- Biển số
- OF-603
- Ngày cấp bằng
- 3/7/06
- Số km
- 108
- Động cơ
- 579,680 Mã lực
Em không phải là một người theo đạo Phật nhưng em rất tâm niệm về hai chữ này. Theo lý giải của từ điển thì "Nghiệp chướng" được hiểu ngắn gọn là “Hậu quả tai hại do tội ác của kiếp trước gây ra”
Vì sao lại có chủ đề lạ tai vậy?!!?. Quả thực lý do là vì thời gian gần đây khi phải đọc quá nhiều tin tức báo chí liên quan đến những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà phần lớn đều xảy ra bởi chính những hành động vô thức hoặc có ý thức của người trong cuộc mà em cảm thấy trong lòng thật day dứt bức xúc, muốn lập một topic… vừa là chỗ để mời các cụ nhâm nhi “tuần trà” vừa cùng trao đổi đàm đạo cho rõ hơn về chủ đề này. Tuyệt nhiên em không có một dụng ý nào khác ngoài việc mong muốn cùng các cụ trong diễn đàn cởi mở, chia sẻ thẳng thắn về vấn nạn giao thông để rồi mỗi người trong chúng ta tự nâng cao ý thức đối với xã hội.
Trước hết mời các cụ đọc một đoạn trích dẫn bài báo về một tai nạn giao thông mấy ngày gần đây mà hiện vẫn còn làm dư luận lo lắng:
Là những người đã từng lái xe, từ bác tài thâm niên đến tay lái mới, hẳn các cụ không thể ngây thơ đến mức tin rằng xe số tự động, đang dừng ven đường lại có thể bị kẹt côn và lồng lên. Điều này là không tưởng và chỉ là nguỵ biện! Vậy có thể hiểu là người lái xe ban đầu đã gặp va chạm nhỏ -> lo lắng, hoảng sợ và cố gắng bỏ chạy dẫn đến tiếp tục gây tan nạn nghiêm trọng.
Thay vì dừng lại giải quyết hậu quả của một vụ tai nạn nhỏ mà người này đã bỏ chạy để gây ra hậu quả quá nặng nề cho nhiều người... gây ra nỗi bất hạnh cho nhiều gia đình (điều đau lòng nhất là một cô bé sinh viên đã lìa đời vì tai nạn này trong này hôm qua). Vậy có thể hiểu rằng người này đã tạo ra nghiệp chướng quá lớn cho chính ông ta…
Trích dẫn về một trường hợp khác xảy ra hôm kia:
Đây là vụ TNGT mới xảy ra cách đây 2 hôm. Cậu thanh niên đi ẩu, đâm xe vào nữ học sinh đi xe đạp, lẽ ra cậu thanh nên nên dừng lại và có thể giải quyết hậu quả một cách nhẹ nhàng. Tuy vậy, thay vì dừng lại anh ta đã bỏ chạy một cách vội vã và rồi lao đầu vào một xe buýt và bị đâm chết...
Sẽ còn nhiều đoạn trích dẫn đau lòng nữa…nào là lái xe tải đâm thanh tra giao thông, nào là cảnh sát giao thông bám trụ trên nắp capo, ... trên cửa xe tải và thậm chí là trên...cần gạt nước… v.v Những mẩu tin như trên có thể dễ dàng tìm trên các trang báo ngày hôm qua, hôm nay hay thậm chí có thể sẽ xuất hiện vào ngày mai…
Qua đây nhận thấy rằng, những tình huống như trên càng ngày càng trở nên phổ biến, phổ biến đến mức diễn ra hằng ngày Và dường như không có bài học nào được rút ra, dường như hậu quả của những vụ sau càng lớn hơn vụ trước.
Điểm chung của những trường hợp nêu trên là người ta dường như lầm tưởng rằng cứ hễ gây tai nạn và trốn chạy thì đó là cách nhanh nhất để thoát khỏi mọi rắc rối và lỗi lầm do mình gây ra... nhưng họ đâu biết rằng đó là một sai lầm nghiêm trọng khiến vấn đề rắc rối ngày càng nặng nề, khó giải quyết hơn rất nhiều… theo quan điểm Phật giáo thì với những cách hành động như vậy họ đã tạo ra một nghiệp chướng cho chính bản thân họ.
Vậy làm gì để một lỗi lầm nhỏ không loang thành một sai lầm nghiêm trọng? Thiết nghĩ trong ta cần luôn tâm niệm trong đầu hai chữ ĐIỀM ĐẠM trước mọi tình huống, đặc biệt khi lưu thông trên đường hằng ngày.
Hãy luôn tâm niệm rằng đừng cố bon chen, dành lấy cái gì không phải của mình dù ít hay dù nhiều, dù đó có thể chỉ là những điều rất nhỏ nhặt mà chính bản thân mình đôi khi cũng không ý thức hết. Các cụ có bao giờ nghĩ đó chỉ có thể là:
- chút thời gian của Mọi người phải chờ khi Ta cố tình vượt đèn đỏ...?
- là chút phần đường của Những người đi ngược chiều do Ta lấn làn, vượt ẩu...?
- là sự an toàn của Những người đi ngược chiều khi bị Ta rọi thẳng đèn pha vào mặt trong bóng tối?
- là không gian yên tĩnh, là giấc ngủ của Các cháu bé bị thảng thốt lấy đi bởi tiếng còi inh ỏi của Ta giữa đêm khuya...?
- là lời xin lỗi lẽ ra Ta phải xin Người khác tha thứ vì sự vụng về, đụng chạm... ?
- là câu nói xúc phạm khi Ta muốn lấy đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của Người khác?
- là những đồng tiền lẽ ra Ta phải bồi thường cho Người khác vì hậu quả của sự bất cẩn do Ta đã gây ra?
và điều tồi tệ nhất, không mong muốn nhất đó là… sức khoẻ, thậm chí tính mạng của Người khác mà Ta đã cướp đi chỉ vì một sơ suất nhỏ?
Phải chăng với quan điểm “Nghiệp chướng”, khi người ta cố "lấy đi" cái gì không thuộc về mình thì chắc chắn sẽ có lúc người khác sẽ lấy đi điều tương tự của mà họ đã mất đi bởi chính chúng ta... điều mà người ta vẫn được cho là Vòng tuần hoàn của nghiệp chướng?
Vậy nên, khi không may có xảy ra va quệt trên đường, em mong các cụ mỗi người hãy cố giữ đầu óc thật bình tĩnh và tỉnh táo để giải quyết mọi vấn đề cho đúng lý lẽ và đạo lý. Đừng vì quá lo sợ cho riêng Bản thân mà có ý nghĩ trốn tránh trách nhiệm... bởi cho dù có "thoát" được bằng cách nào đi chăng nữa thì bản thân người có lương tâm cũng khó có thể thanh thản được vì lỗi lầm mình đã gây ra với người khác…
Đôi lời rông dài nhưng thành ý, cụ nào đồng tình thì cũng xin mạnh dạn chia sẻ quan điểm! :6:
Vì sao lại có chủ đề lạ tai vậy?!!?. Quả thực lý do là vì thời gian gần đây khi phải đọc quá nhiều tin tức báo chí liên quan đến những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà phần lớn đều xảy ra bởi chính những hành động vô thức hoặc có ý thức của người trong cuộc mà em cảm thấy trong lòng thật day dứt bức xúc, muốn lập một topic… vừa là chỗ để mời các cụ nhâm nhi “tuần trà” vừa cùng trao đổi đàm đạo cho rõ hơn về chủ đề này. Tuyệt nhiên em không có một dụng ý nào khác ngoài việc mong muốn cùng các cụ trong diễn đàn cởi mở, chia sẻ thẳng thắn về vấn nạn giao thông để rồi mỗi người trong chúng ta tự nâng cao ý thức đối với xã hội.
Trước hết mời các cụ đọc một đoạn trích dẫn bài báo về một tai nạn giao thông mấy ngày gần đây mà hiện vẫn còn làm dư luận lo lắng:
Source: dantri.com.vnAnh Phạm Ngọc Tiến (trú tại quận Hoàng Mai), một nạn nhân, kể lại: “Khi tôi đang đi qua cổng Trường ĐH QG Hà Nội thì thấy chiếc xe này dừng ở ven đường, lái xe đang đứng giải quyết va chạm với một số người khác. Đi qua được khoảng vài mét thì tôi nghe tiếng phanh rít rất lớn, ngoảnh đầu nhìn lại thì thấy chiếc xe đã vọt lên gần chỗ tôi.
Nó đâm vào một chiếc xe máy và một chiếc xe đạp đi phía sau tôi rồi đâm vào xe của tôi. Cú va chạm mạnh đến mức làm gẫy cả vành xe sau. Xe của tôi bị bắn về phía trước, còn người thì bắn lên cao, ngã đập vai xuống đất.
Sau đó chiếc xe này tiếp tục phóng về phía trước với tốc độ cao. Khi tôi ngẩng đầu lên thì thấy một cảnh như trong phim: Đường rất đông và chiếc xe này đâm điên cuồng vào các xe đang đi trên đường khiến nhiều xe bị bắn sang hai bên, có xe bị bắn lên tận nóc. Có một chiếc xe đạp bị kẹp ở đầu xe, bị kéo rê trên đường gây tóe lửa”.
Chiếc xe đâm liên tiếp rất nhiều xe khác trên đoạn đường hơn 200m, đến đoạn đầu đường Hồ Tùng Mậu mới chịu dừng lại.
Là những người đã từng lái xe, từ bác tài thâm niên đến tay lái mới, hẳn các cụ không thể ngây thơ đến mức tin rằng xe số tự động, đang dừng ven đường lại có thể bị kẹt côn và lồng lên. Điều này là không tưởng và chỉ là nguỵ biện! Vậy có thể hiểu là người lái xe ban đầu đã gặp va chạm nhỏ -> lo lắng, hoảng sợ và cố gắng bỏ chạy dẫn đến tiếp tục gây tan nạn nghiêm trọng.
Thay vì dừng lại giải quyết hậu quả của một vụ tai nạn nhỏ mà người này đã bỏ chạy để gây ra hậu quả quá nặng nề cho nhiều người... gây ra nỗi bất hạnh cho nhiều gia đình (điều đau lòng nhất là một cô bé sinh viên đã lìa đời vì tai nạn này trong này hôm qua). Vậy có thể hiểu rằng người này đã tạo ra nghiệp chướng quá lớn cho chính ông ta…
Trích dẫn về một trường hợp khác xảy ra hôm kia:
Source: dantri.com.vnĐúng lúc ấy, một thanh niên chừng ngoài 20 tuổi đi xe Dream II, đội một chiếc mũ mềm gần giống mũ bảo hiểm, từ đường Trường Chinh ra Đại La, đâm thẳng vào đầu xe buýt. Chiếc xe buýt phanh gấp khiến nhiều người giật mình. Người thanh niên bị húc mạnh, bay ra khỏi chiếc xe, nằm sõng soài trên đường, còn chiếc xe máy chui tọt phần đầu vào gầm xe buýt.
Tai nạn vừa xảy ra, anh lại thấy một người đàn ông trung niên có vẻ hốt hoảng dựng xe trước cửa quán sửa xe của mình, nói rằng chính người thanh niên bị tai nạn kia vừa đâm phải một cô bé học sinh đi xe đạp, làm chiếc xe đạp bị cong vành, không thể đi được. Vụ va chạm xảy ra ngay gần gầm cầu vượt, cách hiện trường vụ xe buýt đâm xe máy này chừng hơn 100m.
Đây là vụ TNGT mới xảy ra cách đây 2 hôm. Cậu thanh niên đi ẩu, đâm xe vào nữ học sinh đi xe đạp, lẽ ra cậu thanh nên nên dừng lại và có thể giải quyết hậu quả một cách nhẹ nhàng. Tuy vậy, thay vì dừng lại anh ta đã bỏ chạy một cách vội vã và rồi lao đầu vào một xe buýt và bị đâm chết...
Sẽ còn nhiều đoạn trích dẫn đau lòng nữa…nào là lái xe tải đâm thanh tra giao thông, nào là cảnh sát giao thông bám trụ trên nắp capo, ... trên cửa xe tải và thậm chí là trên...cần gạt nước… v.v Những mẩu tin như trên có thể dễ dàng tìm trên các trang báo ngày hôm qua, hôm nay hay thậm chí có thể sẽ xuất hiện vào ngày mai…
Qua đây nhận thấy rằng, những tình huống như trên càng ngày càng trở nên phổ biến, phổ biến đến mức diễn ra hằng ngày Và dường như không có bài học nào được rút ra, dường như hậu quả của những vụ sau càng lớn hơn vụ trước.
Điểm chung của những trường hợp nêu trên là người ta dường như lầm tưởng rằng cứ hễ gây tai nạn và trốn chạy thì đó là cách nhanh nhất để thoát khỏi mọi rắc rối và lỗi lầm do mình gây ra... nhưng họ đâu biết rằng đó là một sai lầm nghiêm trọng khiến vấn đề rắc rối ngày càng nặng nề, khó giải quyết hơn rất nhiều… theo quan điểm Phật giáo thì với những cách hành động như vậy họ đã tạo ra một nghiệp chướng cho chính bản thân họ.
Vậy làm gì để một lỗi lầm nhỏ không loang thành một sai lầm nghiêm trọng? Thiết nghĩ trong ta cần luôn tâm niệm trong đầu hai chữ ĐIỀM ĐẠM trước mọi tình huống, đặc biệt khi lưu thông trên đường hằng ngày.
Hãy luôn tâm niệm rằng đừng cố bon chen, dành lấy cái gì không phải của mình dù ít hay dù nhiều, dù đó có thể chỉ là những điều rất nhỏ nhặt mà chính bản thân mình đôi khi cũng không ý thức hết. Các cụ có bao giờ nghĩ đó chỉ có thể là:
- chút thời gian của Mọi người phải chờ khi Ta cố tình vượt đèn đỏ...?
- là chút phần đường của Những người đi ngược chiều do Ta lấn làn, vượt ẩu...?
- là sự an toàn của Những người đi ngược chiều khi bị Ta rọi thẳng đèn pha vào mặt trong bóng tối?
- là không gian yên tĩnh, là giấc ngủ của Các cháu bé bị thảng thốt lấy đi bởi tiếng còi inh ỏi của Ta giữa đêm khuya...?
- là lời xin lỗi lẽ ra Ta phải xin Người khác tha thứ vì sự vụng về, đụng chạm... ?
- là câu nói xúc phạm khi Ta muốn lấy đi lòng tự trọng hay nhân phẩm của Người khác?
- là những đồng tiền lẽ ra Ta phải bồi thường cho Người khác vì hậu quả của sự bất cẩn do Ta đã gây ra?
và điều tồi tệ nhất, không mong muốn nhất đó là… sức khoẻ, thậm chí tính mạng của Người khác mà Ta đã cướp đi chỉ vì một sơ suất nhỏ?
Phải chăng với quan điểm “Nghiệp chướng”, khi người ta cố "lấy đi" cái gì không thuộc về mình thì chắc chắn sẽ có lúc người khác sẽ lấy đi điều tương tự của mà họ đã mất đi bởi chính chúng ta... điều mà người ta vẫn được cho là Vòng tuần hoàn của nghiệp chướng?
Vậy nên, khi không may có xảy ra va quệt trên đường, em mong các cụ mỗi người hãy cố giữ đầu óc thật bình tĩnh và tỉnh táo để giải quyết mọi vấn đề cho đúng lý lẽ và đạo lý. Đừng vì quá lo sợ cho riêng Bản thân mà có ý nghĩ trốn tránh trách nhiệm... bởi cho dù có "thoát" được bằng cách nào đi chăng nữa thì bản thân người có lương tâm cũng khó có thể thanh thản được vì lỗi lầm mình đã gây ra với người khác…
Đôi lời rông dài nhưng thành ý, cụ nào đồng tình thì cũng xin mạnh dạn chia sẻ quan điểm! :6: