[Funland] "Miền Trung đang chết cháy"

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
22,156
Động cơ
587,384 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Báo chí chưa chắc đã đúng , vào link bài báo cũng chả thấy ngày tháng đăng bài .
Quê em tuy phước bình định có thấy người nhà em kêu thiếu nước dell đâu . Mấy cụ vừa đi tour hội an đà nẵng về có thấy ai kêu gì đâu nhỉ ??
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,591
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Mới đi Mộc châu về thấy trên đó giờ cũng nóng gần ngang Hà nội rồi, tối không còn mát lạnh như cách đây hơn 20 năm nữa, có lẽ con người đã chặt hết rừng thành đồi núi trọc nhiều quá nên ảnh hưởng đến khí hậu ngày càng nóng lên như vậy
 

Jo9926

Xe điện
Biển số
OF-68741
Ngày cấp bằng
20/7/10
Số km
2,549
Động cơ
452,298 Mã lực
Nghe nói anh Vũ có thể hô mưa gọi gió.
 

Moonlotus1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-521086
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
4,542
Động cơ
221,538 Mã lực
Tuổi
46
Cầu Mưa:
Trích BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY- Chương hai: Báo Ân
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc

Chùa Pháp Bảo Sydney, Australia và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
1.6 Cầu Mưa
Trời nắng lâu ngày mà không mưa, sơn môn (chùa) phải yết bảng cầu mưa. Sau đây dựa theo Kinh Đại Vân Luân cầu mưa. Cần lưu ý: lập đàn tràng nên chọn nơi sạch sẽ, đủ rộng cho số người tham dự. Cấu trúc đàn tràng sao cho thích hợp,trang nhã đẹp mắt; trên bàn bày biện hoa quả, lễ phẩm và hương đèn xoay về hướng đông; các bàn phía tây, nam, bắc cũng tương tự. Như vậy đều cúng long vương một thân 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu hay 9 đầu. Bốn góc đàn tràng, mỗi góc cắm 7 lá phan màu xanh; mỗi bàn có bình hoa, dĩa quả, đèn dầu. Chung quanh đàn lấy chiếu làm tường, bốn bên có 4 cửa, mỗi bên có 2 lối đi cho long hộ vệ lấy đó làmranh giới. Kinh ghi rằng hoặc lấy tro hay mực làm ranh giới mà ngày nay thường dùng mấy thứ này thay thế. Đầu rồng hướng ra phía cửa mà đuôi uốn lượn hợp với bụng nó. Ngoài cửa có che cũng lấy chiếu làm ranh, chọn một vị cao tăng trì giới đức hạnh làm chủ đàn; chư tăng cũng lựa người giới hạnh thanh tịnh để tụng kinh mới có hiệu quả tốt.
Chứng nghĩa ghi rằng: tổ chức nghi thức cầu mưa dựa theo Kinh Phật soạn ra. Duy chỉ lập đàn, sắp xếp chỗ ngồi, phan phướng, hình tượng v.v... việc chi tiêu tiền bạc tốn kém. Nếu quan chức đứng lo liệu vấn đề trở nên rất dễ giải quyết. Giả nhưchư tăng phát tâm lo liệu có thể dùng giấy, gỗ thay vàng lá. Kỳ nguyện cốt ở thành tâm trang trọng mà thôi. Song trải qua nếu có lúc mưa lớn cũng làm cho tạnh dứt, tạnh hẳn mới thấy được hiệu quả kinh này. Cũng có thể dùng để cầu trời tạnh ráo. Chỉ thay đổi nội dung 2 chữ là được, đổi chữ cầu mưa thành cầu nắng và cũng đổi lời sớ nữa. Đây là việc lợi ích lớn lao ngoài nghĩ ngợi, cảm thấu các bậc thần minh. Ngoài ra, đàn tràng tụng Chú Đại Bi, giúp thêm lời ban ân chóng cảm kích tới mọi sự cầu. Nếu như người cầu không thỏa mãn không phải do tâm đại bi đà la ni. Thảng hoặc nơi núi cao, thôn làng vắng vẻ, không có quan chức tham dự, nên mời chư tăng thanh tịnh xa gần tới tụng kinh theo chỗ chuyên biệt của họ, chí thành cầu nguyệncũng có thể có kết quả trời mưa. Kinh Hoa Nghiêm cảm ứng lược ký ghi rằng, ngài Tăng Đạo Anh, họ Trần người quán huyện Bồ, 18 tuổi cưới vợ ở chung 5 năm thề không gần nhau. Sau theo nghe Cự pháp sư trong huyện giảng Kinh Hoa Nghiêm bèn thế phát xuất gia theo nhiều người vào núi Chùa Bá Thê tu pháp tham thiền. Gặp tiết trời nắng hạn giảng Kinh Hoa Nghiêmđể cầu mưa. Có 2 cụ già, mỗi vị có 2 đồng tử theo hầu tìm đến nghe giảng. Ngài Đạo Anh thấy lạ bèn hỏi, mới biết đó là hải thần. Nhân đó nói rằng, nay vì đàn việt xin cho trận mưa. Lão trượng sai 2 đồng tử, một từ lỗ cửa sổ phóng ra trong thoáng chốc, một trận mưa to xối xuống, xa gần đều thấm nhuần. Công đức giảng Kinh Hoa Nghiêm mà cảm động đến trời làm đỗ cơn mưa lớn. Cũng như Kinh Pháp Hoa Trì Nghiệm ký ghi rằng, pháp sư Vân Quang, đời Lương, niên hiệu Phổ Thông, năm thứ hai, tập họp chúng nơi đại điện giảng Kinh Pháp Hoa, trời rưới mưa hoa giữa thiên không. Vua đem việc hạn hán hỏi ngài Hòa Thượng Chí Công. Chí Công nói rằng: có mây có thể đưa tới mưa. Vua nhân đó thỉnh Ngài giảng Kinh Pháp Hoa đến đổi thấm nhuần khắp nơi trời bèn đỗ mưa to nơi nơi đều lợi lạc. Nhân việc giảng Kinh Pháp Hoa đây mà cảm động trời đỗ mưa vậy.

Ngoài ra cũng có câu chuyện kể rằng: Ngài Thích Chân Quán chùa Nam Thiên Trúc đời Tùy Linh Ấn họ Phạm ở Tiền Đường. Lúc nhỏ tướng dị kỳ, lưỡi đỏ vằn quanh, 2 tay trái phải có chữ tiên nhơn, thường tụng kinh Pháp Hoa định mỗi ngày một bộ. Năm Khai Hoàng thứ 14 lúc trời hạn hán mời Thầy giảng Kinh Hải Long Vương, trời liền nhóm mưa. Nhờ giảng Kinh Hải Long Vương này mà làm cho trời mưa vậy. Ngoài ra, Ngài Thích Trung Lập ở Minh Châu đời Tống, họ Trần người huyện Ngàn, xuất gia năm 20 tuổi, được Vua ban hiệu Minh Trí vào đời Hy Ninh. Ở Nam Hồ thay thế Ngài Thần Trí mỗi ngày chuyên tupháp tham thiền. Vào năm Nguyên Hựu Ngài tái chủ trì Chùa Diên Khánh chuyên lạy Kinh Pháp Hoa 7 năm tu pháp viên mãn. Một hôm trong thiền quán, Ngài thấy mình ngồi trong một chiếc thuyền lớn bơi đi tự biết tới suối tuyền dũng; Ngài tụng Pháp Hoa hơn 10,000 bộ cứu được hạn hán qua đi rất linh nghiệm. Tụng Kinh Pháp Hoa và lạy sám Pháp Hoa mà làm cho trời mưa vậy.

Lại một chuyện khác, đời Tống hội Kê Đạo vị sơn, Ngài Thích Tông Lợi đã thọ giới Tỳ Kheo, tới Cô Châu nương Ngài Thần Ngộ lạy sám Pháp Hoa 3 năm. Một hôm, thấy Bồ Tát Phổ Hiền cỡi hư không qua trước mặt, tìm hỏi thành mới bích hồ, chuyên tu niệm Phật tam muội. Năm Chánh Hòa nguyên niên trời hạn hán, Ngài cầu mưa cảm tới long vương hiện thân sắc vàng rưới mưa đủ nước. Do công phu niệm Phật chí thành làm cho trời mưa.

Kinh Kim Cang Trì Nghiệm ký ghi, đời Đường Khai Nguyên năm 93, Lữ Văn Triển làm việc ở huyện Lãng Trung, rành rẽ Kinh Phật, lại chuyên trì tụng Kinh Kim Cang đến hơn 30,000 lần nên được điềm linh ứng kỳ dị. Cuối năm nọ, 3 cái răng đều rụng một lượt, bỗng mọc lại như cũ. Lúc còn làm việc tại Lãng Trung nhằm năm hạn hán, Vua ra lệnh dân chúng cầu mưa, Ngài vừa tụng một biến trời bèn đỗ mưa lênh láng; lại khổ ngập nước liền khiến tụng Kinh cầu dứt mưa, hợp thời đáp ứng. Do tụng Kinh Kim Cang làm cho trời mưa cũng như dứt mưa.

Một câu chuyện khác: Ngài Liên Trì đại sư (Tổ thứ 8 của Tịnh Độ Tông) ở Minh Quí vừa đi tham học trở về Hàng Châu, trên đường đi muốn vào thăm một tu viện trên núi cao, thấy mây giăng đầu núi u tịch, Ngài bèn lấy gậy chống. Lúc đó trời đang hạn hán, dân làng mời Thầy tụng kinh cầu mưa.

Thầy nói: “Lão tăng ở đây chỉ biết niệm Phật và không có pháp thuật nào cầu mưa được cả”.

Dân chúng nói: “Chỉ cần thỉnh Đại Sư niệm Phật”. Mời Thầy ra khỏi núi tới bờ ruộng niệm Phật, thế là mưa kéo tới ngay. Dân làng quá cảm niệm ân đức Ngài nên hoan hỷ ủng hộ kẻ công người của lập nên ngôi chùa cho Ngài tu niệm. Đây cũng chỉ do công phu niệm Phật mà cảm được mưa vậy. Cho nên việc cầu mưa hoàn toàn nhờ vào công đức chư Tăng hằng ngày công phu tu tập mới có thể cảm ứng được; cũng nên mời vị chủ lễ trang nghiêm giới đức mới có hiệu quả. Nếu như mời vị không đủ giới đức, chư Tăng thiếu tu chỉ làm trả lễ chiếu lệ nên cũng khó mà cảm được tới trời. Thậm chí còn làm ồn ào phức tạpnhư uống rượu, ăn thịt, vui đùa, làm điều bất chính, làm sao cảm thấu trời được, lại càng tạo thêm nhiều tội lỗi nữa!
Cầu cái gì.
Khoa học công nghệ hiện nay giúp được hết.
Quốc gia tiên tiến họ dùng súng bắn mây tạo mưa
Lập hệ thống kênh mương đào quanh , tưới tiêu tự động
Thiết lập hệ thống phun sương
Trồng nhiều cây xanh hết nóng.
 

Moonlotus1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-521086
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
4,542
Động cơ
221,538 Mã lực
Tuổi
46

greenkar

Xe tăng
Biển số
OF-27871
Ngày cấp bằng
25/1/09
Số km
1,313
Động cơ
498,135 Mã lực
Có cách nào mà lợi dụng được nhiệt năng để thành điều hòa nhiệt độ không các cụ nhỉ ? quê cháu nhiệt năng rất nhiều mà lãng phí quá.
 

Greeno

Xe lăn
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
12,591
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Cho em hỏi ngu phát, VN nóng nhiều sao không trồng rừng , đường phố sao không nhiều cây có bóng mát nhỉ
Thành phố giờ cây còn nhiều hơn nông thôn ấy. Rừng thì phá sạch, trồng thì ít nên xói mòn gây biến đổi khí hậu, hạn hán lũ lụt.
Về mấy tỉnh nông thôn đồng bằng sông hồng thấy toàn bê tông hoá, cây cối cổ thụ rất ít
 

Moonlotus1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-521086
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
4,542
Động cơ
221,538 Mã lực
Tuổi
46
Đà nẵng miền nam rồi bác.
Đà Nẵng xưa là 1 cảng cá nghèo hôi tanh bẩn ô nhiễm.
Cũng do người lãnh đạo Tỉnh nhà cả đấy.
Cứ nói Nghệ An - Hà Tĩnh là đất học lắm nhân tài mà lãnh đạo giỏi có tầm nhìn yêu quê hương ở đâu?
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,219
Động cơ
340,416 Mã lực
Em quê ở Hương Khê, mùa hè thì gió Lào, mùa đông thì gió mùa Đông Bắc, từ rét mướt thấu xương đến nắng nóng khô người đều quen thuộc.
Tầm năm 95-96 có dự án hỗ trợ xây bể chứa nước mưa chống hạn. Nhà em vay thêm tiền xây bể 3 khối nước nhưng cũng chả trụ được bao lâu.
Cứ năm nào xảy ra La Nina là đại hạn khủng khiếp, sau đó sẽ đến lũ lớn và mùa đông rét đậm rét hại. Trước đây đại hạn thì ra sông tắm giặt, ra giếng làng lấy nước. Giếng làng là 1 cái hố được đào quanh mạch nước ngầm lộ thiên ở giữa đồng. Giếng nông và rộng nên ngày thường thì trâu hay lội vào đằm. Đến mùa đại hạn, người làng gọi nhau đi "khảo giếng", tát nước, donj dẹp cho sạch sẽ, đóng cọc xung quanh ngăn trâu để dự phòng thiếu nước. Giếng làng chưa bao giờ hết nước trong hàng trăm năm, năm cạn nhất thì lấy gáo dừa hứng nước từ mạch ngầm tầm 30p cũng đủ 2 thùng (khoảng 30l) mang về.
Nhưng khoảng chục năm gần đây có 2 đợt đại hạn thì giếng làng cũng trơ đáy. Nguyên nhân là do thủy điện chặn dòng sông. Sông cạn, toàn bộ bán kính 3km từ con sông đều cạn khô.

Em ước gì họ trả lại con sông cho dân. Cứ vẽ vời bảo rằng điều tiết lũ nọ kia, thực ra từ khi có thủy điện lũ càng lớn và bất ngờ, hạn hán càng dữ dội.
Cái đập thủy điện 1 năm đóng ngân sách 1.8 tỉ đồng đó đang giết chết hàng trăm ngàn dân dọc theo sông Ngàn Sâu.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,113
Động cơ
458,619 Mã lực
Báo chí chưa chắc đã đúng , vào link bài báo cũng chả thấy ngày tháng đăng bài .
Quê em tuy phước bình định có thấy người nhà em kêu thiếu nước dell đâu . Mấy cụ vừa đi tour hội an đà nẵng về có thấy ai kêu gì đâu nhỉ ??
Cụ tinh nhỉ, bài ko ngày tháng thật. Nhưng PN online xếp bài này vào long form, dạng phóng sự, đây là bài mới nhất, sau cả "Bà Tân Vlog" nên chắc là "thì hiện tại" ạ.

Nươc hiếm, không rõ các du khách có được phục vụ thứ nước đề cập trong bài này ko:
Trời nóng, thiên hạ đổ về biển để xả hơi, nhưng tại Cù Lao Chàm (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), nơi mỗi ngày có hàng ngàn khách tìm đến, mấy ai biết những người làm du lịch ở đây đang chòi đạp, xoay xở đủ cách để đáp ứng nhu cầu nước sạch của khách. Bà Hồ Thị Thanh Tâm - chủ nhà hàng Nhân Tâm tại Bãi Ông - cho hay, dù chiều tối mấy ngày qua đã xuất hiện mưa, nước suối về giúp cho nước sinh hoạt đỡ căng thẳng, nhưng du khách tắm rửa đều phải dùng nước giếng bơm. “Nước ngầm vẫn có nơi bị phèn, hôi. Tôi chỉ còn cách hòa nước suối và nước ngầm để khử mùi. Khổ quá, nhưng biết làm chi bây chừ”.

Có lẽ chẳng ai nỡ bắt bẻ bà. Dân Cù Lao Chàm được khuyến cáo là hạn chế sử dụng nước ngầm để giữ gìn nguồn nước tự nhiên, nhưng họ đành thúc thủ. Bà Mai Thị Cúc - chủ nhà hàng Mai Khoa ở Bãi Ông - ngao ngán: “Dùng nước ngầm nhiều không tốt, nhưng ở đây không dùng nước giếng bơm thì không có nước dùng”.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,113
Động cơ
458,619 Mã lực
Em quê ở Hương Khê, mùa hè thì gió Lào, mùa đông thì gió mùa Đông Bắc, từ rét mướt thấu xương đến nắng nóng khô người đều quen thuộc.
Tầm năm 95-96 có dự án hỗ trợ xây bể chứa nước mưa chống hạn. Nhà em vay thêm tiền xây bể 3 khối nước nhưng cũng chả trụ được bao lâu.
Cứ năm nào xảy ra La Nina là đại hạn khủng khiếp, sau đó sẽ đến lũ lớn và mùa đông rét đậm rét hại. Trước đây đại hạn thì ra sông tắm giặt, ra giếng làng lấy nước. Giếng làng là 1 cái hố được đào quanh mạch nước ngầm lộ thiên ở giữa đồng. Giếng nông và rộng nên ngày thường thì trâu hay lội vào đằm. Đến mùa đại hạn, người làng gọi nhau đi "khảo giếng", tát nước, donj dẹp cho sạch sẽ, đóng cọc xung quanh ngăn trâu để dự phòng thiếu nước. Giếng làng chưa bao giờ hết nước trong hàng trăm năm, năm cạn nhất thì lấy gáo dừa hứng nước từ mạch ngầm tầm 30p cũng đủ 2 thùng (khoảng 30l) mang về.

Nhưng khoảng chục năm gần đây có 2 đợt đại hạn thì giếng làng cũng trơ đáy. Nguyên nhân là do thủy điện chặn dòng sông. Sông cạn, toàn bộ bán kính 3km từ con sông đều cạn khô.

Em ước gì họ trả lại con sông cho dân. Cứ vẽ vời bảo rằng điều tiết lũ nọ kia, thực ra từ khi có thủy điện lũ càng lớn và bất ngờ, hạn hán càng dữ dội.
Cái đập thủy điện 1 năm đóng ngân sách 1.8 tỉ đồng đó đang giết chết hàng trăm ngàn dân dọc theo sông Ngàn Sâu.
Thế nên bài báo mới đoạn này:

“Lửa” quét trên đồng và không biết khi nào dừng lại. Người già, trẻ em lấy bệnh viện làm nhà ngày càng đông. Để giữ ổn định sản xuất, các địa phương đã đề ra lịch thời vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung nguồn lực chống hạn; kêu gọi trung ương hỗ trợ. Nhưng tất cả cũng chỉ là giải pháp trước mắt. Bài toán chống hạn và chống lũ ở Miền Trung lâu nay vẫn luôn cùng một cách là “đụng đâu đỡ đó”, khi căn cơ là môi trường đã bị tàn phá nghiêm trọng. Việc xây dựng công trình phá hủy hệ thống nước ngầm kéo dài chưa dứt.
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,219
Động cơ
340,416 Mã lực
cũng bình thường

các tỉnh MT năm nào chẳng có nắng hạn

dân họ quen rồi
Năm nào cũng nắng nhưng những năm có La Nina thì nóng khủng khiếp cụ ơi. Nó ko giống như mùa khô Miền Nam đâu.
Nóng mà khô khốc như trong lò nung, càng có gió thì càng nóng, bật quạt càng nóng thêm, nước ao hồ cũng nóng như sôi, lội chân xuống muốn bỏng, cá chết nổi trắng. Đầm lầy quanh năm ngập nước cũng nứt nẻ.
Miền Nam mùa khô 6 tháng, nhưng thực tế chỉ có vài tháng ko có mưa. Còn vùng Nghệ Tĩnh Bình có năm 3 tháng ko mưa, nhiệt độ luôn trên 36 độ. Bình Thuận, Ninh Thuận thì còn khủng khiếp hơn nữa.
 

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
22,156
Động cơ
587,384 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Cụ tinh nhỉ, bài ko ngày tháng thật. Nhưng PN online xếp bài này vào long form, dạng phóng sự, đây là bài mới nhất, sau cả "Bà Tân Vlog" nên chắc là "thì hiện tại" ạ.

Nươc hiếm, không rõ các du khách có được phục vụ thứ nước đề cập trong bài này ko:
Trời nóng, thiên hạ đổ về biển để xả hơi, nhưng tại Cù Lao Chàm (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), nơi mỗi ngày có hàng ngàn khách tìm đến, mấy ai biết những người làm du lịch ở đây đang chòi đạp, xoay xở đủ cách để đáp ứng nhu cầu nước sạch của khách. Bà Hồ Thị Thanh Tâm - chủ nhà hàng Nhân Tâm tại Bãi Ông - cho hay, dù chiều tối mấy ngày qua đã xuất hiện mưa, nước suối về giúp cho nước sinh hoạt đỡ căng thẳng, nhưng du khách tắm rửa đều phải dùng nước giếng bơm. “Nước ngầm vẫn có nơi bị phèn, hôi. Tôi chỉ còn cách hòa nước suối và nước ngầm để khử mùi. Khổ quá, nhưng biết làm chi bây chừ”.

Có lẽ chẳng ai nỡ bắt bẻ bà. Dân Cù Lao Chàm được khuyến cáo là hạn chế sử dụng nước ngầm để giữ gìn nguồn nước tự nhiên, nhưng họ đành thúc thủ. Bà Mai Thị Cúc - chủ nhà hàng Mai Khoa ở Bãi Ông - ngao ngán: “Dùng nước ngầm nhiều không tốt, nhưng ở đây không dùng nước giếng bơm thì không có nước dùng”.
Em có lịch tháng sau đi tour bình định , phú yên ,quảng ngãi , hội an đúng khu chảo lửa trong bài báo xong sẽ review cho các cụ :)
 

love_all

Xe hơi
Biển số
OF-541731
Ngày cấp bằng
16/11/17
Số km
192
Động cơ
165,189 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nắng nóng, gió lào, cát trắng là đặc sản Miền Trung gian khó, thương thật.
Nếu là đặc sản thì em chắc nó phải có giá trị của nó.! em cũng thấy thương miền trung gian khó, nhưng em kính trọng sự kiên trì nhẫn nại của con người ở đây hơn.!.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Mới đi Mộc châu về thấy trên đó giờ cũng nóng gần ngang Hà nội rồi, tối không còn mát lạnh như cách đây hơn 20 năm nữa, có lẽ con người đã chặt hết rừng thành đồi núi trọc nhiều quá nên ảnh hưởng đến khí hậu ngày càng nóng lên như vậy
Cụ nói thế nào chứ cách đây 4 tháng em đi Mộc Châu thấy lạnh tê trym. Cần gì phải đến 20 năm trước.
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,219
Động cơ
340,416 Mã lực
cụ kêu lãnh đạo cụ. xây đường ống dẫn nước từ đập về làng mà để sinh hoạt. đã thiếu nước mà ko xây đập thì nó trôi con mẹ hết xuống biển
Quê em đầy đập cụ ơi. Mùa hè đi chăn trâu trong núi toàn tắm đập thôi.
Xã nào chả có 3-4 cái đập thủy lợi. Nhưng đập đều làm ở hẻm núi (chặn dòng khe suối làm đập), xa dân. Đó là nơi tắm giặt, cho trâu bò uống nước, chứ ko ăn được vì hằng năm ko nạo vét, dọn dẹp gì. Hệ thống mương thủy lợi thì Hương Khê chỉ có mương lấy nước sông Tiêm, làm từ năm 2 lẻ mấy, hồi em còn học cấp 2. Giờ thì sông Tiêm làm gì còn nước. Thủy điện lấy hết.
Những đập nước sạch thì rất xa, ko có đường mà xe có thể đi được. Và đại hạn thì đập cũng cạn khô dưới mực nước chết,
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
10,113
Động cơ
458,619 Mã lực
Thành phố giờ cây còn nhiều hơn nông thôn ấy. Rừng thì phá sạch, trồng thì ít nên xói mòn gây biến đổi khí hậu, hạn hán lũ lụt.
Về mấy tỉnh nông thôn đồng bằng sông hồng thấy toàn bê tông hoá, cây cối cổ thụ rất ít
ĐÚng là nông thôn nhiều nơi bây giờ còn ko "thiên nhiên" bằng thành thị cụ ạ.

Chưa kể quy hoạch hạ tầng cho sinh hoạt không được chú ý, những thứ thành thị phải chuẩn hóa, như nước sạch, nước thải, rác thải thì NT bị làm lung tung.

cụ kêu lãnh đạo cụ. xây đường ống dẫn nước từ đập về làng mà để sinh hoạt. đã thiếu nước mà ko xây đập thì nó trôi con mẹ hết xuống biển
Viết thì rất đơn giản, nhưng làm không đơn giản như viết ạ.

Ví dụ: có tải nổi chi phí để :

- làm súng bắn mây
- kênh mương đào quanh , tưới tiêu tự động
- xây đường ống dẫn nước


tât cả các giải pháp đều cần phải bền vững: tức là chi phí bỏ ra được bù đắp đủ từ các nguồn thu, nguồn xin được...

Cầu cái gì.
Khoa học công nghệ hiện nay giúp được hết.
Quốc gia tiên tiến họ dùng súng bắn mây tạo mưa
Lập hệ thống kênh mương đào quanh , tưới tiêu tự động
Thiết lập hệ thống phun sương
Trồng nhiều cây xanh hết nóng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top