Chi hội [Lưu trữ]Những thông tin hướng dẫn, kinh nghiệm chia sẻ chăm sóc các LPC's F

Kent28022012

Xe máy
Biển số
OF-132999
Ngày cấp bằng
2/3/12
Số km
79
Động cơ
372,490 Mã lực
Nơi ở
Thường ở với Gấu !
Tình hình là em thấy dạo này nhà LPC chúng ta số lượng các F tăng vọt , các loại dịch bệnh cũng nhiều hơn , các F giờ cũng khó chiều hơn đòi hỏi cũng cao hơn , nhiều lúc làm cho các cụ/mợ lo lắng bối rối....Nhiều lúc cần thông tin mà không biết ở đâu

Vậy mọi người ai có thể chia sẻ từ việc "nhỏ như con thỏ" cho đến việc "to bằng trời" về kinh nghiệm và thông tin chăm sóc các F - phòng tránh dịch bệnh - nơi khám chữa bệnh dành cho F - Tư vấn mua bán , trao đổi đồ dùng cho F ...vv....vv....


Mẹo chữa bệnh hay ho của trẻ : ngày xưa con bé nhà em rất hay ho mỗi khi trời lạnh , sau khi được "tư vấn truyền miệng" bằng phương pháp hấp ít Chanh (hoặc quả Quất) rồi pha vào với mật ong để trẻ uống hàng ngày...........kết quả bây giờ cháu rất ít ho hẳn đi

Updated các kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ:

5 mẹo hay trị tưa lưỡi cho trẻ
Khi bị tưa lưỡi, bé sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức dẫn đến biếng ăn. Vì vậy, mẹ cần phải vệ sinh cho bé thường xuyên.

Sữa mẹ là nguồn sữa quan trọng nhất trong những năm đầu đời cho bé. Nhưng hiện nay nhiều bé mới chào đời đã bị thiệt thòi vì không được bú sữa mẹ, do rất nhiều nguyên nhân như: mẹ phải đi làm sớm, mẹ bị bệnh, sữa mẹ tiết ra ít hay đầu ti của mẹ bị tụt... khiến mẹ phải nuôi bộ hoàn toàn.

Việc nuôi bé bằng sữa ngoài vừa gây tốn kém về kinh tế vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ bé sẽ rất vất vả trong cách chăm sóc bé từ việc pha sữa hàng ngày cho tới việc vệ sinh cá nhân cho con. Những bé nuôi bộ thì việc ăn sữa ngoài khó tránh khỏi những cặn sữa sau khi ăn sẽ bám lại trên lưỡi, để lâu ngày sẽ phủ một lớp trắng trên lưỡi. Bé sẽ cảm thấy khó chịu, đau dẫn đến bé biếng ăn. Vì vậy, mẹ cần phải vệ sinh cho bé thường xuyên.
Ở nhà mình thì mình nuôi con trong suốt 6 tháng đầu bằng sữa mẹ nên lưỡi bé lúc nào cũng sạch mà không phải uống nước trong khi chị gái mình thì nuôi con bằng sữa ngoài hoàn toàn nên sau mỗi bữa ăn lưỡi bé luôn bị một lớp màng trắng bao phủ. Nếu không vệ sinh kịp thời bé hay quấy khóc và lười bú. Chị mình thường xuyên vệ sinh lưỡi cho cháu bằng nhiều cách rất hay. Mình xin chia sẻ với mẹ nào nuôi con bằng sữa ngoài để biết cách vệ sinh cho bé thật sạch nhé.

Đối với bé sơ sinh

Cách 1: Lấy một ít rau ngót, rửa sạch bằng nước sôi để nguội đem giã lấy nước rồi dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé. Mình thấy cách dân gian này rất hiệu quả. Các bác sĩ cũng khuyên nên sử dụng cách này.

Cách 2: Pha nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1% và dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước vệ sinh miệng cho bé nhẹ nhàng.

Cách 3: Vệ sinh núm vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên luộc kỹ các đồ pha sữa cho bé.

Đối với bé trên 1 tuổi

Cách 1: Đối với bé trên1 tuổi mẹ bé có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng và họng cho bé. Vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong có chất sát khuẩn tốt. Nếu dùng mật ong vệ sinh ngoài việc sạch miệng cho bé, bé sẽ không bị mắc bệnh viêm họng. (Nếu mẹ nào cẩn thận thì có thể hấp mật ong rồi hãy làm với bé).

Cách 2: Những bé bị tưa lưỡi thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh như: lê, dưa hấu, chuối, xoài… và không nên để bé ăn nhiều trái vải, vì vải nóng, ăn nhiều chỉ khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.

Lưu ý
Nên vệ sinh miệng cho bé thường xuyên vào buổi sáng sớm, trong ngày 1 đến 2 lần nhưng nên vệ sinh miệng cho bé trước bữa ăn nếu không bé sẽ bị nôn trớ sữa.
Mẹ bé không nên tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, vì bé còn quá nhỏ nên có thể khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.


1. Làm thế nào để trẻ sơ sinh mọc răng không đau?
Mẹo: Ngay sau khi sinh bé, bạn cần chú ý đếm ngày, đến đúng ngày thứ 10, ngày thứ 20, ngày thứ 30 và ngày thứ 40 thì các bạn lấy 1 nắm nhỏ lá hẹ, rửa sạch, ngâm qua nước muối, sau đó rửa lại với nước đun sôi để nguội. Giã nát, cho vài thìa nước sôi vào lọc lấy nước cốt, rồi lấy gạc hoặc khăn xô chấm ướt và lau quanh lợi trẻ. Chắc chắn khi mọc răng trẻ không bao giờ bị sốt.

2. Làm sao để bé hết đi ỉa chảy?

Mẹo: Bạn hãy lấy một ít búp ổi non, hoặc vỏ quả ổi non, rửa sạch, giã nát. Sau đó cho thêm vài thìa nước nóng và mấy hạt muối vào, hòa tan và lọc lấy nước cốt đó cho trẻ uống. Uống ngày 3 lần. Ngoài ra, bạn nên cho bé bú mẹ hoặc bú bình như bình thường, không nên cho trẻ kiêng sữa hoặc thay sữa bằng nước cơm hay nước cháo xay.

3. Làm sao để bé hết vàng da?

Mẹo: Bạn nên nhận biết từ sớm và theo dõi trẻ từng ngày. Nếu bé bị vàng da sinh lý thì bạn nên ngừng các thức ăn có màu vàng như: nghệ, mật ong, bí ngô, cà rốt, xoài ...

4. Làm sao để bé hết táo bón?

Nếu tón bón, làm sao để ị được?
Mẹo: Nếu trẻ bú mẹ, bạn nên ăn nhiều rau củ quả. Nếu trẻ bú bình, bạn nên chuyển sữa cho bé sang nhãn hiệu khác, có thể do bé không hợp với nhãn sữa cũ. Đồng thời nên chú ý cách pha sữa, chỉ nên gạt sữa chứ không nên lắc muỗng đong sữa vì sữa quá đặc cũng làm trẻ táo bón.

Nếu trẻ bị táo bón, bạn lấy một quả bồ kết nướng cháy, giã nhỏ và lấy phần bột mịn bồ kết. Bạn lấy một chiếc tăm bông, quết quanh đầu tăm bông một ít thuốc mỡ tra mắt, sau đó chấm vào bột bồ kết. Ngoáy vào hậu môn trẻ, nhớ là chỉ ngập đầu bông(1 cm) sau đó vê vê tròn cái tăm để trẻ buồn ị. Bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.(Tuy nhiên chỉ làm 1, 2 lần khi thật cần thiết. Bạn nên để trẻ tự ị. Nếu làm thường xuyên trẻ sẽ thụ động trong việc đi tiêu)


5.Làm sao để bé hết ngạt mũi?
Mẹo: Bạn hãy nhỏ nước muối sinh lý Natri Clorid 0,09% cho bé thường xuyên cả mắt và mũi. Bên cạnh đó, bạn lấy 5 quả bồ kết, nướng cho hơi cháy và để trong một cái bát cho có khói xông. Mùi bồ kết sẽ làm cho bé thông mũi.

6. Làm sao để bé hết bị ho?

Mẹo: Bé bị ho, bạn lấy một quả quất chín( tốt nhất là quất đã ngâm lâu với dường trong lọ kín) hấp với một thìa mật ong khoảng 30 phút, rồi nghiền nát cho bé uống nước cốt. Cách khác: lấy cánh hoa hồng trắng hấp với mật ong, và làm tương tự như trên.

7. Làm sao để bé không bị viêm phổi?

Mẹo: đừng ủ nhiều, nếu nóng có thể cởi bớt khăn áo cho trẻ. Khi trẻ bị ra nhiều mồ hôi, bạn phải thay áo, lấy khăn ấm lau và thấm khô ngay. Nếu không, phải lót khăn xô dưới lưng cho trẻ để mồ hôi không làm trẻ lạnh vào phổi.

8. Làm sao để trẻ "hết C.ứt trâu"?

Mẹo: Bạn pha nước ấm với chanh rồi gội đầu cho trẻ. Nếu không, trước khi gội đầu, bạn dùng dầu massage thâo nhẹ vòng tròn quanh đám "c.ứt trâu" rồi cho bé gội đầu. "c.ứt trâu" sẽ bong ra. Nhưn g bạn phải làm một vài lần, đừng nóng vội mà cạy "c.ứttrâu", rất không tốt cho trẻ.

9. Làm sao để bé rụng lông?

Mẹo: Bạn vắt vào chậu nước tắm nửa quả chanh và cho một thìa muối hạt sạch (Nhưng làm sau khi rốn đã khô sạch để tránh nhiễm trùng rốn)

10.Làm sao để miệng và lưỡi trẻ không bị tưa?
Mẹo: Bạn vắt một ít nước quất, cho một ít đường và một ít nước nóng và. Dùng gạc hoặc khăn xô lau lưỡi, miệng cho trẻ (Chú ý: bạn đừng dùng mật ong lau lưỡi cho trẻ vì mật ong dùng cho trẻ sơ sinh rất nguy hiểm)

11. Làm sao để trẻ không bị còi xương, rụng tóc sau sơ sinh?

Mẹo: Bạn nên cho trẻ ra tắm nắng non buổi sáng và đưa trẻ ra ngoài để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bên ngoài, mức độ ít hay nhiều tùy theo sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, bạn nhớ cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ mỗi ngày.

12.Làm sao để đuổi muỗi cho bé?

Mẹo: Rất đơn giản, bạn nên trồng cây sả quanh nhà, mùi hương của sả sẽ giúp bạn điều này. Thật tiện, vừa được ăn vừa đuổi được côn trùng cho bé, phải không bạn?
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

phaocoi

Xe điện
Biển số
OF-13384
Ngày cấp bằng
22/2/08
Số km
2,244
Động cơ
540,676 Mã lực
Updated... bệnh xá LPC's F

Phòng tránh "bệnh máy điều hòa" cho bé yêu


Máy điều hòa nhiệt độ giúp xua tan cái nóng mùa hè nhanh chóng nhưng sử dụng không đúng cách sẽ khiến cho bé yêu mắc phải các bệnh như ngạt mũi, ho, sốt... gọi chung là “bệnh máy điều hòa”.

Để phòng tránh bệnh cho bé, hãy lưu ý:
1. Thời gian sử dụng
Nhiệt độ trong phòng nên giới hạn khoảng 27 độ C, chênh lệch với bên ngoài từ 3-5 độ là tốt nhất. Ngay cả khi thời tiết rất nóng, bạn cũng không nên mở máy điều hòa cả ngày, càng không được để luồng gió lạnh từ máy thổi thẳng trực tiếp vào người bé. Trước khi ra khỏi phòng 30 phút, nên tắt máy điều hòa , mở cửa phòng cho không khí được lưu thông và để cơ thể bé thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Nửa tiếng trước khi bé đi ra ngoài trở về, hãy bật máy điều hòa ở nhiệt độ thấp một chút để làm mát phòng nhanh chóng. Khi bé chuẩn bị vào phòng, hãy điều chỉnh nhiệt độ lên 27-28 độ C. Như vậy, sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng không lớn, bé sẽ không bị lạnh.
Chú ý trước khi vào phòng, bạn nên lau khô mồ hôi trên người bé.
2. Cho bé uống thêm nhiều nước ấm
Nếu không khí quá khô, có thể dùng máy làm ẩm hoặc để trong phòng một chậu nước. Khi ngủ, hãy đắp cho bé một tấm chăn mỏng, đặc biệt chú ý che kín vùng bụng.
3. Vệ sinh máy định kỳ
Trong thời gian sử dụng, nên dùng nước sạch rửa tấm lưới lọc của máy, tốt nhất mỗi tuần rửa một lần. Nếu để lâu sẽ bám rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc… và sẽ quay trở lại tấn công sức khỏe của mọi người, đặc biệt là bé yêu.


Mười bài thuốc chữa bệnh cho F rất hay
1. Cỏ mực, rau ngót chữa tưa lưỡi cho bé.
Lá rau ngót, cỏ mực rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng, sau đó vẩy ráo giã nát, cho chút xíu nước sôi để nguội và ít muối, chấm gạc rồi rơ lưỡi cho bé, làm mấy lần thì lưỡi bé sẽ sạch hết tưa ngay.
2. Quả quất, lá hẹ chữa ho rất hiệu nghiệm.
Khi thấy bé chớm ho húng hắng (dù là ho khan hay ho có đờm) các mẹ lấy quả quất (tắc) hoặc nhúm lá hẹ rửa sạch chưng với đường phèn hoặc mật ong cho bé ăn hàng ngày sẽ rất tốt.
3. Lá diếp cá giã nát, lấy nước uống hạ sốt nóng cho bé.
Nếu bé sốt cao thì vừa cho bé uống nước diếp cá, vừa lấy bã đó đắp lên trán cho bé cũng nhanh hạ sốt lắm đấy các mẹ à.
4. Lá mướp, lá chìa vôi, cây cam thảo trị giời leo.
Trẻ con thi thoảng bị giời leo nhìn rất thương vì vết bỏng rộp rát làm cho bé khó chịu và quấy lắm. Cách đơn giản bạn lấy hoặc lá mướp hoặc lá chìa vôi, cam thảo giã nát đắp lên vết giời leo thì sẽ giảm được vết rát và nhanh khô vết rộp.
5. Lá nhót, cây cỏ sữa chữa kiết lỵ.
Lá nhót hoặc cây cỏ sữa, sửa rạch, sao vàng, hạ thổ rồi sắc cho bé uống ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 1 chén con chữa kiết lỵ rất hiệu nghiệm

6. Hạt bí đỏ tẩy giun (giun đũa, giun kim) sán cho bé.

Hạt bí đỏ nấu hoặc rang cho bé ăn mỗi lần 40 - 60g, ăn vào lúc sáng sớm khi đói bụng.
7. Hoa cúc chữa viêm quanh răng.
Hái một nắm hoa cúc tươi giã nát, vắt lấy nước uống mỗi ngày 2 - 3 lần.
8. Vừng đen chữa chốc đầu cho bé.
Vừng đen sống xay thành cao đắp vào chỗ đau. Ngoài ra, vừng đen còn giúp trẻ biếng ăn. Rang 30 g rang vàng rồi giã bột trộn cơm cho trẻ ăn.
9. Khoai lang chữa mụn nhọt.
Củ khoai lang 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn, bọc vào vải để đắp.
10. Rau cần chữa ho gà.
Rau cần 500 g rửa sạch, vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối, hấp cách thủy, chia 2 phần uống vào sáng sớm và tối, liên tục trong nhiều ngày.


Nhà cháu giờ đã qua giai đoạn đó rồi. Nhớ trước đây, nó cứ thò lò mũi là y như răng, 3 ngày sau là ho, ngày tiếp theo là sốt.
Rồi đọc báo chí, TV, cũng rút được kinh nghiệm rằng, do thời tiết, trước tiên là bị viêm mũi (nước mũi chảy ra)
Nếu không trị được viêm mũi, nước mũi sẽ chảy xuống họng rồi sẽ viêm luôn cả họng
Nếu viêm họng mà không để ý, nó sẽ tiến sâu hơn xuống viêm phế quản, viêm phổi. Lúc này rât nguy hiểm, các F có thể bị khó thở, suy hô hấp...

Kinh nghiệm của G nhà cháu là thấy nước mũi thì liên tục rửa mũi cho F bằng nước muối (mua ở hiệu một cái lọ xịt nước muối, mua thêm 1 chai nước muối 500ml để khi cái lọ xịt kia hết, đổ chai này vào cho đỡ sót tiền). Rửa thường xuyên, nhớ lúc nào rửa lúc ấy 1-2 tiếng/lần. Xịt xong, nếu F không tự xì ra được, phải thò mồm vào hút hết mũi trong đó ra. (mới đầu nhà cháu kinh, nhưng sau thanh quen, thấy nước mũi F cũng mằn mặn như nước phở :) )
Chiêu này F nhà cháu hay làm, nhưng cũng không phải lúc nào cũng hiệu quả, vì không ở nhà thường xuyên với F và nhiều khi quên, cả buổi sáng mới làm được 1 lần thì không ăn thua.

Kinh nghiệm thứ hai là làm sao cho F ăn được mật ong. Uống mật ong chữa được viêm họng (kể cả người lớn), nhưng dùng mật ong không thể dùng như kháng sinh, tức ngày dùng 2-3 lần mà phải dùng liên tục, mỗi giờ cho uống 1 lần. Tóm lại là nhớ lúc nào cho uống lúc đấy.
Chiêu này nếu áp dụng ngay từ khi nó chớm viêm thì hiệu quả

Các biện pháp trên, phải áp dụng ngay từ khi có triệu trứng như hơi ho, chảy nước mũi. Chứ khi sốt rồi thì chỉ có cách đưa đến BS thôi.

Vài điều chia sẽ với các cụ, các mợ. Chúc con các cụ, mợ luôn khỏe để khỏi phải lo nghĩ.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

laumam

Xe tăng
Biển số
OF-49551
Ngày cấp bằng
27/10/09
Số km
1,218
Động cơ
468,826 Mã lực
Cái Thớt nỳ mới đây.
Phòng tránh bệnh cho trẻ trong mùa hè

Mùa hè với khí hậu nóng, oi bức là yếu tố thuận lợi cho sự bùng phát của nhiều loại bệnh: các bệnh liên quan đến thời tiết (say nắng, cảm lạnh, tiêu chảy, viêm mũi - họng, viêm phổi, chốc lở, rôm sảy...), các bệnh truyền nhiễm đường ruột (tiêu chảy cấp, tiêu chảy nhiễm trùng, tả, lỵ, thương hàn…). Nên có cách để phòng tránh những bệnh này cho trẻ.
Các bệnh viêm đường hô hấp, bệnh ngoài da
Trời nóng nực khiến trẻ khó chịu, mất nhiều mồ hôi gây ra khát, để giải nhiệt thì mọi người có xu hướng dùng nước đá lạnh. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân làm cho siêu vi và vi trùng ở vùng hầu họng phát triển gây viêm hô hấp trên, sốt siêu vi có hay không kèm phát ban. Khi mắc bệnh, trẻ có các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, xuất hiện ban đỏ lúc đầu ở mặt, sau lan xuống bụng, chân tay và cũng có thể diễn tiến đến viêm phế quản. Ho là triệu chứng chủ yếu thường gặp, lúc đầu trẻ bị ho khan, ho từng cơn và thường ho vào ban đêm, sau đó có sốt nhẹ, trẻ lớn có thể thấy đau ngực. Bệnh viêm phế quản cấp là bệnh nhẹ nhưng hay mắc phải, đa số bệnh khỏi sau một tuần. Bệnh có thể tái phát và cũng có thể diễn tiến đến viêm phổi hay gây ra viêm tai giữa. Ngoài nước và thức ăn lạnh, việc sử dụng máy lạnh quá lạnh, dùng quạt thổi thẳng vào người, thay đổi nhiệt độ đột ngột từ bên ngoài trời quá nóng đến vào trong phòng quá lạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh. Máy lạnh cũng làm cơ thể mất nước nhiều hơn.
Để phòng chống các bệnh lý đường hô hấp này, chúng ta phải hạn chế uống nước đá quá lạnh, nếu quá khát và nóng thì hãy dùng nước lọc. Không nên để máy lạnh quá lạnh, phải thay đổi nhiệt độ trong phòng dần dần để cơ thể thích nghi. Để quạt xoay chứ không đứng yên một chỗ thổi thẳng vào người. Cũng cần chú ý bù đủ nước mất cho cơ thể, cung cấp nhiều vitamin từ trái cây, rau tươi để tăng cường sức đề kháng.
Mùa hè là lúc trẻ dễ bị rôm sảy và nhiễm trùng da do đổ mồ hôi quá nhiều. Để phòng tránh nên tắm gội hằng ngày cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và hút mồ hôi, thay quần áo cho trẻ mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi, nhất là ở những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm. Tránh để trẻ gãi hay “giết” rôm sảy để không làm tổn thương da, nhiễm trùng da. Cha mẹ nên chú ý cắt ngắn móng tay cho trẻ, rửa tay thường xuyên để giữ vệ sinh tốt và hạn chế bệnh. Nếu đi ra ngoài thì nên che chắn cơ thể kỹ với mũ rộng vành, áo khoác và găng tay để tránh mất quá nhiều mồ hôi và bị hại da bởi nắng gắt, đây cũng là biện pháp chống say nắng.
Các bệnh nhiễm trùng đường ruột
Thời tiết mùa hè là điều kiện để vi khuẩn hoạt động mạnh khiến thức ăn nhanh chóng bị thiu, gây ra ngộ độc thức ăn. Độc tố của vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát tác trong khoảng từ 12-36 giờ. Triệu chứng ngộ độc thức ăn gồm buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Vi khuẩn E.coli, tác nhân chính gây ngộ độc thực phẩm thường có nhiều trong nước uống, rau sống, thịt nhiễm khuẩn. Ngoài ra trẻ còn có thể bị tiêu chảy do virus hay nhiễm trùng tiêu hóa do tả, lỵ, thương hàn… Khi bị tiêu chảy hay nôn ói, việc bù đủ lượng nước mất đi là rất quan trọng, cho trẻ uống dung dịch oresol bằng thìa, uống chậm sẽ hiệu quả. Trong trường hợp bị nặng, trẻ khát nước nhiều, nôn ói nhiều, không uống được, mệt hay phân có máu thì nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Phòng bệnh tiêu chảy, nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu để trẻ có các kháng thể bảo vệ từ mẹ. Cung cấp cho trẻ các loại vitamin và các loại nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, acid folic... Khi chế biến thức ăn cho trẻ, các bậc cha mẹ phải tuân thủ những quy định như: rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi bắt đầu nấu ăn, nấu chín thịt cho đến khi không nhìn thấy màu đỏ ở thịt nữa, đừng nếm dù một miếng nhỏ khi thịt còn hơi sống trong lúc đang nấu, không để đồ thịt chín vào đĩa hoặc thớt trước đó đựng thịt sống, nấu thịt ở nhiệt độ ít nhất khoảng 70oC, để thịt đông lạnh tan từ tủ đá xuống tủ dưới hoặc để lò vi sóng trước khi nấu, không nên để ngoài nhiệt độ bình thường ngay, để thịt sống xa các thức ăn khác, sử dụng nước nóng và xà phòng để rửa thớt hoặc đĩa trước đó đựng thịt sống. Không uống nước chưa được đun sôi, giữ thức ăn trong tủ lạnh hoặc tủ đá, để riêng thức ăn nóng và thức ăn lạnh ra chỗ khác nhau, ướp lạnh thức ăn còn thừa chưa dùng đến ngay sau khi bạn không cần dùng nữa hoặc vứt nó đi.
BS. Nguyễn Thị Thu Hậu (BV Nhi đồng 2, TP.HCM)
 
Chỉnh sửa cuối:

bvhadelpiero

Xe lăn
Biển số
OF-51080
Ngày cấp bằng
17/11/09
Số km
12,770
Động cơ
581,517 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
LPC's Canton chief VILLA!!!
Tình hình là em thấy dạo này nhà LPC chúng ta số lượng các F tăng vọt , các loại dịch bệnh cũng nhiều hơn , các F giờ cũng khó chiều hơn đòi hỏi cũng cao hơn , nhiều lúc làm cho các cụ/mợ lo lắng bối rối....Nhiều lúc cần thông tin mà không biết ở đâu

Vậy mọi người ai có thể chia sẻ từ việc "nhỏ như con thỏ" cho đến việc "to bằng trời" về kinh nghiệm và thông tin chăm sóc các F - phòng tránh dịch bệnh - nơi khám chữa bệnh dành cho F - Tư vấn mua bán , trao đổi đồ dùng cho F ...vv....vv....
:)) có cái ngẩu cái là lo lắng kinh :)), kinh nghiệm sương máu là k bao h đc chiều nó như ông chìu con gái ông cả, đàn ông là phải sương gió, ông từng bảo ông nông dân cục mịch, vậy hãy nuôi nó theo kỉu nông dân đi, đảm bảo trộm vía sẽ khỏe ngay

tiếp...

Địa chỉ các phòng khám nhi tại Hà nội.


I. Bệnh viêm đường hô hấp (tai - mũi - họng):

1. BS Đinh thị Vĩnh - nguyên phó khoa nhi - BV Tai mũi họng
Đ/C: Số 1, ngõ 49, phố Triều Khúc, Thanh Xuân, HN (cạnh nhà máy oto Hoà bình)
Tel.:8543395
(khám tại nhà riêng)

2. BS. Lê thị Hồng Hanh - khoa hô hấp - BV Nhi
Đ/C:số 2, tổ 4, ngách 25/59, đường Vũ Ngọc Phan
Tel: 7762055
(khám tại nhà riêng)

3. BS. Thắng - phó khoa hồi sức cấp cứu - bệnh viện Nhi - Hà Nội
Tel:0913.506.336
(khám tại nhà bệnh nhân - 100 000d/lần khám)

4. BS. Hồng - bs điều trị khoa hô hấp - BV NHi
Đ/C:14, ngõ 61, đường Trần Duy Hưng, HN
Tel.:0913.378.928

5. BS. Tuân - nguyên viện trưởng viện Tai mũi họng
Đ/C: PK tư nhân 125 Thái thịnh, khám các ngày thứ 3,5

6. BS. Ngọc - BV nhi HN
Tel:0903253238
(khám tại nhà BN)

7. BS Thông - khoa hô hấp, BV Nhi HN
Tel.:0913.306.279

II. Bệnh về đường tiêu hoá, dinh dưỡng:

1. BS. Nguyễn Gia Khánh - trưởng khoa tiêu hoá, BV Nhi
20 Hàng Hòm, HN
Tel/:8.289.702
III.Benh nhi tong hợp:
1. Phòng khám ABCD - 29 Giang Văn Minh, kim Mã, BD, HN (gần bến xe kim mã)
Tel: 7.344.295 , 091.355.4264

2. BS. Đỗ Thiên Đồng - chuyên khoa nhi cấp I, chuyên gia yte tại Nga
Phòng khám 1/111 Phố Láng Hạ (phía sau công an phường Láng Hạ)
Chuyên khám nội khoa, hồi sức cấp cứu, tai mũi họng
Tel: 8.562.066 - 0903.217.446 Email: doctordong@vnn.vn
IV. Khám mắt:
cô Oanh, phòng 208, viện mắt TW (Thực hiện các thủ thuật về mắt, vd: thông tắc tuyến lệ, chích chắp ở mắt..)
Tel: 0904.244.278
V. Dịch vụ yte:
Yta Lập - khoa sơ sinh - BV C
Chuyên tắm cho trẻ sơ sinh
Tel NR: 8.553.780 MB: 0912.126.286
(cô này tắm cho trẻ rất khéo, mỗi tội hay sai hẹn)
 
Chỉnh sửa cuối:

longlaotiensinh

Xe điện
Biển số
OF-65784
Ngày cấp bằng
8/6/10
Số km
2,517
Động cơ
459,920 Mã lực
chiển LPC thành oép trẻ ranh chấm cơm :D

Mượn bài 2L

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh dành cho các Gấu sắp làm mẹ ( thật ra em kheo thằng cu nhà em với các cụ là chính ) :D

[video=youtube;1Rhe6KkqIDo]http://www.youtube.com/watch?v=1Rhe6KkqIDo&feature=youtu.be[/video]
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Kho

Xe điện
Biển số
OF-35421
Ngày cấp bằng
16/5/09
Số km
3,118
Động cơ
504,090 Mã lực
Nơi ở
Kho Bia
Cho F đi chơi xa k lên cho ăn nhiều.....kệ chúng......về nhà vỗ béo sau.....keke:P

mượn bài LÁT

Cún nhà em mới bị chân tay miệng, giờ cũng đã coi là ổn, đầu tiên đi khám bác sỹ thì bảo không cần phải uống thuốc gì, chỉ có thuốc bôi và cần nghỉ ngơi, vệ sinh sạch sẽ... Nhưng e vẫn hỏi mấy đồng chí bạn có con cũng mới bị thì uốn các loại thuốc sau, cũng thấy đỡ nhanh và giờ ok, các bác tham khảo trong trường hợp cần thiết nhá:

1. Glycerin borat 1%, bôi miệng 2 lầ/ngày trước ăn.
2. Xanh methylen chấm nốt lòng bàn tay, chân.
3. Mutil vitamol, ngày uống 2 lần.
4. Hydrite (uống theo hướng dẫn).
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Kho

Xe điện
Biển số
OF-35421
Ngày cấp bằng
16/5/09
Số km
3,118
Động cơ
504,090 Mã lực
Nơi ở
Kho Bia
Tình hình là em thấy dạo này nhà LPC chúng ta số lượng các F tăng vọt , các loại dịch bệnh cũng nhiều hơn , các F giờ cũng khó chiều hơn đòi hỏi cũng cao hơn , nhiều lúc làm cho các cụ/mợ lo lắng bối rối....Nhiều lúc cần thông tin mà không biết ở đâu

Vậy mọi người ai có thể chia sẻ từ việc "nhỏ như con thỏ" cho đến việc "to bằng trời" về kinh nghiệm và thông tin chăm sóc các F - phòng tránh dịch bệnh - nơi khám chữa bệnh dành cho F - Tư vấn mua bán , trao đổi đồ dùng cho F ...vv....vv....
mời bố sang đây cho tôi nhờ
http://www.webtretho.com/forum/f12/
 

Kent28022012

Xe máy
Biển số
OF-132999
Ngày cấp bằng
2/3/12
Số km
79
Động cơ
372,490 Mã lực
Nơi ở
Thường ở với Gấu !

laumam

Xe tăng
Biển số
OF-49551
Ngày cấp bằng
27/10/09
Số km
1,218
Động cơ
468,826 Mã lực
Giữ ấm để phòng bệnh cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh do cơ thể non yếu, khả năng ổn định thân nhiệt chưa tốt, sức đề kháng kém nên rất dễ nhiễm bệnh vào mùa đông, nhất là các bệnh về đường hô hấp, bệnh về da. Do đó cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ, làm sao đảm bảo cho trẻ đủ ấm nhưng vẫn phải vệ sinh da trẻ sạch sẽ, thoáng khí để tránh các bệnh về da như hăm da, viêm da,...


Ủ ấm cho trẻ sơ sinh theo phương pháp kangaroo.

Giữ đủ ấm cho trẻ

Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định nhưng ngay sau khi ra đời, trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ môi trường thấp hơn, nhất là vào mùa lạnh, trong khi khả năng ổn định thân nhiệt của trẻ còn kém. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được giữ ấm.

Ngay sau khi sinh, nên cho trẻ nằm cùng mẹ và cho bú càng sớm càng tốt. Cho bé bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm. Sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt và chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng.

Phòng trẻ nằm phải ấm, đủ ánh sáng thoáng khí, không có gió lùa. Cần mặc quần áo ấm cho trẻ, đội mũ vải mềm, che cả tai, mang tất tay và chân cho trẻ. Thường xuyên sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ, cho bú mẹ. Tiếp xúc da kề da cũng là cách để giữ trẻ không bị lạnh, đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ bị hạ thân nhiệt hay khi bạn cần cho trẻ ra ngoài trong khi trời trở lạnh.

Vệ sinh da sạch sẽ

Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa lạnh phải luôn đảm bảo cho trẻ đủ ấm để tránh mắc các bệnh đường hô hấp nhưng cũng cần phải thường xuyên vệ sinh da cho trẻ để tránh các bệnh về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng (vì thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng ở trẻ phát triển), nhiễm trùng rốn,... bằng cách tắm rửa, thay tã lót thường xuyên cho trẻ.

Da trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, không thoáng khí, quá trình trao đổi chất của da bị hạn chế sẽ rất dễ bị hăm da, viêm da, hoặc nhiễm trùng rốn nếu băng rốn quá kỹ sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn gây nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn. Trong những ngày trời lạnh cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để trẻ không bị nhiễm lạnh. Không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ, chỉ nên tắm cho bé khoảng 2 lần/tuần là đủ. Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm. Ngay sau khi tắm, cần lau sạch người bé, ủ ấm để bé không bị lạnh. Khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, nước ấm. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Tiếp đó tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy, sau đó lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục. Lau khô bé. Mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé.

Trẻ sơ sinh thường hay đi tiêu, tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm. Mỗi lần trẻ tiêu, tiểu phải thay ngay tã lót, rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm, lau khô và quấn tã, ủ ấm cho trẻ.
 

lamgico

Xe buýt
Biển số
OF-96306
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
658
Động cơ
406,350 Mã lực
Nơi ở
LPC
Hay đấy! rất cần thiết :D
 

Chivas07

Xe tăng
Biển số
OF-31073
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
1,054
Động cơ
490,420 Mã lực
Các Sói trẻ có vấn đề j cần tư vấn về việc chăm sóc F và (G luôn) cứ nêu ra, em sẽ tư vấn cho, thật tình luôn đấy.
 

king_enter3103

Xe hơi
Biển số
OF-38141
Ngày cấp bằng
13/6/09
Số km
183
Động cơ
472,730 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy - Hà Nội
Các Sói trẻ có vấn đề j cần tư vấn về việc chăm sóc F và (G luôn) cứ nêu ra, em sẽ tư vấn cho, thật tình luôn đấy.
em đang cần tư vấn có nên tiêm chủng cho thằng Kent bằng thuốc 7in1 ko? vì em thấy con bé Kitty nhà em tiêm rồi nhưng mọi người bảo ko cần thiết vì các loại vacsin trong chương trình cũng đã tương đối đầy đủ rồi.
 

Chivas07

Xe tăng
Biển số
OF-31073
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
1,054
Động cơ
490,420 Mã lực
em đang cần tư vấn có nên tiêm chủng cho thằng Kent bằng thuốc 7in1 ko? vì em thấy con bé Kitty nhà em tiêm rồi nhưng mọi người bảo ko cần thiết vì các loại vacsin trong chương trình cũng đã tương đối đầy đủ rồi.
Nên tiêm để hạn chế số lần tiêm cho bé, vì mỗi lần tiêm có thể gây cho bé sốt và bỏ bữa. Nhưng mà chỉ có loại 6 in 1 thôi chứ đã có 7 in 1 đâu nhỉ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Phượng_Hoàng

Xe tăng
Biển số
OF-15144
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
1,424
Động cơ
526,540 Mã lực
Nơi ở
Phố hót nhất hà lội (-_-)
em đang cần tư vấn có nên tiêm chủng cho thằng Kent bằng thuốc 7in1 ko? vì em thấy con bé Kitty nhà em tiêm rồi nhưng mọi người bảo ko cần thiết vì các loại vacsin trong chương trình cũng đã tương đối đầy đủ rồi.
Hum nào đi hú em ná.. Cho hana đi tiêm luôn ;);)
 

king_enter3103

Xe hơi
Biển số
OF-38141
Ngày cấp bằng
13/6/09
Số km
183
Động cơ
472,730 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy - Hà Nội
thằng cu Kent nhà cháu nó cứ bị gỉ mắt suốt mấy hôm nay thì có vấn đề gì ko nhỉ ? đã nhỏ 2 loại thuốc bác sỹ kê mà ko đỡ
 

Phượng_Hoàng

Xe tăng
Biển số
OF-15144
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
1,424
Động cơ
526,540 Mã lực
Nơi ở
Phố hót nhất hà lội (-_-)
thằng cu Kent nhà cháu nó cứ bị gỉ mắt suốt mấy hôm nay thì có vấn đề gì ko nhỉ ? đã nhỏ 2 loại thuốc bác sỹ kê mà ko đỡ
Kent nhà anh bị đau mắt từ hum mới đẻ, trang nhà em bảo thế, mua thuốc đau mắt nhỏ đi,không nó nặng phải đi thông tuyến lệ ;)
 

bvhadelpiero

Xe lăn
Biển số
OF-51080
Ngày cấp bằng
17/11/09
Số km
12,770
Động cơ
581,517 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
LPC's Canton chief VILLA!!!

Chivas07

Xe tăng
Biển số
OF-31073
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
1,054
Động cơ
490,420 Mã lực
thằng cu Kent nhà cháu nó cứ bị gỉ mắt suốt mấy hôm nay thì có vấn đề gì ko nhỉ ? đã nhỏ 2 loại thuốc bác sỹ kê mà ko đỡ
Không sao đâu, em chịu khó nhỏ thuốc như bs kê đơn đi, cháu chị lúc mới sinh cũng bị thế, gần 10 ngày mới hết.
 

Chivas07

Xe tăng
Biển số
OF-31073
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
1,054
Động cơ
490,420 Mã lực
nếu mà đi tiêm ra chỗ nguyễn chí thanh ý, chỗ viện phòng dịch bệnh jjj ấy, vịt toàn tiêm ở đấy và nhìu n cũng tiêm ở đấy, tốt lắm
Đấy là trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Chỗ đấy thì hơi đông, nhưng tiêm yên tâm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top