Nói tới "miễn dịch cộng đồng" khi chưa có vaccine cho dù lươn lẹo thế nào thì bản chất vẫn là lấy người dân làm chuột chế vaccine tự nhiên. Là chiến thuật biển người, cứ xông lên đi, chết 1 ít rồi sẽ đè bẹp được nó.
Còn tất cả các biện pháp phòng chống cảm cúm như giữ ấm, ăn tỏi, già thì đừng ra gió, nó độc lập hoàn toàn với phương pháp "miễn dịch cộng đồng", đừng lôi nó vào để che đậy sự bất nhân kia.
Nhìn lại bài viết toàn những chỗ in đậm "tìm cách manage" với cả "Nếu manage đc tốt thì đúng là tỉ lệ nhiễm bệnh sẽ nhiều, nhưng sẽ trải đều".
Vấn đề là làm thế nào để manage thì không có, tức là không làm gì cả hay còn gọi là thả cho lây, chọn lọc tự nhiên đấy.
Chuẩn cụ. Vấn đề manage thế nào và trong điều kiện nào.
Ý kiến cá nhân của em thì Việt Nam đang làm tốt. Đức làm rất tốt. Hàn Quốc cũng là rất tốt. Muốn tốt cũng phải có tí điều kiện.
Nó là như thế này:
Dịch chỉ hết (khả năng cao) cho đến hè hoặc có vắc xin (chắc sau hè)
Tốc độ lây lan của em covid này nếu để lây lan cộng đồng thì đâu đó mỗi ngày gấp đôi (Mỹ chẳng hạn)
Tốc độ nhiễm bệnh và diễn biến tăng nặng em có đọc đâu đó là 20%
Tốc độ chữa bệnh, tùy thuộc điều kiện cơ sở hạ tầng, đội ngũ y bác sỹ và thuốc, hiện đang khoảng vài trăm ca/ ngày, là đối với các nước phát triển, như Đức chẳng hạn.
Năng lực y tế như Đức là 25k giường bệnh nặng, cứ cho là quá tải xảy ra khi có gấp 10 lần số đó đi. Chưa kể suy giảm đội ngũ y tế do nhiễm bệnh, khan hiếm thuốc và ô nhiễm môi trường.
Các cụ tính cho em, nếu để lây lan cộng đồng thì sau bao nhiêu ngày, nước Đức sẽ thất bại. Thất bại được hiểu là quá tải y tế như định nghĩa phía trên. Có đợi được đến mùa hè không.
Câu hỏi tương tự, Mỹ có đợi được đến mùa hè không. Vì sao đã có nhận định tới cả trăm K người chết (gấp vài lần cúm mùa thôi mà)
Câu hỏi tương tự với Việt Nam. Và, Việt Nam đang làm những việc có xứng đáng chưa.