Cầu Mưa:
Trích BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY- Chương hai: Báo Ân
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney, Australia và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
1.6 Cầu Mưa
Trời nắng lâu ngày mà không mưa, sơn môn (chùa) phải yết bảng cầu mưa. Sau đây dựa theo Kinh Đại Vân Luân cầu mưa. Cần lưu ý: lập đàn tràng nên chọn nơi sạch sẽ, đủ rộng cho số người tham dự. Cấu trúc đàn tràng sao cho thích hợp,trang nhã đẹp mắt; trên bàn bày biện hoa quả, lễ phẩm và hương đèn xoay về hướng đông; các bàn phía tây, nam, bắc cũng tương tự. Như vậy đều cúng long vương một thân 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu hay 9 đầu. Bốn góc đàn tràng, mỗi góc cắm 7 lá phan màu xanh; mỗi bàn có bình hoa, dĩa quả, đèn dầu. Chung quanh đàn lấy chiếu làm tường, bốn bên có 4 cửa, mỗi bên có 2 lối đi cho long hộ vệ lấy đó làmranh giới. Kinh ghi rằng hoặc lấy tro hay mực làm ranh giới mà ngày nay thường dùng mấy thứ này thay thế. Đầu rồng hướng ra phía cửa mà đuôi uốn lượn hợp với bụng nó. Ngoài cửa có che cũng lấy chiếu làm ranh, chọn một vị cao tăng trì giới đức hạnh làm chủ đàn; chư tăng cũng lựa người giới hạnh thanh tịnh để tụng kinh mới có hiệu quả tốt.
Chứng nghĩa ghi rằng: tổ chức nghi thức cầu mưa dựa theo Kinh Phật soạn ra. Duy chỉ lập đàn, sắp xếp chỗ ngồi, phan phướng, hình tượng v.v... việc chi tiêu tiền bạc tốn kém. Nếu quan chức đứng lo liệu vấn đề trở nên rất dễ giải quyết. Giả nhưchư tăng phát tâm lo liệu có thể dùng giấy, gỗ thay vàng lá. Kỳ nguyện cốt ở thành tâm trang trọng mà thôi. Song trải qua nếu có lúc mưa lớn cũng làm cho tạnh dứt, tạnh hẳn mới thấy được hiệu quả kinh này. Cũng có thể dùng để cầu trời tạnh ráo. Chỉ thay đổi nội dung 2 chữ là được, đổi chữ cầu mưa thành cầu nắng và cũng đổi lời sớ nữa. Đây là việc lợi ích lớn lao ngoài nghĩ ngợi, cảm thấu các bậc thần minh. Ngoài ra, đàn tràng tụng Chú Đại Bi, giúp thêm lời ban ân chóng cảm kích tới mọi sự cầu. Nếu như người cầu không thỏa mãn không phải do tâm đại bi đà la ni. Thảng hoặc nơi núi cao, thôn làng vắng vẻ, không có quan chức tham dự, nên mời chư tăng thanh tịnh xa gần tới tụng kinh theo chỗ chuyên biệt của họ, chí thành cầu nguyệncũng có thể có kết quả trời mưa. Kinh Hoa Nghiêm cảm ứng lược ký ghi rằng, ngài Tăng Đạo Anh, họ Trần người quán huyện Bồ, 18 tuổi cưới vợ ở chung 5 năm thề không gần nhau. Sau theo nghe Cự pháp sư trong huyện giảng Kinh Hoa Nghiêm bèn thế phát xuất gia theo nhiều người vào núi Chùa Bá Thê tu pháp tham thiền. Gặp tiết trời nắng hạn giảng Kinh Hoa Nghiêmđể cầu mưa. Có 2 cụ già, mỗi vị có 2 đồng tử theo hầu tìm đến nghe giảng. Ngài Đạo Anh thấy lạ bèn hỏi, mới biết đó là hải thần. Nhân đó nói rằng, nay vì đàn việt xin cho trận mưa. Lão trượng sai 2 đồng tử, một từ lỗ cửa sổ phóng ra trong thoáng chốc, một trận mưa to xối xuống, xa gần đều thấm nhuần. Công đức giảng Kinh Hoa Nghiêm mà cảm động đến trời làm đỗ cơn mưa lớn. Cũng như Kinh Pháp Hoa Trì Nghiệm ký ghi rằng, pháp sư Vân Quang, đời Lương, niên hiệu Phổ Thông, năm thứ hai, tập họp chúng nơi đại điện giảng Kinh Pháp Hoa, trời rưới mưa hoa giữa thiên không. Vua đem việc hạn hán hỏi ngài Hòa Thượng Chí Công. Chí Công nói rằng: có mây có thể đưa tới mưa. Vua nhân đó thỉnh Ngài giảng Kinh Pháp Hoa đến đổi thấm nhuần khắp nơi trời bèn đỗ mưa to nơi nơi đều lợi lạc. Nhân việc giảng Kinh Pháp Hoa đây mà cảm động trời đỗ mưa vậy.
Ngoài ra cũng có câu chuyện kể rằng: Ngài Thích Chân Quán chùa Nam Thiên Trúc đời Tùy Linh Ấn họ Phạm ở Tiền Đường. Lúc nhỏ tướng dị kỳ, lưỡi đỏ vằn quanh, 2 tay trái phải có chữ tiên nhơn, thường tụng kinh Pháp Hoa định mỗi ngày một bộ. Năm Khai Hoàng thứ 14 lúc trời hạn hán mời Thầy giảng Kinh Hải Long Vương, trời liền nhóm mưa. Nhờ giảng Kinh Hải Long Vương này mà làm cho trời mưa vậy. Ngoài ra, Ngài Thích Trung Lập ở Minh Châu đời Tống, họ Trần người huyện Ngàn, xuất gia năm 20 tuổi, được Vua ban hiệu Minh Trí vào đời Hy Ninh. Ở Nam Hồ thay thế Ngài Thần Trí mỗi ngày chuyên tupháp tham thiền. Vào năm Nguyên Hựu Ngài tái chủ trì Chùa Diên Khánh chuyên lạy Kinh Pháp Hoa 7 năm tu pháp viên mãn. Một hôm trong thiền quán, Ngài thấy mình ngồi trong một chiếc thuyền lớn bơi đi tự biết tới suối tuyền dũng; Ngài tụng Pháp Hoa hơn 10,000 bộ cứu được hạn hán qua đi rất linh nghiệm. Tụng Kinh Pháp Hoa và lạy sám Pháp Hoa mà làm cho trời mưa vậy.
Lại một chuyện khác, đời Tống hội Kê Đạo vị sơn, Ngài Thích Tông Lợi đã thọ giới Tỳ Kheo, tới Cô Châu nương Ngài Thần Ngộ lạy sám Pháp Hoa 3 năm. Một hôm, thấy Bồ Tát Phổ Hiền cỡi hư không qua trước mặt, tìm hỏi thành mới bích hồ, chuyên tu niệm Phật tam muội. Năm Chánh Hòa nguyên niên trời hạn hán, Ngài cầu mưa cảm tới long vương hiện thân sắc vàng rưới mưa đủ nước. Do công phu niệm Phật chí thành làm cho trời mưa.
Kinh Kim Cang Trì Nghiệm ký ghi, đời Đường Khai Nguyên năm 93, Lữ Văn Triển làm việc ở huyện Lãng Trung, rành rẽ Kinh Phật, lại chuyên trì tụng Kinh Kim Cang đến hơn 30,000 lần nên được điềm linh ứng kỳ dị. Cuối năm nọ, 3 cái răng đều rụng một lượt, bỗng mọc lại như cũ. Lúc còn làm việc tại Lãng Trung nhằm năm hạn hán, Vua ra lệnh dân chúng cầu mưa, Ngài vừa tụng một biến trời bèn đỗ mưa lênh láng; lại khổ ngập nước liền khiến tụng Kinh cầu dứt mưa, hợp thời đáp ứng. Do tụng Kinh Kim Cang làm cho trời mưa cũng như dứt mưa.
Một câu chuyện khác: Ngài Liên Trì đại sư (Tổ thứ 8 của Tịnh Độ Tông) ở Minh Quí vừa đi tham học trở về Hàng Châu, trên đường đi muốn vào thăm một tu viện trên núi cao, thấy mây giăng đầu núi u tịch, Ngài bèn lấy gậy chống. Lúc đó trời đang hạn hán, dân làng mời Thầy tụng kinh cầu mưa.
Thầy nói: “Lão tăng ở đây chỉ biết niệm Phật và không có pháp thuật nào cầu mưa được cả”.
Dân chúng nói: “Chỉ cần thỉnh Đại Sư niệm Phật”. Mời Thầy ra khỏi núi tới bờ ruộng niệm Phật, thế là mưa kéo tới ngay. Dân làng quá cảm niệm ân đức Ngài nên hoan hỷ ủng hộ kẻ công người của lập nên ngôi chùa cho Ngài tu niệm. Đây cũng chỉ do công phu niệm Phật mà cảm được mưa vậy. Cho nên việc cầu mưa hoàn toàn nhờ vào công đức chư Tăng hằng ngày công phu tu tập mới có thể cảm ứng được; cũng nên mời vị chủ lễ trang nghiêm giới đức mới có hiệu quả. Nếu như mời vị không đủ giới đức, chư Tăng thiếu tu chỉ làm trả lễ chiếu lệ nên cũng khó mà cảm được tới trời. Thậm chí còn làm ồn ào phức tạpnhư uống rượu, ăn thịt, vui đùa, làm điều bất chính, làm sao cảm thấu trời được, lại càng tạo thêm nhiều tội lỗi nữa!