[Funland] Màu hoa vô tội

Vũ Điệp

Xe điện
Biển số
OF-378595
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
2,846
Động cơ
272,135 Mã lực
Nhà mình cứ mất bò mới lo làm chuồng nhá.
 

vandatAT

Xe container
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
9,609
Động cơ
372,948 Mã lực
Chịu khó để ý, chú ý 1 chút, cành sâu, khô, lệch trọng tâm...chặt tỉa bớt đi là ok mà.
 

Fall&Rise

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-387942
Ngày cấp bằng
20/10/15
Số km
1,296
Động cơ
252,890 Mã lực
Mồm dọc ngậm bút nên viết nhôn lừ
 

fantasy0178

Xe tăng
Biển số
OF-10145
Ngày cấp bằng
25/9/07
Số km
1,840
Động cơ
652,446 Mã lực
Thử gg cột điện đổ chết người thấy nhiều kết quả phết. Hay ta làm phong trào chặt cột điện nhỉ
Cột điện k ăn thua cụ êi, tai nạn giao thông mới đáng sợ, mỗi ngày đi mấy chục mạng. nên cấm hết phuơng tiện giao thông cho đi bộ hết, hàng hóa thì gồng gánh, lỡ đâm vào nhau khó chết lắm
 

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,601
Động cơ
88,407 Mã lực
Chuyện kể rằng, một trưa mùa hè năm 1958, bị đánh thức bởi tiếng chim sẻ ríu rít cãi nhau, mất giấc ngủ, Mao Trạch Đông đã nổi cáu, phát động - thật ra là ra lệnh - diệt chim sẻ trên toàn quốc. Chiến dịch diệt chim sẻ - đả ma tước vận động - ra đời.


Nhà báo Nguyễn Hồng Lam

Thực tế, chim sẻ chỉ là một trong 4 loài vật bị xem là gây hại, được chính Mao Trạch Đông phát động loại trừ trong 4 năm 1958-1962, gồm chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ. Trong đó, chuột là loài phá hoại và cùng với ruồi muỗi gây dịch bệnh. Còn chim sẻ, tội của chúng là tranh ăn ngũ cốc, làm sụt giảm sản lượng nông nghiệp. Chúng bị quy tội là thủ phạm gây ra nạn đói, để khỏa lấp sai lầm trong chủ trương kinh tế kế hoạch kiểu Mao: quốc hữu hóa ruộng đất, tập thể hóa sản xuất nông nghiệp. Muốn thực hiện kế hoạch Đại nhảy vọt trong kinh tế, Mao cho rằng bước đầu tiên là phải... giết sạch chim sẻ, lực lượng ăn cướp lương thực chuyên nghiệp và đông đảo.
Lời lãnh tụ là chân lý, dù có sai lè ra vẫn đúng. Khắp nơi, từ nông thôn đến thành thị, đâu đâu người ta cũng thi nhau gõ nồi niêu xoong chảo inh trời để xua đuổi chim sẻ. Ở nông thôn, hàng đoàn người rủ nhau đi lùng sục tìm bắt chim sẻ để nướng. Tổ chim sẻ bị phá, trứng chim sẻ bị đập vỡ, chim non bị giết, triệt để tru di thập bát tộc để chúng không còn cơ hội sinh sôi.
Hậu quả là khắp nước, chim sẻ biệt bóng, nhà nào cũng toàn nồi vung méo mó. Ở miền Nam Trung Quốc, bao nhiêu chim sẻ thoát được đều bay sang Việt Nam lánh nạn hết, không biết bao giờ mới an bình để được lai hồi cố thổ!
Vào năm 1960, các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (United States National Academy of Sciences) đã có báo cáo chứng minh rằng chim sẻ ăn côn trùng nhiều hơn là ăn ngũ cốc, tức ưa phá mồi (dù không nhậu) hơn là ăn cơm, cháo. Trong đó, món mồi khoái khẩu của chúng là châu chấu - loài phá hoại ngũ cốc nhiều nhất. Tại Trung Quốc, trong 3 năm 1959 -1961, vì không còn chim sẻ, đại dịch châu chấu đã bùng phát mạnh, tràn ngập khu vực nông thôn, không thể diệt nỗi.
Mùa màng bị châu chấu phá tan hoang, đẩy quốc gia này vào một giai đoạn đói rã họng, gọi là thời kỳ “Nạn đói lớn”. Hơn 30 triệu người trên toàn quốc Trung Quốc, đa số ở nông thôn, đã chết vì đói. Nông thôn Trung Quốc cá biệt còn có cảnh giết trẻ con, luộc lên để ăn chống đói. Bạn có thể đọc được thảm cảnh ghê rợn này trong nhiều cuốn sách, trong đó có sách của Tân Tử Lăng, tác giả cuốn “Mao Trạch Đông - ngàn năm công tội” đã từng được xuất bản tại Việt Nam vào năm 2008.
Không thừa nhận, nhưng thấy rõ sự bốc đồng của mình đã biến thành tội ác, năm 1962, Mao Trạch Đông đã phải chấm dứt chiến dịch diệt chim sẻ, chỉ bằng một câu rất vô trách nhiệm: “Thì quên nó đi!”. Dù sao, sau câu nói đó, chim muông cũng lác đác hồi hương, nạn đói khắp nơi cũng từ từ dịu đi. Khi chưa kịp bổ sung lương thực, nông dân Trung Quốc nhiều nơi đã chọn cách thay chim sẻ ăn châu chấu để chống đói.
Làm sao biết được mùa thu tới
Nếu những tháng hè không đỏ hoa?
Tôi không phải nhà khoa học gì hết, nhưng tôi chắc chắn rằng, đốn hạ các gốc phượng trong sân trường và các nơi khác, tác hại và sự đe dọa sẽ lớn hơn nhiều so với tai nạn hy hữu do cây gãy đổ. Rất nhiều loài cây quen thuộc có thể thành đại thụ, cổ thụ cho bóng mát khác, cũng vẫn bật gốc, vẫn gãy đổ như thường. Xà cừ chẳng hạn. Không lẽ cứ giòn, cứ gãy là đừng trồng, là chặt hết? Xin nhớ cho, để tai nạn xảy ra là do con người cẩu thả, thiếu trách nhiệm. Đừng đổ tội cho chim muông cây cỏ.
Loại trừ hoa phượng thì có khác gì cưa đốn ký ức học trò? Cũng không thể giăng dây cách ly cây với người để đề phòng. Không gốc cây ngọn cỏ nào đáng tội để phải cách ly với kỷ niệm hôm nay, ký ức mai sau trong lòng con trẻ. Tâm hồn con người không thể bị quản thúc, giam cầm. Cưa bỏ phượng đi, đám học trò con tôi biết ép hoa gì vào trang vở, biết tô màu gì để lưu ký những mùa hè?
Viện dẫn rằng phượng cành giòn, gốc dễ bật, dễ gây tai nạn, cần loại trừ tránh nguy cơ thì khác nào đổ tội gây ra nạn đói cho loài chim sẻ? Những ai mang tư duy kiểu đó, tôi đồ rằng đều là loài... Maoit! Tin rằng, đốn bỏ những gốc hoa phượng chỉ là cơn lên đồng nhất thời ở vài nơi, do quá sợ hãi trước một hiểm họa mơ hồ, hy hữu. Không người Trung Quốc nào muốn ăn thịt trẻ con, không người Việt Nam nào muốn ăn cắp tâm hồn trẻ nhỏ.
Hơn thế nữa, chúng ta dứt khoát không phải đồ đệ của chủ nghĩa Mao. Sân trường là nơi con trẻ vui chơi, không phải là nơi hồng vệ binh hô khẩu hiệu. Không thể triệt hạ một loài hoa để che đậy việc không làm tròn trách nhiệm của một vài người, vài ngành, vài nơi, cũng như không thể diệt chim sẻ chỉ để an mãn giấc ngủ trưa của một đấng quân vương.
Ký ức được xây dựng từ hôm nay, tích tụ từ từ. Chúng ta không cần một cuộc Đại nhảy vọt ngu ngốc nào hết, cả trong kinh tế lẫn giữa tâm hồn của bao nhiêu thế hệ.
Nguyễn Hồng Lam
Em thấy không thể đem so sánh việc diệt chim sẻ với việc "quản lý chặt chẽ hơn" các cây phượng vỹ ở VN được. Mà cộng đồng mạng ở VN cũng lạ, như nhét chữ vào mồm nhà chức trách. Làm gì có ai phát ngôn " chặt tất cả cây phượng vỹ" đâu ? Chỉ là rà soát lại xem cây nào mục gốc thì gia cố, nếu không được thì mới cắt tỉa hoặc chặt thôi chứ. Lạ thật. :D
Túm lại ý ông nhà báo này là không làm gì hết, Nguyễn Y Vân, như cũ....kệ cho XH vận hành và tự điều chỉnh 1 cách tự nhiên và hoang dã, giống tư tưởng " miễn dịch Covid cộng đồng" như ở Thụy Điển đúng không ?
 
Chỉnh sửa cuối:

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,328
Động cơ
621,910 Mã lực
Cây cổ thụ chỉ nên để trong rừng, tại thành phố, nhất là nơi đông người không nên để cây cổ thụ. trồng 1 thời gian rồi phải thay, phượng hay gì thì cũng phải làm thế.
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,179
Động cơ
678,653 Mã lực
Sao những thứ chủ nghĩa quái đản mà vẫn triệu người tụng niệm nhỉ?
Vì triệu người ko có quyền lựa chọn, chỉ có 1 số ít kẻ có cái quền đấy nó áp đặt lên triệu người.
 

vasco

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-58838
Ngày cấp bằng
11/3/10
Số km
2,154
Động cơ
465,436 Mã lực
Vì triệu người ko có quyền lựa chọn, chỉ có 1 số ít kẻ có cái quền đấy nó áp đặt lên triệu người.
Triệu người á, cụ thống kê ở đâu vậy. Chủ nghĩa quái đản là chủ nghĩa gì??? Cái cây phượng thì Lq gì đến chủ nghĩa.???
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,594
Động cơ
758,342 Mã lực
Em thấy không thể đem so sánh việc diệt chim sẻ với việc "quản lý chặt chẽ hơn" các cây phượng vỹ ở VN được. Mà cộng đồng mạng ở VN cũng lạ, như nhét chữ vào mồm nhà chức trách. Làm gì có ai phát ngôn " chặt tất cả cây phượng vỹ" đâu ? Chỉ là rà soát lại xem cây nào mục gốc thì gia cố, nếu không được thì mới cắt tỉa hoặc chặt thôi chứ. Lạ thật. :D
Túm lại ý ông nhà báo này là không làm gì hết, Nguyễn Y Vân, như cũ....kệ cho XH vận hành và tự điều chỉnh 1 cách tự nhiên và hoang dã, giống tư tưởng " miễn dịch Covid cộng đồng" như ở Thụy Điển đúng không ?
Không chặt mai mốt lỡ chuyện gì xảy ra thì nettizen ném đá cho đến chết
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
5,997
Động cơ
203,282 Mã lực
Tuổi
44
Cây hay cột gì cũng có tuổi thọ.

Cây ở đâu cũng thế; trồng một thời gian lấy bóng mát, khi nó già cỗi, sắp đổ dây thì chặt bỏ trồng cây mới.

Hãy coi đó là chuyện bình thường.

Chặt bỏ một cái cây cũng tiếc, cũng có chút lưu luyến đấy. Nhưng vài ngày rồi sẽ bình yên.

Như hàng xà cừ đường Phạm Văn Đồng, Trường Chinh.... và nhiều con đường khác, khi nó đã hoàn thành sứ mệnh của nó, chặt bỏ làm đường; làm xong đường, đang trồng loạt cây mới đấy thấy; 5 năm, 7 năm, chục năm nữa, lại có hàng cây xanh tươi mà thôi.


Mệ, nhiều ông nhà cửa của ông cha để lại, đầy kỳ niệm hàng ngày hàng giờ của toàn người thân, mà còn đập ra làm lại phút mốt. Trong khi mấy cái cây sân trường, gắn bó mấy năm học, học xong ra trường cả chục năm chả gặp lại; dưng vẫn gào lên là cây kỷ niệm phải gìn giữ.

Cây mẹ gì chả đổ được? Nếp suy nghĩ, hành động theo cảm tính đã hiện hữu khắp nơi rồi.
Cây xanh rất cần. Nhưng cây to quá thì phải hạ bỏ, thay cây khác.
Người tư chỉ cắt tỉa những cây có nguy cơ mất an toàn thôi, ngành giáo cũng không dại gì phá đi màu xanh trên sân trường đâu ạ, thớt ví von có vẻ hơi quá rồi.
Thử gg cột điện đổ chết người thấy nhiều kết quả phết. Hay ta làm phong trào chặt cột điện nhỉ
Gần đây rất nhiều vụ phượng bị đổ, không hiểu cụ đã nắm được thông tin chưa?
Cây đúng là tốt, nhưng phải xem trồng ở đâu. Cây phương đổ đa phần thân cây mục rỗng, cái này hợp lý vì nuôi cây chính là lớp vỏ ngoài cũng, nên cây vẫn xanh, nhưng bên trong chả còn gì, chịu lực kém, mưa gió to là đổ gãy.
Thêm nữa cây rễ chùm, rễ lan theo tán lá, nhiều cây to vậy, nhưng hoản cảnh không cho phép rễ mọc lộ thiên lan rộng, phải quây lại theo diện tích không phù hợp với kích thước cả cây, nên bật gốc cũng là chuyện trước sau.

Không phải nói không nên trồng cây, nhưng khi không có đủ điều kiện để trồng, không đảm bảo về an toàn được, tốt nhất nên bỏ đi. Không nên chủ quan duy ý chí cứ bắt nó phải tồn tại.
Nếu nhà báo có con học trong trường này, hoặc đã từng phỏng vấn bất cứ vị phụ huynh nào có con học trường này, em tin là nhà báo sẽ có góc nhìn khác. Và vị hiệu trưởng kia, cũng như bao cơ sở giáo dục khác, tiêu chí đầu tiên là phục vụ cho các em học sinh, những đứa trẻ hàng ngày chơi đùa bên gốc phượng đó, chứ không phải phục vụ một nhà báo chỉ biết gõ bài trên phím, trăm năm khéo chả đến trường này được một lần.
Cây nào to, thân mục rồi cũng nên chặt bớt cho an toàn, ko riêng gì cây phượng.
Nhưng em cũng phản đối cái vụ "cứ phượng là chặt", em nghĩ đó là phản ứng thái quá, ko cần thiết.
Chịu khó để ý, chú ý 1 chút, cành sâu, khô, lệch trọng tâm...chặt tỉa bớt đi là ok mà.
Cây cổ thụ chỉ nên để trong rừng, tại thành phố, nhất là nơi đông người không nên để cây cổ thụ. trồng 1 thời gian rồi phải thay, phượng hay gì thì cũng phải làm thế.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr.Chem

Xe điện
Biển số
OF-54895
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
3,244
Động cơ
490,339 Mã lực
Hoàn toàn không bất ngờ với những bài viết trái chiều...cái tính cách của người Việt bao đời vẫn thế nên dễ hiểu.
Nhìn nhận khách quan là cả nước đang xem xét, đốn hạ những cây phượng già trong khu vực sân trường, không phải triệt hạ cây phương trên toàn quốc như câu chuyện "diệt sẻ" dẫn dắt như bài viết. Cá nhân em ủng hộ, chặt bỏ giống cây hay mục ruỗng và có nguy cơ đổ cao như phượng trong sân trường, gì chứ mạng người là quan trọng, mà nhất là tính mạng của mầm non tương lai.
 

Autohaus.vn

Xe tải
Biển số
OF-717069
Ngày cấp bằng
21/2/20
Số km
238
Động cơ
84,400 Mã lực
Em lại nhớ đến câu: "Nhiệt tình cộng ngu dốt thành..." Mà thôi, em chả nói nữa!!!
 

tony tí

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587202
Ngày cấp bằng
28/8/18
Số km
4,204
Động cơ
178,899 Mã lực
Nơi ở
Phía Đông nước Lào
Ko
Đổ lỗi cho cây cối vô tri là cách làm hiệu quả nhất.
lẽ tại cán bộ . Cái gì cũng tại cán bộ Thì cán bộ đấm b làm Nữa :))Lúc đó ai lo cho dân cho nước . Cái gì cũng lấy đại cục làm trọng . Bình còn là mình còn . Bình bể thì mất nước .
 

Anhnv3

Xe buýt
Biển số
OF-719593
Ngày cấp bằng
10/3/20
Số km
627
Động cơ
84,973 Mã lực
Tuổi
45
Có vài nơi cưa cây phượng thôi chứ làm gì mà sợ thành phong trào của cả nước. Ngoài sân trường còn rất nhiều phượng trong công viên,trên đường phố nên học trò hay ai đó vẫn có cánh hoa phượng ép vở nếu thích.
Dọc cống Tô lịch có mà đầy phượng.
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,834
Động cơ
553,257 Mã lực
Đời cây, đời người
08:27 | 31/05/2020
Suy cho cùng, đời người nào khác đời cây. Không được nuôi dưỡng, chăm chút từ tấm bé, không có gốc cắm sâu bám rộng thì làm sao đủ sức sinh sum suê cành lá?

Cháu bé bị thiệt mạng trong vụ cây đổ ở trường Bạch Đằng cũng trạc tuổi con tôi, cũng học cùng khối lớp. Cho dù là một người đàn ông thừa đủ chai sạn, tôi vẫn cay xé mắt khi đọc những dòng viết về câu chuyện. Hàng triệu người đọc khác, hẳn sẽ cùng chung cảm xúc. Vô lý và đau xót quá!
Nhưng dù vậy, dù rất không muốn, sau tai nạn thương tâm, tôi vẫn phải viết thêm về hai sai lầm nên tránh và hoàn toàn có thể tránh.
Thứ nhất, trong vài ngày qua, hàng loạt cây xanh trong nhiều sân trường đã bị đốn hạ không thương tiếc. Cây mục ruỗng, có nguy cơ bị đốn đã đành, cây khỏe mạnh - những tầng ký ức đẹp - cũng bị vài nơi tiện tay cưa bỏ. Thà sân trường trơ trụi, khô khốc, không còn nơi cho học sinh nô đùa, trốn nắng cũng còn hơn không may xảy ra tai nạn. Bởi đi kèm với nó là tính mạng của con trẻ, là trách nhiệm của người lớn... có thể bị đe dọa.
Trong bài nghiên cứu nhan đề “Kỹ thuật thổi phồng nỗi ám ảnh sợ hãi” (Narrative techniques of fear mongering, Tạp chí Nghiên cứu xã hội, Đại học Johns Hopkin, Hoa Kỳ, tháng 7.2004), nhà báo kỳ cựu Barry Glassner đã đánh giá: “Nguy cơ bị giết trong một vụ khủng bố được thống kê thấp hơn nhiều so với tử vong do gặp tai nạn khi sửa nhà, bị ong đốt hay bị sét đánh. Ngay cả trong những năm tồi tệ nhất, kỷ lục tại Hoa Kỳ, số người chết hàng năm từ khủng bố thậm chí không thể so sánh với số ca tử vong do tai nạn xe cộ liên quan đến rượu(!)”.
Tương tự, tình trạng nguy hiểm vì cây xanh ngã đổ trong sân trường đúng là có thật, song rất hy hữu. Nếu chặt trụi cây cối, sân trường bê tông bức bối trong mùa nắng có khi còn đem lại nhiều đe dọa hơn. Nhưng nhiều nơi, nhiều người sẽ chọn giải pháp dễ, dù cực đoan: Để an toàn cho con người, cây xanh phải bị khai tử. Thà đốn nhầm hơn bỏ sót. Cái giá phải trả có thể sẽ đắt hơn nhưng khó thấy. Nỗi sợ hãi đã dẫn đến những phán đoán và lựa chọn giải pháp sai lầm.
Lỗi thứ hai là: Lấy kết quả để phán đoán nguyên nhân, từ đó xác định sai giải pháp. Mệnh đề "cây đổ gây chết người" đã được thay thế cho mệnh đề đáng lẽ ra phải được xác định: Cây đổ là do cách trồng sai. Thay vì ra sức chặt cây, người ta sẽ cần phải rà soát kỹ tình trạng trồng và chăm sóc cây để khắc phục.
Cây vững chãi hay không là nhờ bộ rễ cắm sâu, bám rộng vào đất. Biết, nhưng ở phố tấc đất tấc vàng, ít ai chịu làm thế. Phổ biến, người ta thường trồng những cây đã lớn, ít khi chịu nuôi nấng nó từ một mầm xanh cho đến khi thành đại thụ.
Tình trạng trồng “ăn xổi ở thì”, “đi tắt đón đầu” ép cây lớn, cho bóng mát ngay mà không kiên nhẫn chờ đợi này thường gặp nhất là ở các khu cao ốc, các chung cư, công trình công cộng xây mới. Phần sỏi, đá, xà bần... thường được san ra khu vực sau này sẽ là vỉa hè hoặc sân chơi. Cây xanh thường chỉ được trồng sau khi các hạng mục xây dựng đã hoàn tất. Trên nền bê tông, một dãy hố, sâu lắm chỉ 40 - 50cm, được moi ra, đổ đất vào và trồng cây lên. Thường thì cây được trồng là cây đã lớn sẵn, bị bứng lên cắt bỏ phần rễ, găm xuống. Rễ non không thể đủ sức chọc thủng vỉa đá, bê tông vụn bên dưới để cắm sâu vào đất thành rễ cọc vững chãi. Phần rễ ngang bò ra xung quanh cũng dễ bị tỉa bớt cho gọn, dễ “đưa vào khuôn khổ” là những bồn, những rào, ô nổi cao hơn mặt bằng nơi cây đứng. Lá, cành cũng bị cắt gọn trước khi vận chuyển về. Mới trồng xuống thì không sao. Nhưng một thời gian, được kích thích, tán cây sẽ lớn rộng ra, nặng hơn nhiều so với khả năng trụ đỡ của gốc cây được cắm sơ sài, nổi trên một ụ đất. Chỉ cần một cơn mưa lớn, một trận gió mạnh, gãy đổ và tai nạn sẽ là điều khó tránh.
Hầu hết các sân trường trong phố đều trồng cây thay thế hoặc trồng mới bằng kiểu này. Hầu hết các vụ cây bật gốc đều là cây trồng trên nền xi măng. Những trường vùng sâu, vùng xa, như trường An Phước, Ninh Thuận tôi học chẳng hạn, hàng phượng được trồng từ năm 1976, từ khi nhỏ như chiếc đũa, đã thành những đại thụ vững chãi, chưa một lần lung lay gốc trước những cơn gió điên cuồng xứ nắng. Năm 1988, thế hệ chúng tôi trồng một cây bồ đề, giờ gốc của nó cũng đã mấy vòng ôm, che mát cả một vạt sân trường.
Trong rất nhiều năm, không mấy ai để ý đến thực trạng tồi tệ ẩn chứa nhiều hiểm nguy này. Tai nạn xảy ra vẫn chưa đủ tạo nên một sự thức tỉnh trong ý thức. Thay vì giải quyết, người ta đang đối phó, kể cả bằng biện pháp cực đoan.
Gần 700 năm trước, ông Trần Hưng Đạo trước sự u mê kiểu đó đã phải thở dài khuyên: “Nên lấy câu đặt mồi lửa vào dưới đống củi nỏ làm điều răn, nhưng chớ kiềng canh nóng mà thổi cả rau nguội”. Lời “Hịch tướng sĩ” nói về vận nước - đời người, đem so với thực trạng đời cây nơi đô hội của 7 thế kỷ sau cũng chẳng khác gì mấy. Suy cho cùng, đời người nào khác đời cây. Không được nuôi dưỡng, chăm chút từ tấm bé, không có gốc cắm sâu bám rộng thì làm sao đủ sức sinh sum suê cành lá? Đó là chưa kể, cây cũng như người, được dành sẵn chỗ thay vì trải qua từng đoạn phấn đấu, trưởng thành, e cũng chẳng khác gì một thứ nguy cơ, tai vạ chực chờ...
Nguồn: Đời cây, đời người
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,624
Động cơ
377,540 Mã lực
Đổ lỗi cho cây cối vô tri là cách làm hiệu quả nhất.
[/QUOTE
Giống như việc đổ lỗi cho ý thức của người tham gia giao thông đã thành mặc định. Là đổ vào chỗ trống, không bị phản biện và cũng đổ đc hết lỗi đi....chả ai làm sao cả
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top