Mùa hè đến rồi, em tổng hợp bệnh điều hòa gửi các cụ....
Xe em đi 40km thì hết lạnh, quạt thổi chậm lại, lạnh ít lắm... lại còn rỏ nước bên phụ....
Sau một hồi lọ mọ có cụ tư vấn là bị đóng đá, tìm đóng đá quả thật nhiều nguyên nhân. có cụ khuyên lắp thêm rơ le nhiệt để nó tự ngắt, nhưng lợi bất cập hại vì chưa đủ lạnh cả xe mà nó ngắt thì cũng khó chịu lắm..... với cả đóng đá khắc phục khá nhiều.
Vậy em tổng hợp copy và chút kinh nghiệm của em cho thấy, điều hòa của em có 2 bệnh.
1. Bơm ga thợ không làm thao tác "hút chân không" trong vòng 40 phút.
2. Không thay phin lọc ga, điều này quan trọng, dẫn tới đóng đá trong vòng 40km. khiến dễ nhầm lẫn với bệnh khác.
Em tổng hợp ra đây kính các cụ bắt bệnh cho chính mình.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA Ô TÔ CỦA BẠN....
Một vài điều chú ý để bảo vệ điều hòa của xe ô tô:
1) "Bổ sung thêm gas" một thói quen tai hại giết điều hòa của xe
Hệ thống lạnh ô tô là một hệ thống khép kín, bộ phận quan trọng và đắt tiền nhất là cái "lốc" tức là cái bơm nén gas được kéo bằng dây cua roa của máy. Cũng như mọi bộ phận cơ khí khác, nó cần được bôi trơn để chống mài mòn, chất bôi trơn hiện nay không ngoài "dầu nhớt" ngoài tác dụng để bôi trơn thì nó còn làm kín cơ phận bơm khiến cho áp suất bơm được cao hơn, hiệu quả hơn. Dầu nhớt chạy trong hệ thống lạnh cần chịu được nhiệt độ thấp, người ta làm ra một loại dầu gọi là "dầu lạnh", cụ thể thành phần nó là gì thì cháu không biết và cũng không cần thiết trong bài này
Để tiếp xúc được với cơ phận bơm thì dầu lạnh được trộn lẫn với gas, với điều hòa nhà thì dầu được trộn sẵn với gas (?!?!?) còn điều hòa xe ô tô dùng loại "gas 134" không có dầu trộn sẵn, vì sao có điều khác nhau này cháu cũng không biết đâu, cụ nào biết thì nói hộ. Dầu lạnh đựng trong lon như dầu nhớt thường, không có bình nén áp suất cao như gas thành ra chỉ có thể cho dầu lạnh vào trong hệ thống ngay từ đầu tiên, lúc ráp đường ống vào lốc lạnh, gas thì sau khi ráp kín đường ống sẽ bơm vào qua van như là bơm lốp xe . Vì lý do như đã nói, với một hệ thống lạnh đang hoạt động bình thường thì chỉ có thể bổ sung thêm gas, không thể bổ sung dầu lạnh. Nhưng khi bị mất gas thì cũng mất cả dầu lạnh nữa, trong khi lốc lạnh chạy thì gas và dầu lạnh trộn tơi lẫn với nhau như sinh tố, nếu có bị dò đường ống chỗ nào thì gas cùng dầu lạnh đều bị phun ra như nhau
Quay lại tiêu đề là thói quen "Bổ sung gas", rất rất nhiều người cứ thấy xe kém lạnh là đi kiểm tra, thợ thấy áp suất gas không đủ là bơm thêm gas mà không cần biết là xe này đã bơm gas thêm bao nhiều lần rồi. Phổ thông đến mức có cả một mục giá cho công đoạn "bơm thêm gas" riêng cái thao tác cắm đầu ống gas vào để bơm, nghe "xoẹt" một tiếng, gas xả ra ngoài cũng đem theo dăm vài cc dầu lạnh mỗi lần. Đến đây thì các bác có thể hình dung rằng sau nhiều lần "bổ sung gas" thì trong hệ thống sẽ hết dầu lạnh, lốc không được bôi trơn thì hỏng là đương nhiên, lốc điều hòa cũng chạy ác liệt không kém gì động cơ, vậy mà không được bôi trơn thì không hỏng mới lạ
Trong một tháng qua có 03 máy điều hòa của 03 bác OF đều là xe đẹp bị hỏng về việc này, khi xả hệ thống ra lốc khô cong, chỉ có gas phun ra mà tí váng dầu cũng không có, đều là xe đắt tiền nên thấy rất xót ruột mà phải viết bài cảnh báo các bác
- Bác Phương 9236 với lốc xe Pajero loại 2 dàn lạnh, thay hết mấy củ
- Bác Trung Trọc với VW con bọ, lốc phải đặt từ VW thượng hải mất hơn một tuần, đi toi hơn 10 củ
- Bác Nha Sỹ với xe Celica đời mới hai cửa, lốc còn dùng tạm nhưng lạnh không sâu nữa, trước sau cũng phải thay
Túm lại: chỉ nên bổ sung gas một hai lần với lượng nhỏ, nếu vẫn thiếu gas thì phải kiểm tra lại hệ thống, thử áp lực tìm chỗ dò mà khắc phục, không nên cứ bổ sung gas
2) Hút chân không, không làm cẩn thận là toi cơm
Cái này các bác không tự làm được, nhưng nếu biết một chút thì khi đi làm xe nói chuyện, thợ họ biết là bác hiểu thì họ không dám làm ẩu (tất nhiên làm k lạnh họ phải làm lại nhưng mất việc): Mỗi khi xả hệ thống gas để vệ sinh, thay phin lọc gas hay xử lý bị hở . . . trước khi nạp lại gas phai có một công đoạn "hút chân không" mục đích hút hết sạch hơi nước trong hệ thống, phải làm rất kỹ vì nếu sót lại hơi nước thì khi khi hệ thống chạy lạnh, hơi nước đó sẽ bị đông đá ở nhiều vị trí làm tắc gas, ví dụ như ở van tiết lưu. Đó là nguyên nhân gây ra cái bênh như mà làm, mới chạy thì lạnh, chạy lâu lâu thì không lạnh nữa, để chán chê lại lạnh (triệu chứng này giống bệnh đóng đá dàn lạnh do hỏng rơ le ngắt lạnh, nhưng nguyên nhân thì khác). Một cái xe 5 chỗ loại 1 dàn lạnh cũng cần hút chân không cỡ 40 phút, nhưng lắm gara đông quá họ làm có 10 phút cái này làm ẩu thì cũng không hẳn là không lạnh, vì có phin lọc gas nó sẽ hút nốt chỗ ẩm đó, nhưng sẽ làm cho phin lọc gas nhanh đầy, và xe không được lạnh lâu (đoạn tiếp viết về phin lọc gas) cho nên cái này làm ẩu nhiều khi không có nghề không biết, nhưng xe sẽ nhanh bị mất lạnh hơn là làm cẩn thận
3) Phin lọc gas
Nối tiếp chủ đề hơi nước trong hệ thống lạnh: vì có hút cẩn thận đến đâu cũng không đảm bảo được 100% remove được hơi nước như đoạn trên đã nói về tác hại của nó, nhà sản xuất làm ra cái "phin lọc gas" nó chả cao siêu gì mấy, nó là hạt như hạt chống ẩm, gas phải lưu thông liên tục qua cái này và water bị giữ lại (và lọc các mạt bẩn sinh ra do lốc chạy, cặn bám ở thành vách ống . .. ). Cái phin lọc này phải khô tuyệt đối, khi còn mới nó được nút chặt, tháo nút bảo quản ra là lập tức lắp vào hệt thống không để nó tiếp xúc hút ẩm từ không khí.
Vì một lý do nào đó phải xả hệ thống gas ra nạp lại, thì dù vừa thay phin lọc hôm trước cũng phải thay phin lọc gas mới khi lắp lại, vì cái cũ đã bị tháo ra là nó hút ẩm vào rồi không dùng được nữa, phải như thế mới đảm bảo được chât lượng lạnh sun Trym của điều hòa (việc này có bác Xe Bò Đuổi đi Vitara ở hội Ộp Rốt biết em đã làm thế nào với xe của bác ấy)
Có một kinh nghiệm: trong bóc này có bài của bác Fiat 1.6 đi đại tu điều hòa ở một cơ sở ABC rất nổi tiếng ở Trần Khát Chân, xả sạch, thay gas, thay dầu . . .. nhưng lại không thay phin lọc (thợ bảo: không cần ) hậu quả là tháng 10/2009 đại tu điều hòa, lúc đó trời lạnh, đến tháng 4/2010 sang em kiểm tra thì điều hòa không lạnh, dù gas không thiếu !!!!! tất cả tội lỗi ở phin lọc cũ không còn hút được ẩm nữa, khi chạy hơi nước đông làm tắc van tiết lưu
Cái này các bác nên biết, một cái phin lọc xe thường có giá dưới 300K, không nên tiết kiệm mà có tiết kiệm cũng không được. Đừng quá đặt lòng tin vào "kinh nghiệm của thợ" - vì chủ nhiều không bao quát hết được, thợ mà học truyền tay lắm cái họ làm mà chả hiểu vì sao lại làm thế đâu. Cơ sở điện lanh nói trên nổi tiếng lẫy lừng Hà Nội mà còn phạm sai lầm kỹ thuật cơ bản như thế thì những chỗ khác cũng có thể xảy ra, mình biết chút thì tốt hơn.
Em sưu tầm của cụ khác, mong cụ nào là tác giả bỏ quá cho...