- Biển số
- OF-159708
- Ngày cấp bằng
- 7/10/12
- Số km
- 1,004
- Động cơ
- 360,454 Mã lực
Sau thất bại thảm hại ngày 31/05/1985 quân đoàn 67 còn gây ra 1 việc tuyệt đối chưa từng có trong vòng 10 năm cuộc chiến với Việt nam. Tảo trang Tịch, 1 chiến sĩ may mắn sống sót sau trận chiến tại đồi 211 trong lúc ăn cơm sáng đã xông thẳng vào nhà ăn của sở chỉ huy và cầm súng chĩa thẳng vào Tham mưu trưởng Túc nhung Sinh. Túc nhanh chóng chui xuống gậm bàn ăn ẩn nấp, vì vậy đã tránh được bị thương. Nhân viên cảnh vệ của Túc bị bắn chết, quân đoàn trưởng quân đoàn 67 Trương chí Kiên cũng bị thương ở cánh tay, ngoài ra tại hiện trường còn có hơn 10 cán bộ chiến sĩ khác bị thương. Toàn bộ cục diện rối loạn. Ai cũng cho rằng đặc công của quân đôi Việt nam đã lẻn vào đánh úp, mấy ngày sau cũng không rõ chuyện gì đã xảy ra mà anh chiến sĩ này đã rút lui, sau đó mới biết anh ta đã tự sát trong 1 hố nước sau sở chỉ huy, trong tay vẫn còn ôm khẩu súng. Do thời gian khá lâu nên xác anh ta bốc mùi.
Sự việc xảy ra tại quân đoàn 67 lại 1 lần nữa được thông báo trong toàn quân. Sau khi sự việc xẩy ra, quân ủy trung ương, bộ công an,cục an ninh quốc gia và quân khu Tế nam liên tiếp phái người đến điều tra sự cố. Trương chí Kiên tiếp nhận thẩm tra trong lúc đang nằm viện đã khóc mà nói rằng: "Tôi chưa thể tin rằng chiến sĩ của mình lại có thể xả súng vào chính chỉ huy của anh ta như vậy". Anh ta còn kể: "Một người bạn học cùng trung học với anh ta,cũng là 1 chiến hữu cùng nhập ngũ với anh ta năm 1984 cũng đã công tác tại phòng văn thư quân đoàn 14 cùng bị điều đến quân đoàn 67 làm công tác hỗ trợ, tôi và anh ấy đã cùng bàn bạc qua vấn đề này". Sự việc được đề cập về cơ bản là chính xác, nhưng vì đây là việc chẳng hay ho gì nên cần giữ bí mật, trừ quân đoàn 67 ra, bộ đội bao gồm cả bộ phận đóng quân ở Vân nam lúc đó cũng không biết được chân tướng của sự việc này. Cần phải cải chính 1 điểm "Chiến sĩ Lý lâm Hải ở cứ điểm số 1 đã bị quân đội Việt nam bắt sống, đây là quân nhân duy nhất của quân đội Trung quốc bị bắt sống trong trận lưỡng sơn đó, thông tin này đưa ra là không chuẩn xác”. Cuối tháng 4 năm 1984, trong trận chiến thu phục Lão sơn cũng đã có người bị bắt sống trong đó có một người là Vương Tân, phó chỉ huy đại đội 4, trung đoàn 118, sư đoàn 40, quân đoàn14. Anh này thường xuyên kêu gọi chiến hữu đầu hàng trên đài phát thanh Việt nam, sau đó được đưa đến Liên bang Xô viết huấn luyện. Gia đình anh ta ở Sơn đông cũng đã bị bêu riếu là "gia đình phản Cách mạng". Sau này sự việc thế nào thì không rõ nữa.
Cũng cần nói thêm là:Khi sư đoàn 32 quân đoàn 11 tiếp nhận trận địa từ tay sư đoàn 40, ngoài những điều chỉnh có tính chất đặc biệt, tất cả đều như cũ, trang phục của các cán bộ chiến sĩ giống y như đoàn 40, công tác bảo mật thực hiện khá tốt, đánh với quân Việt nam 4 tháng mà họ cứ nghĩ là đang đánh với sư đoàn 40. Cho đến khi sư đoàn 32 rời đi, trạm phát thanh vẫn hô hào kêu gọi tiền tuyến chúng tôi rằng: "Hỡi cán bộ,chiến sĩ anh em trung đoàn 118". Bộ đội đến sau này thì lại có chút xa rời thực tế, khi tiếp nhận vị trí của sư đoàn 32 đã quát mắng sư đoàn 32 là sư đoàn tồi, không có quân dung uy nghi gì cả, chỗ nào cũng thấy bộ dạng rách rưới tả tơi, ngay lập tức đã thay mới toàn bộ: Xe chiến mới, biểu ngữ mới, tiến hành làm công tác vệ sinh trên diện rộng, ba lô,lều bạt sắp xếp thành hàng lối ngay ngắn, quân dung cán bộ chiến sĩ nghiêm trang. Tóm lại, nếu mọi người đã nhìn thấy hình ảnh chiến sĩ giải phóng quân trên ti vi như thế nào thì cán bộ chiến sĩ quân đoàn 67 cũng như vậy. Quân phục của chiến sĩ càng không được phép bình thường, cho dù nhiệt độ trung bình ở Lão sơn là 35 độ C, nhung các chiến sĩ ai nấy đều gắn quân hàm giữa mũ, đeo thắt lưng da vũ trang, một bên lủng lẳng bình nước, một bên đeo túi, dưới chân đi xà cạp. Quân đội Việt nam nhìn thấy đối thủ mới đến rồi thì "TAY CHÂN NGỨA NGÁY".
Trong 1 tháng trở lại đây, quân đoàn 67 liên tiếp thất thủ 4 trận, chết hơn 100 người, bị thương gần 400 người. Đây là bằng con số thương vong trong vòng hơn 4 tháng của sư đoàn 32. Chính chủ nghĩa hình thức không căn cứ vào thực tế đã hại người ta vậy đấy.Thật là 1 bài học sâu sắc (CCB 211-6B này nói tiếp: Không biết bài viết này có thực tế hay không, hy vọng những chiến hữu biết rõ sự thực hãy bổ sung thêm chứng cứ).
Hết.
Nghĩa trang Vị Xuyên, nơi có rất nhiều liệt sĩ của E 567 - F 322 - Quân đoàn 26 an nghỉ, dưới tên phiên hiệu E 982 - F 313.
Sự việc xảy ra tại quân đoàn 67 lại 1 lần nữa được thông báo trong toàn quân. Sau khi sự việc xẩy ra, quân ủy trung ương, bộ công an,cục an ninh quốc gia và quân khu Tế nam liên tiếp phái người đến điều tra sự cố. Trương chí Kiên tiếp nhận thẩm tra trong lúc đang nằm viện đã khóc mà nói rằng: "Tôi chưa thể tin rằng chiến sĩ của mình lại có thể xả súng vào chính chỉ huy của anh ta như vậy". Anh ta còn kể: "Một người bạn học cùng trung học với anh ta,cũng là 1 chiến hữu cùng nhập ngũ với anh ta năm 1984 cũng đã công tác tại phòng văn thư quân đoàn 14 cùng bị điều đến quân đoàn 67 làm công tác hỗ trợ, tôi và anh ấy đã cùng bàn bạc qua vấn đề này". Sự việc được đề cập về cơ bản là chính xác, nhưng vì đây là việc chẳng hay ho gì nên cần giữ bí mật, trừ quân đoàn 67 ra, bộ đội bao gồm cả bộ phận đóng quân ở Vân nam lúc đó cũng không biết được chân tướng của sự việc này. Cần phải cải chính 1 điểm "Chiến sĩ Lý lâm Hải ở cứ điểm số 1 đã bị quân đội Việt nam bắt sống, đây là quân nhân duy nhất của quân đội Trung quốc bị bắt sống trong trận lưỡng sơn đó, thông tin này đưa ra là không chuẩn xác”. Cuối tháng 4 năm 1984, trong trận chiến thu phục Lão sơn cũng đã có người bị bắt sống trong đó có một người là Vương Tân, phó chỉ huy đại đội 4, trung đoàn 118, sư đoàn 40, quân đoàn14. Anh này thường xuyên kêu gọi chiến hữu đầu hàng trên đài phát thanh Việt nam, sau đó được đưa đến Liên bang Xô viết huấn luyện. Gia đình anh ta ở Sơn đông cũng đã bị bêu riếu là "gia đình phản Cách mạng". Sau này sự việc thế nào thì không rõ nữa.
Cũng cần nói thêm là:Khi sư đoàn 32 quân đoàn 11 tiếp nhận trận địa từ tay sư đoàn 40, ngoài những điều chỉnh có tính chất đặc biệt, tất cả đều như cũ, trang phục của các cán bộ chiến sĩ giống y như đoàn 40, công tác bảo mật thực hiện khá tốt, đánh với quân Việt nam 4 tháng mà họ cứ nghĩ là đang đánh với sư đoàn 40. Cho đến khi sư đoàn 32 rời đi, trạm phát thanh vẫn hô hào kêu gọi tiền tuyến chúng tôi rằng: "Hỡi cán bộ,chiến sĩ anh em trung đoàn 118". Bộ đội đến sau này thì lại có chút xa rời thực tế, khi tiếp nhận vị trí của sư đoàn 32 đã quát mắng sư đoàn 32 là sư đoàn tồi, không có quân dung uy nghi gì cả, chỗ nào cũng thấy bộ dạng rách rưới tả tơi, ngay lập tức đã thay mới toàn bộ: Xe chiến mới, biểu ngữ mới, tiến hành làm công tác vệ sinh trên diện rộng, ba lô,lều bạt sắp xếp thành hàng lối ngay ngắn, quân dung cán bộ chiến sĩ nghiêm trang. Tóm lại, nếu mọi người đã nhìn thấy hình ảnh chiến sĩ giải phóng quân trên ti vi như thế nào thì cán bộ chiến sĩ quân đoàn 67 cũng như vậy. Quân phục của chiến sĩ càng không được phép bình thường, cho dù nhiệt độ trung bình ở Lão sơn là 35 độ C, nhung các chiến sĩ ai nấy đều gắn quân hàm giữa mũ, đeo thắt lưng da vũ trang, một bên lủng lẳng bình nước, một bên đeo túi, dưới chân đi xà cạp. Quân đội Việt nam nhìn thấy đối thủ mới đến rồi thì "TAY CHÂN NGỨA NGÁY".
Trong 1 tháng trở lại đây, quân đoàn 67 liên tiếp thất thủ 4 trận, chết hơn 100 người, bị thương gần 400 người. Đây là bằng con số thương vong trong vòng hơn 4 tháng của sư đoàn 32. Chính chủ nghĩa hình thức không căn cứ vào thực tế đã hại người ta vậy đấy.Thật là 1 bài học sâu sắc (CCB 211-6B này nói tiếp: Không biết bài viết này có thực tế hay không, hy vọng những chiến hữu biết rõ sự thực hãy bổ sung thêm chứng cứ).
Hết.
Nghĩa trang Vị Xuyên, nơi có rất nhiều liệt sĩ của E 567 - F 322 - Quân đoàn 26 an nghỉ, dưới tên phiên hiệu E 982 - F 313.