cũng là một con người, nhưng y đã biến thành súc sinh, lại còn bị chận không cho chạy ra, chạy lên cũng không được, chạy xuống cũng không xong, như là bị vây khốn, không chạy thoát được. Tuy là miệng mở khá rộng nhưng vì người bên ngoài đã chận, nên kẻ bên trong không thể chạy khỏi vòng vây.

Vòng vây này có thể là chuồng dê, chuồng heo, hay là chuồng bò, chuồng trâu. Người bị ăn thịt thì ở trong chuồng mà người ăn thịt thì ở bên ngoài chận không cho ra. Vì sao mà chận không cho anh ta ra? Là bởi vì muốn ăn thịt anh ta! Người bị ăn thịt và người ăn thịt có một mối quan hệ: đó chính là sự oán hận không thể nào hòa giải được!

Con người là chúng sinh, miếng thịt mình ăn cũng là chúng sinh. Hễ là động vật, là dê, là trâu, là gà, là ngựa, là chó, là heo v.v... đều là một loại chúng sinh cả. Nếu có kẻ nói rằng những thứ động vật này do trời sinh ra để người ăn, như vậy thì người sinh ra để ai ăn? Bởi vậy trời sinh động vật không nhất định là để cho người ăn, bất quá bởi vì con người ỷ mình trí óc cao minh nên mới ăn thịt động vật. Do đó, sự quan hệ ăn thịt này, nếu nghĩ cho kỹ thì chính là người ăn thịt người! Nếu nói rằng người ăn thịt người, thì thử hỏi xem kẻ bị ăn thịt, (tức là bây giờ đã biến thành dê, thành heo, thành ngựa v.v...) đối với mình có quan hệ như thế nào?

Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói rằng: "Con dê trở lại biến làm người." Con dê mà có thể biến làm người thì tất cả động vật khác cũng có thể biến làm người, cũng như là mình cải đầu hoán diện, thay đổi bộ mặt thôi, mà mình không biết loài thú vật đó là ai. Các vị có biết chăng những thứ động vật dê, trâu, heo, gà,... đó không chừng đều là bà con quyến thuộc, là họ hàng thân thích của mình? Mối quan hệ đó, nói xa xôi như vậy, chớ nói gần hơn, thì chúng nó biết đâu chính là cha mẹ mình kiếp trước, hoặc là cha mẹ mình kiếp này, hay là cha mẹ không biết bao nhiêu kiếp về trước! Nghĩ như vậy, thì nếu ăn thịt cha mẹ, thì thật là bất hiếu. Cho nên nghĩ kỹ thì mới biết rằng ăn thịt động vật chính là người ăn thịt người vậy!

Người mà ăn thịt heo thì con heo có thể sẽ biến thành người. Khi heo thành người, nó lại ăn thịt heo do người kia biến thành. Nhân duyên cứ luân chuyển mãi, hỗ tương ăn thịt lẫn nhau: mình ăn nó, nó ăn mình. Do đó cừu hận càng ngày càng sâu; cừu hận càng sâu thì càng muốn ăn thịt; tánh thích ăn đồ ngon là do oan nghiệp dẫn dắt, làm mình cảm thấy hợp lý khi giết sinh mạng của kẻ khác để bổ trợ cho sinh mạng của chính mình!

Nếu các vị không tin thì tôi kể cho nghe một chuyện có thật như vầy: Vào thời vua Lương Võ Ðế thì Phật Giáo hết sức hưng thạnh. Lúc bấy giờ có một vị tên là Chí Công, là một người đã giác ngộ rồi (Minh Nhãn Thiện Tri Thức). Ngài có thể biết được tiền nhân hậu quả mọi sự. Thời bấy giờ Phật Giáo đi tới chỗ các Thầy chỉ đi tụng niệm cho người đời. Gia đình nào có chuyện vui chuyện buồn gì cũng mời các Thầy tới tụng kinh kiết tường, tụng chú kiết tường. Có lần, một nhà giàu nọ làm đám cưới cho con gái nên mới mời ngài Chí Công tới để tụng kinh cầu phước. Bởi vì Phật Pháp không ra ngoài pháp thế gian, nên Tổ Sư cũng tùy thuận theo phong tục của người đời mà đáp ứng. Vừa đặt chân tới nhà, Ngài liếc nhìn và nói rằng:

"Cổ quái! Cổ quái!

Cháu lấy bà ngoại,

Con gái ăn thịt mẹ,

Con trai đập da bố,

Heo, dê ngồi nơi ghế,

Họ hàng nấu trong nồi,

Chúng sanh lại tưng bừng,

Ta thấy thật là khổ!"

Ngài Chí Công nói: "Thật là 'cổ quái'!" Chuyện gì mà cổ quái? Ðó là cháu lấy bà ngoại của mình! Bởi vì khi đứa cháu vừa mới sinh thì bà ngoại nó bịnh. Lúc gần chết bà cầm tay thằng cháu này, nói rằng bà sợ không có ai lo lắng cho thằng nhỏ, tương lai ai là người giúp nó để thành gia lập nghiệp? Do vậy, lúc bà ngoại thở hơi cuối cùng thì tay vẫn nắm thằng cháu, quyến luyến không đành. Bà ngoại xuống âm phủ gặp vua Diêm La, mới khóc lóc cầu xin: "Diêm La Vương ơi! Xin Ngài ban cho tôi một việc: ỞƯ thế gian tôi có một đứa cháu nhỏ dại không ai săn sóc, xin Ngài cho tôi về lo cho nó được không? Vua Diêm La từ bi vô cùng, mới đáp lời thỉnh cầu, nói rằng: "Ðược, tốt lắm! Bà về lại trần gian săn sóc thằng nhỏ đi. Bà là bà ngoại của nó, bây giờ bà trở về làm vợ của nó, được chăng?"

Bà đó không thể làm chủ được nghiệp báo của mình cho nên đầu thai lên dương thế làm con gái. Ðứa con gái này lớn lên rồi lấy thằng cháu đó. Thật là cải đầu hoán diện, đổi mặt đổi mày mà thôi, như thử mặc bộ y phục mới không ai nhận biết được cả. Chỉ có Ngài Chí Công biết được chuyện đó, nên nói: "Cổ quái! Cổ quái! Cháu lấy bà ngoại."

Ngài Chí Công lại thấy đứa con gái nhỏ đang ăn miếng thịt heo nên nói rằng: "Con gái ăn thịt mẹ." Là vì mẹ đứa con gái này vốn làm đủ thứ ác nghiệp nặng nề nên chết rồi thì hóa kiếp làm heo; nay bị đồ tể giết, bị nấu làm món ăn ngon và bây giờ đứa con gái này ăn thịt mẹ của mình.

Khi Ngài thấy ở nơi sau vườn có đứa con trai đang cao hứng đập cái trống bằng da lừa, Ngài mới nói rằng: "Con trai đập da bố." Nghĩa là bố của thằng nhỏ này vì tạo nghiệp báo cho nên mới đầu thai làm con lừa, chết rồi bị người ta lột da làm trống; bây giờ đứa nhỏ này chẳng biết cha nó là miếng da làm thành trống, nên chỉ biết vui mừng thì đánh trống mà thôi.

Ngài Chí Công lại đi xuống nơi dãy ghế ngồi, nhìn qua thì thấy những kẻ ngồi đó toàn là trâu, bò, dê,... hồi xưa bị người ta ăn thịt, bây giờ biến thành người, làm bà con thân thuộc với nhau. Những loại thịt ở trong nồi đều là những bà con quyến thuộc của họ, nên ngài Chí Công nói rằng: "Quý vị tới đây tiệc tùng hết sức vui vẻ, hân hoan để chúc mừng ông chủ nhà làm đám cưới cho con. Sự thật, ta thấy thật là khổ! Người nào cũng ở trong luân hồi hỗ tương vay trả quả báo, tàn sát lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau; đó là nỗi khổ khó nói cho hết được."

Sau khi ngài Chí Công nói xong, có rất nhiều người hiểu, rồi phát tâm ăn chay, niệm Phật, tu hành.

Từ xưa đến nay nếu các vị không ăn thịt kẻ khác thì kẻ khác cũng không ăn thịt các vị. Có người nói: "Thầy nói thế nào đi nữa tôi cũng không tin." Nếu các vị không tin thì tôi cũng không có cách gì khác, cứ thí nghiệm thử xem sao!


ĂN THỊT THÌ CŨNG GIỐNG

NHƯ LÀ ĂN CHẤT ÐỘC VẬY!


Tất cả thịt của chúng sanh đều có chất độc. Chất độc này không phải một ngày một đêm tích tụ mà thành, cũng không phải mới một đời một kiếp mà có. Chất độc ấy tích lũy trong nhiều kiếp, từ sự hỗ tương tàn sát giữa người với người đã tạo thành một thứ oán độc, mà chẳng thể nào xóa bỏ được.

Khi mình giết súc vật thì cũng tạo ra một thứ oán hận trong tâm chúng; lúc gần chết vì quá khủng khiếp và sợ hãi nên chúng nảy sinh lòng cừu hận muốn báo thù. Bởi vậy từ nơi lòng oán hận phẫn uất ấy phát tiết ra một độc tố thấm suốt da thịt chúng, nên hễ ai ăn thịt chúng thì giống như ăn phải chất độc vậy! Lúc ăn thì không thấy hại, nhưng dần dà sẽ mắc đủ chứng bịnh kỳ quái mà chẳng có thuốc gì cứu nổi.

Thời đại bây giờ thì oán khí đầy trời. Oán khí đó so với đầu đạn nguyên tử thì lợi hại hơn nhiều, bởi vì nó vô hình vô tướng song lại có thể tận diệt toàn thể nhân loại.

Có bài kệ rằng:


"Thiên bách niên lai oản lý canh,

Oán thâm tự hải hận nan bình.

Dục tri thế thượng đao binh kiếp,

Thả thính đồ môn dạ bán thanh!"


Dịch là:


"Ngàn năm oán hận ngập bát canh,

Oán sâu như biển, hận khó tan.

Muốn biết vì sao có chiến tranh,

Hãy nghe lò thịt lúc nửa đêm!"


Trăm ngàn năm nay, miếng thịt trong bát canh chứa đựng sự oán hận sâu như biển, khó mà san bằng được. Nếu các vị muốn biết nguyên nhân của chiến tranh trên thế giới thì hãy lắng nghe tiếng kêu thảm thiết của những con vật nơi nhà kẻ đồ tể vào lúc nửa đêm. Cho nên cổ nhân nói ra bài kệ này là có nhân duyên, có căn cứ. Chúng ta phải thấu triệt đạo lý đó thì mới có thể trị được tật bịnh của chính mình.




NHÂN ÁC LỚN NHẤT LÀ

SÁT SINH, ĂN THỊT

(Vạn Phật Thành, Talmage, California, Hoa Kỳ ngày 29 tháng 8 năm 1982)

Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Ðiều đó không dễ hiểu đâu. Ví như bị đọa làm súc sinh hoặc ở nơi ác đạo thì rất khó khôi phục lại thân người; nên nói rằng:

Nhất thất nhân thân,

Vạn kiếp nan phục.


Nghiã là:

Thân người mất rồi,

Vạn kiếp khó tìm.

Trên thế gian, có hai loại nhân: một là nhân thiện, hai là nhân ác. Khi mình trồng nhân thiện thì gặt quả thiện, khi trồng nhân ác thì gặt quả ác.

Người trồng nhân thiện đi đâu cũng biết "khắc kỷ phục lễ" (tự ghép mình theo lễ nghĩa), "khuất kỷ đãi nhân" (hạ mình mà đối đãi với người); lúc nào cũng không chiếm đoạt tiện nghi của kẻ khác, luôn luôn sẵn sàng chịu thua thiệt. Hễ ai gặp điều gì khó khăn thì mình lập tức giúp đỡ. Lúc nào cũng có chí làm điều thiện, lập công tu đức, chứ không phải như kẻ chỉ biết lợi cho mình mà không nghĩ tới lợi ích của kẻ khác. Khi công đức thiện của mình đầy đủ thì tự nhiên mình sẽ thăng tiến, cho nên nói: "Chủng thiện nhân, Kết thiện quả." Từ nơi loài người mình có thể thăng lên cõi trời, rồi từ cõi trời có thể thăng lên cõi A La Hán, cõi Bích Chi Phật, cõi Bồ Tát, từng bước từng bước mà thăng tiến. Ðó là khí thế hết sức hưng thạnh. Hễ tạo công đức gì thì nhất định có được quả báo nấy, công đức không bao giờ mất đặng.

Thế nào là trồng nhân ác thì tương lai sẽ gặt quả xấu? Tức là nếu mình tạo ra oan nghiệt, phạm đủ thứ lỗi lầm, thì tương lai sẽ thọ quả báo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Ai bảo mình làm nhân ác như vậy? Chẳng có ai bảo cả mà tự mình tạo lấy. Có câu rằng: Tự tác nghiệt, Bất khả hoạt. (Tự mình tạo ra điều oan nghiệt, không ai có thể tha thứ cho mình được.) Trồng nhân ác thì sẽ đọa vào ba ác đạo. Tóm lại, làm điều thiện thì được thăng lên, mà làm điều ác thì bị đọa xuống. Do đó, mọi thế giới đều do mình tạo ra, tự mình phải làm chủ, đừng ỷ lại vào kẻ khác.

Song, cái nhân ác lớn nhất là gì? Tức là sát sinh! Con người nếu phạm Ngũ Giới (sát, đạo, dâm, vọng, tửu) thì sẽ rất dễ đọa vào ba ác đạo và cũng rất dễ thành kẻ đầy dẫy tri kiến sai lầm, tà vọng, không tin Phật Pháp, không kính Tam Bảo. Ðọa vào ba đường ác rồi thì khổ không cách gì nói được.

Tội lỗi lớn nhất mà mình đã phạm là gì? Tức là sát sinh, ăn thịt. Nếu bạn ăn thịt của người thì sau đó người sẽ ăn thịt của bạn lại. Hỗ tương ăn thịt lẫn nhau, hỗ tương chém giết, rồi hỗ tương đọa lạc. Một khi đã đọa lạc thì khó mà tiến lên được, đó là điều hết sức nguy hiểm, là đi vào "hiểm lộ" vậy. Có câu rằng:

"Tam Giới vô an,

Do như hỏa trạch."


Nghĩa là:

"Ba cõi không an,

Giống như nhà lửa."


Ðáng tiếc là tuy nhà cháy mà người ở trong đó vẫn thản nhiên coi thường!

Ngày hôm nay cử hành pháp hội Vu Lan, các vị thử nghĩ xem: Chúng ta và Tôn giả Mục Kiền Liên, ai là người có đạo đức tu hành cao hơn? Tuy công đức của Ngài cao như vậy mà còn phải thỉnh Phật siêu độ mẹ Ngài; sau đó Phật đặt ra Pháp hội Vu Lan để siêu độ cho cha mẹ, tổ tiên trong bảy đời. Ðem mình so sánh với ngài Mục Kiền Liên thì mình không thể nào bì được. Song phụ mẫu, tổ tiên của mình thật là đang chờ mình cầu xin siêu độ cho họ đó. Bởi vậy chúng ta đừng lãng phí thời gian, và đừng quên bổn phận làm người. Một khi mất thân này thì có hối hận cũng đã quá trễ!


MUỐN ÐỘ CHÚNG SINH THÌ TRƯỚC HẾT MÌNH ÐỪNG ĂN THỊT


Chúng sinh là do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ mười hai nhân duyên mà biến thành người. Từ con kiến cho đến những thứ vi khuẩn đều là chúng sinh. Chúng ta không cần phải đi ra bên ngoài mà tìm chúng sinh, ngay trong tự tánh của mình cũng có vô lượng chúng sinh.

Khoa học hiện tại phát triển đã chứng minh rằng trong thân thể ngũ tạng lục phủ con người có vô số loại vi khuẩn và vi sinh trùng; như vậy có nghiã là có vô lượng chúng sinh. Khi con người ăn thịt loại động vật nào, thí dụ như heo, bò hay cá, thì trong đó có vô số loại vi khuẩn. Con người ăn loại thịt đó vào trong bụng thì tự nhiên sẽ có chủng tử của những thứ vi khuẩn đó; ăn càng nhiều thì mình cùng với những thứ vi khuẩn đó kết làm quyến thuộc càng mạnh, kết duyên với nó càng sâu, cho đến chỗ là mình với nó không còn phân ly, chia cách nữa!

Ăn thịt heo càng nhiều thì mình rất có cơ hội để biến thành heo, ăn thịt bò càng nhiều thì mình rất có thể sinh làm bò. Nếu mà ăn gạo càng nhiều thì mình có thể biến thành gạo chăng? Gạo là loại vô tình, còn chúng sinh là loài hữu tình. Nếu ăn loài hữu tình thì mình có thể trở thành những thứ chúng sinh hữu tình. Nếu ăn những loại vô tình (thực vật) thì mình có thể giúp cho sự phát triển của Pháp thân, Huệ mạng. Nếu con người không ăn thịt chúng sinh nào thì tức là mình độ cho chúng sinh đó, khiến chúng vượt qua khổ hải, tới bờ Niết Bàn. Con người nếu hiểu được đạo lý này thì không nên ăn thịt chúng sinh.

Khi xưa, có kẻ vì ăn thịt chúng sinh nên khi chết rồi thì bị đọa lạc xuống gặp Diêm La Vương. Lúc còn sống ông ta ăn qua những loại thịt của chúng sinh nào, thì những thứ đó bây giờ đều tới để đòi nợ. Người ăn thịt tự biện hộ như vầy: "Tôi tuy là ăn thịt nhưng tội không phải thuộc về tôi mà thuộc về người bán thịt mới đúng!"

Bấy giờ vua Diêm La mới truyền lịnh kêu người bán thịt lại; người bán thịt cũng tự biện hộ rằng: "Tôi sở dĩ mà bán thịt là vì có người mua thịt, nếu không có người mua thì bán thịt làm gì?"

Người bán thịt với người ăn thịt, hai người mới tranh luận với nhau, sau cùng thì hai người đó đổ trách nhiệm lên anh chàng đồ tể.

Diêm La Vương lại kêu anh chàng đồ tể vào. Anh đồ tể này cũng tự biện hộ rằng: "Tôi đúng là đồ tể, nhưng vì có người mua cũng như có người ăn thì tôi mới làm nghề đồ tể. Nếu chẳng có người mua cũng chẳng có người ăn thì tôi cũng chẳng làm nghề này được!"

Vì thế, mọi người đều nói lên cái lý của mình, lý lẽ mà họ nói ra đều là tạo tội nghiệp cả. Kết quả, Diêm La Vương phán rằng người ăn thịt phải bồi thường nợ máu. Cho nên, chúng ta ăn thịt một loài chúng sinh nào là kết oán với loài chúng sinh đó. Có bài thơ rằng:


"Nhục" tự lý biên lưỡng cá nhân,

Lý biên nhân thực ngoại biên nhân,

Chúng sinh hoàn thực chúng sinh nhục

Tử tế tư lượng nhân thực nhân."


Nghiã là:


"Ở trong chữ "nhục" có hai người,

Người bên trong ăn người bên ngoài,

Chính chúng sinh ăn thịt chúng sinh,

Nghĩ cho kỹ là người ăn người!"


Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Dương tử vi nhân, nhân tử vi dương." (Dê chết trở làm người, người chết trở làm dê.) Con dê có thể làm người, thì con heo cũng có thể làm người. Nếu chưa có Thiên Nhãn Thông thì mình không quán sát được nhân duyên đó nên cho rằng heo là heo, dê là dê. Con người mà ăn nhiều thịt chúng sinh thì bản hữu trí huệ của họ bị che lấp, mất linh tánh và biến thành ngu si.

Bởi vậy muốn độ chúng sinh thì trước tiên đừng nên ăn thịt! Con người muốn độ chúng sinh thì phải độ tự tánh của chúng sinh, độ sinh thì phải ly tướng. Không có chấp trước thì mới thật sự là độ sinh vậy!
 

dcmax

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-178394
Ngày cấp bằng
24/1/13
Số km
17,702
Động cơ
472,214 Mã lực
Nơi ở
348-Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội, đt 0829129999
E hỏi cc, nếu không ai dám giết mổ súc vật thì lúc đó con người có chỉ ăn hoa quả, rau xanh...không? Con người không ăn mặn thì chết cmn hết, lấy ai nuôi súc vật? lúc đó súc vật cứ sản sinh gấp bội, lấy gì cho chúng nó ăn? ...túm lại xh loạn xì ngậu hết à? Mọi vật sinh ra theo quy luật tự nhiên rồi, không thể thay đổi được. Cụ nào không xơi đc gì thì thiệt thôi, cãi nhau làm gì cho nhọc. Em yêu chó lắm nhg em vẫn ăn đc thịt chó, vậy đấy :D
Tây lông nó éo kiêng giờ nó hơn mình 100 năm phát triển mợ ạ, mia toàn loại đầu bã đậu sao đất nước tụt hậu :))
 

ATXN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105728
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
295
Động cơ
397,865 Mã lực
Tại sao Phật giáo Nam tông lại ăn mặn:
Trích Phật học Tinh yếu
- Hòa thượng Thích Thiền Tâm
Nguyên Viện Trưởng Phật học viện Huệ Nghiêm - Sài Gòn
Trụ trì Phương Liên Tịnh Xứ - Đại Ninh- Lâm Đồng - Việt Nam


Có kẻ hỏi: - Tại sao bên Phật giáo Nam tông vẫn còn ăn mặn? Và nếu không thanh tịnh, tại sao những vị bên phái ấy lại chứng thánh quả?
Xin đáp: - Ðức Phật vì tùy hoàn cảnh căn cơ, trong khi nói giáo pháp Nhị thừa, phương tiện tạm mở cho ăn ngũ tịnh nhục (không thấy giết, không nghe giết, không nghi giết, thịt con thú tự chết, thịt loài thú khác ăn còn dư). Nhưng đến khi thuyết qua giáo nghĩa Ðại thừa, ngài lại triệt để cấm dùng đồ huyết nhục, vì lẽ mất lòng từ bi bình đẳng, và gây nhân vay trả luân hồi. Như trong kinh Lăng Nghiêm, đức Thế Tôn còn khuyên không nên dùng đồ bằng da, bởi còn thọ dụng một thân phần của chúng sanh tức là còn mắc nợ nó, huống chi là thường ăn thịt?
Trong kinh Ương Quật Ma, ngài Văn Thù Bồ Tát thưa: "Bạch Thế Tôn! Phải chăng nhân vì Như Lai tạng, nên chư Phật không ăn thịt?
Ðức Phật bảo: "Nầy Văn Thù! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay sống chết luân hồi từng cùng làm lục thân quyến thuộc, thay đổi vô thường cũng như trò hát. Thân mình và thân loài khác đồng là chất huyết nhục, vì thế nên chư Phật không ăn thịt. Lại nữa, chúng sanh giới tức là ngã giới, thịt loài khác chính là thịt của mình, nên chư Như Lai không ăn thịt. Nầy Văn Thù! Như con bò tự chết, người chủ dùng da nó làm giày dép đem bố thí kẻ giữ giới. Như bậc giữ giới không thọ tức là pháp Tỷ khưu; nếu thọ trì tuy không phải phá giới, song thiếu tâm từ bi. Cho nên, không thọ dụng thân phần của hữu tình, tức là lần lượt lìa nhân duyên sát sanh vậy".
Ðời Ðường bên Trung Hoa, Ðạo Tuyên luật sư giữ giới tinh nghiêm, nên chư thiên thường hiện thân ủng hộ. Cứ theo bộ Tuyên Luật Sư Cảm Ứng Ký, Tứ thiên vương thưa với Tuyên sư rằng: "Thuở đức Như Lai còn ở đời, một hôm ngài phóng ánh sáng lớn bảo các thiên, long, quỉ, thần: - Sau thời chánh pháp diệt tận, có nhiều vị Tỷ khưu chấp theo giáo tích Tiểu thừa của ta, không hiểu ý nghĩa Tỳ ni, bảo rằng ta cho các Sa môn ăn thịt. Vì thế, trong tăng già lam hiện ra cảnh tượng sát sanh cũng như lò thịt. Lại có các vị Tỷ khưu mặc đồ tơ lụa gần gũi nơi quán rượu dâm xá, không học ba tạng, chẳng giữ cấm giới, làm cho đạo pháp ta suy vi, thật đáng thương xót! Nên biết từ vô lượng kiếp đến nay, ta tu Bồ Tát hạnh đã xả bỏ đầu, mất, tủy, não, vì tâm từ bi không tiếc thân mạng để bố thí cho loài hữu tình, có lẽ nào lại bảo đệ tử mình ăn thịt chúng sanh? Ta niết bàn rồi, các Tỷ khưu thay thế ta làm thầy trời người dẫn dạy hữu tình khiến cho đắc đạo quả; có lẽ nào bậc thiên nhơn sư mà lại ăn thịt chúng sanh ư? Khi ta mới thành đạo, tuy trong luật có mở ra cho ăn năm thứ tịnh nhục, nhưng đó không phải thật là thịt của bốn loài, mà là thịt do sức thiền định bất tư nghì của ta biến hóa ra. Trong các kinh Niết Bàn, Lăng Già, ta không cho người trì giới ăn thịt. Nếu có Tỷ khưu nào bảo rằng trong Tỳ ni giáo, Phật cho ăn cá thịt, cho mặc áo tơ lụa, đó là lời ma thuyết, là phỉ báng ta!" Lời Phật đã dạy như thế, nếu ăn thịt cá mà không trước nhiễm cũng có thể chứng quả thánh như các vị bên Nam tông đã tu chứng. Nhưng nếu so hai phương diện ăn chay và mặn, thì ăn chay dễ đoạn nhiễm tâm hơn; đến như về nghĩa từ bi bình đẳng, bên ăn chay lại hoàn toàn hợp lý. Thế nên biết giáo nghĩa Nhị thừa chỉ là phương tiện tạm thời, giáo nghĩa Ðại thừa mới là chân thật cứu cánh. Vậy người tu nên hướng theo lẽ phải và xét lại năng lực của mình, đừng quá cầu cao tự cho là bậc viên dung tự tại, vội nói câu "Tửu nhục xuyên trường quá. Bất ngại bồ đề đạo" (Chất rượu thịt ăn vào cũng ra ngoài, không ngại chi đến sự giải thoát cả) mà lầm.

Vì để cho thân tâm nhẹ nhàng, dễ thật hành trên đường tu: - Ăn chay nếu đúng cách thì hợp với vệ sinh, và khiến cho thân tâm thanh tĩnh nhẹ nhàng thuận tiện trên đường tu tập. So lại thì khi dùng mặn, ta cảm thấy trong người nặng nề mệt nhọc, chất ăn khó tiêu hơn. Các nhà bác học hữu danh đông tây đã công nhận lẽ đó. Như ông Sénèque, một triết gia, đã nói: "Mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay. Do đó loài người bị nhiều bịnh mà chết sớm". Những y khoa bác sĩ trứ danh như các ông: Soteyko, Varia Kiplami cũng bảo: "Trong các thứ thịt có nhiều chất độc rất nguy hiểm cho sức khỏe con người". Và bà White, nhà nữ bác học, sau một cuộc thí nghiệm đã tuyên bố: "Các thứ hột, trái cây, đậu và rau cải là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi chúng ta. Các thức ấy chỉ cần nấu nướng một cách đơn giản, thì ăn vào hợp vệ sinh và rất bổ. Nó làm cho con người thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh được biết bao nhiêu là bịnh tật!" Chất máu thịt vốn là uế trược, hơn nữa loài thú khi bị giết sanh lòng uất hận, độc khí lưu trữ vào tế bào, hoặc gặp nhằm những con vật mang bịnh, như bịnh lao, bịnh sán..., nếu người ăn vào làm sao khỏi sanh đau yếu?

Có vị hỏi: - Nếu ăn chay cũng đủ sanh tố, tại sao tôi thường thấy người ăn chay trường phần nhiều đều có vẻ xanh và gầy? Xin đáp: - Ðó là do nhiều nguyên nhân khác biệt, không phải lỗi ở sự ăn chay; chẳng hạn như vấn đề tâm lý, hoặc không biết cách thức dùng chay. Về tâm lý, như có người ăn chay với tánh cách gắng gượng, mãi thèm những đồ mặn, lầm nghĩ rằng ăn chay thiếu sức khỏe, thường đem lòng lo lắng e ngại. Hoặc có người tu, mà chưa diệt được niệm tưởng mơ sắc dục, hoặc làm việc suy nghĩ quá nhiều. Những tâm trạng ấy có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, bằng chứng như ta thường thấy người nào trải qua một đêm lo nghĩ, sáng ra gương mặt họ hiện rõ vẻ tiều tụy bơ phờ. Về việc không biết cách dùng chay, như những người vì lỡ phát nguyện, nên ăn chay một cách bắt buộc lấy có, chỉ dùng tương chao, ít lát dưa, hoặc muối sả ớt cho qua bữa. Hơn nữa nhiều người quan niệm tu là phải khổ hạnh, nên không mấy chú ý đến việc ăn uống; hoặc kho đầu củ cải, vỏ dưa, chiên xơ mít, hay làm những thức ăn giống đồ mặn rất công phu, song thật sự không có bao nhiêu chất bổ. Ngoài ra, tập tục của các chùa Việt Nam thiên về sự tụng niệm cúng lễ, thường khi liền cả đêm ngày. Sự sanh hoạt của Phật giáo Việt Nam lại nghèo, chư tăng ni thiếu phương tiện học tập, phải dùng sức quá nhiều, nên vị nào khi học thành tài hầu hết đều suy gầy đau yếu. Ðó là đại lược những nguyên do khiến cho người tu thường kém sức khỏe, chẳng phải lỗi ở nơi không ăn cá thịt. Nếu ăn chay mà hợp cách, với lòng hiểu đạo hoan hỷ, và đường lối tu không thái quá bất cập, thì đã ít bịnh tật, lại thêm có lợi ích cho thân tâm.

Tóm lại, ý nghĩa của ăn chay là vì lòng từ bi, vì tránh ác báo, vì lìa trần nhiễm, vì thuận ích cho đường tu. Nếu lập cơ bản nơi bốn điểm nầy mà dùng chay, thì sự thật hành sẽ bền và tăng thêm phước huệ. Như trái với cơ bản đó, tất việc làm chỉ có tánh cách thời gian, khó bền bỉ, kết cuộc không được lợi ích gì thiết thật trên đường tu.
 

lac007

Xe điện
Biển số
OF-93236
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
2,215
Động cơ
421,963 Mã lực
EM chào các cụ , các mợ.
EM có một câu hỏi mà từ lâu lắm rồi vẫn chưa có đáp án, là tại sao những người mổ bò, mổ lợn, mổ chó lại mang nghiệp. EM thấy thịt chó Nhật Tân nổi tiếng giờ cũng k ai mổ nữa.?
Nhưng mổ bò, lợn thì hàng ngày đây là thực phẩm để chúng ta dâng lên cúng tổ tiên, cúng THánh.
Nếu ko có những người giết mổ thì lsao chúng ta có vật phẩm để tế lễ dâng lên được.
Cụ nào trên thông thiên văn, dưới tường địa lý vào giải thích cho em cùng các cụ khác hiểu với ạ.
Em cám ơn và k quên vodka các cụ ạ.
o giết thì cạp đất mà ăn như Ngọc Tinh cho lành
 

cwise

Xe lăn
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
10,300
Động cơ
486,460 Mã lực
Các cụ để ý là tổ tiên ta sống bằng săn bắn hái lượm. Nếu quả báo thì sao còn chúng ta.

Còn theo em người làm giết mổ dưới góc độ này là sát sinh. Nhưng dưới góc độ khác họ lại làm phúc cho chúng ta - những người muốn ăn thịt nhưng không chịu giết mổ!
em rất kết quan điểm của cụ, rất khoa học và biện chứng, thằng ăn thịt là thằng khốn nạn nhất, khốn nạn nữa là éo dám mổ đẩy "nghiệp" cho người giết trực tiếp, do vậy như cụ nói về tổ tiên ta,...
 

cwise

Xe lăn
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
10,300
Động cơ
486,460 Mã lực
Một cụ ăn chay cho biết. ^^
Bản thân cháu thì ko ăn chay, vẫn chén thịt tì tì, chỉ có thịt chó 1-2 năm gần đây rất ít khi cháu ăn, để tẩy chay phong trào trộm chó ngày càn lan rộng :D. Nếu cụ ăn chạy, cho mạn phép cho cháu hỏi, hôm nọ gấu cháu rủ đi ăn đồ chay, cháu thấy họ làm cá kho, thịt trông như hàng thật, công nhận là cũng ngon. Nhưng cháu thấy ăn chạy như vậy chả thà ăn cá thât, thịt thật chứ ăn đồ giả làm gì? Rõ ràng là tâm đã ko tĩnh, thì còn tu cái gì. Cụ giải thích giúp cháu đấy là ăn chay sai cách, hay đồ đấy dành cho cccm giảm cân nhỉ, hay đơn giản ăn chay kiểu nó phải thế? Cụ thông não cho em phát, nhiều khi cháu thử cố tìm cách giải thích mà ko tài nào tìm được lý do hợp lý.
em vote cụ, rất ghét ăn chay mà bày đặt đủ món mặn, rất bựa! thành thật xin lỗi các cụ thích ăn chay kiểu vậy.
 

kimthanlahan

Xe tăng
Biển số
OF-95598
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,418
Động cơ
408,783 Mã lực
Dăm mười năm, vài chục năm thậm chí là 1 đời người chưa nói lên được điều gì đâu cụ.
Vì sao nhiều nguwòi kiếp này ăn ở rất nhân đức mà vẫn gặp điều trái ngang
Sao cụ không nghĩ là để giải thích cho việc nhiều người ở kiếp này ăn ở rất nhân đức mà vẫn gặp điều ngang trái nên người ta mới đẻ ra thuyết luân hồi. Thuyết nhân quả bảo rằng ở hiền gặp lành nhưng ứ giải thích được câu trên nên đẻ ra thuyết luân hồi. Có thể nói thuyết luân hồi là bước phát triển mới của thuyết nhân quả nhưng chả biết nó là tiến hay lùi, mục đích là gì, phục vụ cho ai. Bản thân thuyết luân hồi là nhân hay là quả của việc nhiều người ở kiếp này ăn ở rất nhân đức mà vẫn gặp điều ngang trái cũng chưa rõ ràng. Tôn giáo, tín ngưỡng không xấu nhưng bất cứ khi nào tầng lớp thầy bà lăng xăng kiếm ăn bằng tôn giáo, tín ngưỡng mà béo tốt, chém phần phật thì cái tôn giáo đó, tín ngưỡng đó tại thời điểm đó là rất rất có hại cho nhân loại đặc biệt là tầng lớp dân đen như em. Đạo Phạt khi mà Phật tổ từ bỏ ngôi vua hành đạo thì nó là tốt nhưng đến giờ khi mà các công ty cổ phần chùa ra đời, ông chủ chùa giàu nứt đố đổ vách thì có lẽ không nên theo hoặc tạm dừng tín ngưỡng Phật lại
 

kimthanlahan

Xe tăng
Biển số
OF-95598
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,418
Động cơ
408,783 Mã lực
NGHIỆP BÁO CỦA ĂN THỊT
Hòa thượng Tuyên Hóa
Giảng tại Vạn Phật Thánh Thành, Talmage, California, Hoa Kỳ
Ngày 30 tháng 5 năm 1982


"Thiên bách niên lai oản lý canh,

Oán thâm tự hải hận nan bình.

Dục tri thế thượng đao binh kiếp,

Thả thính đồ môn dạ bán thanh!"


Dịch là:


"Ngàn năm oán hận ngập bát canh,

Oán sâu như biển hận khó tan.

Muốn biết vì sao có chiến tranh,

Hãy nghe lò thịt, lúc nửa đêm!"


Từ xưa đến nay có rất nhiều người hy sinh thân mạng kẻ khác để lợi ích cho chính mình, cam tâm giết hại kẻ khác để bồi dưỡng cho bản thân mình. Thế nên miếng thịt ở trong tô canh chứa chất lòng oán hận thâm sâu như biển cả. Ðời này qua đời khác sát hại lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau. Tất cả chúng sinh đều ham sống, sợ chết, song con người vẫn dùng thủ đoạn áp bức để tàn sát những kẻ yếu kém hơn mình.

Trong tâm thức của những con thú trước khi chết đã kết tinh lòng oán hận rất lớn, chúng chỉ muốn tìm cách báo thù, không có cách gì để thoa dịu ý tưởng cừu hận này được. Các bạn muốn biết trên thế giới, nguồn gốc của chiến tranh từ đâu ra? Thí dụ như chiến tranh Việt Nam hay là hiện tại chiến tranh giữa Á Căn Ðình và Anh Quốc? Ðều là do nghiệp sát quá nặng, quá sâu, cho nên mới dùng phi cơ, đại pháo, thiết hạm, thủy lôi để hủy diệt nhau! Nếu ban đêm mình lắng nghe nơi nhà người đồ tể tiếng kêu la rên xiết của con heo, con bò hay con dê xin cứu mạng, thì mình sẽ biết được nguyên nhân của chiến tranh ở đâu mà ra. Có bài thơ rằng:

"Nhục" tự lý biên lưỡng cá nhân,

Lý biên trác trước ngoại biên nhân.

Chúng sanh hoàn thực chúng sanh nhục,

Tử tế tư lượng nhân thực nhân!"


Dịch là:


"Trong chữ "nhục"gồm có hai người,

Người ở trong dòm người ở ngoài,

Chúng sanh lại ăn thịt chúng sanh,

Suy nghĩ kỹ là người ăn người."

Tiếng Trung Hoa, chữ "nhục" 肉, nghiã là thịt, gồm có chữ "khẩu" 口 tức là cái miệng mở ra, và hai chữ "nhân" 人tức là hai người: ở bên trong có một người và ở bên ngoài có một người. Người ở bên ngoài chờ người bên trong. Người ở ngoài muốn đi vô nhưng không vô được, người ở trong muốn chui ra ngoài nhưng ra không nổi là vì người bên ngoài đứng cản, không cho anh ta chạy thoát. Nên chữ "nhục" này chính là một kẻ ăn thịt và một kẻ bị ăn thịt. Kẻ ăn thịt thì ở bên ngoài, và là một con người. Kẻ bị ăn thịt thì ở bên trong và cũng là một con người, nhưng y đã biến thành súc sinh, lại còn bị chận không cho chạy ra, chạy lên cũng không được, chạy xuống cũng không xong, như là bị vây khốn, không chạy thoát được. Tuy là miệng mở khá rộng nhưng vì người bên ngoài đã chận, nên kẻ bên trong không thể chạy khỏi vòng vây.

Vòng vây này có thể là chuồng dê, chuồng heo, hay là chuồng bò, chuồng trâu. Người bị ăn thịt thì ở trong chuồng mà người ăn thịt thì ở bên ngoài chận không cho ra. Vì sao mà chận không cho anh ta ra? Là bởi vì muốn ăn thịt anh ta! Người bị ăn thịt và người ăn thịt có một mối quan hệ: đó chính là sự oán hận không thể nào hòa giải được!

Con người là chúng sinh, miếng thịt mình ăn cũng là chúng sinh. Hễ là động vật, là dê, là trâu, là gà, là ngựa, là chó, là heo v.v... đều là một loại chúng sinh cả. Nếu có kẻ nói rằng những thứ động vật này do trời sinh ra để người ăn, như vậy thì người sinh ra để ai ăn? Bởi vậy trời sinh động vật không nhất định là để cho người ăn, bất quá bởi vì con người ỷ mình trí óc cao minh nên mới ăn thịt động vật. Do đó, sự quan hệ ăn thịt này, nếu nghĩ cho kỹ thì chính là người ăn thịt người! Nếu nói rằng người ăn thịt người, thì thử hỏi xem kẻ bị ăn thịt, (tức là bây giờ đã biến thành dê, thành heo, thành ngựa v.v...) đối với mình có quan hệ như thế nào?

Trong Kinh Lăng Nghiêm có nói rằng: "Con dê trở lại biến làm người." Con dê mà có thể biến làm người thì tất cả động vật khác cũng có thể biến làm người, cũng như là mình cải đầu hoán diện, thay đổi bộ mặt thôi, mà mình không biết loài thú vật đó là ai. Các vị có biết chăng những thứ động vật dê, trâu, heo, gà,... đó không chừng đều là bà con quyến thuộc, là họ hàng thân thích của mình? Mối quan hệ đó, nói xa xôi như vậy, chớ nói gần hơn, thì chúng nó biết đâu chính là cha mẹ mình kiếp trước, hoặc là cha mẹ mình kiếp này, hay là cha mẹ không biết bao nhiêu kiếp về trước! Nghĩ như vậy, thì nếu ăn thịt cha mẹ, thì thật là bất hiếu. Cho nên nghĩ kỹ thì mới biết rằng ăn thịt động vật chính là người ăn thịt người vậy!

Người mà ăn thịt heo thì con heo có thể sẽ biến thành người. Khi heo thành người, nó lại ăn thịt heo do người kia biến thành. Nhân duyên cứ luân chuyển mãi, hỗ tương ăn thịt lẫn nhau: mình ăn nó, nó ăn mình. Do đó cừu hận càng ngày càng sâu; cừu hận càng sâu thì càng muốn ăn thịt; tánh thích ăn đồ ngon là do oan nghiệp dẫn dắt, làm mình cảm thấy hợp lý khi giết sinh mạng của kẻ khác để bổ trợ cho sinh mạng của chính mình!

Nếu các vị không tin thì tôi kể cho nghe một chuyện có thật như vầy: Vào thời vua Lương Võ Ðế thì Phật Giáo hết sức hưng thạnh. Lúc bấy giờ có một vị tên là Chí Công, là một người đã giác ngộ rồi (Minh Nhãn Thiện Tri Thức). Ngài có thể biết được tiền nhân hậu quả mọi sự. Thời bấy giờ Phật Giáo đi tới chỗ các Thầy chỉ đi tụng niệm cho người đời. Gia đình nào có chuyện vui chuyện buồn gì cũng mời các Thầy tới tụng kinh kiết tường, tụng chú kiết tường. Có lần, một nhà giàu nọ làm đám cưới cho con gái nên mới mời ngài Chí Công tới để tụng kinh cầu phước. Bởi vì Phật Pháp không ra ngoài pháp thế gian, nên Tổ Sư cũng tùy thuận theo phong tục của người đời mà đáp ứng. Vừa đặt chân tới nhà, Ngài liếc nhìn và nói rằng:

"Cổ quái! Cổ quái!

Cháu lấy bà ngoại,

Con gái ăn thịt mẹ,

Con trai đập da bố,

Heo, dê ngồi nơi ghế,

Họ hàng nấu trong nồi,

Chúng sanh lại tưng bừng,

Ta thấy thật là khổ!"

Ngài Chí Công nói: "Thật là 'cổ quái'!" Chuyện gì mà cổ quái? Ðó là cháu lấy bà ngoại của mình! Bởi vì khi đứa cháu vừa mới sinh thì bà ngoại nó bịnh. Lúc gần chết bà cầm tay thằng cháu này, nói rằng bà sợ không có ai lo lắng cho thằng nhỏ, tương lai ai là người giúp nó để thành gia lập nghiệp? Do vậy, lúc bà ngoại thở hơi cuối cùng thì tay vẫn nắm thằng cháu, quyến luyến không đành. Bà ngoại xuống âm phủ gặp vua Diêm La, mới khóc lóc cầu xin: "Diêm La Vương ơi! Xin Ngài ban cho tôi một việc: ỞƯ thế gian tôi có một đứa cháu nhỏ dại không ai săn sóc, xin Ngài cho tôi về lo cho nó được không? Vua Diêm La từ bi vô cùng, mới đáp lời thỉnh cầu, nói rằng: "Ðược, tốt lắm! Bà về lại trần gian săn sóc thằng nhỏ đi. Bà là bà ngoại của nó, bây giờ bà trở về làm vợ của nó, được chăng?"

Bà đó không thể làm chủ được nghiệp báo của mình cho nên đầu thai lên dương thế làm con gái. Ðứa con gái này lớn lên rồi lấy thằng cháu đó. Thật là cải đầu hoán diện, đổi mặt đổi mày mà thôi, như thử mặc bộ y phục mới không ai nhận biết được cả. Chỉ có Ngài Chí Công biết được chuyện đó, nên nói: "Cổ quái! Cổ quái! Cháu lấy bà ngoại."

Ngài Chí Công lại thấy đứa con gái nhỏ đang ăn miếng thịt heo nên nói rằng: "Con gái ăn thịt mẹ." Là vì mẹ đứa con gái này vốn làm đủ thứ ác nghiệp nặng nề nên chết rồi thì hóa kiếp làm heo; nay bị đồ tể giết, bị nấu làm món ăn ngon và bây giờ đứa con gái này ăn thịt mẹ của mình.

Khi Ngài thấy ở nơi sau vườn có đứa con trai đang cao hứng đập cái trống bằng da lừa, Ngài mới nói rằng: "Con trai đập da bố." Nghĩa là bố của thằng nhỏ này vì tạo nghiệp báo cho nên mới đầu thai làm con lừa, chết rồi bị người ta lột da làm trống; bây giờ đứa nhỏ này chẳng biết cha nó là miếng da làm thành trống, nên chỉ biết vui mừng thì đánh trống mà thôi.

Ngài Chí Công lại đi xuống nơi dãy ghế ngồi, nhìn qua thì thấy những kẻ ngồi đó toàn là trâu, bò, dê,... hồi xưa bị người ta ăn thịt, bây giờ biến thành người, làm bà con thân thuộc với nhau. Những loại thịt ở trong nồi đều là những bà con quyến thuộc của họ, nên ngài Chí Công nói rằng: "Quý vị tới đây tiệc tùng hết sức vui vẻ, hân hoan để chúc mừng ông chủ nhà làm đám cưới cho con. Sự thật, ta thấy thật là khổ! Người nào cũng ở trong luân hồi hỗ tương vay trả quả báo, tàn sát lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau; đó là nỗi khổ khó nói cho hết được."

Sau khi ngài Chí Công nói xong, có rất nhiều người hiểu, rồi phát tâm ăn chay, niệm Phật, tu hành.

Từ xưa đến nay nếu các vị không ăn thịt kẻ khác thì kẻ khác cũng không ăn thịt các vị. Có người nói: "Thầy nói thế nào đi nữa tôi cũng không tin." Nếu các vị không tin thì tôi cũng không có cách gì khác, cứ thí nghiệm thử xem sao!


ĂN THỊT THÌ CŨNG GIỐNG

NHƯ LÀ ĂN CHẤT ÐỘC VẬY!


Tất cả thịt của chúng sanh đều có chất độc. Chất độc này không phải một ngày một đêm tích tụ mà thành, cũng không phải mới một đời một kiếp mà có. Chất độc ấy tích lũy trong nhiều kiếp, từ sự hỗ tương tàn sát giữa người với người đã tạo thành một thứ oán độc, mà chẳng thể nào xóa bỏ được.

Khi mình giết súc vật thì cũng tạo ra một thứ oán hận trong tâm chúng; lúc gần chết vì quá khủng khiếp và sợ hãi nên chúng nảy sinh lòng cừu hận muốn báo thù. Bởi vậy từ nơi lòng oán hận phẫn uất ấy phát tiết ra một độc tố thấm suốt da thịt chúng, nên hễ ai ăn thịt chúng thì giống như ăn phải chất độc vậy! Lúc ăn thì không thấy hại, nhưng dần dà sẽ mắc đủ chứng bịnh kỳ quái mà chẳng có thuốc gì cứu nổi.

Thời đại bây giờ thì oán khí đầy trời. Oán khí đó so với đầu đạn nguyên tử thì lợi hại hơn nhiều, bởi vì nó vô hình vô tướng song lại có thể tận diệt toàn thể nhân loại.

Có bài kệ rằng:


"Thiên bách niên lai oản lý canh,

Oán thâm tự hải hận nan bình.

Dục tri thế thượng đao binh kiếp,

Thả thính đồ môn dạ bán thanh!"


Dịch là:


"Ngàn năm oán hận ngập bát canh,

Oán sâu như biển, hận khó tan.

Muốn biết vì sao có chiến tranh,

Hãy nghe lò thịt lúc nửa đêm!"


Trăm ngàn năm nay, miếng thịt trong bát canh chứa đựng sự oán hận sâu như biển, khó mà san bằng được. Nếu các vị muốn biết nguyên nhân của chiến tranh trên thế giới thì hãy lắng nghe tiếng kêu thảm thiết của những con vật nơi nhà kẻ đồ tể vào lúc nửa đêm. Cho nên cổ nhân nói ra bài kệ này là có nhân duyên, có căn cứ. Chúng ta phải thấu triệt đạo lý đó thì mới có thể trị được tật bịnh của chính mình.




NHÂN ÁC LỚN NHẤT LÀ

SÁT SINH, ĂN THỊT

(Vạn Phật Thành, Talmage, California, Hoa Kỳ ngày 29 tháng 8 năm 1982)

Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Ðiều đó không dễ hiểu đâu. Ví như bị đọa làm súc sinh hoặc ở nơi ác đạo thì rất khó khôi phục lại thân người; nên nói rằng:

Nhất thất nhân thân,

Vạn kiếp nan phục.


Nghiã là:

Thân người mất rồi,

Vạn kiếp khó tìm.

Trên thế gian, có hai loại nhân: một là nhân thiện, hai là nhân ác. Khi mình trồng nhân thiện thì gặt quả thiện, khi trồng nhân ác thì gặt quả ác.

Người trồng nhân thiện đi đâu cũng biết "khắc kỷ phục lễ" (tự ghép mình theo lễ nghĩa), "khuất kỷ đãi nhân" (hạ mình mà đối đãi với người); lúc nào cũng không chiếm đoạt tiện nghi của kẻ khác, luôn luôn sẵn sàng chịu thua thiệt. Hễ ai gặp điều gì khó khăn thì mình lập tức giúp đỡ. Lúc nào cũng có chí làm điều thiện, lập công tu đức, chứ không phải như kẻ chỉ biết lợi cho mình mà không nghĩ tới lợi ích của kẻ khác. Khi công đức thiện của mình đầy đủ thì tự nhiên mình sẽ thăng tiến, cho nên nói: "Chủng thiện nhân, Kết thiện quả." Từ nơi loài người mình có thể thăng lên cõi trời, rồi từ cõi trời có thể thăng lên cõi A La Hán, cõi Bích Chi Phật, cõi Bồ Tát, từng bước từng bước mà thăng tiến. Ðó là khí thế hết sức hưng thạnh. Hễ tạo công đức gì thì nhất định có được quả báo nấy, công đức không bao giờ mất đặng.

Thế nào là trồng nhân ác thì tương lai sẽ gặt quả xấu? Tức là nếu mình tạo ra oan nghiệt, phạm đủ thứ lỗi lầm, thì tương lai sẽ thọ quả báo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Ai bảo mình làm nhân ác như vậy? Chẳng có ai bảo cả mà tự mình tạo lấy. Có câu rằng: Tự tác nghiệt, Bất khả hoạt. (Tự mình tạo ra điều oan nghiệt, không ai có thể tha thứ cho mình được.) Trồng nhân ác thì sẽ đọa vào ba ác đạo. Tóm lại, làm điều thiện thì được thăng lên, mà làm điều ác thì bị đọa xuống. Do đó, mọi thế giới đều do mình tạo ra, tự mình phải làm chủ, đừng ỷ lại vào kẻ khác.

Song, cái nhân ác lớn nhất là gì? Tức là sát sinh! Con người nếu phạm Ngũ Giới (sát, đạo, dâm, vọng, tửu) thì sẽ rất dễ đọa vào ba ác đạo và cũng rất dễ thành kẻ đầy dẫy tri kiến sai lầm, tà vọng, không tin Phật Pháp, không kính Tam Bảo. Ðọa vào ba đường ác rồi thì khổ không cách gì nói được.

Tội lỗi lớn nhất mà mình đã phạm là gì? Tức là sát sinh, ăn thịt. Nếu bạn ăn thịt của người thì sau đó người sẽ ăn thịt của bạn lại. Hỗ tương ăn thịt lẫn nhau, hỗ tương chém giết, rồi hỗ tương đọa lạc. Một khi đã đọa lạc thì khó mà tiến lên được, đó là điều hết sức nguy hiểm, là đi vào "hiểm lộ" vậy. Có câu rằng:

"Tam Giới vô an,

Do như hỏa trạch."


Nghĩa là:

"Ba cõi không an,

Giống như nhà lửa."


Ðáng tiếc là tuy nhà cháy mà người ở trong đó vẫn thản nhiên coi thường!

Ngày hôm nay cử hành pháp hội Vu Lan, các vị thử nghĩ xem: Chúng ta và Tôn giả Mục Kiền Liên, ai là người có đạo đức tu hành cao hơn? Tuy công đức của Ngài cao như vậy mà còn phải thỉnh Phật siêu độ mẹ Ngài; sau đó Phật đặt ra Pháp hội Vu Lan để siêu độ cho cha mẹ, tổ tiên trong bảy đời. Ðem mình so sánh với ngài Mục Kiền Liên thì mình không thể nào bì được. Song phụ mẫu, tổ tiên của mình thật là đang chờ mình cầu xin siêu độ cho họ đó. Bởi vậy chúng ta đừng lãng phí thời gian, và đừng quên bổn phận làm người. Một khi mất thân này thì có hối hận cũng đã quá trễ!


MUỐN ÐỘ CHÚNG SINH THÌ TRƯỚC HẾT MÌNH ÐỪNG ĂN THỊT


Chúng sinh là do nhân duyên hòa hợp mà thành, từ mười hai nhân duyên mà biến thành người. Từ con kiến cho đến những thứ vi khuẩn đều là chúng sinh. Chúng ta không cần phải đi ra bên ngoài mà tìm chúng sinh, ngay trong tự tánh của mình cũng có vô lượng chúng sinh.

Khoa học hiện tại phát triển đã chứng minh rằng trong thân thể ngũ tạng lục phủ con người có vô số loại vi khuẩn và vi sinh trùng; như vậy có nghiã là có vô lượng chúng sinh. Khi con người ăn thịt loại động vật nào, thí dụ như heo, bò hay cá, thì trong đó có vô số loại vi khuẩn. Con người ăn loại thịt đó vào trong bụng thì tự nhiên sẽ có chủng tử của những thứ vi khuẩn đó; ăn càng nhiều thì mình cùng với những thứ vi khuẩn đó kết làm quyến thuộc càng mạnh, kết duyên với nó càng sâu, cho đến chỗ là mình với nó không còn phân ly, chia cách nữa!

Ăn thịt heo càng nhiều thì mình rất có cơ hội để biến thành heo, ăn thịt bò càng nhiều thì mình rất có thể sinh làm bò. Nếu mà ăn gạo càng nhiều thì mình có thể biến thành gạo chăng? Gạo là loại vô tình, còn chúng sinh là loài hữu tình. Nếu ăn loài hữu tình thì mình có thể trở thành những thứ chúng sinh hữu tình. Nếu ăn những loại vô tình (thực vật) thì mình có thể giúp cho sự phát triển của Pháp thân, Huệ mạng. Nếu con người không ăn thịt chúng sinh nào thì tức là mình độ cho chúng sinh đó, khiến chúng vượt qua khổ hải, tới bờ Niết Bàn. Con người nếu hiểu được đạo lý này thì không nên ăn thịt chúng sinh.

Khi xưa, có kẻ vì ăn thịt chúng sinh nên khi chết rồi thì bị đọa lạc xuống gặp Diêm La Vương. Lúc còn sống ông ta ăn qua những loại thịt của chúng sinh nào, thì những thứ đó bây giờ đều tới để đòi nợ. Người ăn thịt tự biện hộ như vầy: "Tôi tuy là ăn thịt nhưng tội không phải thuộc về tôi mà thuộc về người bán thịt mới đúng!"

Bấy giờ vua Diêm La mới truyền lịnh kêu người bán thịt lại; người bán thịt cũng tự biện hộ rằng: "Tôi sở dĩ mà bán thịt là vì có người mua thịt, nếu không có người mua thì bán thịt làm gì?"

Người bán thịt với người ăn thịt, hai người mới tranh luận với nhau, sau cùng thì hai người đó đổ trách nhiệm lên anh chàng đồ tể.

Diêm La Vương lại kêu anh chàng đồ tể vào. Anh đồ tể này cũng tự biện hộ rằng: "Tôi đúng là đồ tể, nhưng vì có người mua cũng như có người ăn thì tôi mới làm nghề đồ tể. Nếu chẳng có người mua cũng chẳng có người ăn thì tôi cũng chẳng làm nghề này được!"

Vì thế, mọi người đều nói lên cái lý của mình, lý lẽ mà họ nói ra đều là tạo tội nghiệp cả. Kết quả, Diêm La Vương phán rằng người ăn thịt phải bồi thường nợ máu. Cho nên, chúng ta ăn thịt một loài chúng sinh nào là kết oán với loài chúng sinh đó. Có bài thơ rằng:


"Nhục" tự lý biên lưỡng cá nhân,

Lý biên nhân thực ngoại biên nhân,

Chúng sinh hoàn thực chúng sinh nhục

Tử tế tư lượng nhân thực nhân."


Nghiã là:


"Ở trong chữ "nhục" có hai người,

Người bên trong ăn người bên ngoài,

Chính chúng sinh ăn thịt chúng sinh,

Nghĩ cho kỹ là người ăn người!"


Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép: "Dương tử vi nhân, nhân tử vi dương." (Dê chết trở làm người, người chết trở làm dê.) Con dê có thể làm người, thì con heo cũng có thể làm người. Nếu chưa có Thiên Nhãn Thông thì mình không quán sát được nhân duyên đó nên cho rằng heo là heo, dê là dê. Con người mà ăn nhiều thịt chúng sinh thì bản hữu trí huệ của họ bị che lấp, mất linh tánh và biến thành ngu si.

Bởi vậy muốn độ chúng sinh thì trước tiên đừng nên ăn thịt! Con người muốn độ chúng sinh thì phải độ tự tánh của chúng sinh, độ sinh thì phải ly tướng. Không có chấp trước thì mới thật sự là độ sinh vậy!
Muốn độ chúng sinh trước hết không được ăn gì cả. Cỏ cây, hoa lá, đất đá đều có sinh mệnh và linh hồn. Da thú, vỏ cây cho đến gấm vóc lụa là đều là rút da thịt thân thể của cây cỏ, hoa lá, chim, thú nên tuyệt đối không được sử dụng... Thiện tai, thiện tai... thiện tai!
 

mabu44

Xe điện
Biển số
OF-119202
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
2,166
Động cơ
569,519 Mã lực
Nghĩ thiện thì tâm sạch, nghĩ ác thì tâm động.
Dù gì thì vẫn có ảnh hưởng chút chứ các cụ nhề. Ví như người nhút nhát, e thẹn.. xem cảnh chọc tiết lợn chắc tởn đến già.
Việc này khác hoàn toàn việc chúng ta ăn uống hằng ngày nhé các cụ.
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,847 Mã lực
Nguyên nhân: do kiếp trước và các kiếp trước nữa
Hệ quả:hiện tại
Giải pháp lâu dài: đợi kiếp sau
Giải pháp tạm thời: đợi, trong lúc đợi thì học thuộc quy trình.
 

inmanhnhung

Xe tăng
Biển số
OF-115293
Ngày cấp bằng
3/10/11
Số km
1,314
Động cơ
396,853 Mã lực
Giết người còn chả có nghiệp mệ gì, thì giết con vật chẳng có gì đâu, cụ cứ lo xa, ví dụ điển hình là thằng Obama và thằng putin ra lệnh giết rất nhiều người tốt có xấu có, giết nhầm đầy dẫy thế cụ thấy bọn nó có sao ko ??? thường thì khi có một sự việc trùng hợp hoặc ngẫu nhiên nào đó xảy ra, nếu là người bình thường thì miệng thiên hạ nó sẽ bảo là ko may là tội nghiệp nhà này nhà nọ, nhưng nếu xảy ra vào nhà hay mổ trâu bò, chó lợn thì nó bảo chắc tại nhà này sát sinh nhiều quá nên thành ra bị như thế, nói tóm lại miệng lưỡi thế gian chả có xương nên kiểu gì nói cũng được, đứa chủ mưu mới là đứa có tội to nhất, hôm nay cụ ăn gà, cụ ra chợ chỉ thằng bán gà giết cho tao con này thì tội của cụ còn to hơn thằng bán gà bởi vì cụ là chủ mưu, thằng ra lệnh cứ nghĩ là mình vô can nhưng lại là thằng có tội lớn nhất, con người ngày càng viển vông, ảo tưởng đi ngược lại quy luật sinh tồn của tự nhiên, mấy ông sư cứ nghĩ mình đức cao trọng vọng nhưng thực ra chả có tư cách mẹ gì, bản thân các ông bà ấy đã phạm vào cái tội lớn nhất của đời người đó là cái tội bất hiếu, làm tuyệt tự tuyệt tôn, nếu thử hỏi phật giáo phát triển, ai ai cũng đi tu, ko lấy vợ rồi sinh con đẻ cháu thì xã hội còn tồn tại ko. Kết lại là hãy cứ sống bình thường, làm công việc bình thường, thần phật là họ đã vượt qua hết được mọi sự hỷ lộ ái ố rồi, thành ra nếu họ còn trách phạt mình thì cũng chỉ bằng mình thôi, sao phải xoắn
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,590
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Tây lông nó éo kiêng giờ nó hơn mình 100 năm phát triển mợ ạ, mia toàn loại đầu bã đậu sao đất nước tụt hậu :))
Lão có viết thiếu 1 số 0 ko đấy? :))
 

sh922

Xe buýt
Biển số
OF-331171
Ngày cấp bằng
14/8/14
Số km
546
Động cơ
286,500 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Người Nhật họ toàn ăn tươi nuốt sống thịt mà thọ nhất tg và giàu cũng top của tg luôn.
 

Green Ant

Xe tải
Biển số
OF-414030
Ngày cấp bằng
1/4/16
Số km
286
Động cơ
224,190 Mã lực
EM chào các cụ , các mợ.
EM có một câu hỏi mà từ lâu lắm rồi vẫn chưa có đáp án, là tại sao những người mổ bò, mổ lợn, mổ chó lại mang nghiệp. EM thấy thịt chó Nhật Tân nổi tiếng giờ cũng k ai mổ nữa.?
Nhưng mổ bò, lợn thì hàng ngày đây là thực phẩm để chúng ta dâng lên cúng tổ tiên, cúng THánh.
Nếu ko có những người giết mổ thì lsao chúng ta có vật phẩm để tế lễ dâng lên được.
Cụ nào trên thông thiên văn, dưới tường địa lý vào giải thích cho em cùng các cụ khác hiểu với ạ.
Em cám ơn và k quên vodka các cụ ạ.
Em nôm na hiểu là những người mổ bò, mổ chó, mổ lợn làm nghề này, đa phần bản thân họ cũng không thích công việc như vậy vì khi giết mổ phải chứng kiến cảnh tượng mang tính ác nhiều. (là các cụ, các cụ có thích nghề này không?). Những cảnh tượng này gây ám ảnh trong tâm trí họ tạo thành hành vi, thói quen trong cuộc sống bị quen thuộc với tính ác. Thêm nữa, trong khung cảnh mang nhiều tà khí như thế, người phải sống trong đó dễ sinh nhiễm bệnh tật.

Em chia thành 2 nhóm người làm nghề giết mổ. Nhóm 1 là những người phải chịu chấp nhận làm để kiếm sống nhưng tâm không thích thú những việc như thế. Nhưng vì là nghề kiếm sống không có cách khác nên phải chịu. Các cụ đều biết câu "Cái nghề cái nghiệp" gọi tắt là "nghề nghiệp" rồi đó. Nghề giết mổ là cái nghiệp mà người làm nghề phải chịu chọn lựa và chấp nhận nó để kiếm sống nuôi gia đình. Với những người này, phải làm nghề giết mổ đã là nỗi khổ của họ rồi, là quả báo họ đang nhận lãnh từng ngày trong tâm họ rồi các cụ ạ.

Những người này, nếu chỉ dừng lại ở việc làm nghề tạm thời rồi sau đó tương đối ổn định thì đổi sang nghề khác thiện lành hơn, nghiệp sát của họ sẽ được hóa chuyển dần theo tâm và việc làm hướng thiện của họ. Nếu họ không biết dừng lại đúng lúc, vẫn cố tình giết mổ để kiếm tiền sang giàu thì mọi việc lại khác đi. Khi đó, nghiệp sát họ phải gánh nặng hơn rất nhiều vì việc làm của họ dần chuyển sang giống nhóm người thứ 2.

Nhóm 2 là người làm nghề giết mổ nhưng thích thú với việc giết mổ. Những người này vì tâm cố ý nuôi dưỡng tính ác trong người, đến lúc có sự việc không vừa ý, họ dễ dàng bộc phát gây ra nghiệp chướng. Đó là lúc quả báo xuất hiện.

Hồi xưa em lên chùa nghe giảng pháp, có hai em gái hỏi 2 Thầy trong 2 buổi khác nhau, nội dung đều na ná là : "Con rất buồn vì bố con làm nghề giết mổ. Xin Thầy chỉ giúp con cách để khuyên giải bố con chuyển sang nghề khác. Làm thế nào để con có thể giúp bố con giảm bớt nghiệp chướng do sát sinh quá nhiều?". Em phải kể đoạn này muốn nói là con cái trong các gia đình làm nghề giết mổ cũng bị ảnh hưởng bởi nghiệp sát của bố mẹ nên khó được sống yên vui.

Quả báo và nghiệp chướng không phải là thứ nói suông và ngay lập tức xuất hiện. Nó là kết quả của cả một quá trình sống, suy nghĩ, hành động và tích lũy nghiệp tốt, xấu của mỗi người đó ạ.

Em không định cổ súy cho toàn xã hội ăn chay đâu ạ. Nhưng ăn giảm bớt thịt, một phần nào đó vì sức khỏe của chúng ta, phần khác chúng ta đã giúp những người làm nghề giết mổ giảm được nghiệp sát. Em thiết nghĩ, đó cũng là một lợi ích cho xã hội ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

kimthanlahan

Xe tăng
Biển số
OF-95598
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,418
Động cơ
408,783 Mã lực
Giết người còn chả có nghiệp mệ gì, thì giết con vật chẳng có gì đâu, cụ cứ lo xa, ví dụ điển hình là thằng Obama và thằng putin ra lệnh giết rất nhiều người tốt có xấu có, giết nhầm đầy dẫy thế cụ thấy bọn nó có sao ko ??? thường thì khi có một sự việc trùng hợp hoặc ngẫu nhiên nào đó xảy ra, nếu là người bình thường thì miệng thiên hạ nó sẽ bảo là ko may là tội nghiệp nhà này nhà nọ, nhưng nếu xảy ra vào nhà hay mổ trâu bò, chó lợn thì nó bảo chắc tại nhà này sát sinh nhiều quá nên thành ra bị như thế, nói tóm lại miệng lưỡi thế gian chả có xương nên kiểu gì nói cũng được, đứa chủ mưu mới là đứa có tội to nhất, hôm nay cụ ăn gà, cụ ra chợ chỉ thằng bán gà giết cho tao con này thì tội của cụ còn to hơn thằng bán gà bởi vì cụ là chủ mưu, thằng ra lệnh cứ nghĩ là mình vô can nhưng lại là thằng có tội lớn nhất, con người ngày càng viển vông, ảo tưởng đi ngược lại quy luật sinh tồn của tự nhiên, mấy ông sư cứ nghĩ mình đức cao trọng vọng nhưng thực ra chả có tư cách mẹ gì, bản thân các ông bà ấy đã phạm vào cái tội lớn nhất của đời người đó là cái tội bất hiếu, làm tuyệt tự tuyệt tôn, nếu thử hỏi phật giáo phát triển, ai ai cũng đi tu, ko lấy vợ rồi sinh con đẻ cháu thì xã hội còn tồn tại ko. Kết lại là hãy cứ sống bình thường, làm công việc bình thường, thần phật là họ đã vượt qua hết được mọi sự hỷ lộ ái ố rồi, thành ra nếu họ còn trách phạt mình thì cũng chỉ bằng mình thôi, sao phải xoắn
Kết câu kết của bác: nếu có thần phật mà còn chấp nhặt, quở mắng... này nọ thì nó cũng bằng mình. Còn nếu không có thì ~X(~X(~X(
 

Jo9926

Xe điện
Biển số
OF-68741
Ngày cấp bằng
20/7/10
Số km
3,163
Động cơ
452,298 Mã lực
Cách dạy sai lệch về Nhân - Quả ở các nhà chùa làm cho người ta bối rối, không biết phải thực hành thế nào.
Thường thì họ hay doạ dẫm, a mơi kiểu: cúng giường cho chùa thì được hưởng phước kiếp sau.....
 

Nothing_to_see

Xe tải
Biển số
OF-312820
Ngày cấp bằng
22/3/14
Số km
349
Động cơ
299,000 Mã lực
Năm thịt vài lần còn bù lại đc những lúc mình làm vc thiện chứ ngày nào cungz giết mổ thì làm sao ko mang nghiệp. Trc em làm bên thực phẩm, tiếp xúc với mấy ông chuyên gia người Đức chuyên làm về giết mổ lợn, mà cả mấy ông đều gia cảnh gặp vấn đề.
 

phuong_cdvn

Xe tải
Biển số
OF-155830
Ngày cấp bằng
7/9/12
Số km
426
Động cơ
355,474 Mã lực
Em thấy Hổ ,Báo ,Cáo ,Cầy...nó cũng giết con vật khác để chén không hiểu nó có bị mang nghiệp lớn không ? .Thành Cát Tư Hãn đương nhiên phải xếp hạng mang nghiệp lớn rồi ,vì vó ngựa Nguyên Mông đến đâu đầu rơi máu chảy đến đấy thế mà ông ấy được cả TQ và MC coi là anh hùng dân tộc đấy .
Các con vật chén các loài khác là theo nhu cầu cụ ạ không giống người giết mổ nhé.

Nếu chiến tranh thì việc tính nghiệp quả sẽ khác cụ nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top