Phân tích như cụ Ro thì em chưa cảm thấy hài lòng, cụ Ro có thể search anh gu gồ về việc này thì sẽ cho rất nhiều kết quả đã bàn tán, tranh luận về vấn đề tháo biển số xe vi phạm là đúng hay sai, trong đó có cả bài viết của cụ Thần tài.
đơn cử như bài báo này :
http://www.baomoi.com/Thanh-tra-giao-thong-thao-bien-so-xe-la-sai/141/6106482.epi
Thực ra khi tranh luận về Luật, các cụ cứ nhăm nhe đến một vài quy định chi tiết mà không lưu ý đến phần mở của hệ thống văn bản này. Do vậy, một số vấn đề mình vấp khi khiếu nại hoặc khởi kiện thường mắc và họ thường dùng các điều mở này đề vụ việc của ta đến chỗ thất bại.
Các bài báo mà các cụ tranh luận cũng thế, hầu hết không để ý đến những câu hoàn toàn mở của văn bản. Đây chính là cái mà những người xây dựng văn bản đưa ra để có đường tránh và người vi phạm hầu như lúc nào cũng ... “vi phạm”.
Việc tháo biển số xe nếu mổ xẻ thì phải hiểu thế này:
1. Việc này liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông nhưng đồng thời liên quan đến quyền sở hữu tài sản của người dân được quy định trong Luật dân sự.
2. Như vậy sẽ có một vài câu hỏi đặt ra cho việc này và ta cứ từ từ giải quyết từng câu hỏi như sau:
CH1: Luật có quy định việc xxx được quyền hay không được tháo biển số xe vi phạm?
Trả lời: Về cụ thể việc tháo biển số xe, chẳng có Luật nào cho phép hoặc không cho phép việc tháo biển số. Biến số xe là tài sản thuộc sở hữu của người dân, theo Luật dân sự thì người dân có các quyền trong việc sở hữu tài sản theo quy định nhưng ngay trong Luật dân sự tại Điều 171- Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu, khoản 4 quy định: Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu. Mà nghĩa vụ của người chủ sở hữu khi vi phạm giao thông đã được quy định trong nghị định 34/2010/NĐ-CP.
==> Có thể hiểu là việc tháo biển không được quy định theo Luật nhưng cũng không bị cấm do không vi phạm quy định nào của Luật GTBĐ cũng như Luật dân sự.
CH2: Việc tháo biển đã được quy định ở đâu, thực hiện trong tình huống nào?
Nghị định 34 có ghi được tháo biển trong một số trường hợp cụ thể là điểm c khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều 20 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP
==> Như vậy, việc tháo biển số xe trong một số trường hợp cụ thể đã được cho phép và quy định trong Nghị định. Một lần nữa nó được khẳng định đây là việc làm không vi phạm Luật và được bảo hộ.
CH3. Biện pháp tháo biển số xe nếu dùng trong các trường hợp khác có được hay không?
Trả lời: Khoản 5, điều 17, Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn (tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính). Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
==> Như vậy, việc tháo biển số xe hoàn toàn có thể được xxx áp dụng vào để thực hiện việc này tùy thuộc vào người có thẩm quyền quyết định. Việc làm này chẳng có vi phạm Luật nào vì nó chẳng bị cấm hay hạn chế vì xe vi phạm là tài sản đang bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu trong lĩnh vực giao thông. Việc tháo biển số xe đã được sử dụng trong một số trường hợp được quy định bởi Nghị định 34 nên việc áp dụng hình thức này trong các trường hợp khác hoàn toàn do thẩm quyền của người ra quyết định.