Lưu ý gì khi đi đường đôi núi?

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,924
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ cho em hỏi thêm là nếu đi đường đèo thì khi nào cần bật đèn, chỉ được bật đèn sương mù còn đèn pha và đèn cốt thì không được bật đúng không ạ?
Đèn sương mù chỉ bật khi có sương mù hoặc mưa , còn vẫn bật đèn pha, cốt bình thường khi trời tối. Nếu có xe ngược chiều thì hạ cốt, bình thường cứ để pha mà chạy. Đi đêm đường đèo lợi hại là có ánh đèn nên không bị bất ngờ ở các khúc cua gấp.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,349
Động cơ
540,373 Mã lực
Hôm nọ em đi đường đèo, lúc xuống dốc đã về số 1 mà xe vẫn trôi khoảng 40-45km/h, tốc độ máy lên đến 4500 rpm. Máy rú ầm lên, em hơi sợ nên phải rà phanh. Các cụ bô lão cho em hỏi khi đó em có nên rà phanh không?

Em thử để số D (cho biết) thì tốc độ lên đến hơn 70km/h.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,924
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hôm nọ em đi đường đèo, lúc xuống dốc đã về số 1 mà xe vẫn trôi khoảng 40-45km/h, tốc độ máy lên đến 4500 rpm. Máy rú ầm lên, em hơi sợ nên phải rà phanh. Các cụ bô lão cho em hỏi khi đó em có nên rà phanh không?

Em thử để số D (cho biết) thì tốc độ lên đến hơn 70km/h.
Lúc tốc độ lên cao quá thì cụ phải rà phanh chứ sao nữa, ko lẽ để xe lâm vào tình trạng mất kiểm soát ?
Em thấy xe AT nếu xuống dốc mà để số 1 thì thường độ ghì máy không bằng xe MT để số 1. Hồi đi chùa Cao, với độ dốc 15%, em thả dốc ở số 1, vòng tua lên tới hơn 5k, nhưng xe không đi nhanh lắm nên ko phải rà phanh.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,339
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Hôm nọ em đi đường đèo, lúc xuống dốc đã về số 1 mà xe vẫn trôi khoảng 40-45km/h, tốc độ máy lên đến 4500 rpm. Máy rú ầm lên, em hơi sợ nên phải rà phanh. Các cụ bô lão cho em hỏi khi đó em có nên rà phanh không?

Em thử để số D (cho biết) thì tốc độ lên đến hơn 70km/h.

Bật thêm điều hòa và vặn mức lạnh nhất khi xuống dốc cũng đỡ hơn nhiều.Số AT thì về số L,nhiều xe có chế độ đổ đèo bật cái đó là nó gìm máy lại mà không cần phanh
 
Biển số
OF-189722
Ngày cấp bằng
14/4/13
Số km
101
Động cơ
331,770 Mã lực
Cháu có 1 chút kinh nghiệm chia sẻ cho cụ khi đi đường đèo dốc a. Đây là kinh nghiệm của cháu khi đi lên Lào Cai. Đường cua nhiều và có xe congtenno hoặc xe tải hạng nặng, Khi vào cua chủ động bác nên nhường cua cho Công đi trước, tốt nhất là nên dừng lại trc vòng cua khoảng 10m. Đã có rất nhìu vụ lái xe không có kn bị va quệt với Congtenno khi vào cua ạ. Xin chia sẻ với cụ.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,339
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Cháu có 1 chút kinh nghiệm chia sẻ cho cụ khi đi đường đèo dốc a. Đây là kinh nghiệm của cháu khi đi lên Lào Cai. Đường cua nhiều và có xe congtenno hoặc xe tải hạng nặng, Khi vào cua chủ động bác nên nhường cua cho Công đi trước, tốt nhất là nên dừng lại trc vòng cua khoảng 10m. Đã có rất nhìu vụ lái xe không có kn bị va quệt với Congtenno khi vào cua ạ. Xin chia sẻ với cụ.

Kể cả có kinh nghiệm như tớ nếu gặp phải trời ướt đường thôi là khỏi nhìn tim đường và cống bên cạnh khi đi đường QL70.Nếu đi đường QL70 thì tớ khuyên là đi ban ngày
 

Hindu

Xe tải
Biển số
OF-75567
Ngày cấp bằng
16/10/10
Số km
380
Động cơ
425,800 Mã lực
Chào các cụ, tình hình là em sắp chuẩn bị đi một chuyến lên Sơn La, em thì mới chỉ đi loanh quanh ở Hà Nội và lên TP Hòa Bình thôi, nên đi đường đồi núi trên đấy thì em không rành lắm, các cụ tư vấn giúp em là trước khi đi thì cần kiểm tra xe những gì không, mà khi đi thì cần lưu ý những gì, em đã đọc qua bài http://www.otofun.net/threads/187160-ky-thuat-lai-xe-so-tu-dong-at của cụ tuanprado thấy rất bổ ích, em đang đi Altis 2.0 .
Cụ chủ tham khảo: Bí kíp đi đường đồi núi:

1. Cảnh giác với trang bị của xe: nghe có vẻ buồn cười, nhưng điều này vô cùng quan trọng. Hãy nhớ rằng nếu không sở hữu hệ thống phanh chất lượng siêu đẳng thì chỉ có những dòng xe có khả năng phanh động cơ mới có thể lưu thông an toàn và bền bỉ trên đường đồi núi. Lý do là khi đổ dốc, hộp số (hoặc là hộp số sàn, hoặc là chế độ chuyển số thể thao ở xe số tự động) sẽ góp phần vào việc kiểm soát tốc độ lao dốc của xe. Việc chuyển số không hợp lý hoặc xe không có chế độ chuyển số thể thao sẽ làm cho hệ thống phanh làm việc quá sức chịu đựng, có thể gây bó hoặc cháy phanh. Ngoài ra, lái xe cần kiểm tra nước làm mát và thường xuyên theo dõi đồng hồ đo nhiệt độ động cơ.

Sạt lở do mưa lũ là điều thường xuyên xảy ra trên đường đồi núi, cần chú ý cẩn trọng

2. Cảnh giác với xe ngược chiều: nhiều xe hai bánh thường thả dốc tự do và/hoặc cắt cua ngay cả ở những khúc cua khuất tầm nhìn. Khi bất ngờ gặp xe đi ngược chiều, nhiều lái xe đã không kịp xử lý và gây tai nạn. Kinh nghiệm bất di bất dịch là luôn bấm còi và tuyệt đối không lấn đường tại những khúc cua khuất tầm nhìn.

3. Cảnh giác với sương mù: về lý thuyết thì lái xe nào cũng biết rằng sương mù – một trong những “đặc sản” ở những vùng đồi núi – sẽ làm giảm tầm nhìn và cần giảm tốc độ để kịp xử lý trong những tình huống bất ngờ, nhưng không phải ai cũng chuẩn bị tốt để đối phó. Đèn sương mù chuẩn (ánh sáng vàng, quét tầm thấp) là trang bị quan trọng. Nếu xe không có đèn sương mù thì có thể chuẩn bị loại phim decal màu vàng để dán nửa dưới của chóa đèn chiếu sáng phía trước khi có sương mù. Ngoài ra, sương mù quá dày có thể làm cho mặt đường bị ướt và trơn trượt, lái xe cần chủ động kiểm soát tốc độ và hệ thống phanh.

4. Cảnh giác với những đoạn trơn trượt: như đã đề cập ở trên, sương mù dày đặc cũng là một trong những nguyên nhân gây đường ướt. Tuy nhiên, sự chủ quan của các lái xe sẽ tăng lên khi đường ướt mà tầm nhìn tốt và không có sương mù, có thể là sau những cơn mưa, hay nước trên núi chảy xuống. Việc di chuyển với tốc độ cao qua những đoạn đường ướt hoặc ngập nước (đặc biệt là tại những khúc cua) có thể sẽ làm xe bị văng và mất lái.

5. Chú ý những biển báo nguy hiểm: địa hình đồi núi có những vấn đề nguy hiểm mà không phải địa hình giao thông nào cũng có, và điều này có thể là mới đối với các lái xe chỉ quen lưu thông trong đô thị và xa lộ. Hãy đặc biệt lưu ý những tấm biển với nội dung như cua chữ chi liên tục, độ dốc lớn, đá rơi hay súc vật chạy qua đường,… Chẳng hạn khi gặp một tấm biển báo độ dốc 10% kết hợp nhiều cua gấp, người lái xe có kinh nghiệm sẽ biết phải chuyển số thế nào để xe có sức kéo tốt, không bị mất đà và tuột dốc.

 

Becgie

Xe container
Biển số
OF-66912
Ngày cấp bằng
22/6/10
Số km
5,327
Động cơ
484,830 Mã lực
Đường đèo thì em mới chỉ 1 lần đi Mẫu Sơn - Lạng Sơn nên cũng chưa có kinh nghiệm gì lắm. Đọc kinh nghiệm của các cụ em học được nhiều điều quá.
Với lại em có thắc mắc 1 điều: Dán cái nilong vàng có cụ bảo dán nửa trên đèn pha - Có cụ lại bảo dán nửa dưới đèn pha
Thực sự thì dán trên hay dưới mới đúng và cách dán nilong vào đèn ntn ạ (có cần tẩm ướt nilong?? dùng băng dính 2 mặt hay 1 mặt thì hợp lý....???)?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,924
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đường đèo thì em mới chỉ 1 lần đi Mẫu Sơn - Lạng Sơn nên cũng chưa có kinh nghiệm gì lắm. Đọc kinh nghiệm của các cụ em học được nhiều điều quá.
Với lại em có thắc mắc 1 điều: Dán cái nilong vàng có cụ bảo dán nửa trên đèn pha - Có cụ lại bảo dán nửa dưới đèn pha
Thực sự thì dán trên hay dưới mới đúng và cách dán nilong vào đèn ntn ạ (có cần tẩm ướt nilong?? dùng băng dính 2 mặt hay 1 mặt thì hợp lý....???)?
Dán nửa trên cụ ạ. Tác dụng của nó là làm giảm ánh sáng trắng lên phía trên, gây lóa mắt cho lái xe. Em bị một quắn ở Sapa, đúng 1 giờ đêm, giữa đường đèo, sương mù dày đặc, xe ko có đèn gầm cũng ko có sương mù, bật pha lên sáng lòa. Dò dẫm mãi 4h sáng mới lên hết đèo. 3 tiếng cho 15km. Hôm sau mắt em sưng tấy luôn!
Mới đây em lại bị dính ở Mộc châu, nhưng có đèn sương mù nên đi khá thoải mái. Tuy nhiên có sương mù thì các cụ nên đặt lịch trình tránh đi, nói chung là nguy hiểm.
Mời các cụ xem clip Mộc châu, Mai châu, mới có 6h chiều mà đã khá tối. Trên thực tế thì nhìn sáng hơn trong clip.

[video]https://www.youtube.com/watch?v=hF7xRa2dBb0[/video]
 

minhthuc79

Xe hơi
Biển số
OF-144828
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
117
Động cơ
363,224 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em chưa bao giờ đi đường miền núi nên chả có kinh nghiệm gì chia sẻ
 

ChuyenDaQua

Xe tăng
Biển số
OF-122090
Ngày cấp bằng
26/11/11
Số km
1,960
Động cơ
233,376 Mã lực
Nơi ở
Trung Hòa - Nhân Chính
kinh nghiệm của em Bác cứ sử dụng tối đa đèn fa .nháy liên tục, k nên sử dụng fa mãi.Lên dốc thì bám bên phải( vách núi, taluy,cọc báo phản quang báo hiệu) xuống thì bám vạch chia làn đường.Tuyệt đối không lấn làn, và zà phanh, vì khi zà phanh, sẽ làm phanh bị nóng.nhanh hao mòn.Đôi khi dẫn đến hiện tượng mất phanh.Luôn luôn để số tiến,dễ xử lý khi có trường hợp nguy hiểm đên.K nên về N.
Còn điều gì các Bác bổ sung ạ.
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,550
Động cơ
1,185,746 Mã lực
Hay quá, e học hỏi để 30/4 đưa G và F đi ĐB chơi
 

Becgie

Xe container
Biển số
OF-66912
Ngày cấp bằng
22/6/10
Số km
5,327
Động cơ
484,830 Mã lực
Dán nửa trên cụ ạ. Tác dụng của nó là làm giảm ánh sáng trắng lên phía trên, gây lóa mắt cho lái xe. Em bị một quắn ở Sapa, đúng 1 giờ đêm, giữa đường đèo, sương mù dày đặc, xe ko có đèn gầm cũng ko có sương mù, bật pha lên sáng lòa. Dò dẫm mãi 4h sáng mới lên hết đèo. 3 tiếng cho 15km. Hôm sau mắt em sưng tấy luôn!
Mới đây em lại bị dính ở Mộc châu, nhưng có đèn sương mù nên đi khá thoải mái. Tuy nhiên có sương mù thì các cụ nên đặt lịch trình tránh đi, nói chung là nguy hiểm.
Mời các cụ xem clip Mộc châu, Mai châu, mới có 6h chiều mà đã khá tối. Trên thực tế thì nhìn sáng hơn trong clip.

[video]https://www.youtube.com/watch?v=hF7xRa2dBb0[/video]

Cụ cũng đi khắp nơi rồi nhỉ, thảo nào 1 rừng kinh nghiệm :D. Nhìn cái clip tối mù cụ à.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,838
Động cơ
630,428 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hôm nọ em đi đường đèo, lúc xuống dốc đã về số 1 mà xe vẫn trôi khoảng 40-45km/h, tốc độ máy lên đến 4500 rpm. Máy rú ầm lên, em hơi sợ nên phải rà phanh. Các cụ bô lão cho em hỏi khi đó em có nên rà phanh không?

Em thử để số D (cho biết) thì tốc độ lên đến hơn 70km/h.
Thông thường xe con khi xuống đèo hầu như không phải về đến số 2, nếu kụ kịp thời rà phanh ngay khi tốc độ bắt đầu tăng cao kết hợp về thêm 1 số.

Thường khi xuống đèo dốc quanh co, có nhiều cua, ta cần duy trì tốc độ 30-40km/h thôi + về số thấp + chân phải gác lên phanh (không ấn ga).

Nếu về số thấp rồi mà nhìn đồng hồ thấy tốc độ vẫn tăng nghĩa là số đang đi vẫn cao, chưa phù hợp ---> phải đạp phanh giảm tốc + về xuống 1 số nữa.
Đôi khi về số rồi mà thấy tốc đô hơi chậm ta có thể giữ nguyên số đó, thỉnh thoảng chêm thêm ít ga cho xe chạy nhanh hơn chút rồi lại gác chân phải lên phanh.
Kụ lựa như thế vài lần là quen ngay thôi.

Phải dùng số thấp để hãm tốc, tuyệt đối không được đi số cao và không dùng phanh để hãm, kụ nhé.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,838
Động cơ
630,428 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Dán nửa trên cụ ạ. Tác dụng của nó là làm giảm ánh sáng trắng lên phía trên, gây lóa mắt cho lái xe. Em bị một quắn ở Sapa, đúng 1 giờ đêm, giữa đường đèo, sương mù dày đặc, xe ko có đèn gầm cũng ko có sương mù, bật pha lên sáng lòa. Dò dẫm mãi 4h sáng mới lên hết đèo. 3 tiếng cho 15km. Hôm sau mắt em sưng tấy luôn!
Mới đây em lại bị dính ở Mộc châu, nhưng có đèn sương mù nên đi khá thoải mái. Tuy nhiên có sương mù thì các cụ nên đặt lịch trình tránh đi, nói chung là nguy hiểm.
Mời các cụ xem clip Mộc châu, Mai châu, mới có 6h chiều mà đã khá tối. Trên thực tế thì nhìn sáng hơn trong clip.

[video]https://www.youtube.com/watch?v=hF7xRa2dBb0[/video]
Xem clip của kụ Anhtho thấy tối hù. Sương mù ghê quá, kụ nhỉ.
Thấy môt vài bác tài nói, trường hợp không có giấy vàng ta có thể dùng đất nhão bôi lên phần trên của đèn để cản bớt ánh sáng đỡ lóa mắt, chẳng biết có đúng không nữa.

Riêng nhà cháu thì thấy đèn bi-xenon lại dùng tốt trong sương mù. Dù sáng trắng nhưng đèn bi-xenon không hề bị lóa khi có sương mù hoặc trời mưa to.
 

everest_mblack

Xe điện
Biển số
OF-51016
Ngày cấp bằng
16/11/09
Số km
2,025
Động cơ
472,553 Mã lực
Kụ đi xa, miền núi nên chuẩn bị bơm lốp và bộ vá lốp rút sẽ yên tâm hơn!
+ Băng dính vàng (dán vào pha) đề phòng sương mù!
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,349
Động cơ
540,373 Mã lực
Cám ơn các cụ anhtho, White Tiger, sgb345 đã cho ý kiến nhé.

Tình huống em đã mô tả thì em rà phanh vì sợ vòng tua máy lên cao quá (trên 4500 rpm) chứ việc lái xe vẫn đang được kiểm soát tốt. Em quay lại hỏi là khi máy bị xe kéo đi như vậy đến tốc độ rất cao thì có hại gì không? Lúc đó thì đường nhiên em rời chân khỏi chân ga rồi, nhưng xăng có được đưa vào máy và đốt tương ứng với tốc độ máy như vậy không? Duy trì tình trạng đó (vòng tua cao) lâu có dẫn đến nóng máy, bó máy gì đó không?

Em theo dõi trên một số diễn đàn khác có người đi lên dốc quá lâu bị nóng máy, bó máy hay gì đó, đại để triệc chứng là ga lên mà xe không tăng tốc độ nữa.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,924
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cám ơn các cụ anhtho, White Tiger, sgb345 đã cho ý kiến nhé.

Tình huống em đã mô tả thì em rà phanh vì sợ vòng tua máy lên cao quá (trên 4500 rpm) chứ việc lái xe vẫn đang được kiểm soát tốt. Em quay lại hỏi là khi máy bị xe kéo đi như vậy đến tốc độ rất cao thì có hại gì không? Lúc đó thì đường nhiên em rời chân khỏi chân ga rồi, nhưng xăng có được đưa vào máy và đốt tương ứng với tốc độ máy như vậy không? Duy trì tình trạng đó (vòng tua cao) lâu có dẫn đến nóng máy, bó máy gì đó không?

Em theo dõi trên một số diễn đàn khác có người đi lên dốc quá lâu bị nóng máy, bó máy hay gì đó, đại để triệc chứng là ga lên mà xe không tăng tốc độ nữa.
Tất nhiên là vòng tua cao thì hại máy hơn vòng tua thấp. Bình thường, cụ chạy 80km/h, vòng tua cũng chỉ tầm 2 - 2.5k thôi, nhưng xe xuống dốc, có thể lên tới 4, 5k rpm, máy sẽ nóng hơn. Nhưng cụ cũng đừng lo, nếu có vấn đề quá nhiệt thì đồng hồ nhiệt phải lên trước và cụ sẽ phải dừng nghỉ ngay lập tức, kiểm tra mọi thứ.
Về khoản ăn xăng thì ko sợ, dù vòng tua cao nhưng chân ga ko đạp nên xăng bơm vào ít, nhưng an toàn là trên hết, nghĩ ngợi gì chút xăng đó.
Em cũng hay đi xuống dốc số thấp, vòng tua cao (để tiết kiệm phanh) mà chưa thấy đồng hồ nhiệt báo bao giờ, mực nước làm mát vẫn ko bị hao.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,838
Động cơ
630,428 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cám ơn các cụ anhtho, White Tiger, sgb345 đã cho ý kiến nhé.

Tình huống em đã mô tả thì em rà phanh vì sợ vòng tua máy lên cao quá (trên 4500 rpm) chứ việc lái xe vẫn đang được kiểm soát tốt. Em quay lại hỏi là khi máy bị xe kéo đi như vậy đến tốc độ rất cao thì có hại gì không? Lúc đó thì đường nhiên em rời chân khỏi chân ga rồi, nhưng xăng có được đưa vào máy và đốt tương ứng với tốc độ máy như vậy không? Duy trì tình trạng đó (vòng tua cao) lâu có dẫn đến nóng máy, bó máy gì đó không?
Ò
Em theo dõi trên một số diễn đàn khác có người đi lên dốc quá lâu bị nóng máy, bó máy hay gì đó, đại để triệc chứng là ga lên mà xe không tăng tốc độ nữa.

Xe chẳng sao đâu kụ.

Nếu xe có bị làm sao thì các kụ đi đèo đã phải nhìn thấy rất nhiều xe bị nằm đèo rồi.
Trên thực tế chẳng thấy có xe nào bị nằm đèo vì vòng tua cao, chỉ thấy các xe bị lăn đèo vì vận tốc cao hay mất phanh mà thôi.
 

phong_qh

Xe buýt
Biển số
OF-78365
Ngày cấp bằng
19/11/10
Số km
735
Động cơ
425,100 Mã lực
Nơi ở
Cầu cảng
Nhớ đi bên phải đường (!), xuống đèo cao nên đi số tay, nên lắp còi nhại vào cua đỡ bấm nhiều mỏi tay... he he em hóng tí cho đỡ buồn !
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top