Maybayfun - Nơi trao đổi tất tần tật các vấn đề liên quan đến máy bay

Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,435
Động cơ
523,728 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Nói thật, trong đời làm hàng không của em, em chỉ tiếc nhất là Mr Hà Dũng, người đãc có tâm với ngành này nhưng hơi thiếu tí tầm nên đã không thực hiện (hay không biết) được những quy trình tối thiểu khi điều hành hoạt động 1 hãng hàng không. Đã phạm quá nhiều sai lầm trong việc tuyển dụng nhân sự và chiến lược phát triển cũng như quá tự tin khi ký hợp đồng dịch vụ. Em rất tiếc, vì em đi máy bay của hãng thấy hoàn toàn có thể phát triển tốt nếu biết thực hiện một chiến lược phát triển theo từng thời kỳ hợp lý. Năm ngoái có lần em đã có ý định viết 1 bức thư cho anh ấy sau khi thấy anh ấy có quyết tâm bay, nhưng chẳng biết gửi đi đâu. Hiện tại hãng ấy vẫn nợ em gần 20tr:(:77:
 

MayMan

Xe tăng
Biển số
OF-2252
Ngày cấp bằng
3/11/06
Số km
1,912
Động cơ
583,579 Mã lực
em cũng mới đi từ Vancouver về. xem hành trình bay thấy nó ko bay thẳng mà men theo bờ biển, tính ra cũng mất thêm 1-2h bay đấy chứ.

 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,435
Động cơ
523,728 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
em cũng mới đi từ Vancouver về. xem hành trình bay thấy nó ko bay thẳng mà men theo bờ biển, tính ra cũng mất thêm 1-2h bay đấy chứ.

Vâng, em dự là cụ đi CX889 bằng B777-300 về Hồng kông rồi thì đổi sang VN793 bằng A321 để về Hà Nội:^). Đường bay này hiện đa số các hãng bay đều dùng cho chặng bay gọi là vượt Thá Bình Dương-Transpacific ạ:)
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,435
Động cơ
523,728 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
vâng đúng ạ trên máy bay thương mại luôn có bình oxI mang theo
trên đó còn có máy điều hòa áp suất những thiết bị này chạy điện từ máy phát điện ở đuôi máy bay
Chỉ chính xác 1 phần thôi cụ ợ. Máy phát điện ở đuôi máy bya hay còn gọi là động cơ phụ thông thường được tắt đi sau khi động cơ chính đã khởi động thành công ạ. Hệ thống điều áp hoàn toàn sử dụng năng lượng cung cấp từ động cơ chính và hệ thống điều áp này nằm ở đuôi máy bay, ngay sau khu vực dành cho tiếp viên ở cuối máy bay ạ, chắc cũng là ở cuối nên cụ nhầm tí ạ:)
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,435
Động cơ
523,728 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Thực không dám cãi đài, em toàn hóng hớt ngồi nghe nhưng riêng phần bôi đậm thì thấy có vẻ không hợp lý lắm.

1) Em thực sự không biết là máy bay có bị giảm độ cao khi đi vào vùng không khí loãng hay không nhưng theo em thì là có. Lý do, bị giảm lực nâng do không khí loãng. Em dự rằng, sau khi rơi tự do một "tý", máy bay sẽ hoặc là ra khỏi vùng loãng đấy, hoặc tìm được điểm cân bằng mới thấp hơn điểm lúc nãy.

2) Việc máy bay đo độc cao bằng giè, theo em chả ảnh hưởng gì đến độ cao của nó cả. Hình như trên đấy, máy bay đo độc cao và vận tốc bằng áp suất khí quyển. Em đoán thế vì thỉnh thoảng cũng bán được một bộ "Air Data Test Set", :21:, dùng để calibrate tất cả những gì có liên quan đến áp suất trên máy bay.
Máy bay có 2 loại thiết bị dùng để đo độ cao, 1 là bằng sóng Radio, 2 là bằng pitot áp suất khí quyển. Khi bay trên 2500feet theo như em hiểu thì do khoảng cách đã xa so với mặt đất nên dùng áp suất là thì chuẩn hơn. Ngược lại khi bay dưới mức 2500feet, nhất là đang ở vùng tiếp cận chuẩn bị hạ cánh thì sóng radio là chuẩn hơn, thêm nữa áp suất trên mặt đất thay đổi có thể làm hệ thống hiểu nhầm dẫn tới độ cao thực tế không chính xác, rất nguy hiểm cho hoạt động bay. Khi bay trên cao và vào cùng có áp suất cao, hay vùng không khí loãng, máy bay thực tế bị tăng giảm độ cao, nhưng trên đồng hồ báo độ cao thì không phải thế, mà thông thường em thấy nó vẫn giữ đúng mức đã được preset. Có những hôm thấy máy bay có vẻ như đang tụt nhưng thực tế thì đồng hồ vẫn đang nhảy lên ạ. Em biết sao nói vậy, cái này là thực tế em chứng kiến, còn phản bác ý kiến của cụ thì em không dám, hay nói đúng hơn chẳng biết nói gì:)
 

MonteBianco

Xe tải
Biển số
OF-56275
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
451
Động cơ
451,824 Mã lực
Nói thật, trong đời làm hàng không của em, em chỉ tiếc nhất là Mr Hà Dũng, người đãc có tâm với ngành này nhưng hơi thiếu tí tầm nên đã không thực hiện (hay không biết) được những quy trình tối thiểu khi điều hành hoạt động 1 hãng hàng không.
Tui có vài ý kiến muốn trao đổi thêm với bác Chim Béo:

1/ Cá nhân tôi hoàn toàn tôn trọng bác HD, nhưng kinh doanh như thế thì có thể được gọi đơn giản là chết vì thiếu hiểu biết không ạ? Làm kinh doanh, lại là một ngành dịch vụ mới, phức tạp, liên quan nhiều đến an ninh, lại phải đá sân nhà với một đại gia được uống sữa vô tư, mà chỉ có mỗi tâm trong khi không thực hiện (hay không biết) được những quy trình tối thiểu khi điều hành hoạt động 1 hãng hàng không.

2/ Cảm ơn bác và anh em đã giải thích thêm về đường bay vàng. Dịp câu chuyện về đường bay vàng được báo chí khai thác, tui chỉ có cảm giác là cách thức và nội dung phản ứng của cơ quan liên quan không được thỏa đáng.

Many thanks. (c)
 
Chỉnh sửa cuối:

MonteBianco

Xe tải
Biển số
OF-56275
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
451
Động cơ
451,824 Mã lực
em cũng mới đi từ Vancouver về. xem hành trình bay thấy nó ko bay thẳng mà men theo bờ biển, tính ra cũng mất thêm 1-2h bay đấy chứ.

Xin phép bác Người Mây được dùng hình trên, để tui nêu lại 2 câu hỏi (phần in nghiêng, tím) với các chuyên gia hàng không:

1/Với hành trình xuyên đại dương, ví dụ Á - Bắc Mỹ, có hãng bay men theo riềm lục địa (kể cả chuyên cơ nhà ta), có hãng bay thẳng xuyên đại dương luôn (cực phê khi nhìn đường bay thẳng từ bờ Tây nước Mỹ hướng đến Hàn Quốc). Vậy lý do là sao? Có phải do máy bay nhỏ nên phải bay men? Dịp tui bay từ Mỹ về Hàn Quốc, tui không nhớ chính xác là xuất phát từ thành phố nào, nhưng các bạn Hàn bay thẳng, xuyên đại dương luôn. Hành trình này đem lại cảm giác phê, với tui, vì: (1) nó thể hiện sự lớn mạnh của hàng không Hàn so với nhiều hãng khác (tui khỏe, tui đi thẳng trong khi nhiều anh khác phải đi men); (2) nó thể hiện sự tự tin của hàng không Hàn (nói dại mồm, chẳng may xảy ra sự cố, hành khách chờ cứu hộ giữa đại dương thì chắc lâu lâu lắm).

2/Cách đây vài tháng, tui đọc trên 1 tờ báo của Canada có nói về hệ thống dẫn đường, tui nhớ đại ý "khi máy bay bay qua đại dương, do tính chất của sóng vô tuyến, máy bay sẽ không nhận được thông tin từ hệ thống dẫn đường". Đánh giá như vậy đúng không? Khi đó, tôi cũng tự thắc mắc là tại sao không sử dụng thông tin từ vệ tinh để dẫn đường.

Cảm ơn các bác.
 

laixevuive

Xe hơi
Biển số
OF-43905
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
183
Động cơ
465,910 Mã lực
Em hỏi mấy câu này hơi ngố một chút. Những em thật sự không biết:
- Phi công lái Airbus thì có lái được Boeing không? Em thì đoán là lái A310 được chắc chưa được phép lái Boeing 747.
- Có quân hàm trong phi công không? Nếu có thì theo tiêu chuẩn quốc tế hay từng nước? Vì em thấy phi công ăn mặc khá giống nhau.
- Có phải cơ trưởng luôn ngồi bên trái không?
- Trước mỗi chuyến bay thì phi công mới biết chiêu đãi viên hay luôn bay theo nhóm?
- Phi công chỉ bay một tuyến đường quen thuộc hay thay đổi liên tục?

Cám ơn các bác trước!
 

mr Q

Xe đạp
Biển số
OF-12290
Ngày cấp bằng
27/12/07
Số km
27
Động cơ
524,660 Mã lực
Các bác ở mặt đất cho em hỏi một câu. Em thấy trên TV chiếu ở phòng điều khiển mặt đất nước ngoài (trong nước thì em không biết) thấy các bác dùng rất nhiều thanh gỗ vuông xếp lên nhau. Em không hiểu để làm gì, em đoán là mỗi mẩu gỗ là cho 1 chuyến bay nhưng những sân bay lớn hàng nghìn chuyến bay thì sao đủ gỗ?

À em góp ý cái, em thấy sân bay nhà mình nhất là Nội Bài cỏ mọc um tùm. Nước ngoài thì họ cắt ngắn lắm, sau em mới biết họ cắt ngắn một phần để đẹp mà phần chính là để chim, thỏ, cáo v.v. không làm tổ. Vì mấy con này dễ gây cản trở MB lắm.
dạ cái này thì nhà cháo bít ạ,trên thanh gỗ đó có khe để luồn 1 tời giấy vào, tờ giấy đó ghi rất nhiều thông tin về một chuyến bay,KSVKL dựa vào đó để kiểm soát các tầu bay, khi tầu bay đó qua vùng trách nhiệm của mình KSVKL sẽ rút tờ giấy đó đưa vào lưu trữ,và thanh gỗ đó sẽ quay vòng cho nên không cần nhiều đâu ạ
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,925
Động cơ
54,950 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Nếu bay dưới nước thì không được, chứ nước mưa thì ngày nào động cơ chẳng gặp phải ạ. Hoàn toàn không vấn đề gì. Mảng này em biết bộp chộp, xin cụ nào có khả năng giúp em ạ.:77:.
Động cơ được thiết kế vậy rồi, mưa bão vẫn OK, dưới áp suất và nhiệt độ cao sau các tầng máy nén, không khí đi vào buồng đốt chỉ là mang nhiều hơi nước thôi, không có giọt nước nào đâu.

Các bác chạy ô tô cũng vậy, đâu phải trời nồm là xe công suất yếu đi đâu. Lúc đó mặc dù lọc khí có đọng nước thì khí nạp vào buồng đốt chỉ mang hơi ẩm nhiều thôi, chứ để nước chảy thành dòng vào xylanh là... thủy kích.

@ Bác Chim: hôm nào bác hú mấy anh em trong ngành làm cái off đi nhẩy (b)
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,435
Động cơ
523,728 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Xin phép bác Người Mây được dùng hình trên, để tui nêu lại 2 câu hỏi (phần in nghiêng, tím) với các chuyên gia hàng không:

1/Với hành trình xuyên đại dương, ví dụ Á - Bắc Mỹ, có hãng bay men theo riềm lục địa (kể cả chuyên cơ nhà ta), có hãng bay thẳng xuyên đại dương luôn (cực phê khi nhìn đường bay thẳng từ bờ Tây nước Mỹ hướng đến Hàn Quốc). Vậy lý do là sao? Có phải do máy bay nhỏ nên phải bay men? Dịp tui bay từ Mỹ về Hàn Quốc, tui không nhớ chính xác là xuất phát từ thành phố nào, nhưng các bạn Hàn bay thẳng, xuyên đại dương luôn. Hành trình này đem lại cảm giác phê, với tui, vì: (1) nó thể hiện sự lớn mạnh của hàng không Hàn so với nhiều hãng khác (tui khỏe, tui đi thẳng trong khi nhiều anh khác phải đi men); (2) nó thể hiện sự tự tin của hàng không Hàn (nói dại mồm, chẳng may xảy ra sự cố, hành khách chờ cứu hộ giữa đại dương thì chắc lâu lâu lắm).

2/Cách đây vài tháng, tui đọc trên 1 tờ báo của Canada có nói về hệ thống dẫn đường, tui nhớ đại ý "khi máy bay bay qua đại dương, do tính chất của sóng vô tuyến, máy bay sẽ không nhận được thông tin từ hệ thống dẫn đường". Đánh giá như vậy đúng không? Khi đó, tôi cũng tự thắc mắc là tại sao không sử dụng thông tin từ vệ tinh để dẫn đường.

Cảm ơn các bác.
Chào bác,


Thứ 1 xin nói với bác là không có hãng hàng không nào tự sáng tác ra được bất kỳ đường bay nào, kể cả những hãng lớn như American Airlines hay Japan Airlines hay Air France mà đều phải bay theo đường bay được nhà chức trách hàng không thiết lập và được tổ chức hàng không dân dụng thế giới cho phép khai thác. Hãng Korean Air chỉ là hãng hãng không hạng trung, trong bảng vàng dành cho các hãng hàng không về độ an toàn và chất lượng phục vụ hãng này chưa có vị trí đáng kể. Dĩ nhiên, VNA thfi chỉ làm vua xứ mù thôi. Vì thế cho nên việc bác nghĩ rằng nó bay thế ra vẻ ta đây hay gì gì đó thì chỉ là do bác...nghĩ vậy thôi ạ.

Thứ 2, đường bay mà bác nói đến hiện nay được một số hãng đã và đang bắt đầu khai thác, nhưng KHÔNG phải là kẻ thẳng một vạch từ ICN đến các thành phố bờ Tây của Bắc Mỹ mà thực ra nó vẫn phải bay lên phía Bắc rất nhiều rồi mới bay ngang qua, nhưng so với đường bay trước kia (là đường bay như cụ MayMan chụp màn hình ở trên của Cathay Pacific 889) thì nó ngắn hơn khoảng 1h giờ bay. Hôm thứ 5 tuần trước em cũng bay trên đường bay này trên 1 hãng hàng không lớn. Nhưng như em đã nói, mở một đương bay không phải đơn giản, trên hanh trinh mới này, các đài dẫn đường mặt đất không phải không có, không những thế còn có cả một số trạm cung cấp thông tin khí tượng tự động được lắp đặt trên biển. Duy nhất chỉ có thông tin liên lạc 2 chiều giữa người lái và mặt đất bằng radio
qua các thiết bị VHF là không thể vì tầm phủ sóng tối đa của VHF không thể tới đựoc. Mọi liên lac khi bay như thế bày thì đối với ngwuwoif lái, họ sử dụng hệ HF với tầm phủ sóng rộng hầu như khắp thế giới, nhưng chất lượng kém để liên lạc, chủ yếu vẫn là bằng ký hiệu và/hoăc qua cảnh ở một cơ quan trung gian trên mặt đất.

Thứ 3, hiện chỉ có rất ít quốc gia, vùng lãnh thổ cho phép sử dụng hệ thống dẫn đường hàng không dân dụng bằng GPS như Mỹ, Canada...Lý do em nghe nói là do độ sai số của vệ tinh. Vì thông thương 1 thiết bị định vị mà chúng ta dùng nó sử dụng tín hiệu thu từ khoang 4-5 vệ tinh không gian. Thông số, nhất là đối với một vật thể bay có tốc độ như máy bay thì độ chính xác càng thấp.

Ps: Bọn em không phải chuyên gia, chỉ là những người đang làm việc liên quan đến hàng không và ở đây cũng chỉ là đưa ra thông tin gọi là hỗ trợ giải trí để anh em OF có cái nhìn kỹ hơn 1 chút về ngành của bọn em cũng như an toàn khi đi máy bay cho tất cả. Take it easy, man:):6:.
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,925
Động cơ
54,950 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Xin phép bác Người Mây được dùng hình trên, để tui nêu lại 2 câu hỏi (phần in nghiêng, tím) với các chuyên gia hàng không:

1/Với hành trình xuyên đại dương, ví dụ Á - Bắc Mỹ, có hãng bay men theo riềm lục địa (kể cả chuyên cơ nhà ta), có hãng bay thẳng xuyên đại dương luôn (cực phê khi nhìn đường bay thẳng từ bờ Tây nước Mỹ hướng đến Hàn Quốc). Vậy lý do là sao? Có phải do máy bay nhỏ nên phải bay men? Dịp tui bay từ Mỹ về Hàn Quốc, tui không nhớ chính xác là xuất phát từ thành phố nào, nhưng các bạn Hàn bay thẳng, xuyên đại dương luôn. Hành trình này đem lại cảm giác phê, với tui, vì: (1) nó thể hiện sự lớn mạnh của hàng không Hàn so với nhiều hãng khác (tui khỏe, tui đi thẳng trong khi nhiều anh khác phải đi men); (2) nó thể hiện sự tự tin của hàng không Hàn (nói dại mồm, chẳng may xảy ra sự cố, hành khách chờ cứu hộ giữa đại dương thì chắc lâu lâu lắm).

2/Cách đây vài tháng, tui đọc trên 1 tờ báo của Canada có nói về hệ thống dẫn đường, tui nhớ đại ý "khi máy bay bay qua đại dương, do tính chất của sóng vô tuyến, máy bay sẽ không nhận được thông tin từ hệ thống dẫn đường". Đánh giá như vậy đúng không? Khi đó, tôi cũng tự thắc mắc là tại sao không sử dụng thông tin từ vệ tinh để dẫn đường.

Cảm ơn các bác.
Bổ sung thêm thông tin của bác Chim:

Trong lĩnh vực bay xuyên đại dương có khái niệm ETOPS (Engine-Twin Off and Passengers must Swim - Máy bay 2 động cơ bị chết máy và hành khách phải bơi) - Em đùa thôi, nó là Extended-range Twin-engine Operational Performance Standards do tổ chức ICAO quy định.

ETOPS có các mức 60' đến cao nhất là 207', cái đó được hiểu nôm na là số phút tối đa máy bay duy trì được với 1 động cơ cho đến sân bay gần nhất có thể hạ cánh trong hành trình bay. Để đạt ở mức càng cao, cái này phụ thuộc rất nhiều vào hỗ trợ kỹ thuật của hãng HK.

Do đó, với các máy bay được hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ nhất, tiên tiến nhất của các hãng HK có đội ngũ kỹ thuật mạnh thì có thể bay xa đất liền hơn (nơi có các sân bay) về phía trung tâm đại dương. Do đó, đường bay ít cong hơn thôi. Nhưng về mặt nguyên tắc, MB vẫn phải bay qua các điểm mốc trên mặt đất (có điều khoảng cách xa hay gần hơn), đường bay nối qua các điểm mốc đó gọi là tuyến bay, khoảng cách các đường bay cách các điểm mốc gần xa đó gọi là hành lang bay.

Ví dụ như từ Mỹ về HQ như bác nói, có thể có các hành lang cách bờ biển từ khoảng 30' bay (khoảng 500km) cho đến 180' bay (khoảng 3000km - cái này khác gì bay cắt đại dương???)
 

ngaydoclap

Xe container
Biển số
OF-12284
Ngày cấp bằng
26/12/07
Số km
8,713
Động cơ
590,159 Mã lực
Nơi ở
Đồn mang cá
Em đang tính phải xin Min Mod làm sao giữ lại những cái thớt hay như thế này và cũng vì tiếc công sức các cụ đã cố gắng viết rất dài rất hay cho mọi người. Em trộm nghĩ tới xin đât cho hội MBBG để lưu trữ riêng những thông tin hay về hàng không đấy, và cũng là nơi để anh chị em yêu khoa học hàng không cùng sinh hoạt đấy :P
 

chevy

Xe buýt
Biển số
OF-285
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
631
Động cơ
586,050 Mã lực
Nơi ở
ở VVGL, làm VVNB, chơi VVOF, VNFS
Website
www.facebook.com
Em hỏi mấy câu này hơi ngố một chút. Những em thật sự không biết:
Cám ơn các bác trước!
tiếp chuyện với các cụ thích thật vì đây là niềm đam mê của e. (l)

- Phi công lái Airbus thì có lái được Boeing không? Em thì đoán là lái A310 được chắc chưa được phép lái Boeing 747.
- Không cụ ah. Chỉ 1 số trường hợp tính năng tương tự thì bay lẫn được. VD: A320 và A321. Còn muốn chuyển loại khác thì phải đi học.

- Có quân hàm trong phi công không? Nếu có thì theo tiêu chuẩn quốc tế hay từng nước? Vì em thấy phi công ăn mặc khá giống nhau.
- Có quân hàm, theo chuẩn (số vạch) nhưng có thể mở rộng.
VD: ở VN, 1 vạch là Học viên cơ bản, 2 - Đang huấn luyện (sau khi tốt nghiệp cơ bản), 3 - Lái Phụ, 4 - Lái Chính.

- Có phải cơ trưởng luôn ngồi bên trái không?
- Cơ trưởng luôn ngồi bên trái vì thiết kế nó vậy rồi. :)

- Trước mỗi chuyến bay thì phi công mới biết chiêu đãi viên hay luôn bay theo nhóm?
- 2 đội Phi công và Tiếp viên là khác nhau, nên k cố định.

- Phi công chỉ bay một tuyến đường quen thuộc hay thay đổi liên tục?
- Tùy theo loại tàu bay mà Pilot đang điều khiển. VD: A320 đi Sing, Đà Nẵng, SG, Nhật ... nên họ sẽ chỉ đi các chặng đó, có luân chuyển.

Nếu cụ nào muốn thử cảm giác làm Pilot thì cài game Microsoft Flight Simulator 2004 vào rồi tham gia Diễn đàn Vietnam Flight Simulator với em nhé. (l)
 
Chỉnh sửa cuối:

LX570

Xe hơi
Biển số
OF-24885
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
155
Động cơ
492,230 Mã lực
Ôi, cái quạt tai voi, cái quạt tai voi:)). Đã bao lâu nay em mới thấy cáiii quạt đó:(.

Con này của cụ chắc chắn là MI rồi còn gì phải ngợi. Cái cửa buồng lái, cái Joystick rồi thì độ dày mỏng của vỏ máy bay, mấy cái đồng hồ kia thì máy bay của Liên Xô XHCN sai làm sao được:))
Con này chính xác là MI-172 của Tổng công ty bay dịch vụ
 

henry tran

Xe buýt
Biển số
OF-469
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
794
Động cơ
586,800 Mã lực
of chưa thấy có bác nào là pilot nhỉ; bên os có vài bác giặc lái tán chuyện máy bay tàu bò cũng xôm phết (b)
 

roro

Xe tăng
Biển số
OF-12366
Ngày cấp bằng
31/12/07
Số km
1,663
Động cơ
539,560 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu có rượu - Ở đó có Iem
Các bác cho em hỏi nhé:
- Khi máy bay bay ở độ cao 8-10 km thì nó tiêu hao nhiên liệu thế nào (A 320 hay B777 chẳng hạn)
- 2 loại MB trên nếu bay HN-SG thì mỗi lượt bay tốn bao nhiêu tấn dầu ạ
Em tưởng máy bay bay bằng xăng chứ nhỉ? Xăng đặc biệt giống bọn F1 :'(.
 

hilo

Xe buýt
Biển số
OF-28595
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
836
Động cơ
490,080 Mã lực
Các kụ cho em hỏi giữa các anh pilot cao to lẹp giai và các em tiếp viên xinh tưoi duyên dáng có hay xảy ra chuyện abc xyz không ợ? Vì em xem nhiều film thấy hay có mô típ này lém ợ :6::6:
 

chevy

Xe buýt
Biển số
OF-285
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
631
Động cơ
586,050 Mã lực
Nơi ở
ở VVGL, làm VVNB, chơi VVOF, VNFS
Website
www.facebook.com
Vì đường băng dân dụng thông thường có những đường lăn cắt ngang nhiều hơn ạ.
Cảm ơn cụ, trông cái Jeppersen Chart với phương thức tiếp cận ILS tên phi công để bên cạnh thật là pờ rồ:))
Đâu có quy định nào về số đường lăn của sân bay dân sự đâu bác Chimbaobao ơi! Như sân Buôn Mê Thuột, Cần Thơ... có duy nhất 01 đường lăn vào đó thôi.
Còn cái Chart kia là của sân địa phương ở VN (do VN tự vẽ :41:, k phải của Jeppesen đâu ah). Mà bác Chimbaobao nhìn ở đâu mà biết Chart đó là ILS vậy?! *-) :21:
 

vietbinh1981

Xe buýt
Biển số
OF-22034
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
622
Động cơ
502,170 Mã lực
Tuổi
43
Thông tin thớt
Đang tải
Top