[Funland] Lý Tiểu Long: một tượng đài bất tử

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Tập thể lực, đấu tập như đấu thật, dinh dưỡng... không nói, Riêng về đòn thế, giáo trình MMA có cả series các video 3D mô phỏng các thế đánh, mô tả chi tiết chuyển động của cơ, xương, thần kinh của người đánh và bị đánh ở các góc độ để học viên nghiên cứu, chọn lựa. Các môn phái bị mai một một phần (hi hi, cái này là chống chế là chính, cứ như là trước đây giỏi lắm) và thực sự lạc hậu mất rồi. Nó chỉ còn tính lịch sử và văn hóa thôi. Cơ bản không dùng được để kiếm tiền trên võ đài. Còn dùng để chém gió vẫn dùng tốt. Hi hi...
Đồng ý 2 tay. Nhưng mà ví dụ như cung lê chẳng hạn, tập kungfu, rồi tán thủ trước rồi lên mma, chú nào cũng phải đi bước 1 từ mấy môn võ truyền thống lên. Có khiếu thì mới bước lên võ đài mma, rồi nâng cấp dần dần. Võ truyền thống là phải có, không có ai thiên tài võ, nhảy phát vào chuyên nghiệp luôn được.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Tập thể lực, đấu tập như đấu thật, dinh dưỡng... không nói, Riêng về đòn thế, giáo trình MMA có cả series các video 3D mô phỏng các thế đánh, mô tả chi tiết chuyển động của cơ, xương, thần kinh của người đánh và bị đánh ở các góc độ để học viên nghiên cứu, chọn lựa. Các môn phái bị mai một một phần (hi hi, cái này là chống chế là chính, cứ như là trước đây giỏi lắm) và thực sự lạc hậu mất rồi. Nó chỉ còn tính lịch sử và văn hóa thôi. Cơ bản không dùng được để kiếm tiền trên võ đài. Còn dùng để chém gió vẫn dùng tốt. Hi hi...
Nếu chiến đấu chỉ trên võ đài thì cụ đúng, còn lại thì ... ;))
Thôi nói nốt: cũng như ô tô có nhiều loại xe với mục đích khác nhau, chia ra nhiều môn võ cũng thế.
Còn MMA là anh vừa là xe tải, xe đi chơi chở khách và xe đua, thế thôi.
Có lẽ kiểu như cái bán tải.
 

kimthanlahan

Xe tăng
Biển số
OF-95598
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,084
Động cơ
408,783 Mã lực
Có chú Silva gãy chân của Brazil đánh cũng hay lắm. Tay này bị cái là hơi láo
Lâu rồi em cũng không còn xem. Chú này đa năng nhưng ở hạng trung, nhiều trò, nhiều đòn như phim vậy. Có vài chú silva lận mà chú nào cũng ngon. Đội bò ra xin này là người lai, kỹ thuật cũng khá mà thể lực cũng tởm, thống trị các giải mma như bóng đá vậy. Cách đây hơn chục năm phải mua đĩa thì háo hức, giờ đầy trên youtube thì thấy cũng nhàm nhàm. Hi hi...
 

kimthanlahan

Xe tăng
Biển số
OF-95598
Ngày cấp bằng
17/5/11
Số km
1,084
Động cơ
408,783 Mã lực
Đồng ý 2 tay. Nhưng mà ví dụ như cung lê chẳng hạn, tập kungfu, rồi tán thủ trước rồi lên mma, chú nào cũng phải đi bước 1 từ mấy môn võ truyền thống lên. Có khiếu thì mới bước lên võ đài mma, rồi nâng cấp dần dần. Võ truyền thống là phải có, không có ai thiên tài võ, nhảy phát vào chuyên nghiệp luôn được.
Nhất trí với bác. Có điều triển luôn vào MMA thì bớt được chút thời gian. Ít thì cũng mất 3-5 năm bầm dập. Thấy hợp, kiếm được thì tiếp tục. Không kiếm được bằng cái nghề đánh lộn thì giải nghệ kiếm việc khác cho nhanh.
 

TôVinh

Xe tải
Biển số
OF-428180
Ngày cấp bằng
7/6/16
Số km
236
Động cơ
217,852 Mã lực
Trước 75 phong trào đấu võ đài trong miền Nam cũng kinh đấy. Còn cụ bảo ko có phim ảnh ghi lại thì thua rồi. May mà a Lý đóng phim nên giờ các cụ mới đc xem =)) Cụ nên tìm hiểu thêm về các vị tiền bối trong làng võ thuật VN trước khi thần tượng diễn viên điện ảnh nước ngoài
Em trước có tìm hiểu cụ Hà Châu với cụ Đoàn Tâm Ảnh ở trong đó, nhưng tư liệu thì không có nhiều, cũng toàn nghe giang hồ đồn đại. Giả xử những điều về các cụ ấy là thật thì đúng là đáng tiếc thật.
 

ducangcon

Xe máy
Biển số
OF-657922
Ngày cấp bằng
22/5/19
Số km
60
Động cơ
108,600 Mã lực
Tuổi
37
Lên võ đài mới rõ thực lực. Ở VN có võ sư Trần Tiến. Còn Lý có lẽ 1 phần nhờ vào đội phía sau lăng xê nhờ đóng phim, như Lý Liên Kiệt, Thành Long...
 

Mr.Piez

Xe tải
Biển số
OF-446904
Ngày cấp bằng
20/8/16
Số km
273
Động cơ
211,027 Mã lực
Tuổi
35
Ông này đỉnh thời đấy mà. Đi lên từ võ thuật giang hồ. Đầu đời, đấu đài rồi đấu phim. E xem phim bộ cuộc đời ông này thấy nghị lực lắm. Thế hệ sau ít ai sánh bằng.
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,455
Động cơ
512,941 Mã lực
Em trước có tìm hiểu cụ Hà Châu với cụ Đoàn Tâm Ảnh ở trong đó, nhưng tư liệu thì không có nhiều, cũng toàn nghe giang hồ đồn đại. Giả xử những điều về các cụ ấy là thật thì đúng là đáng tiếc thật.
Cụ Hà Châu thì tư liệu có nhiều mà cụ. kể cả ảnh, clip vì cụ đi biểu diễn nhiều nơi, kể cả nước ngoài. Hình như được ghi cả vào kỷ lục thế giới thì phải
Còn cụ Ảnh thì chủ yếu tư liệu do đệ tử và những võ sư thời đó kể lại.
 

linhanh198x

Xe tải
Biển số
OF-706510
Ngày cấp bằng
4/11/19
Số km
466
Động cơ
95,273 Mã lực
Cụ hơi nhầm.
Rex - chú chó thám tử thời phát trên VTV những năm 2000s là phim của Áo nhé. Hay cụ cứ thấy cảnh sát có chữ Polizei ở lưng thì cho rằng đó là phim Đức :))
chắc cụ ấy tưởng giống chó béc giê là của Đức nên fim của Đức ạ:))
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,899
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Rất nhiều môn võ thuật không phải của Tàu vẫn có bài quyền chứ cụ? Nhật, Hàn, Việt nè.
Em ghi thiếu, phải nói là võ Tàu và vùng ảnh hưởng của nó.

Võ Nhật chính tông ko có bài quyền nhé cụ. Karate là võ của Okinawa, ko phải võ Nhật. Võ Triều Tiên có Teakwondo thì ngày xưa, lúc nó còn ở trong quân đội thì ko có bài quyền, sau ông Choi Hong Hi học Karate về lập ra Teak hiện đại mới có bài quyền. Còn võ Việt thì khỏi nói, đa số toàn từ các ông học võ Tàu mà ra, đương nhiên có bài quyền rồi.
 

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
393
Động cơ
279,756 Mã lực
Em ghi thiếu, phải nói là võ Tàu và vùng ảnh hưởng của nó.

Võ Nhật chính tông ko có bài quyền nhé cụ. Karate là võ của Okinawa, ko phải võ Nhật. Võ Triều Tiên có Teakwondo thì ngày xưa, lúc nó còn ở trong quân đội thì ko có bài quyền, sau ông Choi Hong Hi học Karate về lập ra Teak hiện đại mới có bài quyền. Còn võ Việt thì khỏi nói, đa số toàn từ các ông học võ Tàu mà ra, đương nhiên có bài quyền rồi.
Võ Việt mình khác võ Tàu là có bài thiệu nhé cụ. Đặc trưng nhất là võ Bình Định:
Cho đến nay, ngay trong giới hoạt động võ thuật, vẫn có không ít người cho rằng võ Việt Nam chỉ là một phiên bản của võ thuật Trung Quốc. Những người này còn đưa ra một số bằng chứng, như tên gọi đòn thế, tên bài quyền của võ Việt Nam và võ Trung Quốc đều có những nét giống nhau. Sự thật ra sao?

Từng gắn bó với hoạt động võ thuật cổ truyền Việt Nam hơn 40 năm qua, được dịp tiếp xúc nhiều bậc võ sư của cả hai nền võ thuật Việt Nam và Trung Quốc hoạt động khắp ba miền Nam – Trung – Bắc, chúng tôi chưa hề nghe các bậc tiền bối nói rằng võ Việt Nam là một phiên bản hoặc chi phái của võ Trung Quốc! Các cụ bao giờ cũng xác định khá rạch ròi “võ Ta và võ Tàu là hai nền võ thuật khác nhau”.

Khác về lời thiệu

Trước hết là sự khác nhau về ngữ nghĩa. Võ Ta là loại võ thuật của chúng ta – những người Việt có nguồn gốc con Hồng cháu Lạc. Còn võ Tàu là loại võ thuật của những người Hán của đất nước Trung Hoa, trong quá khứ vẫn thường sử dụng để tấn công nước Việt. Từ “Ta” và “Tàu” đã cho thấy một bên là yếu tố nội sinh của chúng ta, còn một bên là yếu tố ngoại nhập, của những người không cùng nòi giống.
Sự khác nhau về võ Ta và võ Tàu còn có thể nhận thấy trong tên gọi những đòn thế trong một bài quyền (còn gọi là bài thảo). Tất cả những bài võ Ta hiện đang lưu truyền khắp ba miền đều có một bài thơ kèm theo, gọi là thiệu. Các bài thiệu này được làm theo các thể thơ quen thuộc của người Việt thời xưa như: thất ngôn (mỗi câu thơ có 7 từ), tứ tự (mỗi câu thơ có 4 từ), ngũ ngôn (mỗi câu thơ có 5 từ), lục bát (câu 6 từ liền với câu 8 từ), song thất lục bát (hai câu 7 từ liền với hai câu lục bát)… Những từ sử dụng trong các bài thiệu này cũng khá đa dạng: chữ Nho, chữ Nôm, hay xen kẽ chữ Nho với chữ Nôm. Chẳng hạn như: “Chống roi đứng thủ Thần Đồng, Bắt qua bên trái, đánh càn lưỡng biên” (bài roi Thần Đồng), “Lão mai độc thọ nhứt chi vinh, Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành” (bài quyền Lão Mai). Trong khi võ Tàu cũng có thiệu, nhưng rời rạc từng câu, không kết hợp thành một bài thơ. Ví dụ mấy câu thiệu trong bài Mai Hoa Quyền của võ Tàu: “Tướng quân bái tổ, Song cung bảo nguyệt. Lưỡng thủ tảng quyền, Nhị long nhập động. Song chỉ cầm long…” hay mấy câu thiệu trong bài Thái Cực Quyền của võ Tàu: “Khởi thế, Dã mã phân tung. Bạch hạc lượng xí, Tả hữu lâu tất ảo bộ. Tả huy tì bà…”.

Khác phương pháp huấn luyện
Cũng trong quá trình thể hiện, những bài quyền, thảo, binh khí, võ Ta hầu như chỉ triển khai theo hai hướng chính là hướng trước mặt và hướng sau lưng, còn các hướng trái phải tuy cũng có thể có triển khai nhưng rất ít, nghĩa là những bài quyền, bài binh khí võ Việt triển khai theo đồ hình nét sổ trong chữ Hán (l). Trong khi đó, các bài võ Tàu, cả quyền thảo lẫn binh khí, được triển khai rất nhiều hướng với các đồ hình khá đa dạng: 4 hướng, 8 hướng… thậm chí mang tính ngẫu hứng, như trong Tuý quyền, Thái cực quyền…

Trong phương pháp giảng dạy truyền thống của võ Ta và võ Tàu cũng khác nhau. Các bậc thầy võ Ta ngày xưa thường dạy theo phương pháp từ tổng hợp đến phân tích. Cụ thể là dạy bài quyền trước rồi phân tích thành đòn thế sử dụng sau. Còn võ Tàu thì dạy theo phương pháp từ phân tích đến tổng hợp: võ sinh bước đầu tập từng đòn căn bản, sau mới tập đến các bài quyền vốn là tổng hợp của những đòn căn bản.

Tóm lại, võ Ta khác hẳn võ Tàu, nghĩa là võ Việt Nam chắc chắn không phải là phiên bản của võ Trung Quốc. Dĩ nhiên quá trình giao lưu văn hoá Việt Hoa trong lịch sử hai dân tộc đã dẫn tới sự ảnh hưởng của võ Tàu trên võ Việt là điều không tránh khỏi. Nhưng cũng như trên các lãnh vực văn hoá khác, các bậc tiền bối võ Việt Nam đã tiếp thu những cái hay của võ Trung Quốc, nhưng đã biến đổi cho phù hợp với con người Việt Nam, cho nền võ học Việt Nam ngày thêm phong phú, góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ và mở mang đất nước Việt Nam trường tồn.



HỒ TƯỜNG
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,899
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Võ Việt mình khác võ Tàu là có bài thiệu nhé cụ. Đặc trưng nhất là võ Bình Định:
Cho đến nay, ngay trong giới hoạt động võ thuật, vẫn có không ít người cho rằng võ Việt Nam chỉ là một phiên bản của võ thuật Trung Quốc. Những người này còn đưa ra một số bằng chứng, như tên gọi đòn thế, tên bài quyền của võ Việt Nam và võ Trung Quốc đều có những nét giống nhau. Sự thật ra sao?

Từng gắn bó với hoạt động võ thuật cổ truyền Việt Nam hơn 40 năm qua, được dịp tiếp xúc nhiều bậc võ sư của cả hai nền võ thuật Việt Nam và Trung Quốc hoạt động khắp ba miền Nam – Trung – Bắc, chúng tôi chưa hề nghe các bậc tiền bối nói rằng võ Việt Nam là một phiên bản hoặc chi phái của võ Trung Quốc! Các cụ bao giờ cũng xác định khá rạch ròi “võ Ta và võ Tàu là hai nền võ thuật khác nhau”.

Khác về lời thiệu

Trước hết là sự khác nhau về ngữ nghĩa. Võ Ta là loại võ thuật của chúng ta – những người Việt có nguồn gốc con Hồng cháu Lạc. Còn võ Tàu là loại võ thuật của những người Hán của đất nước Trung Hoa, trong quá khứ vẫn thường sử dụng để tấn công nước Việt. Từ “Ta” và “Tàu” đã cho thấy một bên là yếu tố nội sinh của chúng ta, còn một bên là yếu tố ngoại nhập, của những người không cùng nòi giống.
Sự khác nhau về võ Ta và võ Tàu còn có thể nhận thấy trong tên gọi những đòn thế trong một bài quyền (còn gọi là bài thảo). Tất cả những bài võ Ta hiện đang lưu truyền khắp ba miền đều có một bài thơ kèm theo, gọi là thiệu. Các bài thiệu này được làm theo các thể thơ quen thuộc của người Việt thời xưa như: thất ngôn (mỗi câu thơ có 7 từ), tứ tự (mỗi câu thơ có 4 từ), ngũ ngôn (mỗi câu thơ có 5 từ), lục bát (câu 6 từ liền với câu 8 từ), song thất lục bát (hai câu 7 từ liền với hai câu lục bát)… Những từ sử dụng trong các bài thiệu này cũng khá đa dạng: chữ Nho, chữ Nôm, hay xen kẽ chữ Nho với chữ Nôm. Chẳng hạn như: “Chống roi đứng thủ Thần Đồng, Bắt qua bên trái, đánh càn lưỡng biên” (bài roi Thần Đồng), “Lão mai độc thọ nhứt chi vinh, Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành” (bài quyền Lão Mai). Trong khi võ Tàu cũng có thiệu, nhưng rời rạc từng câu, không kết hợp thành một bài thơ. Ví dụ mấy câu thiệu trong bài Mai Hoa Quyền của võ Tàu: “Tướng quân bái tổ, Song cung bảo nguyệt. Lưỡng thủ tảng quyền, Nhị long nhập động. Song chỉ cầm long…” hay mấy câu thiệu trong bài Thái Cực Quyền của võ Tàu: “Khởi thế, Dã mã phân tung. Bạch hạc lượng xí, Tả hữu lâu tất ảo bộ. Tả huy tì bà…”.

Khác phương pháp huấn luyện
Cũng trong quá trình thể hiện, những bài quyền, thảo, binh khí, võ Ta hầu như chỉ triển khai theo hai hướng chính là hướng trước mặt và hướng sau lưng, còn các hướng trái phải tuy cũng có thể có triển khai nhưng rất ít, nghĩa là những bài quyền, bài binh khí võ Việt triển khai theo đồ hình nét sổ trong chữ Hán (l). Trong khi đó, các bài võ Tàu, cả quyền thảo lẫn binh khí, được triển khai rất nhiều hướng với các đồ hình khá đa dạng: 4 hướng, 8 hướng… thậm chí mang tính ngẫu hứng, như trong Tuý quyền, Thái cực quyền…

Trong phương pháp giảng dạy truyền thống của võ Ta và võ Tàu cũng khác nhau. Các bậc thầy võ Ta ngày xưa thường dạy theo phương pháp từ tổng hợp đến phân tích. Cụ thể là dạy bài quyền trước rồi phân tích thành đòn thế sử dụng sau. Còn võ Tàu thì dạy theo phương pháp từ phân tích đến tổng hợp: võ sinh bước đầu tập từng đòn căn bản, sau mới tập đến các bài quyền vốn là tổng hợp của những đòn căn bản.

Tóm lại, võ Ta khác hẳn võ Tàu, nghĩa là võ Việt Nam chắc chắn không phải là phiên bản của võ Trung Quốc. Dĩ nhiên quá trình giao lưu văn hoá Việt Hoa trong lịch sử hai dân tộc đã dẫn tới sự ảnh hưởng của võ Tàu trên võ Việt là điều không tránh khỏi. Nhưng cũng như trên các lãnh vực văn hoá khác, các bậc tiền bối võ Việt Nam đã tiếp thu những cái hay của võ Trung Quốc, nhưng đã biến đổi cho phù hợp với con người Việt Nam, cho nền võ học Việt Nam ngày thêm phong phú, góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ và mở mang đất nước Việt Nam trường tồn.



HỒ TƯỜNG
Cụ ơi, em đọc nát cả những quyển sách này rồi, có cả sách của cụ Đỗ Hóa nữa cơ.

Cái mà cụ gọi là bài thiệu ấy thì chẳng qua do trình độ của các võ sư thời xưa hạn chế về mặt chữ nghĩa nên mới sinh ra câu cú lủng củng như vậy thôi. Cụ thử đọc lên xem có nghe ngang phè phè ko? Cái gọi là "võ cổ truyền VN" hầu hết đều nguồn gốc từ võ Tàu cả. Đích thị cổ truyền thì có môn vật ấy cụ ạ, đấy mới là 100% của VN ta.

Em còn đọc chán chê cả bút chì, bút sắt, thiết lĩnh nữa kia. Cái mà nhiều người cho là vũ khí đặc biệt của riêng người VN. Cơ mà nó cũng ko khác mấy các thứ vũ khí từng xuất hiện ở nhiều nước khác. Thực ra, những bài viết kiểu như cụ trích dẫn xuất hiện ở thời điểm "bài Tàu", ko chỉ võ thuật mà còn nhiều lĩnh vực khác, người VN cố tìm cái gì đó chứng minh mình ko liên quan đến Tàu hoặc ko kém gì Tàu. Em còn đọc 1 tập tài liệu các cụ viết về vua Hùng, có ông còn phân tích "Vua Hùng" là chữ đọc trại từ "Bua Khun" nghĩa là "Bố của thủ lĩnh" gì nữa cơ :))

Nhìn chung thì em thấy mình chả cần cố moi móc để chứng tỏ mình có một nền võ thuật riêng làm gì. Võ thuật nó ảnh hưởng qua lại lẫn nhau nhiều thông qua các cuộc chiến tranh và di dân. Thực tế thì đòn thế cũng chỉ có từng đó, xài đấm đá, cùi chỏ, đầu gối là hết thôi. Thằng Tàu nó tự nhận "thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm". Mình cũng chả cần đua đòi thế làm gì cho khổ ra.
 

dangduong

Xe điện
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
4,564
Động cơ
445,839 Mã lực
Chả hiểu cụ thớt nghĩ gì mà nâng tay diễn viên - võ sĩ Long thành tượng đài bất tử. Với tư cách diễn viên, hay với tư cách võ sư, TQ đều có những nhân vật tầm cỡ hơn. Long nổi đình đám một thời (chủ yếu với dân gốc Hoa, Đông Á), nhưng ngẫm nghĩ xem Long đã bao giờ là diễn viên hay võ sĩ hàng đầu thế giới chưa?
Em thấy TQ có nhiều nhân vật xứng đáng là tượng đài bất tử như Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo, Tư Mã Quang, Khổng Tử, Đỗ Phủ, Tư Mã Thiên, Tào Tuyết Cần, Tôn Dật Tiên, Mao chổi sể, Chu Ân Lai, Đặng Xẻo Bím, Chu Đức, Tưởng Giới Thạch, Lỗ Tấn...
Ở tầm thấp hơn, như Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn... thì nhiều vô thiên lủng, Long cũng ko so được với họ về tầm ảnh hưởng đến TQ hay nhân loại,
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Chả hiểu cụ thớt nghĩ gì mà nâng tay diễn viên - võ sĩ Long thành tượng đài bất tử. Với tư cách diễn viên, hay với tư cách võ sư, TQ đều có những nhân vật tầm cỡ hơn. Long nổi đình đám một thời (chủ yếu với dân gốc Hoa, Đông Á), nhưng ngẫm nghĩ xem Long đã bao giờ là diễn viên hay võ sĩ hàng đầu thế giới chưa?
Em thấy TQ có nhiều nhân vật xứng đáng là tượng đài bất tử như Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo, Tư Mã Quang, Khổng Tử, Đỗ Phủ, Tư Mã Thiên, Tào Tuyết Cần, Tôn Dật Tiên, Mao chổi sể, Chu Ân Lai, Đặng Xẻo Bím, Chu Đức, Tưởng Giới Thạch, Lỗ Tấn...
Ở tầm thấp hơn, như Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn... thì nhiều vô thiên lủng, Long cũng ko so được với họ về tầm ảnh hưởng đến TQ hay nhân loại,
So sánh luyên thuyên, mang cảm xúc vào quá nhiều, em đánh giá là cực ít muối.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Kém quá!
Chửi, chê thì quăng ra lúc nào cũng được, nhưng lý lẽ thì thiếu, muối là chỗ ấy đấy!
Haiz.
Thứ nhất, đã nhắc đến người thật, nên gọi đúng tên họ, còn gọi tên mà xuyên tạc, ấy là đưa cảm xúc vào quá nhiều, một khi phân tích với quá nhiều cảm xúc, phân tích đó sẽ không chính xác.
Thứ hai, những người được nhắc đến họ không phải võ sư, không phải diễn viên, việc lôi nhà thơ, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn đi so sánh với võ sư, diễn viên là điều cực kỳ ngớ ngẩn.
Đó là lý do em nói phân tích của cụ cực ít muối.
 

ConCaoVaChumNho

Xe tải
Biển số
OF-533524
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
496
Động cơ
171,768 Mã lực
thường các bác thích Vịnh Xuân thì hay thích Lý Tiểu Long, chứ dân môn khác thì cũng tùy. Dân tập Vịnh Xuân trong cộng đồng võ thuật VN cũng tương đối đặc biệt :) .

Theo như em biết thì các cụ nhà mình ngày xưa rèn lính đánh trận lại chủ yếu là VẬT , và em cũng thấy trong chiến trận môn vật thực tế rất hữu hiệu hơn là các môn võ khác khi đánh cận chiến trên chiến trường.

Em vẫn thích mấy môn: Vật cổ truyền, Sambo, Judo, Karate, Tekawondo (Bắc triều tiên bởi nguyên gốc hơn, ít dáng dấp thể thao hơn) , Quyền Anh và Quyền Pháp.
 
Chỉnh sửa cuối:

Phục Quy

Xe tăng
Biển số
OF-575673
Ngày cấp bằng
24/6/18
Số km
1,844
Động cơ
159,404 Mã lực
thường các bác thích Vịnh Xuân thì hay thích Lý Tiểu Long, chứ dân môn khác thì cũng tùy. Dân tập Vịnh Xuân trong cộng đồng võ thuật VN cũng tương đối đặc biệt :) .

Theo như em biết thì các cụ nhà mình ngày xưa rèn lính đánh trận lại chủ yếu là VẬT , và em cũng thấy trong chiến trận môn vật thực tế rất hữu hiệu hơn là các môn võ khác khi đánh cận chiến trên chiến trường.

Em vẫn thích mấy môn: Vật cổ truyền, Samba, Judo, Karate, Tekawondo (Bắc triều tiên bởi nguyên gốc hơn, ít dáng dấp thể thao hơn) , Quyền Anh và Quyền Pháp.
Thường các dân tộc đánh nhau giỏi vẫn chuộng môn vật mà cụ . Từ Hi Lạp , La Mã , Mông Cổ và cả các cụ nhà ta .
Trên chiến trường chỗ đâu mà thi triển võ thuật ? Với lại binh lính đa phần mặc giáp , mang khiên thì đấm đá cũng vô dụng , khi giáp lá cà thì vật ra rồi kết thúc bằng đoản đao , đoản kiếm là nhanh nhất .
Dân Tàu thì họ PR bao giờ cũng tốt rồi , đến như Diệp Vấn 1 ông võ sư quèn cũng thành anh hùng rồi đại tông sư gì đó , nếu không phải đã từng dạy võ cho Lý thì chắc cũng chắc ai biết Diệp Vấn là ông nào .
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,424
Động cơ
556,209 Mã lực
Haiz.
Thứ nhất, đã nhắc đến người thật, nên gọi đúng tên họ, còn gọi tên mà xuyên tạc, ấy là đưa cảm xúc vào quá nhiều, một khi phân tích với quá nhiều cảm xúc, phân tích đó sẽ không chính xác.
Thứ hai, những người được nhắc đến họ không phải võ sư, không phải diễn viên, việc lôi nhà thơ, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn đi so sánh với võ sư, diễn viên là điều cực kỳ ngớ ngẩn.
Đó là lý do em nói phân tích của cụ cực ít muối.
Hai kẻ bành trướng bá quyền chơi xấu VN thì gọi thế không sao.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top