[Funland] Màu hoa vô tội

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,834
Động cơ
553,257 Mã lực
Chuyện kể rằng, một trưa mùa hè năm 1958, bị đánh thức bởi tiếng chim sẻ ríu rít cãi nhau, mất giấc ngủ, Mao Trạch Đông đã nổi cáu, phát động - thật ra là ra lệnh - diệt chim sẻ trên toàn quốc. Chiến dịch diệt chim sẻ - đả ma tước vận động - ra đời.


Nhà báo Nguyễn Hồng Lam

Thực tế, chim sẻ chỉ là một trong 4 loài vật bị xem là gây hại, được chính Mao Trạch Đông phát động loại trừ trong 4 năm 1958-1962, gồm chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ. Trong đó, chuột là loài phá hoại và cùng với ruồi muỗi gây dịch bệnh. Còn chim sẻ, tội của chúng là tranh ăn ngũ cốc, làm sụt giảm sản lượng nông nghiệp. Chúng bị quy tội là thủ phạm gây ra nạn đói, để khỏa lấp sai lầm trong chủ trương kinh tế kế hoạch kiểu Mao: quốc hữu hóa ruộng đất, tập thể hóa sản xuất nông nghiệp. Muốn thực hiện kế hoạch Đại nhảy vọt trong kinh tế, Mao cho rằng bước đầu tiên là phải... giết sạch chim sẻ, lực lượng ăn cướp lương thực chuyên nghiệp và đông đảo.
Lời lãnh tụ là chân lý, dù có sai lè ra vẫn đúng. Khắp nơi, từ nông thôn đến thành thị, đâu đâu người ta cũng thi nhau gõ nồi niêu xoong chảo inh trời để xua đuổi chim sẻ. Ở nông thôn, hàng đoàn người rủ nhau đi lùng sục tìm bắt chim sẻ để nướng. Tổ chim sẻ bị phá, trứng chim sẻ bị đập vỡ, chim non bị giết, triệt để tru di thập bát tộc để chúng không còn cơ hội sinh sôi.
Hậu quả là khắp nước, chim sẻ biệt bóng, nhà nào cũng toàn nồi vung méo mó. Ở miền Nam Trung Quốc, bao nhiêu chim sẻ thoát được đều bay sang Việt Nam lánh nạn hết, không biết bao giờ mới an bình để được lai hồi cố thổ!
Vào năm 1960, các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (United States National Academy of Sciences) đã có báo cáo chứng minh rằng chim sẻ ăn côn trùng nhiều hơn là ăn ngũ cốc, tức ưa phá mồi (dù không nhậu) hơn là ăn cơm, cháo. Trong đó, món mồi khoái khẩu của chúng là châu chấu - loài phá hoại ngũ cốc nhiều nhất. Tại Trung Quốc, trong 3 năm 1959 -1961, vì không còn chim sẻ, đại dịch châu chấu đã bùng phát mạnh, tràn ngập khu vực nông thôn, không thể diệt nỗi.
Mùa màng bị châu chấu phá tan hoang, đẩy quốc gia này vào một giai đoạn đói rã họng, gọi là thời kỳ “Nạn đói lớn”. Hơn 30 triệu người trên toàn quốc Trung Quốc, đa số ở nông thôn, đã chết vì đói. Nông thôn Trung Quốc cá biệt còn có cảnh giết trẻ con, luộc lên để ăn chống đói. Bạn có thể đọc được thảm cảnh ghê rợn này trong nhiều cuốn sách, trong đó có sách của Tân Tử Lăng, tác giả cuốn “Mao Trạch Đông - ngàn năm công tội” đã từng được xuất bản tại Việt Nam vào năm 2008.
Không thừa nhận, nhưng thấy rõ sự bốc đồng của mình đã biến thành tội ác, năm 1962, Mao Trạch Đông đã phải chấm dứt chiến dịch diệt chim sẻ, chỉ bằng một câu rất vô trách nhiệm: “Thì quên nó đi!”. Dù sao, sau câu nói đó, chim muông cũng lác đác hồi hương, nạn đói khắp nơi cũng từ từ dịu đi. Khi chưa kịp bổ sung lương thực, nông dân Trung Quốc nhiều nơi đã chọn cách thay chim sẻ ăn châu chấu để chống đói.
Làm sao biết được mùa thu tới
Nếu những tháng hè không đỏ hoa?
Tôi không phải nhà khoa học gì hết, nhưng tôi chắc chắn rằng, đốn hạ các gốc phượng trong sân trường và các nơi khác, tác hại và sự đe dọa sẽ lớn hơn nhiều so với tai nạn hy hữu do cây gãy đổ. Rất nhiều loài cây quen thuộc có thể thành đại thụ, cổ thụ cho bóng mát khác, cũng vẫn bật gốc, vẫn gãy đổ như thường. Xà cừ chẳng hạn. Không lẽ cứ giòn, cứ gãy là đừng trồng, là chặt hết? Xin nhớ cho, để tai nạn xảy ra là do con người cẩu thả, thiếu trách nhiệm. Đừng đổ tội cho chim muông cây cỏ.
Loại trừ hoa phượng thì có khác gì cưa đốn ký ức học trò? Cũng không thể giăng dây cách ly cây với người để đề phòng. Không gốc cây ngọn cỏ nào đáng tội để phải cách ly với kỷ niệm hôm nay, ký ức mai sau trong lòng con trẻ. Tâm hồn con người không thể bị quản thúc, giam cầm. Cưa bỏ phượng đi, đám học trò con tôi biết ép hoa gì vào trang vở, biết tô màu gì để lưu ký những mùa hè?
Viện dẫn rằng phượng cành giòn, gốc dễ bật, dễ gây tai nạn, cần loại trừ tránh nguy cơ thì khác nào đổ tội gây ra nạn đói cho loài chim sẻ? Những ai mang tư duy kiểu đó, tôi đồ rằng đều là loài... Maoit! Tin rằng, đốn bỏ những gốc hoa phượng chỉ là cơn lên đồng nhất thời ở vài nơi, do quá sợ hãi trước một hiểm họa mơ hồ, hy hữu. Không người Trung Quốc nào muốn ăn thịt trẻ con, không người Việt Nam nào muốn ăn cắp tâm hồn trẻ nhỏ.
Hơn thế nữa, chúng ta dứt khoát không phải đồ đệ của chủ nghĩa Mao. Sân trường là nơi con trẻ vui chơi, không phải là nơi hồng vệ binh hô khẩu hiệu. Không thể triệt hạ một loài hoa để che đậy việc không làm tròn trách nhiệm của một vài người, vài ngành, vài nơi, cũng như không thể diệt chim sẻ chỉ để an mãn giấc ngủ trưa của một đấng quân vương.
Ký ức được xây dựng từ hôm nay, tích tụ từ từ. Chúng ta không cần một cuộc Đại nhảy vọt ngu ngốc nào hết, cả trong kinh tế lẫn giữa tâm hồn của bao nhiêu thế hệ.
Nguyễn Hồng Lam
 

abbott1

Xe hơi
Biển số
OF-728700
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
119
Động cơ
73,779 Mã lực
Tuổi
35
Tôi không phải nhà khoa học gì hết, nhưng tôi chắc chắn rằng, đốn hạ các gốc phượng trong sân trường và các nơi khác, tác hại và sự đe dọa sẽ lớn hơn nhiều so với tai nạn hy hữu do cây gãy đổ. Rất nhiều loài cây quen thuộc có thể thành đại thụ, cổ thụ cho bóng mát khác, cũng vẫn bật gốc, vẫn gãy đổ như thường. Xà cừ chẳng hạn. Không lẽ cứ giòn, cứ gãy là đừng trồng, là chặt hết? Xin nhớ cho, để tai nạn xảy ra là do con người cẩu thả, thiếu trách nhiệm. Đừng đổ tội cho chim muông cây cỏ.
Lý luận y chang của Hiệp hội súng trường quốc gia Mỹ NRA, súng không giết người, chỉ có người dùng súng giết người. Không dùng súng người ta có thể dùng dao, tua vít, etc nên không nên cấm sử dụng súng. Họ lờ đi vấn đề thương vong do súng nghiêm trọng hơn nhiều lần mấy loại vũ khí thô sơ kia.
 

bimbim71

Xe điện
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
3,867
Động cơ
335,719 Mã lực
Sao những thứ chủ nghĩa quái đản mà vẫn triệu người tụng niệm nhỉ?
 

ocean1

Xe tăng
Biển số
OF-727961
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
1,880
Động cơ
94,784 Mã lực
Có viết 100 bài phân tích đi nữa thì vẫn không thay đổi được kết cục của các cây phượng trong sân trường . Tốt nhất là các loại cây nào tàng quá rộng, và cây quá cao, không nên trồng trong khuôn viên trường quá nhỏ và chật hẹp.
 

redflame

Xe tăng
Biển số
OF-195719
Ngày cấp bằng
26/5/13
Số km
1,808
Động cơ
343,211 Mã lực
Tư duy đổ lỗi, khi có gì đó xảy ra phải ai hoặc cái gì đó có lỗi chứ méo phải mình. Cây phượng đổ 1 lần rồi, đổ lần nữa lại méo được nhá
 

thanhphong1998

Xe điện
Biển số
OF-520894
Ngày cấp bằng
11/7/17
Số km
2,819
Động cơ
204,997 Mã lực
Tuổi
26
Có vài nơi cưa cây phượng thôi chứ làm gì mà sợ thành phong trào của cả nước. Ngoài sân trường còn rất nhiều phượng trong công viên,trên đường phố nên học trò hay ai đó vẫn có cánh hoa phượng ép vở nếu thích.
 

Kent_bl

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-126107
Ngày cấp bằng
31/12/11
Số km
423
Động cơ
382,229 Mã lực
Lý luận y chang của Hiệp hội súng trường quốc gia Mỹ NRA, súng không giết người, chỉ có người dùng súng giết người. Không dùng súng người ta có thể dùng dao, tua vít, etc nên không nên cấm sử dụng súng. Họ lờ đi vấn đề thương vong do súng nghiêm trọng hơn nhiều lần mấy loại vũ khí thô sơ kia.
Theo mày thì sao hả thằng đần! Chặt hết cây xanh để không phải lo cây đổ à?
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,113
Động cơ
316,159 Mã lực
Chuyện kể rằng, một trưa mùa hè năm 1958, bị đánh thức bởi tiếng chim sẻ ríu rít cãi nhau, mất giấc ngủ, Mao Trạch Đông đã nổi cáu, phát động - thật ra là ra lệnh - diệt chim sẻ trên toàn quốc. Chiến dịch diệt chim sẻ - đả ma tước vận động - ra đời.


Nhà báo Nguyễn Hồng Lam

Thực tế, chim sẻ chỉ là một trong 4 loài vật bị xem là gây hại, được chính Mao Trạch Đông phát động loại trừ trong 4 năm 1958-1962, gồm chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ. Trong đó, chuột là loài phá hoại và cùng với ruồi muỗi gây dịch bệnh. Còn chim sẻ, tội của chúng là tranh ăn ngũ cốc, làm sụt giảm sản lượng nông nghiệp. Chúng bị quy tội là thủ phạm gây ra nạn đói, để khỏa lấp sai lầm trong chủ trương kinh tế kế hoạch kiểu Mao: quốc hữu hóa ruộng đất, tập thể hóa sản xuất nông nghiệp. Muốn thực hiện kế hoạch Đại nhảy vọt trong kinh tế, Mao cho rằng bước đầu tiên là phải... giết sạch chim sẻ, lực lượng ăn cướp lương thực chuyên nghiệp và đông đảo.
Lời lãnh tụ là chân lý, dù có sai lè ra vẫn đúng. Khắp nơi, từ nông thôn đến thành thị, đâu đâu người ta cũng thi nhau gõ nồi niêu xoong chảo inh trời để xua đuổi chim sẻ. Ở nông thôn, hàng đoàn người rủ nhau đi lùng sục tìm bắt chim sẻ để nướng. Tổ chim sẻ bị phá, trứng chim sẻ bị đập vỡ, chim non bị giết, triệt để tru di thập bát tộc để chúng không còn cơ hội sinh sôi.
Hậu quả là khắp nước, chim sẻ biệt bóng, nhà nào cũng toàn nồi vung méo mó. Ở miền Nam Trung Quốc, bao nhiêu chim sẻ thoát được đều bay sang Việt Nam lánh nạn hết, không biết bao giờ mới an bình để được lai hồi cố thổ!
Vào năm 1960, các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (United States National Academy of Sciences) đã có báo cáo chứng minh rằng chim sẻ ăn côn trùng nhiều hơn là ăn ngũ cốc, tức ưa phá mồi (dù không nhậu) hơn là ăn cơm, cháo. Trong đó, món mồi khoái khẩu của chúng là châu chấu - loài phá hoại ngũ cốc nhiều nhất. Tại Trung Quốc, trong 3 năm 1959 -1961, vì không còn chim sẻ, đại dịch châu chấu đã bùng phát mạnh, tràn ngập khu vực nông thôn, không thể diệt nỗi.
Mùa màng bị châu chấu phá tan hoang, đẩy quốc gia này vào một giai đoạn đói rã họng, gọi là thời kỳ “Nạn đói lớn”. Hơn 30 triệu người trên toàn quốc Trung Quốc, đa số ở nông thôn, đã chết vì đói. Nông thôn Trung Quốc cá biệt còn có cảnh giết trẻ con, luộc lên để ăn chống đói. Bạn có thể đọc được thảm cảnh ghê rợn này trong nhiều cuốn sách, trong đó có sách của Tân Tử Lăng, tác giả cuốn “Mao Trạch Đông - ngàn năm công tội” đã từng được xuất bản tại Việt Nam vào năm 2008.
Không thừa nhận, nhưng thấy rõ sự bốc đồng của mình đã biến thành tội ác, năm 1962, Mao Trạch Đông đã phải chấm dứt chiến dịch diệt chim sẻ, chỉ bằng một câu rất vô trách nhiệm: “Thì quên nó đi!”. Dù sao, sau câu nói đó, chim muông cũng lác đác hồi hương, nạn đói khắp nơi cũng từ từ dịu đi. Khi chưa kịp bổ sung lương thực, nông dân Trung Quốc nhiều nơi đã chọn cách thay chim sẻ ăn châu chấu để chống đói.
Làm sao biết được mùa thu tới
Nếu những tháng hè không đỏ hoa?
Tôi không phải nhà khoa học gì hết, nhưng tôi chắc chắn rằng, đốn hạ các gốc phượng trong sân trường và các nơi khác, tác hại và sự đe dọa sẽ lớn hơn nhiều so với tai nạn hy hữu do cây gãy đổ. Rất nhiều loài cây quen thuộc có thể thành đại thụ, cổ thụ cho bóng mát khác, cũng vẫn bật gốc, vẫn gãy đổ như thường. Xà cừ chẳng hạn. Không lẽ cứ giòn, cứ gãy là đừng trồng, là chặt hết? Xin nhớ cho, để tai nạn xảy ra là do con người cẩu thả, thiếu trách nhiệm. Đừng đổ tội cho chim muông cây cỏ.
Loại trừ hoa phượng thì có khác gì cưa đốn ký ức học trò? Cũng không thể giăng dây cách ly cây với người để đề phòng. Không gốc cây ngọn cỏ nào đáng tội để phải cách ly với kỷ niệm hôm nay, ký ức mai sau trong lòng con trẻ. Tâm hồn con người không thể bị quản thúc, giam cầm. Cưa bỏ phượng đi, đám học trò con tôi biết ép hoa gì vào trang vở, biết tô màu gì để lưu ký những mùa hè?
Viện dẫn rằng phượng cành giòn, gốc dễ bật, dễ gây tai nạn, cần loại trừ tránh nguy cơ thì khác nào đổ tội gây ra nạn đói cho loài chim sẻ? Những ai mang tư duy kiểu đó, tôi đồ rằng đều là loài... Maoit! Tin rằng, đốn bỏ những gốc hoa phượng chỉ là cơn lên đồng nhất thời ở vài nơi, do quá sợ hãi trước một hiểm họa mơ hồ, hy hữu. Không người Trung Quốc nào muốn ăn thịt trẻ con, không người Việt Nam nào muốn ăn cắp tâm hồn trẻ nhỏ.
Hơn thế nữa, chúng ta dứt khoát không phải đồ đệ của chủ nghĩa Mao. Sân trường là nơi con trẻ vui chơi, không phải là nơi hồng vệ binh hô khẩu hiệu. Không thể triệt hạ một loài hoa để che đậy việc không làm tròn trách nhiệm của một vài người, vài ngành, vài nơi, cũng như không thể diệt chim sẻ chỉ để an mãn giấc ngủ trưa của một đấng quân vương.
Ký ức được xây dựng từ hôm nay, tích tụ từ từ. Chúng ta không cần một cuộc Đại nhảy vọt ngu ngốc nào hết, cả trong kinh tế lẫn giữa tâm hồn của bao nhiêu thế hệ.
Nguyễn Hồng Lam


Mao “đả ma tước” một lần,​
nhân dân Trung Quốc hóa bần nuốt sâu. :))
Chỉ một căn cớ không đâu,​
sân trường nước Việt mất màu hoa xưa! :((
 
Chỉnh sửa cuối:

Yelnut

Xe tăng
Biển số
OF-390971
Ngày cấp bằng
7/11/15
Số km
1,295
Động cơ
-231,564 Mã lực
Cây mẹ gì chả đổ được? Nếp suy nghĩ, hành động theo cảm tính đã hiện hữu khắp nơi rồi.
Cây xanh rất cần. Nhưng cây to quá thì phải hạ bỏ, thay cây khác.
 

juve99

Xe cút kít
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
18,852
Động cơ
250,253 Mã lực
Sáng mát trời cc đã vật nhau rồi 😁
 

thattinhvt

Xe buýt
Biển số
OF-322267
Ngày cấp bằng
4/6/14
Số km
905
Động cơ
296,162 Mã lực
Cành phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18, thưở chẳng ai hay, thầm lặng mối tình đầu. :D
 

tony tí

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587202
Ngày cấp bằng
28/8/18
Số km
4,206
Động cơ
178,899 Mã lực
Nơi ở
Phía Đông nước Lào
Mao Chủ Tịch đúng sai thì cứ nhìn vào Trung Hoa vĩ đại ngày nay nhé. country duy nhất dám tay đôi với mỹ mà từ hòa tớii thắng. Nhân loại đã tôn vinh 3 vị lãnh tụ kiệt xuất là:
Hồ Chủ Tịch
Mao Chủ Tịch
Kim Chủ Tịch
 

mrspooky

Xe tăng
Biển số
OF-68643
Ngày cấp bằng
18/7/10
Số km
1,031
Động cơ
441,328 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Người tư chỉ cắt tỉa những cây có nguy cơ mất an toàn thôi, ngành giáo cũng không dại gì phá đi màu xanh trên sân trường đâu ạ, thớt ví von có vẻ hơi quá rồi.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,113
Động cơ
316,159 Mã lực
Mao “đả ma tước” một lần,​
nhân dân Trung Quốc hóa bần nuốt sâu. :))
Chỉ một căn cớ không đâu,​
sân trường nước Việt mất màu hoa xưa! :((

Tội Mao kể mấy cho vừa?​
Dẫu là dư mực lại thừa thời gian! :-?
Sắc hoa đỏ thắm trời ban,​
Sân trường chứng kiến hợp tan bao lần? :P
FYI, trích:

Chiến dịch diệt chim sẻ:

Tiếng Trung Quốc: 打麻雀运动 - Đả ma tước vận động; là một trong những hành động đầu tiên trong kế hoạch Đại nhảy vọt của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1958 đến năm 1962.

Một trong những hành động đầu tiên của Mao Trạch Đông trong chiến dịch Đại nhảy vọt là tiêu diệt 4 loài gây hại: Chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ. Tuy nhiên, các nhà sử học tin rằng chiến dịch kỳ quái này đã góp phần khiến hàng chục triệu người phải chết.

Năm 1958, Mao Trạch Đông, một người không phải là nhà sinh thái, cũng không phải một nông dân, đã xác định: Muỗi, ruồi, chuột và chim sẻ là những sinh vật có hại cần phải diệt trừ. Ông lập luận rằng, chim sẻ ăn thóc, loại bỏ chúng đi sẽ thu hoạch được nhiều lương thực hơn. Và các công dân Trung Quốc thời bấy giờ đua nhau phá tổ chim, đập vỡ trứng, sát hại chim sẻ non, bắn chết chim sẻ trưởng thành khi chúng bay trên trời.

Người ta còn nghĩ ra cách đi khắp nơi và gõ mạnh vào nồi niêu xoong chảo để chim sẻ không thể đậu ở bất cứ nơi đâu cho tới khi quá kiệt sức rồi rơi xuống đất. Nhà nước trao tặng phần thưởng cho trường hợp, cơ quan, đơn vị và viên chức chính phủ nếu giết được nhiều chim sẻ.

Tuy nhiên, họ quên đi một sự thật là chim sẻ ăn sâu bọ côn trùng còn nhiều hơn ăn thóc. Chim sẻ bị tiêu diệt, một đợt dịch châu chấu ngay sau đó đã càn quét khắp Trung Quốc, phá hoại mùa màng. Chính sách của Mao Trạch Đông đã gây ra hậu họa khôn lường, châu chấu phá hoại mùa màng, góp phần chính yếu gây ra nạn đói khắp Trung Quốc. Và thế là cuộc đại nhảy vọt kết thúc bằng trận đói khiến 30-45 triệu dân thiệt mạng

Không có mô tả ảnh.




 
Chỉnh sửa cuối:

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,589
Động cơ
758,600 Mã lực
Thử gg cột điện đổ chết người thấy nhiều kết quả phết. Hay ta làm phong trào chặt cột điện nhỉ
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,113
Động cơ
316,159 Mã lực
Mao Chủ Tịch đúng sai thì cứ nhìn vào Trung Hoa vĩ đại ngày nay nhé. country duy nhất dám tay đôi với mỹ mà từ hòa tớii thắng. Nhân loại đã tôn vinh 3 vị lãnh tụ kiệt xuất là:
Hồ Chủ Tịch
Mao Chủ Tịch
Kim Chủ Tịch

Thắng thua cũng năm bẩy đường,​
Thắng mà giết, phá, chẳng tường nhân tâm.:(
Thua mà, quyết chẳng giết lầm,​
Thắng thua, thua thắng, rô tầm anh minh! :x
 
Chỉnh sửa cuối:

Trang Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-106833
Ngày cấp bằng
26/7/11
Số km
4,479
Động cơ
405,028 Mã lực
Đúng là lúc thì quá chủ quan rồi xảy ra chuyện thì lại quá cẩn thận.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,113
Động cơ
316,159 Mã lực
FYI, bài viết này em đã viết trong "thớt" "Hoa phượng là Hoa học trò", và "Một cậu bé lớp 6 ra đi mãi nơi sân trường " nhưng do thấy có "Dây mơ rễ má" nên xin phép chia sẻ quan điểm ntn:



Trước 30 tháng tư 1975, tất cả những ai đã từng một lần cắp sách đến trường, và có cái mà người ta thường gọi là "một chút tâm hồn" thì đều khó mà có thể quên được những cánh hoa đỏ rực rỡ, báo hiệu mùa hè, mùa phải xa trường, xa lớp, xa thầy, xa bạn, .................... :x

Ngày nay, vì nhiều yếu tố mùa hè của học sinh không còn như xưa, các em phải học hè học rồi "học nhồi, ngồi nhét, thi gian, chấm lận" khi cắp sách đến trường! :-L
Cũng như cái gọi là tình thầy trò trong mái trường, vì nhiều lý do cũng dần dà mai một .................. :-?

Trong cái cảnh vật đổi sao dời đó, hàng phượng vĩ đỏ rực vẫn thi thoảng, lặng lẽ đứng bên góc sân trường, nở những đó hoa đỏ rực như máu vào đầu hè, báo hiệu mùa thi, mùa tan trường! Phượng nở theo mùa đều đặn như một người thơ ký cần mẫn đều đặn, nhưng phượng thì là hàng năm, lặng lẽ góp phần nhỏ bé của nó, vào cảnh quan của "sự nghiệp giáo dục của toàn dân"! ^:)^
Phượng không có mồm! :P

"Mỗi năm đến hè lòng mang mác buồn chín mươi ngày qua chứa chan tình thương mồ hoa phượng thắm như máu con tim mỗi lần hè sang kỷ niệm người xưa biết đâu mà tìm...." (Nỗi Buồn Hoa Phưọng/ Nhạc sĩ Thanh Sơn).
...................................

Những câu hát quen thuộc về mùa hè, về sự chia tay, về hoa phượng vẫn còn đó, nhưng hôm nay cây phượng không còn như xưa!
Tốc độ đô thị hóa chóng mặt, khiến câu "Tấc đất tất vàng" không còn gì đúng hơn!
Bên cạnh đó là chủ trương "Bê tông hóa đô thị" tràn lan mà không cần suy xét cân nhắc tới những tác động về môi trường, cũng như sinh thái khiến bầu không khí nóng do hiệu ứng nhà kính lại càng thêm nóng bởi những mảnh sân xi măng hùng hực hắt lên!
:>


Cái nóng như nung, do sân xi măng này, không chỉ làm khổ con người khi phải đi trên nó, mà còn làm khổ những cây phượng già vì bộ rễ nuôi nó, không còn được bám chặt vào lòng đất. Điểm tựa giúp nó đứng vững cũng như cung cấp nguồn thực phẩm nuôi cây và phát triển vững chãi theo quy luật tự nhiên của cuộc sống. :((

Sự cố về cái chết đau thương của cháu bé học sinh lớp 6 cũng như cái tai nạn vừa qua khiến cho gần 10 học sinh phải nhập viện tại gốc cây phượng, một cây phượng đã được trồng hơn 20 năm trong một trường phổ thông cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh! Rõ ràng đó không chỉ là giọt nước tràn ly, mà còn là hồi chuông cảnh báo Về sự an toàn trong việc trồng và chăm sóc cây xanh, cũng như những yêu cầu đòi hỏi mà nhà quản lý giáo dục nói riêng, và các cấp quản lý môi trường nói chung, phải kịp thời theo kịp cũng như chấn chỉnh hầu có thể tạo ra một môi trường sống sạch xanh và an toàn đúng nghĩa của nó!
=D>


Cái tai nạn đau thương cũng như đã gây chết người này, mới chỉ là cái đầu tiên và hắn rằng chưa phải là cái cuối cùng! Một khi mà việc chăm sóc bảo dưỡng cây xanh, cũng như các chế độ kiểm tra thường xuyên cho nó không được thực hiện một cách nghiêm túc và rất rốt ráo. [-X

Còn về việc dư luận đang đổ dồn vào chửi bới sỉ vả những cây phượng vĩ trong sân trường, thì thiết nghĩ không chỉ loài cây phượng vĩ, mà bất kỳ một loại cây nào trồng trong sân trường, trong bối cảnh bê tông hóa như ngày nay, nếu không được chăm sóc kiểm tra bảo dưỡng định kỳ thì cái mối họa này nếu chẳng tiếp tục gây ra thì chí ít cũng sẽ "góp tay vào" những tay nạn đau thương như vừa qua! :P


Phượng hồng vẫn nở bên đường,​
Lặng im khoe sắc sân trường hè sang. :)
Ai thương xin chớ nói càn,​
Câu cay, lời đắng bên hàng cây kia! :((
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,360
Động cơ
396,565 Mã lực
Đổ lỗi cho cây cối vô tri là cách làm hiệu quả nhất.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top