Cụ hơi hiểu nhầm khi gộp chung "chính trị gia" và "chuyên gia y tế" làm một. Chính trị gia không có ngĩa là chuyên gia y tế, và chuyên gia y tế góp ý không có nghĩa chính trị gia lúc nào cũng nghe. Với chính trị gia, ở đâu cũng vậy, lợi nhuận cá nhân, lợi ích nhóm, yếu tố chính trị lúc nào cũng là một phần trong đa phần quyết định của họ. Cụ cười "mấy ông OF chém gió thành thần", nhưng thực ra một đứa dân đen mà chịu nghiên cứu lời của các chuyên gia chắc chắn sẽ hiểu biết hơn chính trị gia bảo thủ, đúng không ạ?
Em cứ lấy ví dụ thế này, Trump nhà ta nhé. Cách đây mấy tuần anh ấy kêu Covid chỉ là hoax, nước Mỹ kiểm soát tốt lắm, sắp hết cases rồi - trong khi đó các bác sĩ và các bang trên nước Mỹ thì kêu trời vì thiếu test và vì số ca vẫn tăng đều. Tuần trước anh ấy và Nhà Trắng còn nói rằng covid-19 chỉ như cúm mùa, và sẽ xử lý như một đợt cúm xấu. Nhưng điều đó không phải - chính chuyên gia y tế của Mỹ trong đội phản ứng do chính Trump chỉ định đã ngay lập tức nói khác khi trả lời báo chí, rằng covid nguy hiểm hơn cúm rất nhiều. Đấy là ví dụ cho cụ thấy chính trị gia không có nghĩa là hiểu biết nhiều hơn dân thường, và những gì họ nói không phải lúc nào cũng là sự thật (chẳng nói đâu xa, hôm qua bạn ấy lên phỏng vấn, có chuyên gia y tế ngay cạnh, còn chém gió phần phật - một số điều ngược hẳn với chính chuyên gia y tế của bạn ấy nói, chưa nói đến trên thế giới).
(Đây là chưa nói những trường hợp các chuyên gia đưa ra ý kiến trái ngược nhau nhé. Như CDC của Mỹ thì kêu "khẩu trang éo có tác dụng đâu, để dành cho nhân viên y tế đi, đừng đeo", trong khi chuyên gia Nhật, Đức, Hàn thì lại nói rằng "Việc đeo khẩu trang, kể cả khẩu trang tự chế, cũng sẽ có tác dụng giảm số case lây nhiễm đáng kể". Vậy chúng ta tin chuyên gia nào? Hay là chúng ta chỉ nên kết luận rằng covid còn khá mới, những gì chuyên gia một hai nước nói chưa chắc đã đúng, nên chờ thông tin từ quốc tế nhìn chung?)