Nhà em dùng 3 loại:
- Điều hòa: 2 phòng ngủ. Pana Thái. 9000 BTU cho phòng 10 và 15m2. Sưởi bật chế độ bình thường, ấm lên thì chuyển gió nhẹ nhất, Eco......
Gió thổi cực nhẹ nên khi ngủ không bị ồn. Để 25 đến 25.5 độ thì em thấy nhiệt độ ấm, không thấy khô quá. Nóng cực nhanh.
Em nghĩ việc khô là vì để nhiệt độ cao quá hoặc cảm biến nhiệt độ điều hòa kém, xác định mức nhiệt độ không chính xác.
Hè em cũng bật làm lạnh, để nhiệt độ 29 độ khi thấy dễ chịu rồi thì chuyển sang Eco hoặc mức gió thấp nhất tùy từng thời điểm thì cũng cực kỳ dễ chịu. (phòng ngủ có cửa sổ, không bị nắng chiếu, cách nhiệt ổn)
- Phòng khách: Có điều hòa 2 chiều nhưng sẵn quạt sưởi nên em đang bật. Công suất độ 2000w cho phòng khách 35m2. Em bật chạy từ 6h sáng đến 21h tối, thấy nhiệt độ đủ ấm, đễ chịu mặc dù khi đứng trước cửa gió thì khá nóng. Chắc phòng rộng nên gió ở các nơi giảm nhiệt độ gió nóng ra đến mức dễ chịu.
Ưu là nóng nhanh
- Phòng ngủ 3: Đang chưa lắp điều hòa, dùng sưởi dầu có từ trước. Nhược là nóng lâu, cũng thấy dễ chịu. Không vấn đề gì lắm.
Hơi nóng thoát ra từ quạt sưởi là nóng nhất (mặc dù là quạt sưởi gốm), nên em tin là dùng quạt sưởi khô nhất.
Hơi nóng từ sưởi dầu nhẹ nhàng hơn.
Tiếp theo là điều hòa, nhưng điều hòa bố trí tốt, quạt gió đều thì sẽ tiện dụng vì nóng nhanh.
Cảm giác khô liên quan đến việc nhiệt độ không khí sinh ra từ thiết bị được nung nóng đến bao nhiêu độ và thổi ra ở tốc độ (m3/giây)
Em tin là quạt sưởi sẽ kém nhất, do không hề có cảm biến nhiệt độ, mayxo cứ thế đốt nóng và quạt chạy công suất mạnh thổi ra liên tục.
Điều hòa các cụ để nhiệt độ phù hợp và quạt gió phù hợp để luân chuyển thì em thấy cảm giác nóng khô sẽ không xuất hiện - bị lắm! - nếu điều hòa xịn!. (Điều hòa xịn ở chỗ cảm biến nhiệt độ xịn - đo chính xác nhiệt độ để là cơ sở điều chỉnh sẽ tạo cảm giác dễ chịu thế nào em sẽ phân tích bên dưới).
Tiếp theo là máy sưởi dầu. Tuy nhiệt độ không khí sinh ra từ máy sưởi thấp và gió nhẹ. Nhưng cũng thuộc diện cứ chạy chán chê là tự ngắt không có điều chỉnh được nhiệt độ cụ thể nên không thích cho lắm.
Về tiết kiện điện quan điểm của em thế này:
- Điều hòa thì sử dụng máy nén đảo chiều cho hơi lạnh ra ngoài, hơi nóng vào trong. Hiệu suất dưới 1 nên 1 số điện, cho ra VD 0.8 nhiệt năng tương ứng.
- Quạt sưởi và sưởi dầu: tạo nhiệt bằng may xo, gần như 100% điện năng thành nhiệt năng, nên hiệu suất chuyển đổi cao nhất và ít tốn điện nhất.
Điểm quan trọng trong việc tiết kiệm điện là: Điểm cân bằng nhiệt của phòng:
- Khi chúng ta bật điều hòa, máy sưởi, quạt sưởi để làm ấm nhà, thì các thiết bị chạy và sinh ra nhiệt (hoặc hơi lạnh hấp thu nhiệt) sau đó trao đổi với môi trường xung quanh.
Nhiệt lượng trao đổi giữa phòng và môi trường bên ngoài (gọi là Q ) sẽ phụ thuộc:
- Khả năng cách nhiệt của phòng: VD phòng có nhiều cửa kính. Trao đổi nhiệt nhanh và tốn nhiều năng lượng hơn.
- Khả năng hấp thu nhiệt của phòng. VD phòng có nhiều đồ, thì khi nhiệt độ phòng tăng hoặc giảm các đồ vật đó đều hấp nhu nhiệt và tốn năng lượng để làm nóng / lạnh đồ đó. Phòng trống sẽ tốn ít hơn. Tường bê tôn hấp thu nhiều hơn tường xốp (xếp vừa cách nhiệt vừa chống hấp thu nhiệt)
- Chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài: Chênh lệch càng nhiều càng tốn nhiều năng lượng để giữ mức chênh lệch.
Khi chúng ta sưởi ấm/làm lạnh mà cách nhiệt tốt (trao đổi nhiệt thấp), hấp thu nhiệt thấp và mức chênh lệch thấp thì sẽ tiết kiệm được tiền điện.
Thế nên điều hòa để nhiệt độ tùy chỉnh phù hợp thì trong quá trình sử dụng sẽ tiết kiệm được điện hơn là các thiết bị khác.
VD Ngoài trời đang là 8 độ, các cụ để nhiệt độ ấm lên 25 độ thì điều hòa sẽ giữ phòng lên 25 độ và không hoạt động nữa, khi nào nhiệt độ xuống dưới thì sẽ chạy, tốn công suất bù cho phần nhiệt bị trao đổi Q bị mất qua thời gian. Tốn công suất Q1.
Những ngày ngoài trời đang là 15 độ, các cụ để nhiệt độ ấm lên 25 độ thì điều hòa sẽ tốn Q2.
Q2 < Q1.
Trong khi đó VD quạt sưởi và sưởi dầu, nhiệt độ gió ra mặc định luôn cao (trên 35 - 40 độ), nên thiết bị cứ chạy miệt mài theo công suất hoặc nhiệt độ mặc định sẵn, tự ngắt rồi chạy.
Thế nên những ngày nhiệt độ ngoài trời ấm 15 độ, thì đôi khi máy sưởi và nhiệt độ quá lên nhiệt độ dễ chịu (VD với em là 25 độ) có thể vọt lên 28 độ (nhiệt độ gió ra tận 35 độ nên chưa ngắt).
Và chênh giữa nhiệt độ phòng/ bên ngoài cao ( công suất để giữ mức chênh nhiệt độ của sưởi dầu và quạt sưởi là 28/15 sẽ cao hơn so với công suất để giữ ở nhiệt độ chênh của điều hòa 25/15) => quạt sưởi và sưởi dầu tốn điện hơn.
Nhưng những ngày lạnh quá 8 độ, với bản chất công suất thấp thì lại không đủ sức làm ấm, phòng chỉ lên được 22 độ vẫn lạnh, và cứ chạy liên tục mà phòng không ấm.
Thế nên tính tiện dụng của quạt sưởi và sưởi dầu không cao.
Em vẫn thích điều hòa hơn vì tiện dụng và sử dụng nhiều sẽ tiết kiệm đện hơn.
Với việc giữ nhiệt độ chênh giữa phòng và môi trường sẽ ảnh hưởng đến: cảm giác ấm - khô (mùa đông) và mát - buốt (mùa hè) và nhiệt năng trao đổi (tiêu thụ điện) rõ ràng việc có cảm biến nhiệt độ tốt, xác định chính xác nhiệt độ phòng để điều chỉnh hoạt động của máy sẽ tối ưu hơn nên điều hòa hãng nào có cảm biến tốt hơn sẽ đưa lại cảm giác dễ chịu hơn (kết hợp công suất quạt - Mình chủ động điều chỉnh được).
Ngoài ra cùng 1 nhà, nhưng em cảm giác ấm rồi, vợ vẫn kêu lạnh lại bắt nâng nhiệt độ lên. Hay mùa hè vợ em bảo chưa lạnh, em thấy dễ chịu rồi.... vd thế, nói chung là còn phụ thuộc cảm giác mỗi cá nhân nữa.