Để em trả lời cho cụ, đây hoàn cảnh nhà em luôn bà già gần 70, rất nhiều bệnh tật và thuộc đối tượng nguy hiểm nhất. Bà già em hàng ngày đều ở nhà, ko ra đường, tiếp xúc chủ yếu với con cháu và người giúp việc.
Nếu được em xin mẹ em lên cách li trên cao khoảng 1 tháng, chuẩn bị đồ ăn uống đầy đủ, gọi điện xem video kiểm tra thường xuyên. Còn cả nhà em xin đc ra ngoài lây nhiễm Covid-19, ở khách sạn. Xác suất rủi ro đối với nhà em là rất thấp, sau một tháng nhiễm rồi có antibody rồi thì về nhà. Kể từ đó thì vợ chồng con cái em tạo ra 1 cái hàng rào bảo vệ mẹ em vì bọn em ko thể bị lây nhiễm từ ai khác nữa.
Nếu gia đình các bạn bè mẹ em cũng làm y hệt thì căn bản là rủi ro cả xã hội sẽ rất thấp. Vẫn sẽ có người chết nhưng căn bản sẽ là những cụ giật dẹo sẵn hay cắn ma tuý đá (ví dụ ở Ý cụ thấy tất cả những case dưới 40 đều có bệnh nặng sẵn rồi), ko tạo áp lực lên hệ thống ICU vì nói thật là nó còn phải phục vụ cho cả đống ung thư, tim mạch... những bệnh gây chết người hàng năm gấp cả hàng chục lần pneumonia.
Đấy căn bản là ý tưởng ban đầu của ko phải riêng Anh đâu mà toàn châu Âu và Mỹ Úc... sau khi thấy hậu quả từ Italy. Cái chỗ Imperial College nó advise cho cả Anh cả Mỹ cả Pháp các kiểu chứ ko riêng gì Anh. Nhưng khi mà áp lực từ dân chúng lên cao quá, Trump nó đã phải thay đổi thì tất cả bọn kia phải theo hết, lúc này là cứu dân. Kinh tế đằng nào cũng toang rồi thì thôi đóng luôn thể cũng chả toang thêm đc nữa.
Chiều dân lúc này, nhưng hơn ai hết giới lãnh đạo hiểu và có đầy đủ số liệu để biết là khủng hoảng kinh tế nó sẽ dẫn đến thêm bao nhiêu cái chết gián tiếp. Nhưng thôi họ cũng chả còn cách nào. Dân chủ phương Tây là nó cứ theo dân, chỉ có “lòng dân” chứ chả có ý chí cụ thể kiểu “ý đảng” gì hết, hôm nay nói một đằng mai nó xoay ngoắt 180 luôn, dân thích thì chiều.