em cũng xin phép mạn đàm, cái nguyên nhân sâu xa của tất cả các chuyện này bắt nguồn từ việc, không dám làm và không dám nhận trách nhiệm của người Á Đông, với VN trải qua một thời gian dài bao cấp, thói quen không dám chịu trách nhiệm, nhiễm nặng vào thói quen của người dân, và chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. cả những vấn đề về khan hiếm thực hẩm hàng hóa, mua vé tầu vé xe hồi xưa, dẫn đến người dân không có được các thói quen của xã hội văn minh như xếp hàng, nhường đường, xin lỗi, cám ơn.....
Hệ quả là bây giờ, mặc dù cái ăn cái mặc, đã không còn là vấn đề cấp thiết như xưa, nhưng những thói quen chen lấn xô đẩy, tranh cướp vẫn còn đó. Ra đường là người ta tranh nhau từng xăng-ti-mét NHớ lại , có mấy phóng sự trên TV, phỏng vấn mấy người nước ngoài sinh sống tại VN, khuyên các người nước ngoài khác nên quen dần với văn hóa đi lại của người Việt, em nghe mà đau lòng Ở các nước, mỗi khi có vụ tai nạn nào đó làm chết chục người trở lên, là vấn
đề lớn của nghành giao thông , các Cụ nhìn sang ngay như ngươì anh em láng giềng gần gũi và thân thiết TQ bên cạnh chúng ta cũng sẽ thấy rõ điều này Nhưng chỉ có ở VN (xin lỗi và có thêm Ấn độ nữa) là đất nước người dân và
chính quyền là dửng dưng vô cảm (em nói hơi quá) và quen với việc tai nạn này, coi đó là số không may của một số người ? Thường thì lí do tai nạn được đưa ra là "không kiểm soát được tốc độ" Haizzzz
Em lan man quá, mong các Cụ lượng thứ, nhưng em thì em chả trông mong gì vào cái thế hệ này đâu các Cụ ợ, đến thằng con em thì may ra:'(
Quả thực cụ nói phần nhiều là đúng, tuy vậy cái nhìn của cụ cũng thật bi quan giống nhiều người khác... Đúng là Ta không trông mong vào việc thay đổi của XH trong ngày một ngày hai, nhưng ta có thể thay đổi về nhận thức và thái độ của chính ta ngay từ lúc này...
Bản thân ta khi thay đổi, ta cũng cần phải tự hào Ta ko phải là Một trong số Bọn họ... Biết rằng làm đc điêù này là cực kỳ khó bởi con người ta thường nếu ko có lập trường thì cách an toàn nhất là đứng về phía đám đông!
Với sự nỗ lực thay đổi chính mình, chính Chúng Ta sẽ tạo một tiền đề tốt cho Thế hệ sau, đó sẽ là quán tính lớn để xoay vần cỗ xe Văn Hoá với tốc độ 'nhanh dần đều', và em tin chắc rằng những vận động của từng thế hệ như vậy sẽ làm thay đổi căn bản bản chất của xã hội.
Trộm nghĩ, nên chăng Ta bắt đầu từ chuyện dạy con biết bỏ rác vào thùng, biết dừng đèn đỏ, biết cảm ơn và xin lỗi, biết ngợi khen những hành động đẹp và lên tiếng với những hành vi xấu, biết rung cảm và biết chia sẻ ...v.v Và quan trọng nhất là biết TỰ TẠI giữa ĐÁM ĐÔNG. Một xã hội đc hình thành từ những con người hướng đến chân thiện mỹ và dám đấu tranh thì nó sẽ là một xã hội Văn Minh.
Quay trở lại với chủ đề TNGT. Em xin khẳng định rằng, con người ta, không ai mà không chạnh lòng đau xót khi phải chứng kiến những tai nạn thương tâm vẫn diễn ra hằng ngày… Là Con người trong ai cũng có lòng trắc ẩn… bởi vì xin lỗi chứ em thấy đến con bò nó cũng phải rớm nước mắt khi chứng kiến đồng loại của nó bị “đập chết ăn thịt” các cụ ạ!?!
Tuy nhiên phải khẳng định rằng những cái chết vì TNGT thật là oan uổng và phi nghĩa… có thể nói, ngoài các cuộc chiến tranh chính nghĩa ra… thì những tổn thất về nhân mạng và vật chất vì tai nạn giao thông chính là phi nghĩa nhất.. mức độ tàn khốc của nó không khác bao nhiêu cuộc chiến tranh phi nghĩa khác.!
Với thống kê số người chết và bị thương do TNGT gây ra trung bình mỗi ngày tại Việt nam là khoảng từ 60-80 người/ngày (mới nhất trong năm 2009 và sẽ có nguy cơ tăng dần hằng năm) thì bằng một phép tính đơn giản là mỗi năm sẽ có khoảng từ 21 ngàn đến 28 ngàn người bị "đưa vào biên chế"... một con số thật khủng khiếp phải không các cụ... nó tương đương với hơn hai Sư đoàn bộ binh cơ giới bị "loại khỏi vòng chiến đấu"... Với mức độ "khốc liệt" không khác gì một cuộc chiến tranh thuộc hàng tàn khốc nhất trên thế giới hiện nay (Như Irag, Aghanistan..vv)... và có lẽ sẽ VN sẽ đuổi kịp con số thống kê này ở Ấn độ nếu không có biện pháp ngăn chặn tận gốc căn nguyên của TNGT.
Mặt khác, Việt nam đang được các nước phát triển "thèm thuồng" nhìn vào đồng thời đánh giá cao tiềm năng phát triển nhờ vào cơ cấu dân số đang ở thế hệ "Dân số Vàng" - một thế hệ dân số triển vọng ở độ tuổi từ 18 đến 55 với sức lao động và sáng tạo vô cùng to lớn (Nhờ nó mà Nhật bản đã thoát ra khỏi khủng hoảng sau thế chiến 2 và trở thành cường quốc trên TG).
Nói một cách khác, vì TNGT mà hằng năm đất nước ta đã và đang bị chảy máu "Dân số Vàng" một cách trầm trọng! Liệu "máu Vàng" này còn tiếp tục chảy đến bao lâu, và bao giờ? Đó là chưa nói đến những thống kê về tài sản, phương tiện, vật chất, tinh thần đã mất đi vì TNGT mỗi năm và hệ luỵ của nó còn tác động sâu sắc đến XH.
Đọc một thống kê này mà không khỏi lạnh gáy "7 ngày tết gần 300 người chết vì TNGT" .... thấy rằng "máu" người dân vô tội càng ngày càng được "đổ" ra nhiều hơn, "dồn
dập" hơn, "lênh láng" hơn trên các tuyến Quốc lộ vào mỗi dịp tết đến xuân về, vào những dịp nghỉ lễ hoặc cuối tuần - khi mà con người ta muốn tìm về sự ấm cúng gia đình, bên mâm cơm ngày tết hoặc tìm đến chốn nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày lao động cực nhọc thì đó cũng là lúc... người ta phải đối mặt với nguy cơ "cái chết bất ngờ"...
Những ai đã từng một lần xem một bộ phim kinh dị gồm 4 phần có tên là
Final Destination sẽ đều có cảm nhận chung về triết lý của bộ phim đó là...
Không có một Thần chết nào có thể tàn nhẫn và độc ác hơn chính sự Bất cẩn và Vô tâm của chính Con người!
Thật hài hước và đau đớn triết lý này càng đúng với những kết luận điêù tra nguyên nhân những vụ TNGT nghiêm trọng tại VN, kết luận này thường đc tóm gọn thành 5 từ vô cảm 'Không làm chủ tốc độ'! :77::77::77::77: