[Funland] Máy bơm tăng áp biến tần

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,617
Động cơ
522,239 Mã lực
Em có dùng bơm tăng áp cho đường nước lạnh, và bị vấn đề là khi sử dụng thì nước lạnh áp mạnh hơn nước nóng ( nước nóng dùng đường riêng qua năng lượng mặt trời , chạy xuống bình nóng lạnh ). Như vậy mùa Đông không dùng được máy bơm. Cuối cùng em đành ngậm ngùi tháo máy bơm ra. Vì theo tư vấn thì nếu muốn áp nước nóng lạnh bằng nhau, thì phải lắp thêm bơm ở đầu ra của bình nóng lạnh.
 

tlgod

Xe tăng
Biển số
OF-88407
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,147
Động cơ
418,003 Mã lực
Em có dùng bơm tăng áp cho đường nước lạnh, và bị vấn đề là khi sử dụng thì nước lạnh áp mạnh hơn nước nóng ( nước nóng dùng đường riêng qua năng lượng mặt trời , chạy xuống bình nóng lạnh ). Như vậy mùa Đông không dùng được máy bơm. Cuối cùng em đành ngậm ngùi tháo máy bơm ra. Vì theo tư vấn thì nếu muốn áp nước nóng lạnh bằng nhau, thì phải lắp thêm bơm ở đầu ra của bình nóng lạnh.
cụ nên dùng tăng áp biến tần lắp vào đg lạnh, như loại e chọn ý. nó có tăng giảm áp suất để điều chỉnh áp lực nước mạnh yếu cho phù hợp đường nóng
 

Xe_om_day

Xe buýt
Biển số
OF-147339
Ngày cấp bằng
28/6/12
Số km
820
Động cơ
367,536 Mã lực
Chỉ cần làm con Wilo tăng áp van điện tử là ngon choét rồi, biến tần làm gì cho tốn tiền ra hả các cụ :D
 

nvk155

Xe điện
Biển số
OF-149104
Ngày cấp bằng
13/7/12
Số km
3,172
Động cơ
385,808 Mã lực
Nơi ở
HẠ LONG
Lắp bơm tăng áp cho riêng tầng 4 thôi chứ tầng 1 với áp 15m thì còn phải lắp van giảm áp. Muốn vậy bác phải có tính toán từ khi xây dựng, lắp đặt.
5 tầng cháu ko rõ nhưng 7 tầng có nhà suốt ngày sửa thiết bị vệ sinh do thiếu van giảm áp.
 

nvk155

Xe điện
Biển số
OF-149104
Ngày cấp bằng
13/7/12
Số km
3,172
Động cơ
385,808 Mã lực
Nơi ở
HẠ LONG
Bẩm các cụ, nhà em trước có gắn cái máy bơm để bơm lên bồn chứa. Nhưng chục niên giở lại đây thì đã tháo ra vì nước cấp giờ rất mạnh.
Vì thế, nhân đọc cái thớt này em muốn hỏi các cụ là cái máy bơm đó (pana 200w) có thể sử dụng làm máy bơm tăng áp tổng cho nhà hay ko (3 tầng 3 vs).
Ngoài ra, để làm như vậy cần mua thêm cái gì. Cái máy bơm để lâu như vậy có cần bảo dưỡng hay làm gì trước khi gắn lại hay ko?
Trân trọng cảm ơn các cụ
Hình chụp cáy máy bơm đây ạ.

Trên YouTube cháu thấy có hướng dẫn làm bơm tăng áp. Thêm 1 bầu tích áp + cảm biến áp xuất vào ống nc đầu ra là thành bơm tăng áp thôi ạ.
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
3,158
Động cơ
405,753 Mã lực
Em có dùng bơm tăng áp cho đường nước lạnh, và bị vấn đề là khi sử dụng thì nước lạnh áp mạnh hơn nước nóng ( nước nóng dùng đường riêng qua năng lượng mặt trời , chạy xuống bình nóng lạnh ). Như vậy mùa Đông không dùng được máy bơm. Cuối cùng em đành ngậm ngùi tháo máy bơm ra. Vì theo tư vấn thì nếu muốn áp nước nóng lạnh bằng nhau, thì phải lắp thêm bơm ở đầu ra của bình nóng lạnh.
Trường hợp của cụ phải dùng 2 bơm biến tần lắp vào cả đường lạnh và đường nóng là được. Rẻ nhất bây giờ là lắp 2 con Shirai (hàng RHEKEN china dán nhãn) mỗi con khoảng 4 củ, bơm được cả nước nóng lẫn nước lạnh.
Bơm biến tần duy trì áp cố định, còn các loại bơm khác đều chỉ duy trình áp trong 1 khoảng (ví dụ từ 1-2kg) dẫn đến nước trộn lúc nóng lúc lạnh vì 2 bơm hoạt động không đồng bộ.
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
3,158
Động cơ
405,753 Mã lực
5 tầng cháu ko rõ nhưng 7 tầng có nhà suốt ngày sửa thiết bị vệ sinh do thiếu van giảm áp.
7 tầng thì áp lực tầng 1 mới khoảng 2.5kg, mới tầm đó mà phải sửa thì chắc lắp toàn đồ lởm cụ ạ.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,617
Động cơ
522,239 Mã lực
Trường hợp của cụ phải dùng 2 bơm biến tần lắp vào cả đường lạnh và đường nóng là được. Rẻ nhất bây giờ là lắp 2 con Shirai (hàng RHEKEN china dán nhãn) mỗi con khoảng 4 củ, bơm được cả nước nóng lẫn nước lạnh.
Bơm biến tần duy trì áp cố định, còn các loại bơm khác đều chỉ duy trình áp trong 1 khoảng (ví dụ từ 1-2kg) dẫn đến nước trộn lúc nóng lúc lạnh vì 2 bơm hoạt động không đồng bộ.
Thợ điện nước lại bảo không lắp bơm tăng áp đầu cuối năng lương - đầu vào bình nóng lạnh được ạ. Vì họ bảo em là bục bình nóng lạnh. Em hãi quá nên đành thôi
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
3,158
Động cơ
405,753 Mã lực
Bán biến tần là dân buôn xứ ta gọi cho sang cái mồm thôi, dòng PE chả có công nghệ biến tần gì đâu. Nó dùng cảm biến áp suất, bình tích áp kết hợp chạy on/off bơm tự động để duy trì áp lực nước trong ống theo các dải đặt trước thôi, không thay đổi tần số và điện áp để duy trì áp lực như biến tần được.
Nếu như vậy thì em đã không thắc mắc, ngay bản thân tài liệu của hãng Wilo có ghi là bơm này sử dụng công nghệ biến tần:
Screenshot_9.png


Tuy nhiên nếu dùng biến tần thì nó phải cài đặt được áp lực cố định, đây nó chỉ đặt được 2 khoảng là 1.0-1.5kg và 1.5-2.0kg.
Trên Youtube có bọn Tàu khựa nó test 1 con Wilo giống hệt nhưng mã là PE-400MA thì đúng là khi tăng lưu lượng thì dòng tiêu thụ tăng, chả hiểu cái loại bơm này nó cấu tạo kiểu gì:

 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
3,158
Động cơ
405,753 Mã lực
Thợ điện nước lại bảo không lắp bơm tăng áp đầu cuối năng lương - đầu vào bình nóng lạnh được ạ. Vì họ bảo em là bục bình nóng lạnh. Em hãi quá nên đành thôi
Thợ vườn rồi cụ, bình nóng lạnh nó chịu áp thoải mái, nói như thợ thì nhà 7 tầng chắc bình nóng lạnh tầng 1 bục sạch.
 

nvk155

Xe điện
Biển số
OF-149104
Ngày cấp bằng
13/7/12
Số km
3,172
Động cơ
385,808 Mã lực
Nơi ở
HẠ LONG
7 tầng thì áp lực tầng 1 mới khoảng 2.5kg, mới tầm đó mà phải sửa thì chắc lắp toàn đồ lởm cụ ạ.
như cháu hiểu như thế này.
Giả thử thiết bị chịu đc áp tối 5kg chả hạn, áp lực đường ống (có bơm tăng áp là) 2.5kg.
Lúc ngắt nước theo lực quán tính của nước thì áp đường ống tại thời điểm ngắt nước sẽ lớn hơn 2,5kg rất nhiều, lớn hơn bao nhiêu phụ thuộc vào 2 yếu tố là tốc độ ngắt van nước và lưu lượng đường ống nước. Ống nước càng to (không có van giảm áp) thì lực quán tính này càng lớn, cái van giảm áp giống như cái phanh hãm của dòng chảy thôi ạ, nó có tác dụng giảm áp trong lúc nước chảy hoặc đóng vòi đột ngột chứ không làm giảm áp lực tĩnh trên thiết bị vòi. Trong trường hợp này nếu đóng van đột ngột thì thiết bị vẫn toang.
 
Chỉnh sửa cuối:

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
3,158
Động cơ
405,753 Mã lực
như cháu hiểu như thế này.
Giả thử thiết bị chịu đc áp tối 5kg chả hạn, áp lực đường ống (có bơm tăng áp là) 2.5kg.
Lúc ngắt nước theo lực quán tính của nước thì áp đường ống tại thời điểm ngắt nước sẽ lớn hơn 2,5kg rất nhiều, lớn hơn bao nhiêu phụ thuộc vào 2 yếu tố là tốc độ ngắt van nước và lưu lượng đường ống nước. Ống nước càng to (không có van giảm áp) thì lực quán tính này càng lớn, cái van giảm áp giống như cái phanh hãm của dòng chảy thôi ạ, nó có tác dụng giảm áp trong lúc nước chảy hoặc đóng vòi đột ngột chứ không làm giảm áp lực tĩnh trên thiết bị vòi. Trong trường hợp này nếu đóng van đột ngột thì thiết bị vẫn toang.
À em quên quả búa nước :D
Đúng là với nhà cao tầng thì búa nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn áp lực, vì nó liên quan đến chiều dài ống và lượng chất lỏng di chuyển trong nó. Nếu dùng bơm tăng áp mà chiều dài ống ngắn thì hiện tượng búa nước đỡ nghiêm trọng hơn là ko có bơm tăng áp mà chiều cao lớn.

Cái van mà cụ gọi là giảm áp ấy thực ra chỉ là van tiết lưu thôi, nó làm giảm lưu lượng qua nó, giảm áp suất khi dòng nước chuyển động, nhưng khi đóng vòi thì áp suất 2 bên bằng nhau. Van giảm áp và ổn áp thực sự của các nhà cao tầng cấu tạo nó phức tạp và đắt tiền hơn nhiều.

Trong WC, có thể test bằng cách xả và ngắt nước đột ngột, sau đó quan sát xem cái vòi xịt mít nó lắc lư mạnh hay nhẹ :D Như nhà em 3 tầng dùng bơm tăng áp thì ko thấy nó lắc.
 
Chỉnh sửa cuối:

htoan04

Xe tải
Biển số
OF-517725
Ngày cấp bằng
22/6/17
Số km
456
Động cơ
184,906 Mã lực
Nếu như vậy thì em đã không thắc mắc, ngay bản thân tài liệu của hãng Wilo có ghi là bơm này sử dụng công nghệ biến tần:
Screenshot_9.png


Tuy nhiên nếu dùng biến tần thì nó phải cài đặt được áp lực cố định, đây nó chỉ đặt được 2 khoảng là 1.0-1.5kg và 1.5-2.0kg.
Trên Youtube có bọn Tàu khựa nó test 1 con Wilo giống hệt nhưng mã là PE-400MA thì đúng là khi tăng lưu lượng thì dòng tiêu thụ tăng, chả hiểu cái loại bơm này nó cấu tạo kiểu gì:

Câu đó trong catalog dịch là Tiết kiệm đến 15% năng lượng (điện) so với các model được trang bị biến tần. Ko có nghĩa là cái đó có bt. Lúc đầu tôi cũng nghĩ hiểu sai vì sao ko có bt lại tiết kiệm hơn. Nhưng thấy cái bình tích áp và cái dải áp suất thì khả năng là đúng. Bơm sẽ hoạt động ít hơn là chỉ dùng bt.
Clip cũng thể hiện điều đó. Lúc áp tụt xuống dưới ngưỡng, bơm bắt đầu chạy bù áp thì dòng vọt lên hơn 2A (ở ampe kìm) rồi tụt dần xuống hơn 1A. Đó là đặc trưng của kiểu khởi động trực tiếp ko dùng bt.
 

Xe_om_day

Xe buýt
Biển số
OF-147339
Ngày cấp bằng
28/6/12
Số km
820
Động cơ
367,536 Mã lực
Thợ vườn rồi cụ, bình nóng lạnh nó chịu áp thoải mái, nói như thợ thì nhà 7 tầng chắc bình nóng lạnh tầng 1 bục sạch.
Nhà em đang ở lắp 1 con Wilo 400W áp lực nước nóng lạnh vô tư nhưng cũng 2 căn chung cư ở VOCP em lắp bình nóng lạnh cũng bị xì nước qua van xả áp.

Nguyên nhân là nếu dùng bơm tăng áp thì nó chỉ chạy khi nào mình dùng, mở nước nó mới hoạt động mới gây áp lực. Tuy nhiên vì mở nước nên áp lực dồn ra vòi chứ ko gây áp lực quá lên van xả áp, còn chung cư thì áp lực nước đẩy liên tục không nghỉ nên khi bình nước nóng nóng lên sẽ gây áp lực để xả qua van giảm áp bình nước nóng. Túm váy lại xài bơm tăng áp vô tư nhé :D
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
3,158
Động cơ
405,753 Mã lực
Câu đó trong catalog dịch là Tiết kiệm đến 15% năng lượng (điện) so với các model được trang bị biến tần. Ko có nghĩa là cái đó có bt. Lúc đầu tôi cũng nghĩ hiểu sai vì sao ko có bt lại tiết kiệm hơn. Nhưng thấy cái bình tích áp và cái dải áp suất thì khả năng là đúng. Bơm sẽ hoạt động ít hơn là chỉ dùng bt.
Clip cũng thể hiện điều đó. Lúc áp tụt xuống dưới ngưỡng, bơm bắt đầu chạy bù áp thì dòng vọt lên hơn 2A (ở ampe kìm) rồi tụt dần xuống hơn 1A. Đó là đặc trưng của kiểu khởi động trực tiếp ko dùng bt.
Có vẻ nó là bơm 1 pha 3 cấp tốc độ, kiểu giống như quạt điện. Chứ bơm 1 cấp tốc độ ko thể "hành xử" như clip test đc.

20210706_232556.jpg


 

htoan04

Xe tải
Biển số
OF-517725
Ngày cấp bằng
22/6/17
Số km
456
Động cơ
184,906 Mã lực
Có vẻ nó là bơm 1 pha 3 cấp tốc độ, kiểu giống như quạt điện. Chứ bơm 1 cấp tốc độ ko thể "hành xử" như clip test đc.

20210706_232556.jpg


Vâng cụ. Bơm nhiều cấp tốc độ ứng với các chế độ làm việc đặt trước.
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
3,158
Động cơ
405,753 Mã lực
Nhà em đang ở lắp 1 con Wilo 400W áp lực nước nóng lạnh vô tư nhưng cũng 2 căn chung cư ở VOCP em lắp bình nóng lạnh cũng bị xì nước qua van xả áp.

Nguyên nhân là nếu dùng bơm tăng áp thì nó chỉ chạy khi nào mình dùng, mở nước nó mới hoạt động mới gây áp lực. Tuy nhiên vì mở nước nên áp lực dồn ra vòi chứ ko gây áp lực quá lên van xả áp, còn chung cư thì áp lực nước đẩy liên tục không nghỉ nên khi bình nước nóng nóng lên sẽ gây áp lực để xả qua van giảm áp bình nước nóng. Túm váy lại xài bơm tăng áp vô tư nhé :D
Cụ nên sắm cái đồng hồ về đo thử áp xem, em dự là áp lực nước chung cư nhà cụ quá cao so với tiêu chuẩn chung, em ở qua 3-4 khu chung cư rồi nhưng ko thấy chỗ nào xì nước bình nóng lạnh như chỗ cụ :D
 

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
3,158
Động cơ
405,753 Mã lực
như cháu hiểu như thế này.
Giả thử thiết bị chịu đc áp tối 5kg chả hạn, áp lực đường ống (có bơm tăng áp là) 2.5kg.
Lúc ngắt nước theo lực quán tính của nước thì áp đường ống tại thời điểm ngắt nước sẽ lớn hơn 2,5kg rất nhiều, lớn hơn bao nhiêu phụ thuộc vào 2 yếu tố là tốc độ ngắt van nước và lưu lượng đường ống nước. Ống nước càng to (không có van giảm áp) thì lực quán tính này càng lớn, cái van giảm áp giống như cái phanh hãm của dòng chảy thôi ạ, nó có tác dụng giảm áp trong lúc nước chảy hoặc đóng vòi đột ngột chứ không làm giảm áp lực tĩnh trên thiết bị vòi. Trong trường hợp này nếu đóng van đột ngột thì thiết bị vẫn toang.
Update post trước:
Hôm qua em mới test kỹ hơn đường nước nhà em. Nhà 2 tầng, téc đặt trên nóc tầng 2, bơm tăng áp đặt 2kg, áp xuống đến tầng 1 là 2.8kg theo đồng hồ đo.
- Test WC master tầng 1 nằm thẳng dưới tec nước, chiều dài ống khoảng 8m, không thấy hiện tượng búa nước rõ rệt khi đóng mở nhanh vòi xả.
- Test WC phụ tầng 1, cách WC chính khoảng 10m, tổng chiều dài ống khoảng 18m, thấy búa nước rõ rệt, áp lực tăng vọt lên khoảng 5kg khi đóng nhanh vòi nước đang xả. Tầm đó thì vẫn chưa ăn thua vì ngưỡng hoạt động của thiết bị vệ sinh Toto là 7.5kg áp lực tĩnh.

Có một hiện tượng em nhận ra là hiệu ứng búa nước ở WC phụ không xảy ra với đường nước nóng, có thể do bình nóng lạnh nó hoạt động như một bộ hấp thụ. Như vậy với nhà 7 tầng ta có thể cân nhắc lắp thêm 1 bình nóng lạnh tổng loại rẻ nhất cho đường nước lạnh và để nó hoạt động như bộ hấp thụ búa nước, các thiết bị vệ sinh sẽ an toàn tuyệt đối :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top