- Biển số
- OF-168399
- Ngày cấp bằng
- 25/11/12
- Số km
- 853
- Động cơ
- 351,200 Mã lực
- Nơi ở
- Thành phố hoa cải đỏ
Nhà dột từ nóc thì chỗ nào chả bẩn, cứ gì Thủ Đô 7 8 đời nhà Cụ thớt Thôi cố giữ mình Cụ nhé.
Nơi có bộ Văn hoá, Sở văn hoá, phòng văn hoá. Sao lại thế nhỉ
Thay vì ngồi kêu ca và chửi thì về dạy con cái mình những cái văn minh ấy đi đã.
Bạn nói chửi thì hơi qúa, đấy là cách nhìn hà nội của cụ chủ thôi.
Em dân gốc nông thôn đích thị, mẹ e cũng dạy e một số điều như cụ kể, chứ chả cứ người hn mới dạy vậy.
Hn xưa thanh lịch, hào hoa...cũng như nông thôn xưa thật thà chân chất, nhưng ôi giờ chỉ giọng nói chân chất thôi ạ, còn họ cũng theo xu hướng xh hết roài, nêm bản chất mai một và vân vân.
e thấy mấy bố, mấy mẹ gốc HN chửi có bài bản lắm cụ chủ ạ.
Cụ nói đúng, ko rõ cụ chủ đã đc đi nhiều chưa nhưng rất nhiều người ở nhiều nơi đc dạy như thế và còn nhiều cái hơn thế chứ ko riêng j HN đâu ơ...Cụ chủ e đoán hồi bé ở trg 1 khu tập thể or khu phố công chức nên xung quanh đều thế . Ko biết cụ đã đc chứng kiến ở nhiều vùng quê xa xôi, mặc dù là nông dân chất phác, ko đc học hành nhưng nhiều người vẫn giáo dục và dạy dỗ con cái nên người chưa . Tóm lại là ko nên duy ý chí thế
Em thấy cùng những gia đình ấy sống ở Hn cách đây 30-40 năm thì bây giờ văn hóa và cách cư xử tốt hơn nhiều, những năm 75-85 mở miệng là văng, cầm đòn gánh phang là chuyện hàng ngày. Trộm cắp vặt như rươi, người lớn thì loa đài, xe đạp, trẻ con thì busi, nắp xăng các kiểu. Các cụ so với 80 năm trước thì công nhận, có lẽ đấy mới là HN của những người HN tiêu biểu.
Các cụ ý vào Q3 Q7 Sài Gòn với sang nước ngoài hầu hết rồi cụ ạ! Ngay từ thời giải phóng rối cải cách ruộng đất với công tư hợp doanh đã thay máu kha khá dân HN rồi, không còn người ngày xưa mấy đâu!Ý thức con người bây giờ chán lắm các cụ ạ, không biết ngày xưa thế nào chứ nay đọc báo toàn thấy giới trẻ đua đòi theo những thứ tào lao vô bổ mất thời gian.
Cá nhân em nghĩ người HN khi xưa khác bây giờ nhiều lắm, nói đến con gái HN xưa là nói đến thế hệ những phụ nữ đoan trang kín đáo hiền thục nết na đảm việc nhà. Bây giờ thì những người như thế chắc ... tuyệt chủng mất rồi... 1 chữ "buồn"
Những tận 4000 năm văn hiến thì không truyền thuyết hoang đg thi là giề.mấy thớt rồi mà vẫn chưa tìm ra người hà nội. cháu nghĩ khả năng là người Hà Nội là truyền thuyết hoặc trí hoang tưởng của một ai đấy thôi ạ.
4000 là VNNhững tận 4000 năm văn hiến thì không truyền thuyết hoang đg thi là giề.
Bố Hà Nội, mẹ Nam Định thì Mợ là người Hà Nam dồi còn gìvậy bố em ở HN, mẹ em ở NĐ, nhưng ko được nhận là "người HN" thì em là người ở đâu
hay là chỉ được nhận mình là "người VN" thôi
ok cụ Át.Bố Hà Nội, mẹ Nam Định thì Mợ là người Hà Nam dồi còn gì
Chỉ cần 2 thế hệ sinh ra và lớn lên là có thể coi như Người Hà Nội, còn chữ gốc gắn vào nó hơi có tý cưỡng râm, kekeke
Thời đại công dân toàn cầu dồi mà vẫn bàn chiện vùng miền thì hình như hơi phú quý giật lùi các cụ nhở?
Em nghĩ từ "người Hà nội" theo ý văn minh lịch sự hào hoa thì kể cả ngày xưa cũng chỉ có ở những gia đình có nền tảng văn hoá thôi, chứ dân kẻ chợ lao động ít học thì cũng lởm khởm thôi.Em ở bẹn hoặc đâu đó quanh đấy của Hà Nội chứ ko được ở rốn tức nội thành cũ, nhưng do được tiếp xúc nhiều với người được coi là HN gốc thì thấy ai được giáo dục tốt thì tử tế văn minh, chứ dân đầu đường xó chợ dù cha ông mấy đời sinh cư lập nghiệp chốn kẻ chợ thì cũng lưu manh cô hồn phết.
Môi trường giáo dục của gia đình ảnh hưởng tới nhân cách con người rất cao, nên theo em, danh từ"người Hà Nội" là bao gồm những người có bố mẹ sinh ra ở HN là đạt chuẩn. Bởi bố mẹ sinh ra ở HN, bản thân mình cũng được sinh ra ở HN mà không thẩm thấu cái tinh hoa của vùng đất đó thì đúng là hơi lệch chuẩn rồi
Em thì ở cạnh bẹn Hà Nội,thế mà chả từng được gặp cụ Ạt,chứng tỏ Hà Nội mình rộng lớn làm sao.Em ở bẹn hoặc đâu đó quanh đấy của Hà Nội chứ ko được ở rốn tức nội thành cũ, nhưng do được tiếp xúc nhiều với người được coi là HN gốc thì thấy ai được giáo dục tốt thì tử tế văn minh, chứ dân đầu đường xó chợ dù cha ông mấy đời sinh cư lập nghiệp chốn kẻ chợ thì cũng lưu manh cô hồn phết.
Môi trường giáo dục của gia đình ảnh hưởng tới nhân cách con người rất cao, nên theo em, danh từ"người Hà Nội" là bao gồm những người có bố mẹ sinh ra ở HN là đạt chuẩn. Bởi bố mẹ sinh ra ở HN, bản thân mình cũng được sinh ra ở HN mà không thẩm thấu cái tinh hoa của vùng đất đó thì đúng là hơi lệch chuẩn rồi
Dù đã sống ở HN đến 7-8 đời mà bác vẫn giữ nguyên văn hóa làng xã, chẳng biết có tốt không đây? Tích cực mà nói, nó giúp giữ gìn được truyền thống, nhưng nó lại rất lạc hậu trong xã hội công nghiệp, không phù hợp với một người dân sống ở đô thị.Em cũng xin nhận luôn nhà em cũng chỉ Hà Nội tầm 7-8 đời thôi cũng chẳng nhiều nhặn gì nhưng cũng muốn chia sẻ những gì các cụ nhà em cho em thấy và vì sao một số người lại tự hào là người Hà Nội cũng như vì sao mà người Hà Nội bây giờ chẳng còn ở Hà Nội mà toàn ở Sài Gòn với về tỉnh!
Cụ nào có gạch đá em xin nhận hết ạ!
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, tại sao đường phố Hà Nội sạch sẽ, phải chăng bởi vì ý thức người dân tốt? Xin thưa là đúng thế. Nhưng tại sao lại được như thế? Bởi vì, trẻ con như chúng tôi được dạy phải biết XẤU HỔ khi làm bẩn đường phố, ảnh hưởng đến người xung quanh.
Vỏ bánh vỏ kẹo có ăn xong mà không thấy thùng rác thì phải nhét vào túi, chờ kiếm được cái thùng rác mới được vứt. Còn ở nhà, nếu đi đổ rác phải chờ kẻng rồi mới đi đổ, còn nếu lỡ không nghe thấy thì phải mang thùng rác ra tận đầu phố - nơi tập kết rác để đổ vào thùng ở đấy. Còn bây giờ thì sao? Chẳng ai thấy ngượng khi vứt toẹt cái hộp take away nước mía hay bã kẹo cao su ra đường cả - vụ này chắc bố mẹ Hà Nội quên dạy!??
Cũng có những người nói rằng, bây giờ làm gì còn người Hà Nội gốc. Cũng xin thưa rằng điều đó là chính xác. Chúng tôi được dạy rằng sống phải biết ngẩng cao đầu mà sống, làm gì để mình không cảm thấy có lỗi với chính bản thân mình, có cạnh tranh cũng phải đàng hoàng cho xứng là người Hà Nội không việc gì phải BON CHEN với thiên hạ. Vì thế mà bây giờ, ở Hà Nội, Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều!! Vì sao thế nhỉ?? Bởi vì Thạnh Sanh chẳng thể bon chen kiểu luồn cúi nịnh nọt của Lý Thông, cũng chẳng tranh đấu bằng mọi giá để đạp lên người khác để trèo lên được.
Thế nên dần dần, dân Hà Nội dạt hết ra ngoại thành vì không thể sống nổi ngay nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thử hỏi khu phố cổ, một phố còn được bao nhiêu nhà gốc Hà Nội hay toàn những người nhập cư vác toàn bao tải tiền ra mua để rồi ra đường thi thoảng nhổ nước bọt toẹt một cái xuống đường cho ra dáng dân PHỐ THỊ?
Nói thế có khi mọi người kêu là chẳng có căn cứ gì, xin lấy một ví dụ đơn giản, tôi được dạy rằng đi đường phải đi đúng đường đi sai người ta cười vào mũi người Hà Nội, mỗi khi làm sai thấy như mình phạm phải tội tày đình. Bây giờ thì sao?? Dừng lại đèn đỏ sẽ bị người đằng sau chửi sao dừng!?. Đi dưới đường mà chỗ tắc sẽ bị người khác chửi sao không lên vỉa hè đi để tao còn lên!?? Mà những người như thế ở Hà Nội thì nhiều không tính nổi – xin lỗi các cụ nhưng già trẻ gái trai đều vây cả, chắc ngày xưa bố mẹ HÀ NỘI GỐC của các cụ không dạy các cụ đi thế nào cho đúng là người Hà Nội nên từ các cụ đến con cháu các cụ đều làm thế!
Đọc phần comment của người đọc, thấy mười người thì đến chín người đổ tại quản lý, tư duy… nhưng có mấy người được dạy từ những cái nhỏ nhặt như trên, chắc tại bố mẹ ông bà HÀ NỘI GỐC quên!!!!!!!