[Funland] Mâu thuẫn với sếp ở bệnh viện, nên hòa hay nên đánh?

Mka2017

Xe buýt
Biển số
OF-542991
Ngày cấp bằng
25/11/17
Số km
532
Động cơ
167,679 Mã lực
Tuổi
46
Sẽ có hai phe để cụ phân tâm: phe chủ chiến và phe chủ hòa, nghe ai bây giờ? Số đông chưa phải đã đúng, ai là triệu phú đã cm rồi.! Về nghe lời vợ và làm ngược lại!
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
Em diễn nôm cho các cụ thế này:

Hầu hết bệnh lý đều chia level nhẹ --> nặng (mức độ 1, 2, 3...), và sẽ có phác đồ 1, 2 , 3,... tương ứng

"Mỗi viên thuốc chữa bệnh, uống vào cơ thể đều là viên thuốc độc"

Phác đồ điều trị càng mạnh (level 3) chắc chắn nhiều tác dụng phụ hơn phác đồ nhẹ (level 1)

Việc chữa bệnh coi là thành công nếu tác dụng điều trị đạt mức cao nhất (khỏi bệnh), giảm thiểu t/d phụ tức thời và lâu dài

_ Những bác sĩ trẻ (như em): có kiến thức, thiếu kinh nghiệm. Điều trị bệnh mức độ nào sẽ sử dụng phác đồ tương ứng (khuyến cáo trong y văn). Các cụ coi là rập khuôn cũng ok. Cố gắng để t/d điều trị và t/d phụ ở mức chấp nhận được.

_ Giáo sư, tiến sĩ thực thụ (Vd thầy em): đầy kiến thức + kinh nghiệm thực tiễn. Vẫn bám sát phác đồ điều trị. Tuy nhiên, với những bệnh nhân đặc biệt (sức khỏe yếu, nhiều bệnh nền,...), thầy có thể thay thế/ bổ sung 1 số thuốc dựa trên phác đồ sẵn có, giảm t/d phụ xuống mức thấp nhất (cái đích em nhắm tới, cần phấn đấu 1 quãng đường rất dài...)

_ Giáo sư, tiến sĩ (lởm): thiếu kiến thức, thừa kinh nghiệm. Chỉ xài phác đồ 3 cho tất cả level của bệnh (1, 2, 3). Được chất vấn thì: "bs trẻ như mày biết éo gì, tao vẫn điều trị hàng trăm bệnh nhân với thuốc này, kq tốt lắm". Đạt t/d điều trị nhưng t/d phụ còn vượt trội hơn nhiều...

Chỉ cần 1 đứa sv y chăm chỉ đọc sách cũng biết được, nói gì bs đã tốt nghiệp đi làm.

Cũng là lý do thầy và nhiều đàn anh bên trường nhận xét: hại nhiều hơn lợi.

Ngoài "chuyên môn không vững vàng", các cụ nghĩ được cụm từ chính xác hơn không?




Em cũng không rõ vì sao HVQY "điểm đầu vào chỉ kém Yhn 1 chút" và bv 108 "TW quân đôi, chuyên môn lẫy lừng" lại tạo ra sản phẩm lỗi như thế. Có dịp, em sẽ điều tra thêm và hầu chuyện các cụ ạ...
Em nói với cụ, cụ đừng dùng từ Guideline này nọ kia để hù các cụ trên đây. Không phải Guideline nào cũng phù hợp với tình trạng ở VN.
Ví dụ cực đơn giản đi, viêm phổi cộng đồng gặp rất nhiều, đặc biệt là ở người già vào mùa lạnh. Nếu cụ giữ khư khư Guideline ở nước ngoài thì khởi phát đầu tay là Amoxiciline, ở VN thì Amox còn tác dụng đc không và tỷ lệ thành công với Amox ngay từ đầu là bao nhiêu %?
Guideline chỉ là tờ hướng dẫn, dành cho người chưa biết gì/ mới/ thiếu kinh nghiệm trong một vấn đề không phạm những sai lầm không đáng có.
Guideline cũng là bộ khung mà từ đó người điều trị lựa chọn/ thay đổi các phương pháp khác, phù hợp, cá thể hóa cho người bệnh của mình.
Guideline không nên được xem như là kim chỉ nam, là yêu cầu bắt buộc và ai không theo Guideline là không đủ kiến thức.
Mục tiêu cuối cùng của Guideline là để phục vụ người bệnh, nếu BS lựa chọn phương pháp khác mà kết quả không khác biệt với Guideline, vị BS đó phải được coi là đã điều trị đúng.

Như một vị đồng nghiệp ở BV Từ Dũ nói, có những Guideline được phát triển ở những BV mà con số BN họ phục vụ hằng năm còn không bằng 1 tháng ở BV của mình, vậy tại sao chúng ta phải nhất nhất làm theo cái Guideline mà họ đưa ra đó.

Ở Mỹ, tháng 7 được gọi là tháng tử thần, là tháng mà các BV có tỷ lệ tử vong cao nhất, đơn giản vì đó là thời điểm các BS nội trú bắt đầu làm việc trong các BV, Các vị BS này, với pocketbook, Guideline đầy mình vẫn không thể đánh bại các vị BS già dặn hơn trong việc chăm sóc cho BN của họ.

Chắc cụ ít làm ở phòng Cấp cứu, khi mà các BS lớn tuổi hơn không phải lúc nào cũng giữ rịt cái guideline, nhưng không hiểu sao BN vẫn sống nhiều hơn trong tua trực của họ.

Y học là vô biên, ngay cả bây giờ ở BV tuyến đầu vẫn hình thành 2 trường phái: theo đuổi Guideline như hình mẫu và Bên kia là cá thể hóa BN theo lựa chọn của mình.

Ngoài lề một chút, trong bộ phim cơ trưởng Sully, người đã phá bỏ các giao thức được xem như là Guideline trong các chuyến bay, đã làm điều đó để cứu sống hành khách và phi hành đoàn của ông. Trong y học cũng vậy, Guideline được phát triển theo một giao thức nhằm giảm thiểu nhất những sai lầm không đáng có trong thực hành y khoa, nhưng nó không bao giờ phản ánh hết tất cả các trường hợp có thể trong cuộc sống.
 
Chỉnh sửa cuối:

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
261
Động cơ
234,653 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nói với cụ, cụ đừng dùng từ Guideline này nọ kia để hù các cụ trên đây. Không phải Guideline nào cũng phù hợp với tình trạng ở VN.
Ví dụ cực đơn giản đi, viêm phổi cộng đồng gặp rất nhiều, đặc biệt là ở người già vào mùa lạnh. Nếu cụ giữ khư khư Guideline ở nước ngoài thì khởi phát đầu tay là Amoxiciline, ở VN thì Amox còn tác dụng đc không và tỷ lệ thành công với Amox ngay từ đầu là bao nhiêu %?
Guideline chỉ là tờ hướng dẫn, dành cho người chưa biết gì/ mới/ thiếu kinh nghiệm trong một vấn đề không phạm những sai lầm không đáng có.
Guideline cũng là bộ khung mà từ đó người điều trị lựa chọn/ thay đổi các phương pháp khác, phù hợp, cá thể hóa cho người bệnh của mình.
Guideline không nên được xem như là kim chỉ nam, là yêu cầu bắt buộc và ai không theo Guideline là không đủ kiến thức.
Mục tiêu cuối cùng của Guideline là để phục vụ người bệnh, nếu BS lựa chọn phương pháp khác mà kết quả không khác biệt với Guideline, vị BS đó phải được coi là đã điều trị đúng.

Như một vị đồng nghiệp ở BV Từ Dũ nói, có những Guideline được phát triển ở những BV mà con số BN họ phục vụ hằng năm còn không bằng 1 tháng ở BV của mình, vậy tại sao chúng ta phải nhất nhất làm theo cái Guideline mà họ đưa ra đó.

Ở Mỹ, tháng 7 được gọi là tháng tử thần, là tháng mà các BV có tỷ lệ tử vong cao nhất, đơn giản vì đó là thời điểm các BS nội trú bắt đầu làm việc trong các BV, Các vị BS này, với pocketbook, Guideline đầy mình vẫn không thể đánh bại các vị BS già dặn hơn trong việc chăm sóc cho BN của họ.

Chắc cụ ít làm ở phòng Cấp cứu, khi mà các BS lớn tuổi hơn không phải lúc nào cũng giữ rịt cái guideline, nhưng không hiểu sao BN vẫn sống nhiều hơn trong tua trực của họ.

Y học là vô biên, ngay cả bây giờ ở BV tuyến đầu vẫn hình thành 2 trường phái: theo đuổi Guideline như hình mẫu và Bên kia là cá thể hóa BN theo lựa chọn của mình.

Ngoài lề một chút, trong bộ phim cơ trưởng Sully, người đã phá bỏ các giao thức được xem như là Guideline trong các chuyến bay, đã làm điều đó để cứu sống hành khách và phi hành đoàn của ông. Trong y học cũng vậy, Guideline được phát triển theo một giao thức nhằm giảm thiểu nhất những sai lầm không đáng có trong thực hành y khoa, nhưng nó không bao giờ phản ánh hết tất cả các trường hợp có thể trong cuộc sống.
Mời cụ đưa số liệu chứng minh luận điểm của mình:

_ Xử trí không theo guidelines giúp tỉ lệ tử vong giảm thấp hơn ở bệnh nhân cấp cứu so với áp dụng guidelines?

_ Bác sĩ già ở Mỹ không nắm vững guidelines bằng bác sĩ trẻ? Tất cả bác sĩ muốn hành nghề ở Mỹ đều phải thi USMLE (3 steps). Ngoại trừ Step 1 kiểm tra kiến thức nền tảng (giải phẫu, sinh lý bệnh, khoa học hành vi,...), step 2 và step 3 hỏi về chẩn đoán và xử trí bệnh (guidelines) rất kỹ. Chưa kể bác sĩ già phải update kiến thức liên tục, vài năm lại thi, đánh giá 1 lần. Nếu không đạt, giấy phép hành nghề sẽ bị rút. Kinh nghiệm của họ hơn lớp trẻ rõ ràng, nhưng nói họ không nhớ guidelines bằng bs trẻ là võ đoán....

Guidelines vẫn là khung xương sống để bác sĩ bám theo, vừa giúp bệnh nhân lại tốt cho bản thân mình (trường hợp kiện tụng: điều trị theo guidelines mà bệnh nhân diễn biến nặng, lỗi sẽ không thuộc về bác sĩ). Guidelines chỉ nên thay đổi trong 1 số trường hợp đặc biệt (Vd bệnh viện không có loại thuốc đó hoặc bệnh nền chống chỉ định với thuốc trong guidelines,...)

Thực tế bệnh nhân trong tua em trực bị bềnh nền + tác dụng phụ suýt chết. Cái giá phải trả khi làm sai phác đồ không rẻ đâu. Đừng mạo hiểm khi kiến thức không vững.

Về ví dụ của cụ, em xin trả lời:

_ Bản thân em và nhiều đồng nghiệp (nội trú/ thạc sĩ/ tiến sĩ/...) từ các viện lớn (Yhn, Bmai, E, Saint Paul) vẫn sử dụng Augmentin (Amoxicillin + Clavulanid acid) điều trị viêm phổi cộng đồng cho bệnh nhân ngoại trú như guidelines quy định. Đa số đạt kq tốt. Trường hợp đáp ứng kém hoặc tái phát nhiều lần sẽ làm nuôi cấy và kháng sinh đồ trước khi chỉ định các thuốc mạnh hơn. Chẳng ai ủng hộ dùng dao mổ trâu (thuốc mạnh) để giết gà (trị bệnh nhẹ) ngay từ đầu. Viêm phổi bệnh viện em không nói đến vì tình trạng kháng thuốc ở Vn nghiêm trọng hơn nước ngoài nhiều...
 

Xe bọ xít

Xe lăn
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
11,160
Động cơ
548,905 Mã lực
Chào các cụ ofer,

Đã lâu lắm em không comment trên of vì bận công việc. Tuy nhiên, tâm trạng em đang vô cùng rối bời, nếu ko viết lúc này có lẽ sẽ phát điên.

Em là bác sĩ trẻ (thế hệ 9x), hiện công tác ở một bệnh viện tư lớn trong thành phố. Tự nhận bản thân chỉ biết chuyên môn, chưa khéo léo và không biết cách nịnh sếp, khiến sếp mất lòng. Mâu thuẫn từ đó mà phát sinh...

Đôi điều về sếp:

Sếp là phó giáo sư-tiến sĩ, thầy thuốc ưu tú, trưởng khoa của một khoa lớn bv 108 đã nghỉ hưu. Sếp mới về viện em làm trưởng khoa gần 2 năm, luôn tự hào về profile hoành tráng của mình.

Trong quá trình làm việc cùng, theo cảm nhận cá nhân em:

_ Sếp khá bảo thủ và độc đoán, chuyên môn cũng không vững vàng. Nhiều lần sếp can thiệp vào việc điều trị của em, kê thuốc không đúng chỉ định. Bản thân vỗ ngực học tiến sĩ y khoa ở châu Âu nhưng em trình bày phác đồ điều trị tiếng Anh, sếp không đọc được; trình bày phác đồ Bộ y tế tiếng Việt thì kêu: "mày chỉ lý thuyết, không biết thực hành. Tao điều trị hàng trăm bệnh nhân kiểu này rồi" bla bla,...

_ Hay xung đột chuyên môn khiến sếp ghét và ngứa mắt, nhiều lần nói xấu em với giám đốc bệnh viện. Nghe em giải thích, lãnh đạo cũng hiểu và giảng hòa: "Tôi biết cậu làm được việc, nhưng bằng cấp chuyên môn cậu không bằng bs X (sếp). Bệnh viện cần tiếng tăm bs X để hút bệnh nhân". Nói thêm bản thân em chuyên môn không xuất sắc nhưng thành thạo tiếng anh chuyên ngành, tự tin phiên dịch cho bệnh nhân nước ngoài và đồng nghiệp quốc tế đến giao lưu. Sa thải em, bệnh viện cũng không dễ tìm người thay thế.

_ Sếp thích đánh cắp chất xám của người khác. Về viện em gần 1 năm, sếp phát động phong trào sinh hoạt khoa học, yêu cầu mỗi bác sĩ trẻ phải chuẩn bị 1 đề tài bệnh học thuyết trình hàng tuần. Ban đầu em rất hào hứng vì nghĩ điều này giúp nâng cao kiến thức và chuyên môn. Sau mới biết, sếp đem đề tài của em và 1 số bạn khác, phát biểu trên VTV không chỉnh sửa 1 chữ nào.

Với những điều trên, em vẫn sẽ ngậm bồ hòn làm ngọt nếu không có giọt nước làm tràn ly:

Gần đây, em tự giành được suất tu nghiệp nước ngoài, sẽ lên đường khi biên giới tái mở cửa. Tréo ngoe ở chỗ bệnh viện bên kia yêu cầu cung cấp reference letter (thư giới thiệu) từ người trực tiếp quản lý (sếp) (bác nào tưng apply du học, chắc hiểu điều này). Thư giới thiệu em đã viết (do sếp không biết tiếng Anh), chỉ thiếu chữ ký và con dấu của sếp bên dưới. Mang lên nói khó, sếp tự đắc: "Không có tiền hoa quả, trà thuốc gì à? Chữ ký tao có giá lắm biết chưa". Bản thân sếp đã nhà lầu xe hơi nhưng vẫn tham phong bì cấp dưới như vậy.

Nghi ngờ từ lâu và biết sẽ có lúc thế này, em đã tìm hiểu và viết mail hỏi trường đại học châu Âu, nơi sếp học tiến sĩ. Thư trả lời họ nhấn mạnh: bs X chưa từng học tiến sĩ ở đây, chỉ theo 1 khóa trao đổi ngắn hạn vài tháng giữa họ và bv 108, có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Trong khi ấy, website viện em ghi rõ: Bs X học tiến sĩ y khoa chuyên ngành A ở đại học tổng hợp B (châu Âu). Em đã chụp màn hình và lưu lại.

Những bác rành luật cho em hỏi: nếu đưa bằng chứng cho báo chí, sếp có bị xử lý về mặt pháp luật không?

Trong lòng em hiện giờ bức xúc tột cùng. Bố mẹ khuyên em không nên chuyện bé xé ra to, đằng nào cũng tu nghiệp và không làm lâu dài ở đó nữa. Nói thêm gia đình sếp hình như có thế lực trong quân đội (từng khoe người bác làm chức to, được đặt tên đường), nhưng nhà em cũng không vừa, tuy không ai làm ngành y ngoài em nhưng quen biết khá nhiều trong giới truyền thông.

Với người cậy thế chèn ép, bắt nạt cấp dưới như vậy, em nên hòa hay đánh đây?
Ko nên để tiếng kiện cáo, sau ai cũng tránh vì sợ vạ lây. nếu Cụ xác định ko về Vn làm nữa thì đánh :)) Còn lại trong nghề trong ngành biết nhau tất, kể cả Cụ có làm tư nhân, cái tiếng này sẽ ko tốt đâu, bởi vậy nước ngoài nó cũng cần cái này "bệnh viện bên kia yêu cầu cung cấp reference letter (thư giới thiệu) từ người trực tiếp quản lý (sếp)" thì Cụ hiểu rồi chứ.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Em vào hóng xem đánh chưa. Ơ thế vẫn chưa đánh à các cụ? <:-P<:-P<:-P
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
Mời cụ đưa số liệu chứng minh luận điểm của mình:

_ Xử trí không theo guidelines giúp tỉ lệ tử vong giảm thấp hơn ở bệnh nhân cấp cứu so với áp dụng guidelines?

_ Bác sĩ già ở Mỹ không nắm vững guidelines bằng bác sĩ trẻ? Tất cả bác sĩ muốn hành nghề ở Mỹ đều phải thi USMLE (3 steps). Ngoại trừ Step 1 kiểm tra kiến thức nền tảng (giải phẫu, sinh lý bệnh, khoa học hành vi,...), step 2 và step 3 hỏi về chẩn đoán và xử trí bệnh (guidelines) rất kỹ. Chưa kể bác sĩ già phải update kiến thức liên tục, vài năm lại thi, đánh giá 1 lần. Nếu không đạt, giấy phép hành nghề sẽ bị rút. Kinh nghiệm của họ hơn lớp trẻ rõ ràng, nhưng nói họ không nhớ guidelines bằng bs trẻ là võ đoán....

Guidelines vẫn là khung xương sống để bác sĩ bám theo, vừa giúp bệnh nhân lại tốt cho bản thân mình (trường hợp kiện tụng: điều trị theo guidelines mà bệnh nhân diễn biến nặng, lỗi sẽ không thuộc về bác sĩ). Guidelines chỉ nên thay đổi trong 1 số trường hợp đặc biệt (Vd bệnh viện không có loại thuốc đó hoặc bệnh nền chống chỉ định với thuốc trong guidelines,...)

Thực tế bệnh nhân trong tua em trực bị bềnh nền + tác dụng phụ suýt chết. Cái giá phải trả khi làm sai phác đồ không rẻ đâu. Đừng mạo hiểm khi kiến thức không vững.

Về ví dụ của cụ, em xin trả lời:

_ Bản thân em và nhiều đồng nghiệp (nội trú/ thạc sĩ/ tiến sĩ/...) từ các viện lớn (Yhn, Bmai, E, Saint Paul) vẫn sử dụng Augmentin (Amoxicillin + Clavulanid acid) điều trị viêm phổi cộng đồng cho bệnh nhân ngoại trú như guidelines quy định. Đa số đạt kq tốt. Trường hợp đáp ứng kém hoặc tái phát nhiều lần sẽ làm nuôi cấy và kháng sinh đồ trước khi chỉ định các thuốc mạnh hơn. Chẳng ai ủng hộ dùng dao mổ trâu (thuốc mạnh) để giết gà (trị bệnh nhẹ) ngay từ đầu. Viêm phổi bệnh viện em không nói đến vì tình trạng kháng thuốc ở Vn nghiêm trọng hơn nước ngoài nhiều...
Em không phải ở đây để tranh cãi với cụ. Cái cụ nói cũng chẳng khác khác câu em nói, Guideline được đưa ra để giảm thiểu sai sót không đáng có, Không nên được xem là phương pháp điều trị duy nhất và bắt buộc. Guideline cũng phân theo nhiều mức độ chứng cứ. Nếu những ý trong guideline chỉ là loại III hoặc thậm chí loại II thì cụ có dám dùng nó áp đảo ý kiến của những vị BS có ý kiến khác được không?

Cụ không phản biện được em về việc BS già kia điều trị khác guideline nhưng kết quả chung cuộc có khác không??
Nếu cụ không biết gì, tốt nhất là tuân thủ Guideline để tránh sai sót không đáng có. Nếu cụ biết rõ cái đang làm cho BN là gì, đừng để nỗi sợ hãi Guideline làm chùn bước chân của cụ. Quyền quyết định phải là ở bản thân người BS điều trị, không phải nằm ở quyển Guideline vô tri vô giác.

Riêng về ví dụ. Amox + Clavulanid nó khác hẳn Amox, cụ đừng làm như em ngoài ngành mà cố ý đánh đồng 2 loại này làm một. Thậm chí Amox + Clavulanid còn là chỉ định xếp sau Cephalosporin III trong một số trường hợp. Dùng Amox + Clavulanid có được coi là dao mổ trâu giết gà theo Guideline không? Thực tế khi dùng Amox + Clavulanic là cụ cũng đã bác bỏ Guideline và làm theo kinh nghiệm.

Sau hết, việc điều trị cho BN đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, hay là cần kỹ năng teamwork cực tốt, nhất là ngành ngoại khoa lại càng cần phối hợp tốt hơn nữa. (em dự cụ theo ngành ngoại khoa).
Cứ cho là cụ BS giỏi Guideline đi, với kỹ năng tương tác với đồng nghiệp kiểu này, cụ có nghĩ là cụ đang làm điều tốt nhất cho BN không?
 
Chỉnh sửa cuối:

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
261
Động cơ
234,653 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em không phải ở đây để tranh cãi với cụ. Cái cụ nói cũng chẳng khác khác câu em nói, Guideline được đưa ra để giảm thiểu sai sót không đáng có, Không nên được xem là phương pháp điều trị duy nhất và bắt buộc. Guideline cũng phân theo nhiều mức độ chứng cứ. Nếu những ý trong guideline chỉ là loại III hoặc thậm chí loại II thì cụ có dám dùng nó áp đảo ý kiến của những vị BS có ý kiến khác được không?

Cụ không phản biện được em về việc BS già kia điều trị khác guideline nhưng kết quả chung cuộc có khác không??
Nếu cụ không biết gì, tốt nhất là tuân thủ Guideline để tránh sai sót không đáng có. Nếu cụ biết rõ cái đang làm cho BN là gì, đừng để nỗi sợ hãi Guideline làm chùn bước chân của cụ. Quyền quyết định phải là ở bản thân người BS điều trị, không phải nằm ở quyển Guideline vô tri vô giác.

Riêng về ví dụ. Amox + Clavulanid nó khác hẳn Amox, cụ đừng làm như em ngoài ngành mà cố ý đánh đồng 2 loại này làm một. Thậm chí Amox + Clavulanid còn là chỉ định xếp sau Cephalosporin III trong một số trường hợp. Dùng Amox + Clavulanid có được coi là dao mổ trâu giết gà theo Guideline không? Thực tế khi dùng Amox + Clavulanic là cụ cũng đã bác bỏ Guideline và làm theo kinh nghiệm.

Sau hết, việc điều trị cho BN đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, hay là cần kỹ năng teamwork cực tốt, nhất là ngành ngoại khoa lại càng cần phối hợp tốt hơn nữa. (em dự cụ theo ngành ngoại khoa).
Cứ cho là cụ BS giỏi Guideline đi, với kỹ năng tương tác với đồng nghiệp kiểu này, cụ có nghĩ là cụ đang làm điều tốt nhất cho BN không?
Chả giống. Cụ ủng hộ bs già thiếu kiến thức, thừa kinh nghiệm làm sai phác đồ còn em cho rằng bs lớn tuổi có kiến thức thật sự vẫn bám sát guidelines, chỉ thay đổi trong trường hợp đặc biệt (thuốc không sẵn có, bệnh nền, dị ứng,...)

Cụ nói đến Mỹ nên chắc tiếng Anh không tệ. Gửi cụ link tham khảo này:


Bệnh viêm phổi cộng đồng (community-acquired pneumonia)

_ Previously healthy outpatients with no antibiotic use in past three months: Macrolide (azithromycin [Zithromax]) or doxycycline

Điều trị ban đầu là Azithromycin và Doxycycline (không phải Amoxicillin như cụ nói)

_ Outpatients with comorbidities* or antibiotic use in past three months: Preferred 36,37: Respiratory fluoroquinolone (levofloxacin [Levaquin], gemifloxacin [Factive], or moxifloxacin [Avelox]), Alternative: Beta-lactam antibiotic (high-dose amoxicillin, amoxicillin/clavulanate [Augmentin], cefuroxime [Ceftin], or cefpodoxime) plus a macrolide

Bệnh nhân ngoại trú có bệnh nền nguy hiểm hoặc sử dụng kháng sinh trong 3 tháng trước ưu tiên: nhóm Quinolone hô hấp, có thể thay bằng nhóm Beta lactam (Amoxicillin liều cao, amoxicillin/clavulanate...) + 1 macrolide

Nếu hiểu rõ dược lý và vi sinh, tự cụ trả lời được liều cao Amoxicillin tương đương Amoxicillin (liều thấp hơn) + clavulanate thế nào

Em sai phác đồ chỗ nào hở cụ?

Còn vì sao bọn em ưu tiên Amoxicillin đơn giản bởi phổ kháng khuẩn rộng hơn azithromycin và levofloxacin nhiều. Ở Vn, kháng sinh mua rất dễ dàng + bệnh nhân thường tự dùng thuốc trước khi đến viện, vi khuẩn cũng đa dạng hơn. Vẫn bám sát guidelines khuyến cáo cụ nhé.

"Điều trị như sếp, kết quả khác biệt không?"

Có, cụ ạ : "thực tế bệnh nhân trong tua em trực bị bệnh nền và tác dụng phụ suýt chết"

Tối đó team up với sếp, em chết cùng bệnh nhân cmnr (sếp chỉ đạo qua đt không ghi âm, có gì chối bay là xong)

Bản thân em vẫn muốn hợp tác với đồng nghiệp (sếp), hỗ trợ lẫn nhau để điều trị tốt nhất. Nhưng sếp thích mình là số 1, mệnh lệnh phải được tuân theo bất kể đúng sai (Quen thói chỉ tay năm ngón từ 108 cơ mà)
 
Chỉnh sửa cuối:

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,651
Động cơ
198,154 Mã lực
Chả giống. Cụ ủng hộ bs già thiếu kiến thức, thừa kinh nghiệm làm sai phác đồ còn em cho rằng bs lớn tuổi có kiến thức thật sự vẫn bám sát guidelines, chỉ thay đổi trong trường hợp đặc biệt (thuốc không sẵn có, bệnh nền, dị ứng,...)

Cụ nói đến Mỹ nên chắc tiếng Anh không tệ. Gửi cụ link tham khảo này:


Bệnh viêm phổi cộng đồng (community-acquired pneumonia)

_ Previously healthy outpatients with no antibiotic use in past three months: Macrolide (azithromycin [Zithromax]) or doxycycline

Điều trị ban đầu là Azithromycin và Doxycycline (không phải Amoxicillin như cụ nói)

_ Outpatients with comorbidities* or antibiotic use in past three months: Preferred 36,37: Respiratory fluoroquinolone (levofloxacin [Levaquin], gemifloxacin [Factive], or moxifloxacin [Avelox]), Alternative: Beta-lactam antibiotic (high-dose amoxicillin, amoxicillin/clavulanate [Augmentin], cefuroxime [Ceftin], or cefpodoxime) plus a macrolide

Bệnh nhân ngoại trú có bệnh nền nguy hiểm hoặc sử dụng kháng sinh trong 3 tháng trước ưu tiên: nhóm Quinolone hô hấp, có thể thay bằng nhóm Beta lactam (Amoxicillin liều cao, amoxicillin/clavulanate...) + 1 macrolide

Nếu hiểu rõ dược lý và vi sinh, tự cụ trả lời được liều cao Amoxicillin tương đương Amoxicillin (liều thấp hơn) + clavulanate thế nào

Em sai phác đồ chỗ nào hở cụ?

Còn vì sao bọn em ưu tiên Amoxicillin đơn giản bởi phổ kháng khuẩn rộng hơn azithromycin và levofloxacin nhiều. Ở Vn, kháng sinh mua rất dễ dàng + bệnh nhân thường tự dùng thuốc trước khi đến viện, vi khuẩn cũng đa dạng hơn. Vẫn bám sát guidelines khuyến cáo cụ nhé.

"Điều trị như sếp, kết quả khác biệt không?"

Có, cụ ạ : "thực tế bệnh nhân trong tua em trực bị bệnh nền và tác dụng phụ suýt chết"

Tối đó team up với sếp, em chết cùng bệnh nhân cmnr (sếp chỉ đạo qua đt không ghi âm, có gì chối bay là xong)

Bản thân em vẫn muốn hợp tác với đồng nghiệp (sếp), hỗ trợ lẫn nhau để điều trị tốt nhất. Nhưng sếp thích mình là số 1, mệnh lệnh phải được tuân theo bất kể đúng sai (Quen thói chỉ tay năm ngón từ 108 cơ mà)
Cụ cập nhật với ATS/IDSA 2019 chưa?
1602764000395.png

1602765336300.png


Cái cụ đưa còn chả phải là một Guideline, Chỉ là một bài báo in trong tạp chí y học, với hầu hết bằng chứng đều thuộc nhóm C - Ý kiến chuyên gia. Cụ nghĩ giá trị của cái mà cụ gọi là "Guideline" này là gì?
Cụ làm theo một "hướng dẫn" mà cụ còn không biết nó xuất phát từ Guideline nào, chẳng qua là cụ làm theo kinh nghiệm.

Với BN đã nghi nhiễm MRSA mà cụ vẫn còn dùng Amoxicilin liều cao, lại còn đánh giá tương đồng, cụ nghĩ rằng ý kiến này của cụ nhận được nhiều ủng hộ?
Cụ dùng Augmentin phổ quát cho BN ngoại trú bất kể đánh giá nhóm, Em chả thấy có Guideline nào hướng dẫn cụ như thế. Guideline bắt buộc cụ đánh giá & phân loại nhóm BN chứ không phải cho thuốc đại trà.
Theo ATS, Amox + clavunalate phải được dùng kèm với macrolite hoặc doxycycline trong trường hợp nghi nhiễm MRSA, chứ chẳng phải dùng 1 mình nữa.

Em ghi lên đây để cụ thấy cái bất cập của cái mà cụ gọi là Guideline. Em chả nói cụ hay thầy cụ điều trị BN như thế là sai, em chỉ nói họ làm theo kinh nghiệm thực tế của họ chứ chả phải cái Guideline nào sất.

Đây sẽ là còm cuối của em. Đây không phải là một cuộc debate phương pháp điều trị giữa em và cụ. Cái cần nói em đã nói. Cụ nhận ra được cái gì không thì tùy. Em chẳng muốn mất thời gian của em và cụ nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Khoa Béo

Xe buýt
Biển số
OF-84286
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
827
Động cơ
577,664 Mã lực
Cụ là bác sĩ, việc chính là cứu chữa bệnh nhân cụ ạ.
 
Biển số
OF-586747
Ngày cấp bằng
24/8/18
Số km
54
Động cơ
135,430 Mã lực
Tuổi
32
BV 108 không phải là chuyên môn yếu, cụ không nên tự tin về chuyên môn quá. Kinh nghiệm của em đi làm (trong khối nhà nước) là không nên quá tin vào mấy lời nói riêng, bảo riêng của cấp trên; khi có sự việc họ sẽ không nói vậy trước tập thể cán bộ đâu.

Một điểm nữa là không nên tin vào sức mạnh của giới truyền thông quá. Truyền thông mạnh là bởi vì có người cho nó mạnh thôi. Nếu muốn người ta sẽ bắt nó im trong 2 phút.

Cụ hiện tại có 2 việc: Việc chính là đi du học, việc phụ là hạ bệ ông sếp (vì việc này là trả đũa thôi).

1. Việc chính phải xong cái đã. Theo em, cơ hội đi học không dễ dàng, cụ nên chịu khó lạy lục sếp. Nếu sếp này không chịu, thì xin chữ ký của giám đốc bệnh viện. Cây lúa trĩu hạt thì nó mới cong được xuống. Cái được mất nhỏ này chả ăn thua gì.

2. Việc phụ: Cụ phải nắm rõ CV sếp xem thực hư thế nào. Trang web bệnh viện chả có ý nghĩa mấy, nhất là khi bệnh viện của cụ có lẽ là tư nhân và không phải là 108. Sếp cụ hoàn toàn có thể chối bay, đổ tội thằng Admin, và lãnh đạo bệnh viện em tin là cũng sẽ nhận lỗi về mình (do chịu sức ép quan hệ). Thế là vô ích, chưa kể nếu người ta lần mò ra cụ là người tung tin thì cụ nên xác định đi.

Muốn nắm rõ CV sếp cụ phải lấy được CV khoa học thật kia, có chữ ký của sếp, chữ ký của thủ trưởng cơ quan, đóng dấu đỏ. Nếu CV ấy mà ghi sai, thì lúc đấy cụ muốn tung hê thì cũng được thôi.
em hóng hớt thấy cụ này tư vấn ổn áp
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,760
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Mời cụ đưa số liệu chứng minh luận điểm của mình:

_ Xử trí không theo guidelines giúp tỉ lệ tử vong giảm thấp hơn ở bệnh nhân cấp cứu so với áp dụng guidelines?

_ Bác sĩ già ở Mỹ không nắm vững guidelines bằng bác sĩ trẻ? Tất cả bác sĩ muốn hành nghề ở Mỹ đều phải thi USMLE (3 steps). Ngoại trừ Step 1 kiểm tra kiến thức nền tảng (giải phẫu, sinh lý bệnh, khoa học hành vi,...), step 2 và step 3 hỏi về chẩn đoán và xử trí bệnh (guidelines) rất kỹ. Chưa kể bác sĩ già phải update kiến thức liên tục, vài năm lại thi, đánh giá 1 lần. Nếu không đạt, giấy phép hành nghề sẽ bị rút. Kinh nghiệm của họ hơn lớp trẻ rõ ràng, nhưng nói họ không nhớ guidelines bằng bs trẻ là võ đoán....
Nhà cháu xin phép kéo áo cụ, tuy ko trong ngành y nhưng nhà cháu thấy cụ có vấn đề về suy luận và đọc hiểu.

- Cụ giang.nguyen không có chỗ nào nói rằng không làm theo guideline giúp giảm tỷ lệ tử vong. Đọc và hiểu đúng phải là: các bác sĩ già biết kết hợp giữa guideline chuẩn và phác đồ họ tự tạo ra dựa trên kinh nghiệm thực tế thì có tỷ lệ tử vong thấp hơn bác sĩ trẻ chỉ biết làm theo guideline.

- Nhà cháu không thấy chỗ nào, câu nào, dòng nào của cụ giang.nguyen nói rằng bác sĩ già không nắm chắc guideline bằng bác sĩ trẻ. Cụ trích thử xem chỗ nào khiến cụ nghĩ như vậy?
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
3,760
Động cơ
390,000 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Cụ chủ có nhiều quyền lựa chọn, hoặc là quét dọn xung quanh mình để có không gian làm việc, hoặc là chuyển chỗ khác, hoặc là sống chung với lũ...
Trên đường đi từ A tới B, tuyến đường, thời gian đi, tốc độ đi, trạng thái tâm lý... quan trọng hơn nhiều khi sự bận tâm trên đường có con bò đi sai sơn kẻ vạch hoặc có những hành vi kỳ quặc. Nếu có thì cố đừng để mình cũng là 1 con bò tương tự.
Cháu tin khi cụ chủ ngoài 40t thì sẽ không có câu hỏi như thế này nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
261
Động cơ
234,653 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ cập nhật với ATS/IDSA 2019 chưa?
View attachment 5558167
View attachment 5558231

Cái cụ đưa còn chả phải là một Guideline, Chỉ là một bài báo in trong tạp chí y học, với hầu hết bằng chứng đều thuộc nhóm C - Ý kiến chuyên gia. Cụ nghĩ giá trị của cái mà cụ gọi là "Guideline" này là gì?
Cụ làm theo một "hướng dẫn" mà cụ còn không biết nó xuất phát từ Guideline nào, chẳng qua là cụ làm theo kinh nghiệm.

Với BN đã nghi nhiễm MRSA mà cụ vẫn còn dùng Amoxicilin liều cao, lại còn đánh giá tương đồng, cụ nghĩ rằng ý kiến này của cụ nhận được nhiều ủng hộ?
Cụ dùng Augmentin phổ quát cho BN ngoại trú bất kể đánh giá nhóm, Em chả thấy có Guideline nào hướng dẫn cụ như thế. Guideline bắt buộc cụ đánh giá & phân loại nhóm BN chứ không phải cho thuốc đại trà.
Theo ATS, Amox + clavunalate phải được dùng kèm với macrolite hoặc doxycycline trong trường hợp nghi nhiễm MRSA, chứ chẳng phải dùng 1 mình nữa.

Em ghi lên đây để cụ thấy cái bất cập của cái mà cụ gọi là Guideline. Em chả nói cụ hay thầy cụ điều trị BN như thế là sai, em chỉ nói họ làm theo kinh nghiệm thực tế của họ chứ chả phải cái Guideline nào sất.

Đây sẽ là còm cuối của em. Đây không phải là một cuộc debate phương pháp điều trị giữa em và cụ. Cái cần nói em đã nói. Cụ nhận ra được cái gì không thì tùy. Em chẳng muốn mất thời gian của em và cụ nữa.
Việc phải phân loại bệnh nhân theo nhóm điều trị, cụ nói hoàn toàn đúng

Chỉ nói nhỏ cụ điều này, về cái risk factors for MRSA infection (yếu tố nguy cơ nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin):

Ngày trong bảng cụ post, ghi rõ "lần phân lập trước đó phát hiện MRSA hoặc P. Aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) hoặc nhập viện và điều trị kháng sinh đường tiêm (trong 90 ngày)"

Em ví dụ trường hợp thường gặp nhất đến khám cụ với triệu chứng rõ ràng của viêm phổi cộng đồng: tiền sử không bệnh lý nền, không nhập viện trong 90 ngày, tự ý mua thuốc điều trị nhưng không đỡ (ko mang vỉ thuốc từng sử dụng luôn)

Cụ nghĩ xem xếp họ vào yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA ổn không?

Cá nhân em nghĩ là không. Vậy sẽ điều trị theo nhóm đầu tiên

Sử dụng Amoxicillin ở nhóm đầu tiên, đáng ngại nhất là nhiễm tụ cầu vàng (không kháng methicillin). Nhóm này tiết enzyme beta-lactamase vô hiệu hóa kháng sinh nhóm beta lactam. Điều này chắc cụ biết

Nhưng beta-lactamase trong vi khuẩn có hạn. Ví dụ: chỉ phân hủy 4 phần Amoxicillin, trong khi Amoxicillin cần 8 phần để phát huy t/d điều trị. Vậy cụ cần đưa vào cơ thể 12 phần.

Acid clavulanid ức chế beta lactamase, cụ chỉ cần đưa 8 phần amoxicillin + 1 lượng clavulanid acid vừa đủ sẽ đạt được t/d điều trị.

Em nói hiệu quả tương đồng vì phổ kháng khuẩn vẫn như nhau không thay đổi (amoxicillin), tác dụng điều trị vẫn vậy.

Trong tất cả các comment, em chỉ nói sử dụng Augmentin, tùy trường hợp sẽ sử dụng đơn trị liệu hoặc đa trị liệu (theo phác đồ như cụ nói)

Any way, dù sao topic này cũng không phù hợp để tranh luận chuyên môn. Em vẫn vui vì cụ đã dùng lý luận và chứng cứ khoa học để nói chuyện. Đó mới là điều em cần từ 1 đồng nghiệp. Mình dừng ở đây cụ nhé...
 

physician

Xe tải
Biển số
OF-398497
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
261
Động cơ
234,653 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu xin phép kéo áo cụ, tuy ko trong ngành y nhưng nhà cháu thấy cụ có vấn đề về suy luận và đọc hiểu.

- Cụ giang.nguyen không có chỗ nào nói rằng không làm theo guideline giúp giảm tỷ lệ tử vong. Đọc và hiểu đúng phải là: các bác sĩ già biết kết hợp giữa guideline chuẩn và phác đồ họ tự tạo ra dựa trên kinh nghiệm thực tế thì có tỷ lệ tử vong thấp hơn bác sĩ trẻ chỉ biết làm theo guideline.

- Nhà cháu không thấy chỗ nào, câu nào, dòng nào của cụ giang.nguyen nói rằng bác sĩ già không nắm chắc guideline bằng bác sĩ trẻ. Cụ trích thử xem chỗ nào khiến cụ nghĩ như vậy?
Cụ phải đọc lại những comment trước đó. Em đang nhắc chuyện sếp điều trị không theo guidelines do thiếu kiến thức. Cụ Giang.Nguyen chỉnh lại, nói bác sĩ già xử lý không đúng guidelines nhưng đạt kq điều trị thì vẫn thành công, lấy dẫn chứng bên Us nọ kia nên tưởng cụ ấy nhắc đến sếp mình. Chứ bs già đủ kiến thức lẫn kinh nghiệm là báu vật của ngành y, chất lượng điều trị tốt nhất, cần gì bàn cãi...

Tiếc là trưởng khoa nhà em không được như cụ ấy nói. Làm việc cùng nhau, đương nhiên em hiểu sếp mình hơn cụ Giang.Nguyen rồi...
 

NoPain

Xe buýt
Biển số
OF-123112
Ngày cấp bằng
5/12/11
Số km
783
Động cơ
383,467 Mã lực
Ngh
Cụ có tố thì sếp trên lí thuyết cũng về hưu rồi, hơn nữa tránh đc ồn ào cá nhân và liên luỵ đến bv, đến đồng nghiệp xung quanh là điều trên hết... chuyện như này ko chỉ ở VN mà ở đâu cũng có người nọ người kia, thôi dĩ hoà vi quý là cách nào đạt đc mục đích của mình là đc, ko nhất thiết phải dìm người khác (dù người ta xấu thật) chuyện đó sẽ có xh phán xét
Nghỉ hưu
Hay là lại mở phòng khám tư hả cụ ?
 

lenovo90

Xe máy
Biển số
OF-327701
Ngày cấp bằng
19/7/14
Số km
90
Động cơ
285,540 Mã lực
Theo em thì cụ chịu khó gạt qua việc ấm ức sang 1 bên. Cụ thế hệ trẻ,nhiệt huyết và trình độ có. Giờ cụ xin lấy chữ ký từ ông sếp đó,k được lên trình bày với giám đốc. Việc cụ hiện giờ là nên qua nước ngoài để học tập tiếp. Khi cụ hoàn thành tốt từ nước ngoài về,cụ sẽ giúp đỡ được nhiều hơn với các bệnh nhân. Giờ cụ đánh,ừ rằng cụ thắng đi,chắc gì cụ lại thoải mái hơn,khi vướng thêm nhiều vấn đề được thua với ông sếp. Lùi 1 bước,nhẫn 1 bước để tiến lên thì k phải là xấu.
 

ZoBon

Xe buýt
Biển số
OF-742629
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
540
Động cơ
65,704 Mã lực
Tuổi
37
Website
zobo.com.vn
Vote nện. Nhưng sau khi đã ra khỏi biên
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Cụ cập nhật với ATS/IDSA 2019 chưa?
View attachment 5558167
View attachment 5558231

Cái cụ đưa còn chả phải là một Guideline, Chỉ là một bài báo in trong tạp chí y học, với hầu hết bằng chứng đều thuộc nhóm C - Ý kiến chuyên gia. Cụ nghĩ giá trị của cái mà cụ gọi là "Guideline" này là gì?
Cụ làm theo một "hướng dẫn" mà cụ còn không biết nó xuất phát từ Guideline nào, chẳng qua là cụ làm theo kinh nghiệm.

Với BN đã nghi nhiễm MRSA mà cụ vẫn còn dùng Amoxicilin liều cao, lại còn đánh giá tương đồng, cụ nghĩ rằng ý kiến này của cụ nhận được nhiều ủng hộ?
Cụ dùng Augmentin phổ quát cho BN ngoại trú bất kể đánh giá nhóm, Em chả thấy có Guideline nào hướng dẫn cụ như thế. Guideline bắt buộc cụ đánh giá & phân loại nhóm BN chứ không phải cho thuốc đại trà.
Theo ATS, Amox + clavunalate phải được dùng kèm với macrolite hoặc doxycycline trong trường hợp nghi nhiễm MRSA, chứ chẳng phải dùng 1 mình nữa.

Em ghi lên đây để cụ thấy cái bất cập của cái mà cụ gọi là Guideline. Em chả nói cụ hay thầy cụ điều trị BN như thế là sai, em chỉ nói họ làm theo kinh nghiệm thực tế của họ chứ chả phải cái Guideline nào sất.

Đây sẽ là còm cuối của em. Đây không phải là một cuộc debate phương pháp điều trị giữa em và cụ. Cái cần nói em đã nói. Cụ nhận ra được cái gì không thì tùy. Em chẳng muốn mất thời gian của em và cụ nữa.
Cụ học YTN hay sao mà giỏi thế? (Em đùa chút thôi nhé. Quả thực đọc bài của cụ lôi cuốn và chặt chẽ hơn cụ YHN kia nhiều lắm. :D)
 

Goal

Xe tăng
Biển số
OF-54376
Ngày cấp bằng
6/1/10
Số km
1,614
Động cơ
466,297 Mã lực
Nơi ở
Số 1 Trần Hưng Đạo
Cá nhân em thì không tin là Bsy cựu trưởng khoa của BV 108 mà lại kém đến thế bác Goal nhờ ;))
Tất nhiên có người nọ, người kia. Nhưng không thể kém quá được
Riêng về vụ tiếng Anh: Giờ ae mình học tiếng Anh chứ thời các tiền bối ấy thì toàn học Nga, Đức cao hơn là Hung... Nhiều người rất giỏi, như thầy của em theo em biết, trước là TS đầu tiên về tim mạch ở VN mình.
Vậy nên đừng miệt thị họ khi ko giỏi tiếng Anh bằng mình!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top