[Funland] Made in Germany

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Em không biết bác Golf ở đâu chứ chỗ em thì các bà hàng xóm là bố của tọc mạch, su pe soi kinh hoàng :))
Cụ đang ở cùng khu với đội già nhà ko có vườn phải ko, ko có việc gì làm thì cũng soi mói như ta thôi, chuyển nơi khác mà sống cụ. :D
Đội này bên em ngày lượn quanh cửa hàng soi giá, đến ngày siêu thị hạ giá nghiên cứu kỹ tờ rơi rồi đứng đợi ở đó cho đến khi mở cửa. :))
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Em không biết bác Golf ở đâu chứ chỗ em thì các bà hàng xóm là bố của tọc mạch, su pe soi kinh hoàng :))
Êm ở Hà Lội tỉnh bác ạ.
Chỗ êm có 1 chị được gọi là Cảnh sát khu vực: Đúng là bà này cái chết tiệt gì trong 2 tổ dân phố cạnh đó, bả đều biết cả.
2 vợ chồng nhà nọ cãi nhau vì bố vợ ngoại tình, đại loại vậy.
 

quocviet

Xe container
Biển số
OF-3111
Ngày cấp bằng
15/1/07
Số km
9,671
Động cơ
658,306 Mã lực
Nơi ở
Bẩn
Cụ đang ở cùng khu với đội già nhà ko có vườn phải ko, ko có việc gì làm thì cũng soi mói như ta thôi, chuyển nơi khác mà sống cụ. :D
Đội này bên em ngày lượn quanh cửa hàng soi giá, đến ngày siêu thị hạ giá nghiên cứu kỹ tờ rơi rồi đứng đợi ở đó cho đến khi mở cửa. :))
Vâng, em cũng muốn thiên di lắm mà gấu em nó ko hề muốn vì gần văn phòng quá, còn 2 thằng nhà em thì càng không muốn vì chúng nó có bạn thân ở quanh, và chỉ phải đi bộ mấy bước là tới trường
 

quocviet

Xe container
Biển số
OF-3111
Ngày cấp bằng
15/1/07
Số km
9,671
Động cơ
658,306 Mã lực
Nơi ở
Bẩn
Êm ở Hà Lội tỉnh bác ạ.
Chỗ êm có 1 chị được gọi là Cảnh sát khu vực: Đúng là bà này cái chết tiệt gì trong 2 tổ dân phố cạnh đó, bả đều biết cả.
2 vợ chồng nhà nọ cãi nhau vì bố vợ ngoại tình, đại loại vậy.
Dạ, em lại tưởng cụ Golf cũng đang lầm than như em bên này; chứ chục niên nữa tới tuổi hiu là e cũng về quê, nuôi cá và trồng thêm rau .....
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Hệt nhà em, nhà trên tầng bị mà cả toà chả ai biết, vô tình thấy nhân viên Caritas mặc bộ bảo hộ mang đồ ăn lên cho họ, thì toà nhà e mới biết, và mọi người mới bảo nhau.
Đó là do nhà đấy không có người giúp. Chứ bình thường thì người ta vẫn gọi cho người nhà, bạn bè.....đi mua đồ giùm.
Hầu như tất cả các khu nhà đền có dán trước cửa một số điện thoại để liên lạc nếu như cần trợ giúp.
Vụ tình làng nghĩa xóm thì khác ta trời vực mà bác.
Nhiều khi tụi nó không biết hàng xóm là ai - ở ta giờ cũng tiến dần đến bước đó.
Cũng tùy khu nhà cụ ạ. Thí dụ khu kí túc thì có lẽ như vậy. Chứ nếu khu hộ gia đình thì vẫn phải chào hỏi nhau khi chạm mặt nhau, hoặc người vào trước giữ cửa cho người vào sau. Ở với nhau cả chục năm, thì cũng phải biết chớ. Còn mức độ thân thiết thì tùy có hợp không. Em thấy ở VN, trong các thành phố lớn giờ cũng vậy mà.
Mà thực ra cũng chẳng cần quan hệ sâu lắm làm gì, tôn trọng cách sống của mỗi cá nhân. Còn nếu như cần giúp đỡ, thì luôn có các tổ chức sẵn sàng. Cùng lắm là gọi cảnh sát hay cứu thương đến giúp, và các cơ quan này có nghĩa vụ phải đến khi có người gọi. Chi phí sẽ do bảo hiểm đảm nhận.
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Vâng, em cũng muốn thiên di lắm mà gấu em nó ko hề muốn vì gần văn phòng quá, còn 2 thằng nhà em thì càng không muốn vì chúng nó có bạn thân ở quanh, và chỉ phải đi bộ mấy bước là tới trường
Em nói ko có ý gì đâu nhưng ở cùng với đội già ngày xưa ko cảm nhận được cái hay ở bển, ở tp toàn dân giàu mới thấy khác, những thành phố kiểu này thường bé và nằm ngay cạnh những phố lớn gần nơi du lịch.

Em có anh bạn buôn bán ở vùng dân về phần đông là nghèo và lắm mọi, 2 thằng con nhà anh ý đi học 1-2 năm đầu học rất tốt, sau cứ đến trường là bị đội học cùng chúng nó đì, bố thì đi vài lần đến trưởng bảo vệ con cho có lệ rồi cũng thôi, sau 2 thằng học cũng lơ mơ lắm.
Có thể bên đức đỡ hơn cơ mà sẽ vẫn có những vùng dân như thế. :D
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Cụ đang ở cùng khu với đội già nhà ko có vườn phải ko, ko có việc gì làm thì cũng soi mói như ta thôi, chuyển nơi khác mà sống cụ. :D
Đội này bên em ngày lượn quanh cửa hàng soi giá, đến ngày siêu thị hạ giá nghiên cứu kỹ tờ rơi rồi đứng đợi ở đó cho đến khi mở cửa. :))
Đội này còn chuyên mở cửa sổ hóng ra đường ngày mấy cữ, có chuyện gì ngoài đường là khó lọt qua mắt tụi nó.
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Em nói ko có ý gì đâu nhưng ở cùng với đội già ngày xưa ko cảm nhận được cái hay ở bển, ở tp toàn dân giàu mới thấy khác, những thành phố kiểu này thường bé và nằm ngay cạnh những phố lớn gần nơi du lịch.

Em có anh bạn buôn bán ở vùng dân về phần đông là nghèo và lắm mọi, 2 thằng con nhà anh ý đi học 1-2 năm đầu học rất tốt, sau cứ đến trường là bị đội học cùng chúng nó đì, bố thì đi vài lần đến trưởng bảo vệ con cho có lệ rồi cũng thôi, sau 2 thằng học cũng lơ mơ lắm.
Có thể bên đức đỡ hơn cơ mà sẽ vẫn có những vùng dân như thế. :D
Lớp thằng ku nhà em còn không có người Đức gốc cơ, toàn con nhà ngoại quốc. Mặc dù trường là một trong 12 trường chuẩn EU của tiểu bang.
Cũng chưởi bới nhau, chọc ngoáy nhau loạn xạ. Em cố gắng kèm nó học khá hết tiểu học là được tự chuyển trường. Ngoài ra còn dặn, nếu đứa nào đánh con, con có thể bật lại bằng mọi cách, khi giáo viên không có ở đấy. Tự bảo vệ lấy mình, khi chưa có sự hỗ trợ của người khác.
 

quocviet

Xe container
Biển số
OF-3111
Ngày cấp bằng
15/1/07
Số km
9,671
Động cơ
658,306 Mã lực
Nơi ở
Bẩn
Em nói ko có ý gì đâu nhưng ở cùng với đội già ngày xưa ko cảm nhận được cái hay ở bển, ở tp toàn dân giàu mới thấy khác, những thành phố kiểu này thường bé và nằm ngay cạnh những phố lớn gần nơi du lịch.

Em có anh bạn buôn bán ở vùng dân về phần đông là nghèo và lắm mọi, 2 thằng con nhà anh ý đi học 1-2 năm đầu học rất tốt, sau cứ đến trường là bị đội học cùng chúng nó đì, bố thì đi vài lần đến trưởng bảo vệ con cho có lệ rồi cũng thôi, sau 2 thằng học cũng lơ mơ lắm.
Có thể bên đức đỡ hơn cơ mà sẽ vẫn có những vùng dân như thế. :D
Vâng, chuẩn mà cụ! Nhà e bên này sau 8 giờ vàng ngọc mới về đến nhà, thấy hàng xóm láng giềng thì cũng chỉ Hola halo, xã giao mấy câu mà thôi.

chỗ em cũng là bé thật, có mỗi dăm trăm nghìn dân thôi mà.
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Vâng, chuẩn mà cụ! Nhà e bên này sau 8 giờ vàng ngọc mới về đến nhà, thấy hàng xóm láng giềng thì cũng chỉ Hola halo, xã giao mấy câu mà thôi.

chỗ em cũng là bé thật, có mỗi dăm trăm nghìn dân thôi mà.
Chắc em trình bày kém, ý em nói dân giàu hay ở thành phố bé(3-7 nghìn dân) ngay sát tp lớn, còn tại thành phố lớn Đa Số "lộm nhộm" hơn, do có đủ các loại thành phần. :D
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Lớp thằng ku nhà em còn không có người Đức gốc cơ, toàn con nhà ngoại quốc. Mặc dù trường là một trong 12 trường chuẩn EU của tiểu bang.
Cũng chưởi bới nhau, chọc ngoáy nhau loạn xạ. Em cố gắng kèm nó học khá hết tiểu học là được tự chuyển trường. Ngoài ra còn dặn, nếu đứa nào đánh con, con có thể bật lại bằng mọi cách, khi giáo viên không có ở đấy. Tự bảo vệ lấy mình, khi chưa có sự hỗ trợ của người khác.
Cụ làm vậy quá chuẩn, em bên này cũng loanh quanh nghĩ làm sao cho hội nhỏ ko bị thiệt thòi và theo bằng các bạn thôi.
Cũng may thằng lớn là "cây toán" của lớp chuyên đứng đầu nên các bạn quý lắm. :D

Nếu có thể các cụ ở bển chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con, trường học, bàn bè các kiểu cho em cùng hóng với. :D
 

quocviet

Xe container
Biển số
OF-3111
Ngày cấp bằng
15/1/07
Số km
9,671
Động cơ
658,306 Mã lực
Nơi ở
Bẩn
Cụ làm vậy quá chuẩn, em bên này cũng loanh quanh nghĩ làm sao cho hội nhỏ ko bị thiệt thòi và theo bằng các bạn thôi.
Cũng may thằng lớn là "cây toán" của lớp chuyên đứng đầu nên các bạn quý lắm. :D

Nếu có thể các cụ ở bển chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con, trường học, bàn bè các kiểu cho em cùng hóng với. :D
Thực sự cái này em cũng đang rất quan tâm.

rất mong nghe được chia sẻ của các cụ, các mợ ạ!
 

Gia Bảo Anh

Xe buýt
Biển số
OF-492295
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
524
Động cơ
187,272 Mã lực
Tuổi
54
thớt hay quá cảm ơn cụ DE.VN e hóng và học hỏi KN để cbi cho F1 sang Đức ạ
 

Hắc Chướng Hổ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-775040
Ngày cấp bằng
21/4/21
Số km
387
Động cơ
41,878 Mã lực
Cũng tuỳ thôi cụ, nhiều cách còn thua nước nhà nhiều lắm!
Thua là thua ở điểm nào, thua với ai? Cụ phải nói cụ thể. Chứ như đa phần người Đức em quen thì chẳng ai muốn "thắng" trong đợt dịch này như TQ hay Vn đâu cụ.
:-??
 

Hắc Chướng Hổ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-775040
Ngày cấp bằng
21/4/21
Số km
387
Động cơ
41,878 Mã lực
Vâng, chuẩn mà cụ! Nhà e bên này sau 8 giờ vàng ngọc mới về đến nhà, thấy hàng xóm láng giềng thì cũng chỉ Hola halo, xã giao mấy câu mà thôi.

chỗ em cũng là bé thật, có mỗi dăm trăm nghìn dân thôi mà.
Cái đó em nghĩ là do cụ phần nhiều. Như chỗ em làm (cũng Dorf) thì hàng xóm, láng giềng vui vẻ lắm. Gặp nhau nói chuyện không dứt. Nướng thịt hay ăn uống gì còn mang cho.
:D
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,956 Mã lực
Vâng, chuẩn mà cụ! Nhà e bên này sau 8 giờ vàng ngọc mới về đến nhà, thấy hàng xóm láng giềng thì cũng chỉ Hola halo, xã giao mấy câu mà thôi.

chỗ em cũng là bé thật, có mỗi dăm trăm nghìn dân thôi mà.
Bé nhề.
Tôi nhớ ở Đức, city có trên 1 triệu dân, không nhiều.
Cỡ thủ đô tỉnh, như Stuttgart, còn chưa được.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,655
Động cơ
293,629 Mã lực
Nước Đức nó tính toán dư này:

Cứ mỗi 8 giây, lại sinh trưởng thêm 1m³ gỗ trong vùng rừng quốc gia của tiểu bang.
1m³ gỗ hấp thụ từ môi trường xung quanh 1,4 tấn CO2 (tương đương với khí thải của một chiếc ô tô có dung tích buồng đốt 6 lít, chạy trên 10.000 km).
Đồng thời sinh ra cho môi trường 1 tấn dưỡng khí.


Vì rừng lá phổi của môi trường, nên họ trồng rừng khắp nơi, trong công viên thành phố và xung quanh các thành phố đều có rừng. Cứ ra khỏi thành phố là lại chạy xuyên rừng sang thành phố khác. Mùa hè hay mùa đông được đi dạo trong rừng thì quả là ổn. Vì rừng nằm sát thành phố nên ngày nào đi dạo cũng được, chứ không cần đi xa. Rừng nó cũng bằng , nên người ta cũng có thể đạp xe xuyên nó, nếu muốn :

Rung (2).jpg

P1160629.jpg

P1160977.jpg
.
Thế thì kiểm lâm Đức ăn cháo rồi..
Quan Đúc đần độn thật..cứ chặt đi bỏ túi ,hết rừng đổ bà cho Mỹ và ĐM ném bom ngày trước..
 

Vinsmoke Sanji

Tháo bánh
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,038
Động cơ
137,713 Mã lực
Tuổi
35
Trẻ em bắt buộc phải đến trường khi đến tuổi đi học . Đó là luật và cha mẹ phải có nghĩa vụ thực hiện .
Cha, mẹ có thể gửi con đi nhà trẻ ngay từ khi được một tuổi , nhưng không bắt buộc đến khi trẻ bắt đầu vào lớp 1. Hầu như đến ba tuổi là cha , mẹ phải đưa con đi mẫu giáo để đảm bảo quyền lợi cho con trẻ . Nếu cha, mẹ đi làm thì đóng một phần tiền phí . Còn không đi làm thì nhà nước sẽ trả khoản phí đó cho nhà trẻ .
Một nhà trẻ sẽ phân làm nhiều nhóm theo tên gọi ( chó,mèo, xanh, đỏ....). Mỗi nhóm độ trên dưới chục em ( không quá 15 cháu ) . Không có phân chia mầm , chồi gì hết . Mà trộn chung từ đứa sắp đi học ( 6 tuổi ) với đứa ba tuổi . Giáo viên giám sát cùng với những đứa lớn hướng dẫn, giúp đỡ đứa nhỏ sinh hoạt, vui chơi.
Học luôn đi đôi với hành ngay từ khi bước chân vào nhà trẻ hai tuổi . Hàng tuần và hàng tháng các nhóm luân phiên nhau đi dã ngoại thực tế . Những đứa nhỏ chưa đi nhanh được thì giáo viên xếp 4, 5 cháu vào một xe kéo đi. Đã đi tốt , thì cứ hai đứa cầm tay nhau . Đi khi thì bằng phương tiên xe buýt, khi thì bằng tàu điện . Và bắt đầu tiếp cận xã hội và học cánh sống ngay từ khi bước chân lên tàu . Cô giáo sẽ hướng dẫn thế nào là trật tự xã hội .Kiểu như lên xe phải xếp hàng, ngồi ngay ngắn, giữ trật tự nơi công cộng . Đi vào thành phố thì học cách sang đường đèn xanh đỏ, tham gia giao thông , cửa hàng nào phục vụ nhu cầu nào ..... Đi vào rừng thì học về thiên nhiên và cách giữ gìn môi trường.
Đến lớp 4 là nhà trường tổ chức cho các lớp tự tổ chức cho các cháu đi xa gia đình một tuần . Tức là sẽ sống cách biệt bố , mẹ một tuần, để tụi trẻ học cách sống tự lập và ý thức sống trong môi trường tập thể.
Một lớp học phổ thông không đông quá hai chục người . Thường ngồi theo kiểu quây tròn , để tiện cho việc học hành trao đổi giữa giaó viên và các học sinh với nhau kiểu thảo luận.
Học sinh phổ thông ở Đức ngoài các môn khoa học tự nhiên và xã hội thì có thêm môn học tôn giáo ( tự chọn, không bắt buộc ).
Học hết lớp 4 ( cơ sở ) là phân chia trường. Cháu nào học khá thì vào trường chuyên và theo đuổi hết 12 năm phổ thông . Tất nhiên là trong quá trình học không theo được thì lại xuống trường thường .
Cháu nào học lực trung bình và kém thì vào trường thường ( học xuất sắc thì lại lên chuyên) . Trường thường này chỉ dạy đến hết lớp 9 là dừng . Sau đó các cháu sẽ phải chọn lấy một nghề mà học . Học nghề không bắt buộc nếu như các cháu muốn đi làm hay tìm được việc làm ngay . Còn không đi làm , cũng không đi học thì sở lao động nó sẽ gọi ra hỏi thăm lý do . Tất nhiên là đến lúc này thì các cháu phải chọn hoặc đi học hoặc đi làm rồi.
Đức không tổ chức thi tuyển đại học mà chỉ xét đểm tú tài cũng như kết quả ba năm cuối . Điểm cao thì cơ hội chọn trường , chọn ngành cũng cao hơn . Các trường cũng xét tuyển từ cao xuống thấp.
Học nghề thì không phải đóng học phí , đăng ký học ở trường nghề và đồng thời đăng ký luôn học nghề ở một công ty , cửa hàng . Một tháng thì học thực tế ba tuần ở hãng xưởng, một tuần quay về học lý thuyết ở trường . Học nghề thì được tiền trợ cấp hàng tháng từ hãng ( khoảng 300-400 €/tháng ) . Ăn, ở thiếu đâu thì đặt đơn xin thêm sở lao động. Học nghề khoảng ba năm.
Đi làm thuê thì không bắt buộc phải có chứng chỉ nghề . Nhưng tự đứng tên mở cửa hàng ( ngoại trừ ăn, uống, buôn bán vặt... ) thì phải có chứng chỉ nghề . Kiểu như cắt tóc, massage, làm nail...là phải có chứng chỉ nghề.
Học phí không phải đóng ở bậc phổ thông , còn đại học thì hầu hết là các bang miễn phí cho sinh viên, áp dụng cho cả du học sinh nước ngoài.
Quá chuẩn vn ta tại sao ko copy chương trình này về để nhân rộng nhỉ giáo dục vn ta quá bất cập
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Cụ làm vậy quá chuẩn, em bên này cũng loanh quanh nghĩ làm sao cho hội nhỏ ko bị thiệt thòi và theo bằng các bạn thôi.
Cũng may thằng lớn là "cây toán" của lớp chuyên đứng đầu nên các bạn quý lắm. :D
Nếu có thể các cụ ở bển chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con, trường học, bàn bè các kiểu cho em cùng hóng với. :D
Thực sự cái này em cũng đang rất quan tâm.
rất mong nghe được chia sẻ của các cụ, các mợ ạ!
Con em chắc nhỏ hơn con các cụ. Nhưng quan điểm của em là ngay từ bé, em đã ném nó ra ngoài xã hội, cho nó học va chạm.
Đơn giản là bố, mẹ không được sinh ra ở bản xứ, rõ ràng là bị thiệt thòi và bất lợi về ngôn ngữ. Nếu con mình không được mở rộng giao tiếp ngoài xã hội thì sẽ kém như mình. Ỏ đâu thì cũng phải thông thạo ngôn ngữ và văn hóa ở đó. Thời gian ở với bố, mẹ tỉ lệ nghịch với va chạm xã hội của đứa trẻ. Càng va chạm nhiều, ngôn ngữ của tụi trẻ (có bố, mẹ là ngoại quốc) càng giỏi, mối quan hệ sẽ tăng nên. Cái hay, cái dở của dân bản địa và quốc tế bọn trẻ cũng biết nhiều hơn. Cái đó tốt cho hành trang vào đời của tụi nhóc sau này. Bắt đầu từ khi xin đi làm thêm kiếm tiền trang trải từ năm 16-17 tuổi cho đến trưởng thành. Tới đâu tụi nó cũng vui vẻ, hòa đồng, không rụt dè khi tiếp xúc. Cái đó luôn là lợi thế và ấn tượng ban đầu.
Học giao tiếp, học ngôn ngữ ở ngoài xã hội. Nhưng về nhà, cả nhà chỉ nói tiếng Việt , tiếng của em cũng như quạ nhà em không dày lắm nhưng đủ để giao tiếp xã hội, vì cả hai đều làm cho chủ Đức. Quan điểm của em, tiếng Việt là gốc, ít nhất là tới thế hệ F1. Nên thằng ku nhà em nó chơi tiếng việt vẫn lưu loát, kể cả tiếng lóng.
Ngoài giờ học, em bỏ tiền ra cho nó đi tiếp bán trú. Ở đó nó va chạm với tụi trẻ các nước và các lứa tuổi khác nhau, nên nó rất dễ gần. Em bảo với nó, con thích gì bố cho học cái đó. Nhạc, họa, cờ quạt, võ vẽ....bố sẽ chấp nhận bỏ tiền cho con học. Nhưng với điều kiện con phải thích. Vì những môn năng khiếu này phải thích thì mới theo và phát triển được. Nếu không thích phải ngừng ngay. Bên này nhà thi đấu, câu lạc bộ, trường đào tạo nghệ thuật, thể thao...còn nhiều hơn cả trường học chính khóa. Học phí thì quá rẻ, do nhà nước hỗ trợ. Tại sao mình không tạo điều kiện cho tụi nhóc theo học, nếu chúng đam mê. Chỉ cần bố trí thời gian sắp xếp đưa chúng đi học được là OK, đấy là khi chúng còn non, sau vài năm, cứng cáp hơn rồi thì chúng cũng tự đi được, nếu chúng còn đam mê.
Đi học các môn sở thích này, ngoài việc tụi nhỏ tự rèn tính kỉ luật trong các môi trường, thì chúng nó còn học thêm được cách làm việc theo nhóm (Team) . Ít nhất là thời gian học, sẽ choán hết thời gian nhàn rỗi chơi Game vô bổ khi ở trường về nhà hay thời gian lêu lổng ngoài đường.
Bình thường hầu hết người Việt mình đều muốn cho con đi học ngay từ 6 tuổi. Em thì cho ku nhóc ở lại nhà trẻ thêm 1 năm. 7 tuổi mới đến trường, nó cứng cáp, học chắc hơn bọn đi học đúng tuổi. Muộn một năm chẳng có sao cả, đổi lại nó đỡ vất vả hơn đứa đi học sớm.
Quăng nó ra ngoài xã hội, nhưng em vẫn phải giám sát nó bằng cách nghe từ hai tai. Nghe từ chính mồm nó nói ra chuyện giáo viên, trường lớp...khi hai bố, con tâm sự với nhau. Và nghe từ các giáo viên dạy nó cả trong trường học văn hóa và các trường ngoại khóa, để biết được cách nó sống ngoài xã hội, để kịp thời uốn nắn.
Trường lớp là khó chọn. Với cả trường nào cũng dạy học sinh văn hóa, đạo đức cơ bản hết.Nếu trường rất tốt , thì con mình dễ đi được đúng hướng hơn. Nhưng nếu con mình rơi vào trường không xuất sắc thì mình lại phải để tâm uốn nắn nó nhiều hơn chút xíu thôi. Cũng không có gì là quá sức lắm.
Còn bạn bè. Không chơi với những đứa hay lợi dụng mình hoặc coi thường mình. Con mình không nhận ra, thì mình giúp chúng nó nhận ra chân tướng bạn nó qua hành vi ứng xử của bạn. Bạn bè là phải tôn trọng nhau và giúp đỡ lẫn nhau trong thời gian chơi với nhau. Ngưu tầm ngưu, mã sẽ tầm mã để chơi với nhau.
Việc nuôi dạy con cái không thể nói tài được. Mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi đứa trẻ mỗi tính cách. Nhưng gieo thói quen sẽ gặt tính cách. Đó chỉ là kinh nghiệm của em chia sẻ với các cụ. Ngựa hay mới biết đường dài, nhưng ngựa nhà em chạy chưa được dài, nên cũng chưa vỗ ngực được nó có hay, hay không.
Giờ em nhường các cụ có kinh nghiệm hơn và có con cái đã trưởng thành vào chia sẻ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top