- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,304
- Động cơ
- 1,135,921 Mã lực
Video, Clip, thời sự, xã hội, chính luận
Video Clip hot thời sự, xã hội, chính luận, giao thông được đăng tải liên tục trên BáoTinTức.Vn
baotintuc.vn
Máy bay 'Made in China' chính thức xuất hiện, thế độc quyền của Airbus và Boeing sắp bị phá vỡ?
Sau hơn 1 thập kỷ phát triển và được tài trợ hàng chục tỷ USD, chiếc máy bay phản lực chở khách đầu tiên của Trung Quốc sắp được Bắc Kinh chấp thuận để thực hiện các chuyến bay thương mại.
cafef.vn
Sau hơn 1 thập kỷ phát triển và được tài trợ hàng chục tỷ USD, chiếc máy bay phản lực chở khách đầu tiên của Trung Quốc sắp được Bắc Kinh chấp thuận để thực hiện các chuyến bay thương mại.
Với việc ra mắt dòng máy bay C919 một lối đi, Airbus của châu Âu và Boeing của Mỹ thống trị đang phải đối mặt với một đối thủ mới. Họ có thế mạnh về kinh phí và mối liên hệ chính trị, họ là công ty hàng không vũ trụ hàng đầu Trung Quốc – Comac, được nhà nước hậu thuẫn.
Tách ra khỏi lĩnh vực hàng không quân sự của Trung Quốc vào năm 2008, Comac đã công bố có gần 1.000 đơn đặt hàng và lựa chọn cho loại máy bay này, chủ yếu từ khách hàng trong nước. Theo Financial Times, chuyến bay vận chuyển đầu tiên cho China Eastern Airlines dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Bắc Kinh muốn phá vỡ thế độc quyền của những gã khổng lồ phương Tây. Họ đã thúc đẩy quá trình phát triển của C919 khi hỗ trợ tới 72 tỷ USD cho Comac.
David Yu – chuyên gia tài chính hàng không đang giảng dạy tại Đại học New York ở Thượng Hải, cho biết dù các hãng hàng không Trung Quốc không có nghĩa vụ rõ ràng là phải mua C919, nhưng "tôi chắc rằng nhà nước đã tích cực đề xuất".
Trong nhiều thập kỷ, Airbus và Boeing đã cạnh tranh gay gắt để giành thị phần, cũng như sự hậu thuẫn của chính phủ. Giờ đây, khi có mối đe dọa chung, có thể họ sẽ gạt những mâu thuẫn sang một bên và kết thúc cuộc chiến kéo dài 17 năm của WTO về vấn đề trợ cấp. Theo đó, Airbus và Boeing sẽ ứng phó với đối thủ tiềm năng mới.
Máy bay Made in China chính thức xuất hiện, thế độc quyền của Airbus và Boeing sắp bị phá vỡ? - Ảnh 1.
Dù nhiều lần trì hoãn và có thể sẽ thêm một lần thất bại, nhưng hiện đã có những dấu hiệu cho thấy khoản đầu tư của Bắc Kinh đã bắt đầu mang lại hiệu quả. Guillaume Faury – CEO của Airbus, gần đây đã nhắc đến sự phát triển của Comac. Ông nói trong một sự kiện: "Chúng tôi có thể đi từ sự độc quyền của 2 công ty trên thị trường sang 3 công ty vào cuối thập kỷ này, ít nhất là ở dòng máy bay 1 lối đi."
C919 hiện vẫn không thể sánh ngang với các phiên bản mới nhất của Airbus A320 hay Boeing 737 về hiệu suất nhiên liệu hay phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, mối lo ngại lớn nhất đối với các tập đoàn phương Tây là sự phát triển tương tự trong tương lai có thể sẽ khiến số đơn đặt hàng từ Trung Quốc sụt giảm mạnh.
Trung Quốc hiện đang trên đà trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới. Boeing dự đoán, các hãng hàng không của quốc gia này sẽ mua tổng cộng 8.600 máy bay mới trong vòng 20 năm tới.
Những khó khăn của Comac
Sự xuất hiện của Comac diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc đang gia tăng. Các giám đốc điều hành phương Tây hiện đang lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ của Bắc Kinh trở nên mạnh mẽ hơn.
6 tháng sau khi các cơ quan quản lý phương Tây dỡ bỏ lệnh cấm đối với Being 737 Max, Bắc Kinh hiện vẫn chưa có động thái tương tự. Dave Calhoun – CEO của Boeing, cho biết: "Nếu tình hình này còn kéo dài, tôi buộc phải trả giá. Đó là bởi Trung Quốc đóng góp phần lớn vào sự phát triển của ngành này trên thế giới."
Trong khi đó, theo một giám đốc ngành hàng không của Trung Quốc, Airbus hiện tại có lẽ "dễ thở" hơn, còn Boeing buộc phải chờ đợi diễn biến của mối quan hệ thương mại giữa 2 nước.
Tuy nhiên, căng thẳng thương mại có thể trở thành một vấn đề phức tạp đối với các nhà cung cấp phương tây của Comac. Họ là những công ty cung cấp hầu hết các thành phần quan trọng của C919. Ngoià ra, các công ty liên quan đến Comac còn nằm trong số hàng chục tập đoàn công nghệ của Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen.
Máy bay Made in China chính thức xuất hiện, thế độc quyền của Airbus và Boeing sắp bị phá vỡ? - Ảnh 2.
Hơn nữa, trước khi chính thức cất cánh, C919 cũng phải đối mặt với một số thách thức. Ngay cả khi đã được cơ quan quản lý Trung Quốc cấp giấy chứng nhận, thì vẫn còn những câu hỏi về việc liệu Comac có khả năng hỗ trợ máy bay khi đang hoạt động hay không.
Rob Morris – trưởng bộ phận tư vấn của Ascend by Cirium, cho biết: "Thành công trong lĩnh vực máy bay thương mại không chỉ nhờ vào thiết kế, sản xuất, chứng nhận hay giao một chiếc máy bay, mà còn là khả năng hỗ trợ 24/7/365 đối với hoạt động trong toàn bộ vòng đời của nó."
Trong khi đó, Robert Thomson đến từ công ty tư vấn quản lý Roland Berger cho biết việc tăng sản lượng đối với C919 có thể sẽ rất khó khăn. Ông nói: "Airbus đã mất hơn 10 năm để đạt sản lượng 30 máy bay phản lực mỗi tháng đối với A320. Ngoài ra, họ còn cần mẫu thiết kế ổn định và năng lực của chuỗi cung ứng cho các bộ phận khác nhau."
Ngoài ra, để cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu, C919 cần sự thấp thuận của FAA và EASA. Chia sẻ với FT, EASA cho biết thời gian cần thiết để xác nhận có thể sẽ là ít nhất từ 5-7 năm.