Updated... bệnh xá LPC's F
Phòng tránh "bệnh máy điều hòa" cho bé yêu
Máy điều hòa nhiệt độ giúp xua tan cái nóng mùa hè nhanh chóng nhưng sử dụng không đúng cách sẽ khiến cho bé yêu mắc phải các bệnh như ngạt mũi, ho, sốt... gọi chung là “bệnh máy điều hòa”.
Để phòng tránh bệnh cho bé, hãy lưu ý:
1. Thời gian sử dụng
Nhiệt độ trong phòng nên giới hạn khoảng 27 độ C, chênh lệch với bên ngoài từ 3-5 độ là tốt nhất. Ngay cả khi thời tiết rất nóng, bạn cũng không nên mở máy điều hòa cả ngày, càng không được để luồng gió lạnh từ máy thổi thẳng trực tiếp vào người bé. Trước khi ra khỏi phòng 30 phút, nên tắt máy điều hòa , mở cửa phòng cho không khí được lưu thông và để cơ thể bé thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Nửa tiếng trước khi bé đi ra ngoài trở về, hãy bật máy điều hòa ở nhiệt độ thấp một chút để làm mát phòng nhanh chóng. Khi bé chuẩn bị vào phòng, hãy điều chỉnh nhiệt độ lên 27-28 độ C. Như vậy, sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng không lớn, bé sẽ không bị lạnh.
Chú ý trước khi vào phòng, bạn nên lau khô mồ hôi trên người bé.
2. Cho bé uống thêm nhiều nước ấm
Nếu không khí quá khô, có thể dùng máy làm ẩm hoặc để trong phòng một chậu nước. Khi ngủ, hãy đắp cho bé một tấm chăn mỏng, đặc biệt chú ý che kín vùng bụng.
3. Vệ sinh máy định kỳ
Trong thời gian sử dụng, nên dùng nước sạch rửa tấm lưới lọc của máy, tốt nhất mỗi tuần rửa một lần. Nếu để lâu sẽ bám rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc… và sẽ quay trở lại tấn công sức khỏe của mọi người, đặc biệt là bé yêu.
Mười bài thuốc chữa bệnh cho F rất hay
1. Cỏ mực, rau ngót chữa tưa lưỡi cho bé.
Lá rau ngót, cỏ mực rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng, sau đó vẩy ráo giã nát, cho chút xíu nước sôi để nguội và ít muối, chấm gạc rồi rơ lưỡi cho bé, làm mấy lần thì lưỡi bé sẽ sạch hết tưa ngay.
2. Quả quất, lá hẹ chữa ho rất hiệu nghiệm.
Khi thấy bé chớm ho húng hắng (dù là ho khan hay ho có đờm) các mẹ lấy quả quất (tắc) hoặc nhúm lá hẹ rửa sạch chưng với đường phèn hoặc mật ong cho bé ăn hàng ngày sẽ rất tốt.
3. Lá diếp cá giã nát, lấy nước uống hạ sốt nóng cho bé.
Nếu bé sốt cao thì vừa cho bé uống nước diếp cá, vừa lấy bã đó đắp lên trán cho bé cũng nhanh hạ sốt lắm đấy các mẹ à.
4. Lá mướp, lá chìa vôi, cây cam thảo trị giời leo.
Trẻ con thi thoảng bị giời leo nhìn rất thương vì vết bỏng rộp rát làm cho bé khó chịu và quấy lắm. Cách đơn giản bạn lấy hoặc lá mướp hoặc lá chìa vôi, cam thảo giã nát đắp lên vết giời leo thì sẽ giảm được vết rát và nhanh khô vết rộp.
5. Lá nhót, cây cỏ sữa chữa kiết lỵ.
Lá nhót hoặc cây cỏ sữa, sửa rạch, sao vàng, hạ thổ rồi sắc cho bé uống ngày 3 - 4 lần, mỗi lần 1 chén con chữa kiết lỵ rất hiệu nghiệm
6. Hạt bí đỏ tẩy giun (giun đũa, giun kim) sán cho bé.
Hạt bí đỏ nấu hoặc rang cho bé ăn mỗi lần 40 - 60g, ăn vào lúc sáng sớm khi đói bụng.
7. Hoa cúc chữa viêm quanh răng.
Hái một nắm hoa cúc tươi giã nát, vắt lấy nước uống mỗi ngày 2 - 3 lần.
8. Vừng đen chữa chốc đầu cho bé.
Vừng đen sống xay thành cao đắp vào chỗ đau. Ngoài ra, vừng đen còn giúp trẻ biếng ăn. Rang 30 g rang vàng rồi giã bột trộn cơm cho trẻ ăn.
9. Khoai lang chữa mụn nhọt.
Củ khoai lang 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn, bọc vào vải để đắp.
10. Rau cần chữa ho gà.
Rau cần 500 g rửa sạch, vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối, hấp cách thủy, chia 2 phần uống vào sáng sớm và tối, liên tục trong nhiều ngày.
Nhà cháu giờ đã qua giai đoạn đó rồi. Nhớ trước đây, nó cứ thò lò mũi là y như răng, 3 ngày sau là ho, ngày tiếp theo là sốt.
Rồi đọc báo chí, TV, cũng rút được kinh nghiệm rằng, do thời tiết, trước tiên là bị viêm mũi (nước mũi chảy ra)
Nếu không trị được viêm mũi, nước mũi sẽ chảy xuống họng rồi sẽ viêm luôn cả họng
Nếu viêm họng mà không để ý, nó sẽ tiến sâu hơn xuống viêm phế quản, viêm phổi. Lúc này rât nguy hiểm, các F có thể bị khó thở, suy hô hấp...
Kinh nghiệm của G nhà cháu là thấy nước mũi thì liên tục rửa mũi cho F bằng nước muối (mua ở hiệu một cái lọ xịt nước muối, mua thêm 1 chai nước muối 500ml để khi cái lọ xịt kia hết, đổ chai này vào cho đỡ sót tiền). Rửa thường xuyên, nhớ lúc nào rửa lúc ấy 1-2 tiếng/lần. Xịt xong, nếu F không tự xì ra được, phải thò mồm vào hút hết mũi trong đó ra. (mới đầu nhà cháu kinh, nhưng sau thanh quen, thấy nước mũi F cũng mằn mặn như nước phở
)
Chiêu này F nhà cháu hay làm, nhưng cũng không phải lúc nào cũng hiệu quả, vì không ở nhà thường xuyên với F và nhiều khi quên, cả buổi sáng mới làm được 1 lần thì không ăn thua.
Kinh nghiệm thứ hai là làm sao cho F ăn được mật ong. Uống mật ong chữa được viêm họng (kể cả người lớn), nhưng dùng mật ong không thể dùng như kháng sinh, tức ngày dùng 2-3 lần mà phải dùng liên tục, mỗi giờ cho uống 1 lần. Tóm lại là nhớ lúc nào cho uống lúc đấy.
Chiêu này nếu áp dụng ngay từ khi nó chớm viêm thì hiệu quả
Các biện pháp trên, phải áp dụng ngay từ khi có triệu trứng như hơi ho, chảy nước mũi. Chứ khi sốt rồi thì chỉ có cách đưa đến BS thôi.
Vài điều chia sẽ với các cụ, các mợ. Chúc con các cụ, mợ luôn khỏe để khỏi phải lo nghĩ.