- Biển số
- OF-77487
- Ngày cấp bằng
- 10/11/10
- Số km
- 193
- Động cơ
- 423,548 Mã lực
Em sẽ cố đi vào đây sau này. Cảm ơn lão chủ.
Có điều kiện hoặc đi ngang qua thì nên ghé thăm thắp nén hương anh ạ.Em sẽ cố đi vào đây sau này. Cảm ơn lão chủ.
Em vào đặt còm và đi du lịch cùng Cụ Mình Mơ ....
Cảm ơn cụ đã đồng hành.Cụ chủ cho Em tò mò chút : Trong động thiên đường có cái gì vậy?
Khi nhắc đến Động thì sẽ nghĩ đến 1 nơi yên ả, huyền bí. Khi nhắc đến Thiên Đường sẽ nghĩ ngay tới nơi xa hoa, mỹ miều mà ko phải ai cũng đc đặt chân. Em là Em hay tò mò lắmCảm ơn cụ đã đồng hành.
Trong Động Thiên Đường cực kỳ lộng lẫy, chắc thiên đường ở trên kia cũng chỉ đến vậy. Có điều ở đây thiếu mỗi...Tiên mà thôi.
Cụ có thể xem ảnh trên mạng, những ảnh đó thường được chụp bằng máy tốt, với kỹ thuật cao nên rất đẹp.
Máy ảnh bao diêm của em không tả hết được, nên em không đưa vào câu chuyện này.
Có điều kiện hoặc đi ngang qua thì nên ghé thăm thắp nén hương anh ạ.
Trước đây em chưa từng nghe về Hang Tám Cô. Đợt đi này, chú thổ công dẫn dường lên chương trình trong đó có đến thăm viếng Hang Tám Cô, nhưng hôm thăm động Thiên Đường xong, do muộn nên không ghé qua được. Em phải lên chương trình riêng để hôm về HN đi theo đường HCM ghé qua thắp hương viếng các Liệt sỹ.
Đến nơi tìm hiểu và nghe kể nhiều chuyện linh thiêng về Hang Tám Cô, lạ lắm. Có thể hỏi google cũng ra.
Cũng phải thôi, người chết vẫn có sẵn linh hồn. Các Liệt sỹ hy sinh trong hoàn cảnh đặc biệt, bi tráng, thì hồn cốt đã thấm vào từng khe đá, lá cây. Trong tâm khảm của mỗi người đến đây, các anh chị như vẫn còn tồn tại mãi.
Lão anh có con Ipad chỉ để rót rượu phỏng?OF lối lòi, xem ảnh qua cái đt = mấy ngón tay nên mất thướng lão Mọ ah
Em vừa xay lúa, vừa ẵm em nên giờ mới tranh thủ vào anh ạ.Cuối tuần [@Lão chủ;81131] lại phải ẵm em dồi nên không post bài mới
Lão [@Mọ;81131] chèn thêm được thông tin chỗ ăn ngủ dọc đường nữa thì tốt quá
Đến tháng 3.1996, thể theo nguyện vọng của thân nhân, gia đình các liệt sĩ, hang Tám Cô được đơn vị 589 tổ chức khai quật. 200 quả mìn với hơn 700 kg thuốc nổ, đánh tan 500 m3 đá và đào bới 200 m3 đất trong suốt 59 ngày đêm.Tôi nghe nói sự tích hang Tám Cô là do bom đánh rơi tảng đá, lấp miệng hang có Tám Cô đang nấp tránh bom, nhiều ngày sau đó mọi người bên ngoài vẫn nói chuyện và đưa nước, thực phẩm qua khe nhỏ ở cửa hang. Tuy nhiên có điều khó hiểu là tại sao trong nhiều ngày sau đó người ta không dùng thuốc nổ, với nhiều lượng nhỏ thuốc nổ để đánh mở khe hang đó, hoặc đánh thuốc nổ dưới gầm tảng đá cho tụt dần tảng đá đó xuống để cứu Tám Cô?
Em nghĩ chắc có lý do bất khả kháng thôi, chuyện bị đá lở lấp hang sau trận bom không chỉ 1 nơi trong chiến tranh, vậy mà vẫn ít vụ cứu được vì chưa có cách cứu nạn được đúc rút chung.
Đèo Đá Đẻo ở biển đơi thơi lãoCũng thuộc đất Quảng Bình còn một địa danh nổi danh vì sự ác liệt do bom đạn dội xuống trong chiến tranh là Đèo Đá Đẽo. (Đá Đẽo nhé)
Đèo Đá Đẽo, một con đèo dài 17 km nằm trên đường Hồ Chí Minh (trước đây là đường 15) thuộc địa phận xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Trong chiến tranh, tuyến 15A vượt qua vùng “cán xoong” thì đèo Đá Đẽo là tử huyệt.
Chặt đứt được đường 15 tại Đá Đẽo sẽ làm tê liệt toàn tuyến. Đoạn này do địa hình hiểm trở không làm được đường tránh.
Bảy năm trời, vùng đèo Đá Đẽo chưa có lấy một ngày bình yên. Bom trên trời ào ào giội xuống, pháo từ ngoài hạm đội cấp tập bắn vào một đoạn đường đèo hơn chục cây số. Tất cả bị băm nát, xới tung lên đến trơ đá, bật gốc. Đá Đẽo ngày đó ngỡ bị san phẳng thành bình địa dưới sức công phá của hàng trăm ngàn tấn đạn bom.
Tiểu đoàn công binh 24- Đoàn 559 từ năm 1968-1972 được giao nhiệm vụ ngày đêm bám đường, bám trọng điểm, luôn mưu trí sáng tạo dưới mưa bom khốc liệt. Với tinh thần: “ máu có thể đổ, đường không thể tắc”,
Ngày nay, trên đỉnh con đèo ác liệt xưa vẫn còn một tấm bia đá ghi lại điểm trọng yếu “Đèo Đá Đẽo trọng điểm bắn phá ác liệt của không quân Mỹ từ năm 1965 đến 1972”