cụ sẵn dụng cụ nhở, nhưng giải pháp hơi phức tạp. đường nước tổng dưới tầng 1 tại hộp kỹ thuật làm đoạn côn bóp vào giới hạn lưu lượng nước là đc thôi. hoặc trong nhà WC, bếp có van tổng từng phòng thì vặn van nhỏ lại đủ nhu cầu dùng là đc.Update post trước:
Hôm qua em mới test kỹ hơn đường nước nhà em. Nhà 2 tầng, téc đặt trên nóc tầng 2, bơm tăng áp đặt 2kg, áp xuống đến tầng 1 là 2.8kg theo đồng hồ đo.
- Test WC master tầng 1 nằm thẳng dưới tec nước, chiều dài ống khoảng 8m, không thấy hiện tượng búa nước rõ rệt khi đóng mở nhanh vòi xả.
- Test WC phụ tầng 1, cách WC chính khoảng 10m, tổng chiều dài ống khoảng 18m, thấy búa nước rõ rệt, áp lực tăng vọt lên khoảng 5kg khi đóng nhanh vòi nước đang xả. Tầm đó thì vẫn chưa ăn thua vì ngưỡng hoạt động của thiết bị vệ sinh Toto là 7.5kg áp lực tĩnh.
Có một hiện tượng em nhận ra là hiệu ứng búa nước ở WC phụ không xảy ra với đường nước nóng, có thể do bình nóng lạnh nó hoạt động như một bộ hấp thụ. Như vậy với nhà 7 tầng ta có thể cân nhắc lắp thêm 1 bình nóng lạnh tổng loại rẻ nhất cho đường nước lạnh và để nó hoạt động như bộ hấp thụ búa nước, các thiết bị vệ sinh sẽ an toàn tuyệt đối
Nhà 7 tầng có khi nhiều phòng chiều dài ống 50,60 m ý. Thiết bị xịn thì có thể chịu được hoặc lâu hỏng, nhưng đoạn ống nối từ ống nước đến thiết bị (chậu rửa, vòi xịt xí bệt) lởm khởm là bục,nổ suốt. Nhà dân + 3,4 tầng thì thoải mái, chả cần tính toán cho mệt đầu cụ ạ.
Chỉnh sửa cuối: