- Biển số
- OF-186832
- Ngày cấp bằng
- 25/3/13
- Số km
- 2,589
- Động cơ
- 360,319 Mã lực
Đất HN này con người sống vài nghind năm rồi, chiến tranh thì liên miên, đào đâu mà chả có mộ.
Chiều nay 07 2 nháy lô lão ah.Thôi d él. Xui dại
Đền thờ Văn Xương, sách lại in sang là Văn Chương, chắc có chút nhầm nhọt.Đây là đoạn mô tả hồ Gươm và lối vào đền Ngọc Sơn khoảng năm 1884. Chuyện có mộ là bình thường, nhưng đến giờ mới phát hiện ở vị trí và độ sâu ấy thì cũng khó hiểu.
Ảnh đền hồi đầu tk19
Bạc hết cả đầu rồi mà vẫn khoái món Longlon nhểTrúng thì mời em bữa Longlon nha
Chắc có tu bổ chỉnh sửa rồi cụ. Mấy chữ tầu đỏ ở trên cũng khác trước. Có mấy ảnh cũ thì ko có chữ Phúc luôn.Thực tế nền đất bây giờ và nền đất từ ngày xưa không hề thay đổi mấy, căn cứ vào bức tường ngăn lối vào cổng đền với bãi cỏ và chính bức tường có chữ " Phúc" cổng đền từ thời xưa đến bây giờ, cos hầu như vẫn giữ nguyên.
Ảnh đền Ngọc Sơn năm 1928 :
Có 1 điều khá bất ngờ mà vừa rồi nhà cháu mới nhận ra, nhà cháu nhớ là chữ Phúc ở mảng tường bên phải
Cháu 7x 3 bước lên hồThực tế nền đất bây giờ và nền đất từ ngày xưa không hề thay đổi mấy, căn cứ vào bức tường ngăn lối vào cổng đền với bãi cỏ và chính bức tường có chữ " Phúc" cổng đền từ thời xưa đến bây giờ, cos hầu như vẫn giữ nguyên.
Ảnh đền Ngọc Sơn năm 1928 :
Có 1 điều khá bất ngờ mà vừa rồi nhà cháu mới nhận ra, nhà cháu nhớ là chữ Phúc ở mảng tường bên phải ( chỗ phát hiện quách tiểu) thì tấm ảnh trên, chữ Phúc lại ở bên trái.
Nhà cháu ở khu vực này, cả tuổi thơ gắn bó với vườn hoa cảm tử và đền Ngọc Sơn. Phải công nhận khu vực đền Ngọc Sơn ngày xưa vào buổi tối, nếu bước qua cây gạo đi vào cổng, trên gò núi Tháp bút là ngôi miếu thờ sơn thần lúc nào hương khói cũng nghi ngút, nhìn vào miếu thấy mờ mờ ánh sáng đỏ, khoảng tối sâu thăm thẳm. Tiếp tục đi qua cổng thứ 2, nơi có Long môn Hổ bảng, lúc này âm khí cảm nhận rõ ràng, không gian xung quanh âm u tối om, gió thổi làm bụi tre cạnh đó xào xạc cộng với tiếng dế kêu rin rít càng khiến kỳ bí hãi hùng.
Thỉnh thoảng nhà cháu vẫn doạ bọn trẻ con, kéo bọn nó đi vào đền, chưa đến cổng thứ 2 cả lũ đã rối rít van xin cho về.
Mấy bộ quách tiểu này phải chờ các nhà khảo cổ sử học phân tích xem có từ bao giờ thôi. Phố nhà cháu thì khá nhiều nhà có vết đạn bắn vào từ hồi toàn quốc kháng chiến chống P năm 1946. Sát cạnh nhà cháu lúc đào nền nhà năm 8x cũng phát hiện ra bộ xương cốt, chả biết tung tích lịch sử là thế nào.
Giải thích đây ạĐền thờ Văn Xương, sách lại in sang là Văn Chương, chắc có chút nhầm nhọt.
Cả cái đoạn đường đấy toàn cốt tàu đó cụ. Quân Tây Sơn đánh quân Thanh xác chất thành gò Đống Đa. Chỗ cụ đào đc là khi xây dựng nhà cửa người ta cho vào tiểu rồi tập trungCó gì mà li kỳ cụ.
Trước em làm ở ngõ 178 Tây sơn, lúc đội đào đường chôn cáp điện. Móc lên phải tầm cả trăm cái tiểu có cốt.
Mà đấy chỉ là tiểu nằm đúng trong đường đào. Còn men bên rãnh đào em vẫn thấy đầu tiểu những họ không quật lên, hạ cáp xuống vùi và vùi đất. Vậy có nghĩa là cả khu ngõ 178 và cái vườn hoa trước mặt đại học Công đoàn bên dưới có gì thì cụ đã đoán ra.
Cây gạo ở trong ảnh đâu có đổ, cây này chắc già quá nên chết dần chết mòn, nếu ko lầm thì cây này chết tầm 2004-2005, tp cũng có vài biện pháp cứu chữa nhưng ko được. Cây này để độ hơn 1 năm thì tp quyết định đốn hạ để trồng cây mới. Hôm cưa cây này nhà cháu đứng xem mãi, hồi đó TP mới có con xe cẩu của Nhật khá gọn gàng mà cần vươn nên rất cao. Sau khi chặt cây gạo khổng lồ thì thay vào cây gạo bé ( cây bây giờ). Có vẻ ko hợp đất hoặc kỹ thuật trồng có vấn đề, cây gạo con này lại héo hon, tưởng chết rồi nhưng về sau thay đất thì bắt đầu lá non mọc ra. Vị trí cây gạo so với chỗ đào phát hiện quách tiểu phải tầm 2 m nữa mới đến.Cháu 7x 3 bước lên hồ
Ngày xưa chuyên nhặt búp đa búp gạo bơi hồ suốt
Nên cháu thấy cây đây đổ mà không phát hiện máy cái quách cũng hơi lại
Cụ nắm lý lịch cây gạo rõ thế. Chắc nhà gần giống cụ sonbabaCây gạo ở trong ảnh đâu có đổ, cây này chắc già quá nên chết dần chết mòn, nếu ko lầm thì cây này chết tầm 2004-2005, tp cũng có vài biện pháp cứu chữa nhưng ko được. Cây này để độ hơn 1 năm thì tp quyết định đốn hạ để trồng cây mới. Hôm cưa cây này nhà cháu đứng xem mãi, hồi đó TP mới có con xe cẩu của Nhật khá gọn gàng mà cần vươn nên rất cao. Sau khi chặt cây gạo khổng lồ thì thay vào cây gạo bé ( cây bây giờ). Có vẻ ko hợp đất hoặc kỹ thuật trồng có vấn đề, cây gạo con này lại héo hon, tưởng chết rồi nhưng về sau thay đất thì bắt đầu lá non mọc ra. Vị trí cây gạo so với chỗ đào phát hiện quách tiểu phải tầm 2 m nữa mới đến.
Cụ nhặt búp đa thì đó là cây đa ở đối diện Sở Điện (cây này bị bão quật đổ rồi) còn " búp gạo" như cụ nói thì là bông hoa gạo. Cứ tầm tháng 3 âm lịch (gần đầu hè) là hoa gạo rụng đỏ sân trước cổng đền. Hồi bé bọn trẻ con nhà cháu nhặt hàng vốc hoa gạo này để.... ném nhau khi chơi trò ú tim trốn tìm.
Hay quá, em hỏi thế là chùa Báo Ân (Liên Trì) quay mặt ra hồ chứ không phải ra sông như cụ gì bên trên bảo à?Em thấy nhiều cụ nhầm tên và vị trí lắm ạ, tiện đây em xin đính chính lại 1 chút nhé...rủ các cụ đi Bờ hồ ăn kem chụp ảnh luôn
Hồ Gươm hình thuôn dài theo chiều Bắc - Nam, xung quanh có rất nhiều công trình kiến trúc tâm linh vì ở đây có phong cảnh đẹp và là đất Linh đấy ạ,
Em đi từ phía Nam đi lên, đầu tiên là mé Đông Nam của hồ, là đường Đinh Tiên Hoàng, gặp ngay bưu điện thành phố do Pháp xây(pháp phá chùa để xây bưu điện). Nó được xây dựng trên nền của chùa Liên Trì Hải Hội, chùa Liên Trì được xây trên nền lầu Ngũ Long. còn có các tên khác là chùa Báo Ân, chùa Sùng Hưng, chùa Quan Thượng, chùa Liên Hoa, chùa Cửu Tỉnh. Cách người xưa hay gọi là Liên Trì (tên này được gọi nhiều nhất, tiếng Việt là Ao Sen) vì xung quanh phần kiến trúc chính của chùa, cụ quan thượng thư Nguyễn Đăng Giai cho đào 1 cái ngòi bao quanh và thả sen. muốn đi vào chùa các cụ phải đi qua cái cổng dưới tháp Hòa Phong rồi cầu đá bắc qua ngòi Sen, rồi Tam Quan mới đến chùa. Tháp Hòa Phong giờ là phần kiến trúc phụ trợ duy nhất còn sót lại đấy ạ, nằm ngay trên đường đi dạo ven hồ, đối diện bưu điện, từ đây đi lên đến đảo Ngọc Sơn còn khá xa và trên ấy là cụm di tích Đình Đền rồi.
Đi tiếp nhé, qua bưu điện ta thấy vườn hoa Lý Thái Tổ, rồi ỦY ban nd Thành phố, Ủy ban giờ là xây trên 1 phần nền tòa nhà Đốc Lý (tương đương cấp Ủy Ban bây giờ). tòa Đốc lý thì lại là Pháp phá chùa Phổ Giác để xây, chùa được dỡ ra, mang về phố Ngô Sĩ Liên như bây giờ và vẫn mang tên cũ. lan man tiếp...chùa Phổ Giác xây trên nền Tàu Tượng, là nơi nuôi, huấn luyện đội Voi chiến thời hậu Lê.
Đi lên tiếp về phía bắc là cụm Đền mà chúng ta đang nói chuyện, Đền Ngọc thì chắc là cổ nhất ở khu vực này rồi, từ thời nhà Lý mới rời đô về đây cơ mà, tuy nhiên qua nhiều lần trùng tu rồi nhiều thời đại thì có bổ xung thêm các vị Thần của nước Nam để thờ. Phía đối diện với đền Ngọc qua đường Đinh Tiên Hoàng là đền Bà Kiệu thờ mẫu, trước đây là 1 cụm đền liền 1 dải trên bờ và dưới hồ chứ làm gì có đường nào cắt qua đâu. Chuyện 7 bộ cốt ở gần lối vào đền thì em có suy đoán thế này các cụ loại trừ dần nhé:
1. Đền là nơi linh thiêng đối với dân mình nhất là dân gốc các làng quanh đây...huyện Thọ Xương xưa thì phải, thì bà con không dám mang cốt ra đây chôn đâu ạ, ai cũng sợ thánh vật mà.
2. Giặc giã mang dân mình ra chôn em cũng loại nốt vì họ cũng không xây cất tử tế thế đâu.
3. Chỉ còn giặc mang xác giặc hoặc mấy ông nhà địa chủ mang ra chôn ở đây với ý đồ muốn lấy phúc cho con cháu thôi, em không nghĩ họ chơi xấu mình.
Tiếp ạ, nãy có bác gì cứ nhầm Báo Thiên với Báo Ân, em cãi luôn thể: Báo Ân thì em nói rồi, còn Chùa Báo Thiên thì ở mé tây bắc của hồ chứ, ở phố Nhà Chung bây giờ. Viết đến đây em lại nhớ là hồi sinh viên lúc học đến lịch sử kiến trúc Việt và Đình, Chùa và cái nhà thờ lớn Hn là bọn em thấy tiếc và...cay lắm...thầy nói là chùa Báo Thiên to đẹp lắm, có cái tháp Báo Thiên cao nhiều trượng, tầng tháp trên cùng được làm bằng đồng nên mới có trong Tứ Đại Khí nhưng pháp nó phá rồi...lại là pháp. mà nó còn lấy luôn phần gỗ của chùa để xây nhà TL Hn cơ đấy. nghĩ mà ức.
Đi nốt các cụ nhé cho hết vòng hồ. lượn xuống Lê Thái Tổ đoạn giữa còn có công trình em cho là ý nghĩa nhất trong các ct tâm linh bên phía tây của hồ, đó là Đình Nam Hương, thờ Vua Lê Thái Tổ, Thần Long Đỗ, Thần Cao Sơn, Thần Linh Lang và Công chúa Hà Duy. rất gần gũi phải không các cụ, vì Đình là kiến trúc thuần Việt nhất đấy ạ, không du nhập ở đâu, chỉ Việt Nam mới có và những Đình đầu tiên còn có nét của nhà sàn nữa.
em mỏi tay rồi các cụ ạ..
Đây cũng là ảnh bác sĩ Hocquard chụp đảo Ngọc từ 1884, góc này nhìn chếch chếch từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Vâng, nhưng tuổi thơ của cháu nghịch hơn cụ ấy nhiều, ko chỉ nhặt búp đa, hoa gạo thôi đâu. Có lẽ trên OF này chưa ai sờ vào cái nghiên mực, nơi mà lúc mặt trời mọc chiếu vào ngòi bút của Tháp bút, bóng đổ đúng tâm nghiên mực ? Nhà cháu thì đã nằm vào trong đó lúc chơi trốn tìm hồi 7x.Cụ nắm lý lịch cây gạo rõ thế. Chắc nhà gần giống cụ sonbaba
Tuyệt, đọc không cũng thích rồi.Vâng, nhưng tuổi thơ của cháu nghịch hơn cụ ấy nhiều, ko chỉ nhặt búp đa, hoa gạo thôi đâu. Có lẽ trên OF này chưa ai sờ vào cái nghiên mực, nơi mà lúc mặt trời mọc chiếu vào ngòi bút của Tháp bút, bóng đổ đúng tâm nghiên mực ? Nhà cháu thì đã nằm vào trong đó lúc chơi trốn tìm hồi 7x.
Tắm hồ, nhảy cầu Thê húc rồi ngủ đêm trên cầu là điều quá bình thường với nhà cháu hồi đó. Nhà cháu biết bơi là từ hồ này, khi đã biết bơi thì toàn đú theo hội thanh niên, ko bơi ở loanh quanh gần bờ nữa mà ra đảo Ngọc bơi. Khu vực sâu nhất chính là xung quanh đảo Ngọc (tầm 1,8 -2,2 m) nước trong và mát nhất hồ. Buổi chiều tà mùa hè, những cơn gió thổi từ hướng Đông Nam làm khu vực đình Trấn 3 mát lộng gió. Điểm bơi của đội nhà cháu là chỗ cửa hàng rào xây kè đá trước đình Trấn Ba (nơi vẫn cắm cờ và đặt biển quảng cáo thời bây giờ). Chỗ này có bậc ngũ cấp xây gạch để đi xuống hồ, và đội nhà cháu lấy điểm này để xuất phát. Bơi từ đây đến Tháp rùa, vòng quanh đảo rồi quay trở lại, rồi cứ thế là 3-4 vòng. Lúc nào buồn buồn thì nhảy lên đảo, nấp vào chỗ góc nào đó cho kín kín chút....haizzza...tuổi thơ nông nổi đầy ắp kỷ niệm chả bao giờ quên nổi.
Vâng ạ, tất cả ct ở đây đều quay ra hồ, Phong thủy mà, ra tới sông Hồng còn xa lắmHay quá, em hỏi thế là chùa Báo Ân (Liên Trì) quay mặt ra hồ chứ không phải ra sông như cụ gì bên trên bảo à?