[Funland] Mặt trận Hà Giang thập niên 1980: Hồi ức 5 ngày trên đất địch

Quang_Quyen

Xe hơi
Biển số
OF-172766
Ngày cấp bằng
20/12/12
Số km
100
Động cơ
343,463 Mã lực
bài này cụ thơt lấy ở đâu về thì ghi rõ nguồn nhé, bài này em đọc lâu rồi của cụ Trungsy gì đó~X(
Cái này e cũng đọc trên mạng rồi cóp về thôi.... Ở trên mạng thì cũng lấy nguồn từ tứ tung ở đâu về ấy chứ e có tìm gốc gác nó ở đâu đâu..
Chỉ có quên mất tên tác giả thôi...

Thấy hay nên post lên cho các cụ đọc cùng chứ e cũng chả ghi là em sáng tác hay là viết cái này cả..
 

Quang_Quyen

Xe hơi
Biển số
OF-172766
Ngày cấp bằng
20/12/12
Số km
100
Động cơ
343,463 Mã lực

sontranvu

Xe điện
Biển số
OF-76914
Ngày cấp bằng
3/11/10
Số km
4,625
Động cơ
456,091 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình 2
Truyện hay quá. Cám ơn cụ post bài và các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống
 

ongdogia

Xe tăng
Biển số
OF-98874
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
1,205
Động cơ
504,454 Mã lực
em đánh dấu để nghiên cứu dần
 

tom_tep

Xe tải
Biển số
OF-105819
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
300
Động cơ
397,110 Mã lực
Em đọc mà thấy cảm động quá, mong rằng con cháu đời sau ko phải hy sinh vì chiến tranh...
 

Kent_dk

Xe hơi
Biển số
OF-173216
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
125
Động cơ
343,350 Mã lực
Nơi ở
Hoài Đức - Hà Nội
cháu đọc thấy hay quá cụ ah! chiến tranh thật ác liệt...
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
truyện này mô tả về 1 trận cụ thể, nhưng các cụ đọc truyện dốc núi, hay trong vòng lửa đi của tác giả Trọng Bảo. em đọc 1 mạch mấy chục trang không muốn nghỉ.
 

Morinhoo

Xe đạp
Biển số
OF-120624
Ngày cấp bằng
15/11/11
Số km
14
Động cơ
382,620 Mã lực
Em làm phát hết luôn 7 phần, hay, cảm động quá và còn thấy tự kỷ tý khi nhân vật chính là người Hà Nội. :)
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
13,864
Động cơ
633,727 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Đọc mấy lần rồi mà đọc lại vẫn hay.
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,199
Động cơ
497,962 Mã lực
không có lực lượng này đã không có em, quê em ngày hôm nay
cảm động, đọc nhiều khi lại rưng rưng nước mắt :(
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,393
Động cơ
641,331 Mã lực
Cái truyện này đã đăng trên OF từ lâu rồi. Các cụ ở đây cũng đã bàn luận nhiều, kết luận lại là nhiều khả năng chuyện... bịa! :))
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,734
Động cơ
442,912 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Chuyện này đăng trên ttvnol.com vài năm trước và tác giả (cũng là lính chiến năm 79) khi ấy cũng có thú nhận là biạ chi tiết lạc sang đất tàu rồi.

Đăng lại phải ghi rõ nguồn ạ
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Câu chuyện này chỉ là theo hình thức văn học thôi. Tác giả viết truyện chứ không phải thực tế. Tuy nhiên, em cho rằng nó rất hay, ai cũng thấy vậy. Bằng chứng là nó có sức sống rất lâu, chạy hết từ diễn đàn này sang diễn đàn kia, thậm chí co diễn đàn quay đi quay lại mấy lần. Hi hi !
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Em xin pots ké vào Top cụ chủ câu chuyện có thật, của cụ VX 84 dịch từ tiếng Trung ra, tác giả là người phía bên kia, tả lại trận đánh cao điểm 211 - 6b...( các cao điểm này phía mình gọi là 685 - Đồi Cây khô. Đó là một trận đánh có thể nói làm ông bạn tốt kinh hoàng, giữa E 567 - F 322 - Quân đoàn 26 của ta với các đơn vị thuộc Quân đoàn 67 của Trung Quốc.


...Đồi 211 tiền tuyến Lão sơn là trận địa quân đoàn 11 trấn thủ vào ngày 11/2/1985. Sau khi quân đoàn 67 thay đổi địa bàn phòng thủ chiến đấu với quân đoàn 11 vào ngày 18/5/1985, quân đoàn 67 đã tiếp nhận trận địa phòng tuyến này.

Sau 13 ngày, sáng sớm lúc 5h10 ngày 31/5, quân khu 2 quân đội Việt nam đã phát động cuộc tiến công M-1 đối với quân đoàn 67 vốn chưa ổn định, bắn phá dữ dội trên toàn trận tuyến trên chiến trường Lão sơn. Hỏa pháo kéo dài không ngớt đến 45 phút. 5h05 hỏa lực của quân đội Việt nam mở rộng,vươn xa, tiểu đoàn 4, quân đoàn 982 quân đội Việt nam phân nhánh thành 2 ngả đường, tiến hành tấn công với đồi 211,156,166. Cùng lúc đó tiểu đoàn 5, quân đoàn 982 cũng tiến hành vờ đánh. Quân đội Việt nam dưới sự yểm trợ của pháo binh, dựa vào ưu thế quân lực đã nhanh chóng chiếm vị trí canh gác số 1,2 trên đồi 211. Đại bộ phận các binh sĩ trong 1 tiểu đội trấn thủ ở phía trên đã chết trận. Chiến sĩ Lý Lâm Hải trực thuộc tiểu đội ở vị trí canh gác số 1 đã bị quân đội Việt nam bắt sống, đây là quân nhân duy nhất của quân đội Trung quốc bị bắt sống trong trận hỗn chiến.Tiểu đội trưởng Bào Hổ Dân sau khi vứt bỏ trận địa, nhảy qua sườn dốc đã mai phục sau đám cỏ sau 07 ngày mới trượt xuống trận địa của hàng xóm. Quân đội Việt nam sau đó dưới sự yểm trợ của pháo binh còn nhiều lần phát động các đợt tấn công vào các đồi 140, 156, 166. Mãi đến 9h30 tối, quân Việt nam mới dừng tấn công. Đồi 211 hoàn toàn không lớn, tiếp giáp với 227 mà quân Việt nam đang trấn thủ. Toàn bộ bề mặt của 211 chỉ vẻn vẹn có 3 vị trí canh gác. Nói cách khác,quân Việt nam đã thành công trong việc chiếm lĩnh đồi 211...

Ngày hôm đó,trong báo cáo tổng hợp về tình hình quân khu Côn minh gửi Bộ tổng tham mưu, quân đoàn 67 đã nói ngọn đồi 211 vẫn nằm trong tầm khống chế. Nhưng bộ trưởng tác chiến tổng tham mưu đương nhiệm trung tướng Quỳ Phúc Lâm lại đích thân muốn xuống Lão sơn kiểm tra công tác và muốn xuống cùng các chiến sĩ đồi 211 nói chuyện.

Quân đoàn 67 không còn cách nào khác, thế là phải hạ lệnh bằng mọi giá chiếm lại các vị trí canh gác đồi 211.

Lúc đó sư đoàn trưởng sư đoàn 199, thiếu tướng Trịnh Quảng Thần - sau này về hưu ở cương vị phó tư lệnh quân khu tỉnh Sơn đông, đã phản đối việc xuất kích mạo hiểm. Ông cho rằng bộ đội mới tiếp cận trận địa, còn chưa quen với địa hình, tình hình chiến địa và tình hình quân địch, nên để họ có 1 quá trình thích nghi. Trịnh quảng Thần nói: Trận chiến đầu tiên rất quan trọng, đánh là phải thắng, không thắng không đánh. Nên tiến hành đánh trận đầu tiên trên cơ sở đã nắm chắc mọi thứ. Ý kiến của Trịnh Quảng Thần không thể không chấp nhận, thế nhưng còn bị tham mưu trưởng quân đoàn 67 Túc Nhung Sinh trách móc là "sợ chiến" là "lung lay ý chí". Túc Nhung Sinh đã đến trước mặt quân đoàn trưởng và mách ông ta về chuyện đó. Quân đoàn trưởng đã hủy bỏ quyền chỉ huy của Trịnh Quảng Thần, cho phép tham mưu trưởng Túc Nhung Sinh qua sư đoàn 119, trực tiếp tổ chức cho trung đoàn 595, thuộc sư đoàn 199 tiến hành phản công...

...Không ai nói lời nào trái cả.Túc Nhung Sinh vốn là sư đoàn trưởng sư đoàn 200. Trước trận chiến nhờ hòa giải tranh chấp mà được đề bạt làm tham mưu trưởng. Hành trình theo đuổi hư danh của ông cũng là hành trình đầy bi thương của sư đoàn 199. Sau khi quân đoàn 67 thất bại Túc Nhung Sinh đã nằm bẹp 5 năm trên cương vị tham mưu trưởng. Năm 1990 phó vụ trưởng quân vụ bị điều đi. Phó chủ tịch Sở Trương Phó đã đề bạt Túc Nhung Sinh với quân đoàn trưởng quân đoàn 24. Tháng 11/1997, Túc Nhung Sinh lại được đề bạt làm phó tư lệnh quân khu Bắc kinh chịu trách nhiệm về hậu cần, cơ quan nội vụ, ngoại sự. Năm 1991 sau 11 năm giữ cương vị thiếu tướng đã được đề bạt lên làm trung tướng. Nghe nói đồng chí Túc Nhung Sinh đã kết hợp xây dựng quân đội với thực tế luyện tập tác chiến trong công tác, tích cực triển khai công tác nghiên cứu khoa học, từng đạt giải nhì về nghiên cứu tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, giải nhất tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành và nhiều giải thưởng khác nữa. Đồng chí Túc Nhung Sinh còn kiêm nhiệm cả chức giáo sư trường Đại học quốc phòng đồng thời là thành ủy viên ban chuyên gia kiến thiết tự động hóa...


Ảnh các CCB C5-C7 E567 F322 những người đã đánh trận 6b-211 ngày 31-5-1985 tại nghĩa trang Vị Xuyên.



( Còn nữa )
 
Chỉnh sửa cuối:

La Giant

Xe đạp
Biển số
OF-296641
Ngày cấp bằng
26/10/13
Số km
47
Động cơ
311,770 Mã lực
Hay quá, em là thế hệ con cháu, giờ mới được biết
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Tiếp trận 6b-211....

Ngày 1/6/1985, quân đoàn 67 được Túc Nhung Sinh tổ chức thành sư đoàn 595, trung đoàn 1 đã tập trung tiến hành phản kích đồi 211, trung đội phó Vương Triều Đông phụ trách tuyến đầu. Sáng sớm trong cơn mưa xối xả, đội xung kích số 1 dưới sự lãnh đạo của chỉ huy đã xuất kích về mục tiêu đồi 211. Cùng lúc đó dưới sự chỉ huy của tiểu đội trưởng Vương Trung Viễn, đội xung kích thứ 2 đã tiến công đồi 908.

Trong quá trình xung kích đồi 211, nhằm tránh sự thương vong quá lớn, chúng tôi đã lựa chọn "chiến thuật thêm giấm,thêm ớt". Căn cứ theo tuần tự trước sau, đi đầu là **** viên cộng sản, tiếp theo là tiểu đội trưởng sau đó là đoàn viên thanh niên cộng sản, thành tiểu đội nhỏ, lần lượt xuất kích. Đội xung kích thứ 2 xông tới đồi 211, cứ điểm số 2 thông qua 1 khoảng đất trũng. Cùng lúc đó quân đội Việt nam trên đồi cũng phát hiện ra sự đột kích của quân ta, thế là cuộc tiến công trong chớp mắt đã nổ ra. Quân đội Việt nam từ trên xuống lập tức xả súng vào quân ta. Pháo đạn trút xuống như mưa, đồng thời còn tiến hành phong tỏa hỏa lực trên đoạn đường chúng tôi xung kích. Hỏa lực của chúng tôi cũng hướng về đồi 211 mà đánh phá.

Trên mặt đồi 211 và 255,hỏa pháo của 2 bên địch và ta tạo ra từng quầng lửa, đạn bay như mưa. Trên đường xung kích lầy lội này 2 tiểu đội phó lần lượt bị địch bắn trúng và hy sinh ngay tại hiện trường. Dưới chân đồi 211 có 1 tảng đá lớn, cao khoảng 05m, đã có hơn 10 đội viên xung kích hy sinh ở đó. Máu mưa, bùn lầy đất hòa quyện vào nhau. Nước mưa đã gột rửa thi thể những người lính trung kiên ấy. Tảng đá này chỉ cách cứ điểm số 3 của đồi 211 nơi mà chúng tôi đang cố thủ có 15m. Những đội viên xung kích còn lại, sau khi được chỉnh đốn đã chuyển hướng tấn công từ cứ điểm 03 sang cứ điểm 01 và 02. Tại bộ phận tiếp hợp tại trận địa 277 với quân đội Việt nam trên đồi 211, hai bên cũng đánh phá nhau khá dữ dội. Sau 1 hồi tranh đấu ác liệt và đẫm máu, cứ điểm 1 và 2 đã được thu phục. Trên mặt ngọn đồi 227, quân đội Việt nam lập tức tăng viện. Ngay lập tức bộ đội biệt kích của quân ta ở vị trí 1,2 trên đồi 211 bị quân đội Việt nam bao vây. Trong tình hình lực lượng quá chênh lệch, phân đội biệt kích đã bị dồn ép 8 lính biệt kích may mắn sống sót đã rút xuống vị trí số 3, trong số 8 người,đã có 5 người bị thương.

Pháo binh của quân địch cực kỳ dữ dội, toàn bộ con đường từ 255 đến 211 đều bị phong tỏa, bộ đội chi viện lên không nổi, 8 lính biệt kích ở trên rút xuống cũng không xong. Sau mấy ngày gắng gượng ở trận địa số 3 trên đồi 211 đó, 5 lính biệt kích bị thương đã lần lượt tử trận. Trong trận kế tiếp, quân đội Việt nam đã treo thi thể của quân tử trận của ta lên trên 1 hòn đá lớn trước cứ điểm số 1 để thị uy. Sau khi điều tra rõ mới biết, người bị treo lủng lẳng chính là đại đội phó Cổ Kha. Hành động của quân đội Việt nam đã làm dấy lên ngọn lửa căm hờn của chỉ huy quân chúng tôi. Thế là sau khi đội biệt kích thứ nhất bị thất bại, đội biệt kích thứ 2 tiếp tục xông lên, quân đoàn 67 bất chấp tất cả xông lên đột kích đồi 211 bằng mọi giá. Trong điện đài 861, người ta liên tục nghe thấy tiếng hô hào chiếm lĩnh vị trí 1,2 của đội biệt kích. Nhưng đội biệt kích xông lên lần sau đó đại đa số không bị hy sinh thì bị trọng thương. Lúc này hỏa lực của 2 bên đều bao phủ toàn bộ đồi 255 và 211. Cùng với tiếng bom đạn vang lên đoành đoành là lúc quân biệt kích của chúng tôi ngã xuống từng đoàn. Hỏa lực của địch thực sự dữ dội. Quân đội Việt nam trên 211 có lợi thế về địa hình. Rất nhiều đội biệt kích của chúng tôi phát động cuộc tấn công nhưng chưa có cách nào tiếp cận được với đồi 211 thì đã gục ngã dưới làn đạn kẻ thù.Đại đội 3 tổ chức 3 đội biệt kích tiến công lên trên,nhưng ngày hôm sau khi trở về chỉ sống vẻn vẹn 2 người.

Nhằm đảm bảo cho việc Bộ trưởng bộ tác chiến đến đồi 211,mãi cho đến thời khắc cuối cùng, 3 vị trung đội phó trung đoàn 595 đến chi viện trước thi hành mệnh lệnh "Bằng mọi giá phải thu hồi lại đồi 211, 3 vị phó thủ tướng đang đợi tin thắng lợi của chúng tôi ở Trung Nam Hải". Từ 2/6/85 đến 11/6/85 cuộc chiến đấu kéo dài 10 ngày liền về cơ bản đội đột kích chúng tôi không có cách nào để tiếp cận với đồi 211, thế nhưng chỉ huy vẫn muốn tiếp tục phái đội biệt kích xông lên. Trong tình hình về cơ bản không thể thu hồi 211 nhưng quân đoàn 67 vẫn đổ vào đó không biết bao nhiêu binh lực và súng đạn cố gắng bằng mọi giá lấy lại đồi 211. Trong cuộc chiến do hỏa lực của quân đội Việt nam phong tỏa quá mạnh mẽ, toàn bộ thi thể quân ta tử trận không có cách nào để mang về. Bất chấp giá nào cũng phải gom nhặt thi thể của anh em liệt sĩ mang về. Vì lý do này mà sư đoàn 199 còn tiếp tục tiến hành vài đợt tấn công có tính yểm trợ khác. Trong cuộc chiến kéo dài 11 ngày ấy, trung đoàn 595,sư 199,quân đoàn 67 đã bị tổn thất khá nặng nề. 2 trung đội bị quân Việt nam tiêu diệt hoàn toàn. Vì chi viện cho 595 mà 3 đại đội trung đoàn 597 cũng bị thương vong nặng nề. Hơn 120 đội viên đội đột kích đã vĩnh viễn bỏ mình tại đồi 211, con số bị thương cũng không phải là ít. Trong khe đá hơn 100 hang động lớn, nhỏ chỗ nào cũng thấy la liệt quân ta bị thương. Chỉ là lúc đó chúng tôi không biết bọn họ vẫn kiên trì chờ đợi bác sĩ, y tá của chúng tôi đến cứu thương điều trị. Số quân lính sống sót trở về sau trận đột kích lần này không đến 1/10. Toàn bộ trung đoàn 595 đã mất đi năng lực chiến đấu,không có cách nào để có thể tiếp tục thi hành nhiệm vụ tác chiến được nữa. Vì vậy trung đoàn 595 đã bị điều khỏi tuyền tuyến về nghỉ ngơi và tổ chức lại. Nhằm tiếp tục thay thế trung đoàn 595, quân khu Tế nam đã khẩn trương thành lập trung đoàn 598(03 tiểu đoàn lần lượt đến từ trung đoàn 598,trung đoàn 599 và trung đoàn 600,đại đội pháo binh đến từ sư đoàn 76) đã đến thay thế trung đoàn 595. Từ phương diện địa hình, đồi 211 không hề có bất kỳ giá trị quân sự gì. Nhưng vì đồi 211 làvị trí quân đoàn 67 tiếp nhận từ tay quân đoàn 1, quân đoàn trưởng quân đoàn 67 cho rằng không được để mất, để rồi hết lần này đến lần khác đưa ra quyết định đem lực lượng hủy hoại trong bom đạn của địch. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại ngày 11/6/1985 là do hành vi con người.

Ảnh các CCB C5-C7 E567 F322 mang vòng hoa thắp hưởng tưởng nhớ đồng đội



( Còn nữa )
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,454 Mã lực
Tiếp trận 6b-211

Sau khi tin tức trung đoàn 595, sư đoàn 199, quân khu 67 thất bại tại đồi 211 phát đi làm xôn xao toàn bộ quân đội cả nước. Đối với quân sĩ trung đoàn 595 mà nói, điều đáng tiếc không chỉ có vậy. Một số ít tướng, lính được phong là tận trung với nước, còn lại là đại bộ phận chưa nhận được sự tôn vinh xứng đáng. Trong danh sách gần 100 vị liệt sĩ được truy tặng huy hiệu anh hùng loại 1, loại 2 và huân chương chiến công danh dự của quân khu Tế nam, ngoài Cổ kha ra người ta hiếm thấy tên các chỉ huy và quân lính trung đoàn 595 đã hy sinh trong trận chiến 11/6/1985... Toàn bộ sư đoàn 199 cả binh lẫn tướng đều phẫn nộ trước hành vi của quân đoàn trưởng quân đoàn 67. Hàng loạt các cán bộ chiến sĩ đã cùng nhau ký tên vào bản cáo trạng buộc tội ông ta và hành vi của ông ta với Ủy ban quân sự quốc gia, chỉ trích tham mưu trưởng không nghe theo ý kiến của quân đội, chỉ làm việc viển vông, xa rời thực tế để rồi gây ra tổn thất nghiêm trọng cho quân đội ngay trong trận chiến đầu tiên.

Tổng bộ đã lần lượt phái Bộ trưởng bộ huấn luyện quân Thạch Hiệp và 1 số người đến điều tra. Sau khi đưa ra kết luận khẳng định không phải do thái độ sợ chiến của lãnh đạo sư đoàn 199, mà là do lúc đó thủ trưởng quân khu khi đó đã không phán đoán chính xác được tình hình quân địch. Sau khi thất bại lại đổ trách nhiệm cho quân khu trưởng là không đúng, đồng thời tiến hành phê bình nghiêm khắc quân đoàn 67, bản thân Túc Nhung Sinh cũng không còn mặt mũi nào đã đưa quân rút lui về quân bộ. Sư đoàn trưởng sư đoàn 199 Trịnh quảng Thần cũng đã được hồi phục chức vụ, các trận chiến đấu về sau sẽ do sư bộ sư đoàn 199 tổ chức chỉ huy.

Sư đoàn trưởng Trịnh quảng Thần tổ chức cho sư đoàn làm quen với chiến trường, làm quen với đặc điểm chiến thuật của quân đội Việt nam, chỉnh lý quân đội, triển khai luyện tập có mục tiêu. Liên tục đến ngày 8/9 sau đó 3 tháng, đại đội trưởng trinh sát Nguyên Minh và chỉ huy phó Hạ quang Minh đã chỉ đạo thành lập đội biệt kích gồm 17 người tiến hành đợt tập kích. 10h sáng đã tiến hành men theo 1 khoảng đất trũng phía trên cứ điểm số 3 để leo lên cứ điểm số 2 và đã tiêu diệt 7 lính Việt trên đồi 211, bên ta thương nhẹ 02 người. Hai trung đội trưởng đột kích sau khi bị thương đã được nhanh chóng đưa đến cấp cứu tại trạm cứu thương nhưng giữa đường đã hy sinh.

Thắp hương cho liệt sĩ trên nghĩa trang vị Xuyên.

 

hoanglamhung71

Xe tải
Biển số
OF-141274
Ngày cấp bằng
10/5/12
Số km
229
Động cơ
366,550 Mã lực
Nơi ở
City
Website
www.viethamvui.com
Cám ơn bài viết của Kụ cho em được biết mặt trận biên giới là thế nào. Hồi ấy bọn em đang học lớp 7, suốt ngày hát bài về biên giới trong đó có cả bài về anh Lê Đình Chinh quê em.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top