Mấy năm trước, trà dư tửu hậu với mấy người cao niên. Có một bác là người Bắc di cư 1954 nói rằng "cứ người Bắc đi tới đâu thì văn hóa ở đó sẽ bị biến dạng".
1. Ngay ở Thống Nhất và Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), xưa ông Diệm bố trí cho người Bắc di cư định cư vào những vùng riêng có đặc điểm thổ nhưỡng gần gũi với miền Bắc nhất để người dân có thể bắt đầu cuộc sống mới mà không phải thay đổi nhiều thói quen canh tác so với ngoài Bắc. Sau một vài năm với bản tính cần cù, những vùng này trù phú lên hẳn nhưng cũng lộn xộn rất nhiều, nhiều quán thịt chó (tập quán chung Nam Bộ là không ăn thịt chó), kinh doanh không giữ tín, hay cãi cọ và đặc biệt là coi thường luật pháp (xin lưu ý đây là trước 1975).
Thỉnh thoảng em có đi Đà Lạt, khi qua Thống Nhất, ít nhất cảnh tượng giao thông cũng chả khác gì ngoài Bắc, đầu trần không mũ, kẹp 3,4, chạy ngược chiều... Nhìn chung là rất lộn xộn so với mặt bằng chung của giao thông trong Nam. Em nghiệm lại điều bác kia nói thấy ít nhất nó cũng đúng trên khía cạnh ý thức giao thông.
2. Các tỉnh miền Nam có đông người Bắc vào sau 1990 cũng tương tự, kinh tế phất lên nhiều như Bình Dương, Vũng Tàu, Đòng Nai nhưng cũng từ đó có chặt chém và văn hóa giao thông xuống cấp.
Em nghiệm ngay ở thành phố, các khu vực đông người Bắc vào lập nghiệp như Gò Vấp, Bình Thạnh, Q12 đúng là bộ mặt phố phường nói chung nhếch nhác và lộn xộn hơn hẳn so với các nơi khác, tệ hơn cả những nơi trước đây coi là xấu xí nhất như Q4 hay Q8.
Em cũng là một người Bắc, khi nghe họ nói điều này ít nhiều cũng có tự ái - nhưng nhìn nhận nghiêm túc thấy họ có những ý đúng mà mình cần phải nghe.
Bất giác liên tưởng mấy bài báo hay thread nào đó trên mạng, mọi người nói rằng Côn Đảo hay Phú Quốc hay Đà Lạt thì các những chỗ ngon các đại gia ngoài Bắc đã nắm hết rồi.
Chả rõ thực hư thế nào, nhưng ít nhiều thấy cũng có cái gì đó có lý và logic với nhau