[Funland] Made in Germany

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
3,520
Động cơ
432,162 Mã lực
Cụ biết tại sao con nhà giàu nó sõi tiếng Việt hơn không . Vì phần lớn nhà giàu , thì chỉ có mình chồng đi làm ( quản lý ) , còn vợ ở nhà chăm con . Mà trẻ con thì nó học tiếng từ mẹ nhanh nhất . Tỉ dụ như nếu một ông Việt lấy vợ Tây , thì chắc chắn đứa con nó sẽ đứt luôn tiếng Việt . Hay một ông dân Bắc lấy vợ dân Nam hay Trung kỳ , thì thậm chí đứa trẻ nó nói giọng Nam hay Trung kỳ luôn . Còn cả hai bố mẹ mải đi cày kiếm tiền , thì tụi nhóc nó sẽ thạo tiếng xã hội ( Đức ) , hay tiếng Tivi , tiếng Youtube...hơn tiếng mẹ đẻ . Mấy đứa trẻ mà mẹ nó ăn trợ cấp , nói tiếng Việt cũng kinh đấy , đừng khinh nó nghèo mà không biết tiếng Việt .
Đúng câu chuyện chiều nay em chạy qua anh bạn , em hỏi thằng con thứ 2 của họ đi đâu rồi thì chị vợ bảo em là nó ( thằng bé 17 t ) vào quán con Y làm thêm rồi . Chị ấy giải thích rằng nó bảo nó vào làm thêm mấy tiếng buổi tối ở quán là để học tiếng Việt chứ nó không cần tiền . Em biết thằng bé từ nhỏ nó học giỏi, tính nết cương quyết .
Trẻ con mùa hè cứ gửi về VN với ông bà khi sang nó còn nói tiếng lóng với mình :D , em qua Pháp em thấy gia đình người Việt còn nói tiếng Pháp với nhau trong nhà rất nhiều tuy nhiên không dám phán là dân Việt ở Pháp đều như vậy.
 

muamua

Xe buýt
Biển số
OF-170594
Ngày cấp bằng
8/12/12
Số km
709
Động cơ
656,363 Mã lực
Nhờ bác giới thiệu mà e đã đọc một mạch topic 76trang bên kia, giúp e có động lực xây dựng kế hoạch học tập ước mơ cho con (con nhà e mới lớp 6 nên có nhiều thời gian chuẩn bị hơn)

Mong sao bác thường xuyên cập nhật thông tin duy trì topic để những người đi sau như bọn e đc học hỏi và các con có gương các anh chị đi trước để phấn đấu.

Cảm ơn bác rất nhiều.

Nên cho cháu nó sang học. Tôi đã cho 2 con tôi sang học và cháu thành công. Bên Phuot.vn bọn tôi đã có thớt trao đổi nhiều về việc này. Hiện tôi đang ở Đức dự lễ tốt nghiệp ĐH cho cháu bé còn cháu lớn đã tốt nghiệp Master. Nước Đức rất đáng để các bác gửi gắm con cái.
https://www.phuot.vn/threads/chuyen-di-tim-truong-hoc-cho-con-o-duc.66274/
 

ib-anhvu

Xe tải
Biển số
OF-205232
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
445
Động cơ
323,931 Mã lực
F1 nhà em sang đó thấy trưởng thành nhiều mặt. Tất nhiên vất vả, khó nhằn cái tiếng như "chó sủa". Nhưng quen rồi là tốt thôi
F1 nhà cụ học được những gì thế cụ. Nói đùa chứ em đã hình dung ra được F1 của cụ thế nào. Nếu kêu là tiếng chó sủa thì cho nó sang đây làm gì cho khổ vậy. Sao không ở nhà cho sướng.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
F1 nhà cụ học được những gì thế cụ. Nói đùa chứ em đã hình dung ra được F1 của cụ thế nào. Nếu kêu là tiếng chó sủa thì cho nó sang đây làm gì cho khổ vậy. Sao không ở nhà cho sướng.
Có gì đâu mà không dễ hình dung.
Sang đấy học tốn nhiều tiền như thế thì đương nhiên sẽ tốt hơn học trong nước trừ ngành học tiếng Việt (xét trên góc độ đầu tư). Với lại trẻ con đi du học thì ít nhiều tăng được cái tính tự lập, học hỏi được một số thứ ở đất nước phát triển hơn.
Mấy năm ăn học được đi đây, đi đó thì cũng đáng, chứ học trong nước biết bao giờ có cơ hội đi châu Âu, sau này lấy gì để chém gió ở đây.
Đấy là bàn việc học, các thứ khác chưa cần bàn sâu hơn.
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,144
Động cơ
481,018 Mã lực
F1 nhà cụ học được những gì thế cụ. Nói đùa chứ em đã hình dung ra được F1 của cụ thế nào. Nếu kêu là tiếng chó sủa thì cho nó sang đây làm gì cho khổ vậy. Sao không ở nhà cho sướng.
Em đã cho nó trong ngoặc mà cụ vẫn còn định bóc. Tiếng Đức khó nghe,khó học ... (tất nhiên không phải đối với tất cả mọi người) là điều nhiều người biết. Ví như "chó sủa" chẳng phải là do em nghĩ ra mà do các cụ học tiếng Đức nói vậy (em biết mỗi chào hỏi cám ơn).
Tiếng khó nghe là một chuyện, còn chuyện sang du học và được tiếp cận xã hội văn minh hiện đại, có kiến thức tốt,môi trường tốt, con người được trưởng thành ... so với ở VN học không ra học, thầy ko ra thầy, trò ko ra trò và nhiều bất cập khác thì cụ thấy có nên đổi việc khó nghe của ngôn ngữ đó lấy sự trưởng thành của con trẻ ? Cụ chỉ mới nghe em bảo ngôn ngữ nó khó mà cụ đoán ra F1 của em như thế nào kể cũng thần tài. Cám ơn cụ F1 nhà em sang từ 2015 chưa bị học lại môn nào, nay đang đi thực tập tại Bosch (mới năm thứ ba) và cũng được nhận 1K/tháng. Hy vọng nó không giống hình dung của cụ.
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
16,183
Động cơ
163,106 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Em đã cho nó trong ngoặc mà cụ vẫn còn định bóc. Tiếng Đức khó nghe,khó học ... (tất nhiên không phải đối với tất cả mọi người) là điều nhiều người biết. Ví như "chó sủa" chẳng phải là do em nghĩ ra mà do các cụ học tiếng Đức nói vậy (em biết mỗi chào hỏi cám ơn).
Tiếng khó nghe là một chuyện, còn chuyện sang du học và được tiếp cận xã hội văn minh hiện đại, có kiến thức tốt,môi trường tốt, con người được trưởng thành ... so với ở VN học không ra học, thầy ko ra thầy, trò ko ra trò và nhiều bất cập khác thì cụ thấy có nên đổi việc khó nghe của ngôn ngữ đó lấy sự trưởng thành của con trẻ ? Cụ chỉ mới nghe em bảo ngôn ngữ nó khó mà cụ đoán ra F1 của em như thế nào kể cũng thần tài. Cám ơn cụ F1 nhà em sang từ 2015 chưa bị học lại môn nào, nay đang đi thực tập tại Bosch (mới năm thứ ba) và cũng được nhận 1K/tháng. Hy vọng nó không giống hình dung của cụ.
Với người ko quan tâm, qua đây ngứa mồm còm vài câu cụ chấp làm gì?
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,064
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
tốt gì thế cụ, để ghi vào CV là đã từng học bên Đức à.
Hai cụ Newmanhn & Cairong_2011 ở dưới có con trưởng thành khi du học ở Đức đã trả lời . Cái lý lịch không quan trọng bằng việc tự trang bị kiến thức chuyên môn cũng như văn hoá cho chính mình đâu . Có được cái đó là vô giá đó .
Có gì đâu mà không dễ hình dung.
Sang đấy học tốn nhiều tiền như thế thì đương nhiên sẽ tốt hơn học trong nước trừ ngành học tiếng Việt (xét trên góc độ đầu tư). Với lại trẻ con đi du học thì ít nhiều tăng được cái tính tự lập, học hỏi được một số thứ ở đất nước phát triển hơn.
Mấy năm ăn học được đi đây, đi đó thì cũng đáng, chứ học trong nước biết bao giờ có cơ hội đi châu Âu, sau này lấy gì để chém gió ở đây.
Đấy là bàn việc học, các thứ khác chưa cần bàn sâu hơn.
Tiếng khó nghe là một chuyện, còn chuyện sang du học và được tiếp cận xã hội văn minh hiện đại, có kiến thức tốt,môi trường tốt, con người được trưởng thành ... so với ở VN học không ra học, thầy ko ra thầy, trò ko ra trò và nhiều bất cập khác thì cụ thấy có nên đổi việc khó nghe của ngôn ngữ đó lấy sự trưởng thành của con trẻ ? Cụ chỉ mới nghe em bảo ngôn ngữ nó khó mà cụ đoán ra F1 của em như thế nào kể cũng thần tài. Cám ơn cụ F1 nhà em sang từ 2015 chưa bị học lại môn nào, nay đang đi thực tập tại Bosch (mới năm thứ ba) và cũng được nhận 1K/tháng. Hy vọng nó không giống hình dung của cụ.
Với người ko quan tâm, qua đây ngứa mồm còm vài câu cụ chấp làm gì?
Tư duy chỉ đến tầm đó thôi . Từ đầu thớt đã xuất hiện và còm kiểu đó rồi cụ ạ .
 

ib-anhvu

Xe tải
Biển số
OF-205232
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
445
Động cơ
323,931 Mã lực
Em đã cho nó trong ngoặc mà cụ vẫn còn định bóc. Tiếng Đức khó nghe,khó học ... (tất nhiên không phải đối với tất cả mọi người) là điều nhiều người biết. Ví như "chó sủa" chẳng phải là do em nghĩ ra mà do các cụ học tiếng Đức nói vậy (em biết mỗi chào hỏi cám ơn).
Tiếng khó nghe là một chuyện, còn chuyện sang du học và được tiếp cận xã hội văn minh hiện đại, có kiến thức tốt,môi trường tốt, con người được trưởng thành ... so với ở VN học không ra học, thầy ko ra thầy, trò ko ra trò và nhiều bất cập khác thì cụ thấy có nên đổi việc khó nghe của ngôn ngữ đó lấy sự trưởng thành của con trẻ ? Cụ chỉ mới nghe em bảo ngôn ngữ nó khó mà cụ đoán ra F1 của em như thế nào kể cũng thần tài. Cám ơn cụ F1 nhà em sang từ 2015 chưa bị học lại môn nào, nay đang đi thực tập tại Bosch (mới năm thứ ba) và cũng được nhận 1K/tháng. Hy vọng nó không giống hình dung của cụ.
:) Em nói với cụ/mợ chứ ai mà nghĩ tiếng Đức chó sủa thì lâu hay chóng cũng sẽ chẳng trụ lại được đâu. Xã hội có văn minh hiện đại thật nhưng liệu có tiếp cận được hay không lại là chuyện khác. Nhiều ông bà bên này non nửa đời người mà một chữ bẻ đôi không biết, suốt ngày úp mặt vào chảo, vào hàng, hoạ hoằn lắm có người đi làm hãng thì mới có đôi ba câu giao tiếp. Còn lại thì thế giới quanh ta xảy ra cái gì thì cũng chả biết. Đấy là nói mấy ông bà đã được nhập cư "hợp pháp". Còn đối với sinh viên thì mặc dù sang đi học, nhưng cũng chỉ loanh quanh chơi với người Việt, tụ tập nhóm với nhau, nên cũng đâu có khá được. Con cụ mà học được, tự xin được thực tập là thuộc dạng năng động lắm rồi. Em cũng mừng cho cụ.
Tuy nhiên con cụ như vậy là cũng mới bắt đầu. Nếu con cụ muốn ở lại để làm việc ở đây. Lúc đấy mới là mấu chốt. Vì sao? Tại vì 10 sinh viên sang bên này học thì phải đến 9, một là bỏ ngang, hai là không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, nên sau cố gắng bám lại 1 2 năm, đi làm quán để kiếm một khoản cầm về(đấy là người chịu khó). Về VN thì tuy có cái bằng cấp, nhưng kinh nghiệm làm việc bằng 0, quan hệ bên này cũng 0. Nen em không hiểu là F1 các cụ về VN có hơn nhứng người ở VN học hay không. Các cụ chê môi trường ở VN, thế các cụ F1 đi học nước ngoài về rồi cải tạo môi trường ở VN à. :D
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
N
:) Em nói với cụ/mợ chứ ai mà nghĩ tiếng Đức chó sủa thì lâu hay chóng cũng sẽ chẳng trụ lại được đâu. Xã hội có văn minh hiện đại thật nhưng liệu có tiếp cận được hay không lại là chuyện khác. Nhiều ông bà bên này non nửa đời người mà một chữ bẻ đôi không biết, suốt ngày úp mặt vào chảo, vào hàng, hoạ hoằn lắm có người đi làm hãng thì mới có đôi ba câu giao tiếp. Còn lại thì thế giới quanh ta xảy ra cái gì thì cũng chả biết. Đấy là nói mấy ông bà đã được nhập cư "hợp pháp". Còn đối với sinh viên thì mặc dù sang đi học, nhưng cũng chỉ loanh quanh chơi với người Việt, tụ tập nhóm với nhau, nên cũng đâu có khá được. Con cụ mà học được, tự xin được thực tập là thuộc dạng năng động lắm rồi. Em cũng mừng cho cụ.
Tuy nhiên con cụ như vậy là cũng mới bắt đầu. Nếu con cụ muốn ở lại để làm việc ở đây. Lúc đấy mới là mấu chốt. Vì sao? Tại vì 10 sinh viên sang bên này học thì phải đến 9, một là bỏ ngang, hai là không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, nên sau cố gắng bám lại 1 2 năm, đi làm quán để kiếm một khoản cầm về(đấy là người chịu khó). Về VN thì tuy có cái bằng cấp, nhưng kinh nghiệm làm việc bằng 0, quan hệ bên này cũng 0. Nen em không hiểu là F1 các cụ về VN có hơn nhứng người ở VN học hay không. Các cụ chê môi trường ở VN, thế các cụ F1 đi học nước ngoài về rồi cải tạo môi trường ở VN à. :D
Nói như cụ thì nước nào chẳng vậy, đi du học làm gì cho nó tốn tiền.
Cảm ơn cụ lo cho F1 nhà bọn em.
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,064
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Nen em không hiểu là F1 các cụ về VN có hơn nhứng người ở VN học hay không. Các cụ chê môi trường ở VN, thế các cụ F1 đi học nước ngoài về rồi cải tạo môi trường ở VN à. :D
Này cụ , các bậc phụ huynh cho tụi nhóc đi học , tất nhiên là mong chúng nó thành tài để tương lai của chúng nó tốt hơn , chứ chưa mong chúng nó về phục vụ đất nước . Dĩ nhiên nếu chúng nó về nước thành đạt , thì trước là có cơ hội hơn cho chúng nó . Chúng nó cống hiến cho nơi chúng nó làm ở bất kỳ đâu trên dải đất Việt , thì cũng là góp phần xây dựng đất nước , vì hai trong một . Còn nếu như chúng nó ở lại định cư , thì cũng có nghĩa là chúng nó tự lập được chính trên đôi chân chúng nó . Điều mong muốn của bất kỳ bậc phụ huynh nào với con cái , thì trước hết vẫn là sức khoẻ của chúng nó , thứ nữa là chúng nó biết trách nhiệm với chính bản thân chúng nó . Mà hai mong muốn này , thì hầu hết tụi nhóc đi du học đáp ứng được mong muốn này của cha, mẹ .
Tôi hàng ngày tiếp xúc với tụi nhóc sinh viên ( không chỉ VN , mà cả Tàu , Indo , châu Âu ....) , đều thấy hầu hết chúng nó rất chăm chỉ và nhẫn nại , khác hẳn hầu hết tụi nhóc ở Việt mình , hầu như vẫn ỷ lại phụ huynh , từ miếng ăn , đến giấc ngủ , chứ chưa nói đến vật chất . Còn tụi sinh viên du học bên này thì thấy hầu như chẳng đứa nào nó còn mong ngóng đến tiền bạc của cha mẹ ở quê nhà nữa . Chưa kể sinh hoạt , ốm đau ...tự và phải lo được hết . Vậy thì tuy nhớ con , nhưng bố , mẹ nào mà không tự hào về điều đó . Những thứ đó ở VN là khó mà mua được bằng tiền .
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
3,520
Động cơ
432,162 Mã lực
Này cụ , các bậc phụ huynh cho tụi nhóc đi học , tất nhiên là mong chúng nó thành tài để tương lai của chúng nó tốt hơn , chứ chưa mong chúng nó về phục vụ đất nước . Dĩ nhiên nếu chúng nó về nước thành đạt , thì trước là có cơ hội hơn cho chúng nó . Chúng nó cống hiến cho nơi chúng nó làm ở bất kỳ đâu trên dải đất Việt , thì cũng là góp phần xây dựng đất nước , vì hai trong một . Còn nếu như chúng nó ở lại định cư , thì cũng có nghĩa là chúng nó tự lập được chính trên đôi chân chúng nó . Điều mong muốn của bất kỳ bậc phụ huynh nào với con cái , thì trước hết vẫn là sức khoẻ của chúng nó , thứ nữa là chúng nó biết trách nhiệm với chính bản thân chúng nó . Mà hai mong muốn này , thì hầu hết tụi nhóc đi du học đáp ứng được mong muốn này của cha, mẹ .
Tôi hàng ngày tiếp xúc với tụi nhóc sinh viên ( không chỉ VN , mà cả Tàu , Indo , châu Âu ....) , đều thấy hầu hết chúng nó rất chăm chỉ và nhẫn nại , khác hẳn hầu hết tụi nhóc ở Việt mình , hầu như vẫn ỷ lại phụ huynh , từ miếng ăn , đến giấc ngủ , chứ chưa nói đến vật chất . Còn tụi sinh viên du học bên này thì thấy hầu như chẳng đứa nào nó còn mong ngóng đến tiền bạc của cha mẹ ở quê nhà nữa . Chưa kể sinh hoạt , ốm đau ...tự và phải lo được hết . Vậy thì tuy nhớ con , nhưng bố , mẹ nào mà không tự hào về điều đó . Những thứ đó ở VN là khó mà mua được bằng tiền .
Xét trên diện bỏ tiền vào đầu tư thì lãi hơn mà cụ . Ở VN bao tiền học tiền ăn ở suốt 5 năm , ra trường một khoản xin việc xong rồi lo cưới vợ xây nhà cho nó cho đến khi nó đẻ con ra vẫn phải chu cấp chăm lo cho gia đình nhà nó . Tính cộng tiền vào mua Papa nó miếng đất để đấy sau 5-7 lãi hơn
 

km18 yenson

Xe buýt
Biển số
OF-390015
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
985
Động cơ
248,796 Mã lực
Tuổi
44
Em đã cho nó trong ngoặc mà cụ vẫn còn định bóc. Tiếng Đức khó nghe,khó học ... (tất nhiên không phải đối với tất cả mọi người) là điều nhiều người biết. Ví như "chó sủa" chẳng phải là do em nghĩ ra mà do các cụ học tiếng Đức nói vậy (em biết mỗi chào hỏi cám ơn).
Tiếng khó nghe là một chuyện, còn chuyện sang du học và được tiếp cận xã hội văn minh hiện đại, có kiến thức tốt,môi trường tốt, con người được trưởng thành ... so với ở VN học không ra học, thầy ko ra thầy, trò ko ra trò và nhiều bất cập khác thì cụ thấy có nên đổi việc khó nghe của ngôn ngữ đó lấy sự trưởng thành của con trẻ ? Cụ chỉ mới nghe em bảo ngôn ngữ nó khó mà cụ đoán ra F1 của em như thế nào kể cũng thần tài. Cám ơn cụ F1 nhà em sang từ 2015 chưa bị học lại môn nào, nay đang đi thực tập tại Bosch (mới năm thứ ba) và cũng được nhận 1K/tháng. Hy vọng nó không giống hình dung của cụ.
Bản thân cháu cũng đã có 5 năm sống ở đức thì thấy tiếng đức nó cũng ko đến mức khó hơn tiếng anh là mấy,hồi đầu mới sang nghe nó cũng buồn cười,nhưng nghe lau lại thấy nó hay hơn tiếng anh,cảm giác nó ko bị khô khan,bình bình như English,còn đội sinh viên bên này cũng khá năng động,làm hãng,phụ bếp các kiểu,nói chung bố mẹ ở nhà ko phải lo tài trợ,ngoại trừ mấy đứa nhà nó muốn tống sang cho khuất mắt,một điểm chung duy nhất của các bạn sv kể cả trong lúc học hay sau khi tốt nghiệp đều tìm cách ở lại bằng các kiểu lách luật khác nhau,dù biết rằng có thể sẽ xếp tấm bằng qua 1 bên để lao vào sóc chảo hay dầm mình trong phòng lạnh làm wurt
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,064
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Xét trên diện bỏ tiền vào đầu tư thì lãi hơn mà cụ . Ở VN bao tiền học tiền ăn ở suốt 5 năm , ra trường một khoản xin việc xong rồi lo cưới vợ xây nhà cho nó cho đến khi nó đẻ con ra vẫn phải chu cấp chăm lo cho gia đình nhà nó . Tính cộng tiền vào mua Papa nó miếng đất để đấy sau 5-7 lãi hơn
Cụ nói chính xác . Nhưng nhiều đứa đã ra đi rồi là cứ đi biền biệt ( như em với cụ ) , cái giá đó các cụ nhà mình phải trả khi cho con ra đi cũng không tính được đâu :D cụ nhỉ ?
 

ib-anhvu

Xe tải
Biển số
OF-205232
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
445
Động cơ
323,931 Mã lực
N
Nói như cụ thì nước nào chẳng vậy, đi du học làm gì cho nó tốn tiền.
Cảm ơn cụ lo cho F1 nhà bọn em.
Ấy không cụ, có khả năng thì cứ cho đi biết chứ. Điều em muốn nói ở đây là nó không ngon như các cụ nghĩ đâu. Em thấy cứ 10 thì cũng 9 cụ hình dung là nước ngoài mọi thứ đều tuyệt lắm. Cho con đi học thì sau này tự động là sẽ có tương lai. Nó chết là chỗ đấy. Chứ có ai muốn biết/ hay cũng chẳng muốn biết thực sự là cuộc sống bên này sẽ thế nào. Liệu con mình đã được trang bị cho một cuộc sống, một môi trường mới chưa. Nhất là những bạn vừa học phổ thông, thi đại học rồi đi học nước ngoài. Kĩ năng sống coi như bằng 0. Như ở Đức có câu thành ngữ "ins kaltes Wasser werfen". Dịch nôm na là "như bị dội một gáo nước lạnh". Em đã gặp quá nhiều nên mới nói như vậy.
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,064
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
đội sinh viên bên này cũng khá năng động,làm hãng,phụ bếp các kiểu,nói chung bố mẹ ở nhà ko phải lo tài trợ,ngoại trừ mấy đứa nhà nó muốn tống sang cho khuất mắt,một điểm chung duy nhất của các bạn sv kể cả trong lúc học hay sau khi tốt nghiệp đều tìm cách ở lại bằng các kiểu lách luật khác nhau,dù biết rằng có thể sẽ xếp tấm bằng qua 1 bên để lao vào sóc chảo hay dầm mình trong phòng lạnh làm wurt
Vì với tụi nhóc , tiền chúng làm ra để chi trả cho nhu cầu của tụi nó như máy tính , điện thoại , đồ công nghệ .....là rất đơn giản chứ không khó như hầu hết sinh viên nơi quê nhà mong ước . Và xa hơn nữa là đứa nào cũng có một cái thẻ bảo hiểm y tế trong túi . Điều này khi vào viện , đồng nghĩa với việc được đối xử tương đương người dân bản địa . Hỏi sao chúng nó không gắng hả cụ ?
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,144
Động cơ
481,018 Mã lực
:) Em nói với cụ/mợ chứ ai mà nghĩ tiếng Đức chó sủa thì lâu hay chóng cũng sẽ chẳng trụ lại được đâu. Xã hội có văn minh hiện đại thật nhưng liệu có tiếp cận được hay không lại là chuyện khác. Nhiều ông bà bên này non nửa đời người mà một chữ bẻ đôi không biết, suốt ngày úp mặt vào chảo, vào hàng, hoạ hoằn lắm có người đi làm hãng thì mới có đôi ba câu giao tiếp. Còn lại thì thế giới quanh ta xảy ra cái gì thì cũng chả biết. Đấy là nói mấy ông bà đã được nhập cư "hợp pháp". Còn đối với sinh viên thì mặc dù sang đi học, nhưng cũng chỉ loanh quanh chơi với người Việt, tụ tập nhóm với nhau, nên cũng đâu có khá được. Con cụ mà học được, tự xin được thực tập là thuộc dạng năng động lắm rồi. Em cũng mừng cho cụ.
Tuy nhiên con cụ như vậy là cũng mới bắt đầu. Nếu con cụ muốn ở lại để làm việc ở đây. Lúc đấy mới là mấu chốt. Vì sao? Tại vì 10 sinh viên sang bên này học thì phải đến 9, một là bỏ ngang, hai là không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, nên sau cố gắng bám lại 1 2 năm, đi làm quán để kiếm một khoản cầm về(đấy là người chịu khó). Về VN thì tuy có cái bằng cấp, nhưng kinh nghiệm làm việc bằng 0, quan hệ bên này cũng 0. Nen em không hiểu là F1 các cụ về VN có hơn nhứng người ở VN học hay không. Các cụ chê môi trường ở VN, thế các cụ F1 đi học nước ngoài về rồi cải tạo môi trường ở VN à. :D
Có lẽ em nhắc lại với cụ chữ tế nhị đó em đã để trong ngoặc kép ngay từ khi còm và cũng giải thích với cụ để minh chứng cho việc khó khăn của người V khi bắt đầu làm quen ngôn ngữ đó. Nhưng cụ cố đeo bám vào ý đen của từ đó, thậm chí còn ko để ý đến chuyện viết trong ngoặc chứng tỏ cụ về ngữ pháp tiếng Việt có vấn đề.
Còn về chuyện F1 học hành. Cám ơn cụ đã khen và cũng cảnh báo chuyện sau khi ra trường. Đúng vậy, học là một chuyện, có làm được hay không lại là chuyện khác nhất là khi ở môi trường cạnh tranh nhưng đòi hỏi bình đẳng, nghiêm túc trong công việc như các nước Châu Âu. Em trong mấy năm gần đây do công việc nên qua lại đó nhiều và có điều kiện tìm hiểu việc học của các cháu cũng như tiếp xúc cộng đồng Việt. Rõ ràng bố mẹ thế hệ U60 như em đương nhiên ko thể bằng bây giờ. Tiếng ko tốt, vẫn còn mặc cảm, nghề chủ yếu là làm quán, bán hàng chứ ít đi làm công ty, cơ quan như thế hệ sau này. Và rất nhiều F1 Việt sang học mãi ko ra trường, rồi còn bị đuổi về vì nhiều lý do. Trong nhóm F1 nhà em sang thì chỉ có cháu là học cho đến giờ chưa bị nợ hay chậm kỳ nào, còn có bạn đã về, đã chuyển sang học điều dưỡng, học lại ... Tuy nhiên tất cả cái hình ảnh đó hay các điều mong ước của bố mẹ cũng chỉ là điều kiện để cho F1 tự suy nghĩ, cân nhắc. Còn việc học tốt, làm việc tốt, ở lại hay không .... nói thật với cụ theo em để toàn quyền F1 quyết định. Bọn nó hiểu khả năng của mình, xã hội bên đó hơn mình và đương nhiên có cách xử lý phù hợp với hoàn cảnh. Và cháu nào làm được em tin ở bên kia hay ở Việt Nam đều có thể tồn tại mà ko phụ thuộc ai cả. Còn các trường hợp như cụ nói thì đâu chẳng có. Bố mẹ cho đi ăn học ở NN thì các cháu đã đáp ứng được 50% (tức là ăn, đương nhiên cả chơi), còn học thì ko cần phấn đấu. Với suy nghĩ như vậy thì dù có ởbeen kia hay về Việt Nam có bố mẹ lo thì cũng chẳng trở thành người làm việc được.
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,144
Động cơ
481,018 Mã lực
Ấy không cụ, có khả năng thì cứ cho đi biết chứ. Điều em muốn nói ở đây là nó không ngon như các cụ nghĩ đâu. Em thấy cứ 10 thì cũng 9 cụ hình dung là nước ngoài mọi thứ đều tuyệt lắm. Cho con đi học thì sau này tự động là sẽ có tương lai. Nó chết là chỗ đấy. Chứ có ai muốn biết/ hay cũng chẳng muốn biết thực sự là cuộc sống bên này sẽ thế nào. Liệu con mình đã được trang bị cho một cuộc sống, một môi trường mới chưa. Nhất là những bạn vừa học phổ thông, thi đại học rồi đi học nước ngoài. Kĩ năng sống coi như bằng 0. Như ở Đức có câu thành ngữ "ins kaltes Wasser werfen". Dịch nôm na là "như bị dội một gáo nước lạnh". Em đã gặp quá nhiều nên mới nói như vậy.
Cám ơn cụ. Nhưng cụ có biết nguyên nhân tại đâu ko. Tại bố mẹ, tại các cháu và tại cả cái trung tâm giúp làm hồ sơ.
Bố mẹ thì muốn con đi để oai với xã hội nhưng hoàn toàn không tìm hiểu kỹ về môi trường, ngành học .... Cứ nghĩ con người ta đi được thì con mình đi được.
Còn các cháu: Đi để oai, học ngành gì cho dễ dễ như kinh tế, quản trị kinh doanh. Nghe nói Tây học thoải mái, ko ai kiểm tra .... nhưng tinh thần, ý thức lại mới nhớn, chưa trưởng thành nên dễ bị dao động, vấp ngã dễ bị sốc
Còn các trung tâm: Đưa người sang là xong còn sau đó mặc kệ. Dù sao họ cũng làm xong phần lớn hợp đồng rồi.

Cuộc sống chẳng đâu dễ dàng, kể cả Việt Nam, ma hr đất nơi con cái chúng ta sinh ra, lớn lên huống chi phương trời xa. Nhưng chuyện của ai thì phải biết cách xử lý chứ để quy nạp tất cả e rằng cũng ko hoàn toàn đúng.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ấy không cụ, có khả năng thì cứ cho đi biết chứ. Điều em muốn nói ở đây là nó không ngon như các cụ nghĩ đâu. Em thấy cứ 10 thì cũng 9 cụ hình dung là nước ngoài mọi thứ đều tuyệt lắm. Cho con đi học thì sau này tự động là sẽ có tương lai. Nó chết là chỗ đấy. Chứ có ai muốn biết/ hay cũng chẳng muốn biết thực sự là cuộc sống bên này sẽ thế nào. Liệu con mình đã được trang bị cho một cuộc sống, một môi trường mới chưa. Nhất là những bạn vừa học phổ thông, thi đại học rồi đi học nước ngoài. Kĩ năng sống coi như bằng 0. Như ở Đức có câu thành ngữ "ins kaltes Wasser werfen". Dịch nôm na là "như bị dội một gáo nước lạnh". Em đã gặp quá nhiều nên mới nói như vậy.
Cái này thì em hoàn toàn đồng ý với cụ. Nhà nào thì em không biết chứ nhà em thì cháu nó biết rất rõ các khó khăn mà cụ nêu. Từ lúc có ý định đi học thì em đã tìm hiểu mọi thông tin về du học bên Đức, khó khăn và thuận lợi ra sao đều cơ bản biết cả, mạng internet bây giờ có thiếu gì thông tin. Em dọa nó mấy năm nay, vk nhiều khi còn nói là dọa nó thế có khi nó chột không dám đi nữa. Nhưng em kệ, không dám đi nữa thì ở nhà cũng được, đã dám làm thì dám chịu, dám trả giá.
Ngay cả giờ phút này em cũng không chắc con em có học được không? Có cầm nổi cái bằng về không chứ chưa nghĩ đến việc học giỏi, rồi xin việc làm, rồi định cư, đấy là em nói thật. Em vẫn nói với F1 là nếu không học được thì về VN học lại, không có gì phải đáng buồn hay xấu hổ khi mình đã cố gắng hết sức. Một việc nằm ngoài khả năng thì phải biết chấp nhận, tuy nhiên khi có cơ hội thì phải thử, để sau này cả F1 lẫn gia đình đều không có gì hối tiếc.
Nhà em cũng như nhiều cụ trên này tự làm hồ sơ, tự nộp và không qua trung tâm gì cả, nên không thằng tư vấn du học nào có cơ hội rót mật vào tai em.
Hơn nữa đi du học là phần thưởng mà gia đình em dành cho cháu khi đạt kết quả học tập tốt, em vẫn nói F1 như thế. F1 học không tốt, không đạt yêu cầu của em trong mấy năm cấp 3 thì ở nhà, chứ em không có trách nhiệm phải đưa 1 đứa học bình thường sang Đức làm gì cho nó chật đất của người ta.
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,144
Động cơ
481,018 Mã lực
Cái này thì em hoàn toàn đồng ý với cụ. Nhà nào thì em không biết chứ nhà em thì cháu nó biết rất rõ các khó khăn mà cụ nêu. Từ lúc có ý định đi học thì em đã tìm hiểu mọi thông tin về du học bên Đức, khó khăn và thuận lợi ra sao đều cơ bản biết cả, mạng internet bây giờ có thiếu gì thông tin. Em dọa nó mấy năm nay, vk nhiều khi còn nói là dọa nó thế có khi nó chột không dám đi nữa. Nhưng em kệ, không dám đi nữa thì ở nhà cũng được, đã dám làm thì dám chịu, dám trả giá.
Ngay cả giờ phút này em cũng không chắc con em có học được không? Có cầm nổi cái bằng về không chứ chưa nghĩ đến việc học giỏi, rồi xin việc làm, rồi định cư, đấy là em nói thật. Em vẫn nói với F1 là nếu không học được thì về VN học lại, không có gì phải đáng buồn hay xấu hổ khi mình đã cố gắng hết sức. Một việc nằm ngoài khả năng thì phải biết chấp nhận, tuy nhiên khi có cơ hội thì phải thử, để sau này cả F1 lẫn gia đình đều không có gì hối tiếc.
Nhà em cũng như nhiều cụ trên này tự làm hồ sơ, tự nộp và không qua trung tâm gì cả, nên không thằng tư vấn du học nào có cơ hội rót mật vào tai em.
Hơn nữa đi du học là phần thưởng mà gia đình em dành cho cháu khi đạt kết quả học tập tốt, em vẫn nói F1 như thế. F1 học không tốt, không đạt yêu cầu của em trong mấy năm cấp 3 thì ở nhà, chứ em không có trách nhiệm phải đưa 1 đứa học bình thường sang Đức làm gì cho nó chật đất của người ta.
Hầu hết các cháu có thể trụ được bên đó đều là cháu có khả năng hòa nhập, tư duy tốt, nhanh nhẹn. Những thứ đó khi ở nhà khó có cơ hội bộc lộ hết. Tương tự các cháu ở quê ra TP học ĐH cũng vậy (tất nhiên ko hoàn toàn như du học). Sự nhanh nhẹn, ý thức tốt và chịu khó giao tiếp, tìm hiểu thì sẽ hòa nhập được. Kiến thức học không quá khó nhưng GV không cầm tay chỉ bài hay dạy gì kiểm tra nấy như ở ta. Hoàn toàn do SV chủ động tìm hiểu,đọc sách, trao đổi với nhau ... Chính cái đó nó sẽ giúp ai theo được thì sẽ tốt, còn không thì loại.
Sang bên đó mới thấy nhiều cháu quá khổ sở. Nhà ko có xiền,bố mẹ lo cho đi và sang vừa học vừa kiếm xiền để trang trải. Học còn ko xong lại lo kiếm tiền thì đương nhiên ko tốt, nhất là khi có điều kiện kiếm nhiều lại càng ham. Có cháu thì có thẻ credit bố mẹ làm sẵn, cứ tiêu thôi nhưng cái quan trọng là tiếng và học chuyên môn thì lại ko thấy đả động. Hỏi bố mẹ con học năm thứ mấy thì trả lời: Cháu học năm thứ ba, tức là sang đó 3 năm rồi thì học năm thứ ba là đúng rồi. Bó tay.com
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top