Chi hội [Lưu trữ] Độ xe #4

Trạng thái
Thớt đang đóng

laodatma

Xe điện
Biển số
OF-20883
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
4,000
Động cơ
538,800 Mã lực
Có lẽ đây là giải thích dễ hiểu nhất nè http://www.hdvietnam.com/diendan/31-hd-cho-nguoi-moi-bat-dau/20234-nhac-lossless-la-gi.html#post195782
Lossless là gì?
Bài viết sẽ diễn giải các thuật ngữ về âm thanh cũng như về các kĩ thuật nén âm thanh như lossless (nén giữ nguyên chất lượng như APE, FLAC...) hay lossy (nén mất dữ liệu như MP3, WMA)
1. Âm Thanh số là gì ?
2. Lossy compression (nén mất dữ liệu)
3. Lossless Compression (Nén không mất dữ liệu)
4. Hoạt động của việc ghi CD nhạc
5. Hoạt động của việc nén CD nhạctổng hợp
1. Âm Thanh số là gì ?
- Âm thanh được ghi trên đĩa CD và định dạng file âm thanh WAV được sử dụng chuẩn định dạng pulse-code modulation (PCM) (tạm dịch là điều biến nhịp, nghĩa là trong analog ta thấy 1 tần số sine diễn tả âm thanh, nhưng trong kĩ thuật số ta không thể có sóng sine mà người ta sử dụng những "nhịp đập" cao thấp khác nhau 1 cách liên tục để diễn tả cần đúng nhất hình dạng sóng sine). Đây là những tín hiệu âm thanh gốc và hoàn toàn không được nén.
- Theo chuẩn PCM, mỗi giây âm thanh được lấy mẫu với tần số lấy mẫu 44.1KHz (44100 lần trong 1 giây); mỗi mẫu được diễn tả bởi 16 bit dữ liệu. Có nghĩa là trong 1 phút nhạc/âm thanh ta có:
44100 đợt lấy mẫu X 2 kênh trái phải X 2 bytes (16 bit = 2 bytes) X 60 giây =10.584.000 bytes = 10.1 Mb
- Như ta đã biết, 1 CD thường có dung lượng là 750Mb, hoặc lưu được 74 phút nhạc, vì thế nếu bạn nhân con số 10Mb của mỗi phút nhạc cho 74 bạn sẽ thấy rõ tại sao CD nó lại như vậy
=>Như vậy tóm lại, 1 giây của âm thanh gốc sẽ có bitrate là 1411kbps
...

2.Lossy compression (nén mất dữ liệu)
- Với sự phát triển của PC và internet, nhu cầu chia sẻ thông tin và nhạc càng ngày càng được đòi hỏi cao. Nhưng người ta không thể nào gửi cả album nhạc đến 700Mb qua internet với tốc độ èo uột. Do đó các nhóm nghiên cứu, các tổ chức, và nhiều công ty khác nhau đã cố gắng tìm ra những định dạng âm thanh mới sử dụng những thuật toán riêng để nhằm giảm bớt dung lượng dữ liệu cần đề diễn tả âm thanh gốc cùng lúc đó cố gắng giữ cho âm thanh gần với âm thanh gốc nhất.
- Có rất nhiều định dạng khác nhau đã ra đời như mp3, wma, aac, ogg, mpc, atrac, .... Chúng hoạt động gần giống nhau nhưng mỗi định dạng có 1 thuật toán khác nhau để xác định xem giữ lại mẫu âm thanh nào, bỏ mẫu âm thanh nào, hoặc điều chỉnh mẫu âm thanh thế nào.

- Thế thì tại sao lại có thể bỏ, hoặc giữ? Vì theo lí thuyết tai con người sẽ rất khó nhận ra sự hiện diện của 1 tần số âm thanh nhất định nào đó (có thể là quá 20Khz). Việc bỏ đi 1 phần dữ liệu âm thanh này giúp cho các định dạng âm thanh mất dự liệu như Mp3 có thể giảm dữ liệu cần thiết để diễn tả 1 lần lấy mẫu (sẽ ít hơn rất nhiều so với 16bit cho 44100 lần 1 giây như của âm thanh gốc).

- Ngoài ra các định dạng âm thanh này còn tạo ra những âm thanh giả nhằm đắp vào những phần nó đã loại bỏ, điều này là thực sự không thể chấp nhận được, nó tạo ra những âm thanh ta hay gọi là "éo éo" hoặc vang hoặc méo hẳn so với âm chuẩn, đ/v những file được nén với bitrate càng thấp thì hiện tượng này xảy ra càng nhiều (ví dụ điển hình nhất: bạn hãy nghe thử 1 đoạn khán giả vỗ tay của 1 file mp3 và 1 track trong CD gốc hoặc 1 file nén không mất dữ liệu (lossless) sẽ ngay lập tức nhận ra. Vì sao tiếng vỗ tay lại gây ra nhiều vấn đề như vậy ? Bởi vì tiếng vỗ tay là 1 âm thanh hỗn hợp ngẫu nhiên, nếu trong âm thanh chuẩn gốc nó sẽ được diễn ta đầy đủ, thế nhưng với âm thanh nén, định dạng nén buộc phải "ép" bitrate của mình vào khoảng cho phép do đó nó tạo ra những âm thanh vỗ tay đều đều nhau rất ít sự khác biệt hoặc bị hiệu ứng vang).

- Chúng ta thường thấy rằng MP3 hay được nén với bitrate là 128, hoặc 192, hoặc 320 kilobit 1 giây (kbps) . Bạn có thể nhận thấy rằng nó chỉ bằng 1/10 so với biterate của WAV (1411kbps). Đó là lí do tại sao 1 phút nhạc MP3 128kbps chỉ tốn khoảng 1Mb.

- Đúng là trong 1 số trường hợp nhất định, hoặc 1 dạng âm thanh/nhạc nào đó, sẽ rất khó phân biệt sự khác nhau giữa âm thanh gốc và MP3. Bên cạnh đó các thuật toán nén của các định nhạc mất dữ liệu đã được cải thiện rất nhiều. Thế nhưng không có gì hoàn hảo, và chắc chắn cái gì đã mất đi thì sẽ làm cho nó hỏng đi. Đặc biệt là âm thanh. Đối với những album nhạc như vocal, nhạc cụ, hay đặc biệt là cổ điển thì đây là 1 tai họa, vì với những album nhạc này, thường những nhạc cụ được sử dụng hoặc giọng hát có tần số âm thanh rất cao hay rất trầm do đó rất nhiều dự liệu đã bị loại bỏ hoặc điều chỉnh khác đi so với thực tế.

- MP3, âm thanh nén, nhiều người cho rằng chỉ thích hợp với nhạc pop hoặc các dạng nhạc bình thường khác.

3. Lossless Compression (Nén không mất dữ liệu)
- Trong công việc hàng ngày với máy tính, hẳn không ít lần bạn đã nén 1 file tài liệu gửi cho đồng nghiệp. Có thể bạn đã sử dụng Zip hoặc Rar làm định dạng nén.
File tài liệu được bạn nén sau khi qua Zip hoặc Rar sẽ trở nên nhỏ hơn rất nhiều nhưng khi người nhận nhận được file, họ sẽ giải nén và có được file tài liệu gốc mà bạn đã tạo. Vậy Zip và Rar đã làm gì ? Nói đơn giản, đó là những thuật toán nhằm tìm ra những quy luật lặp của dữ liệu từ đó tìm 1 cách hiển thị khác tối ưu hơn, tốn ít dữ liệu hơn. (ví dụ ta có chuỗi: aaaaa bbbbbbb aaa 11111 , bạn thấy rằng cách diễn giải tốt hơn nhiều mà tốn ít chữ hơn là ax5 bx7 ax3 1x5). Đấy là 1 ví dụ rất đơn giản để bạn hiểu, còn thì nó phức tạp hơn rất nhiều .
=>Như vậy khi người nhận nhận file và giải nén, Zip và Rar đóng nhiệm vụ sử dụng những chuỗi dữ liệu nén đấy tập hợp và tạo lại file gốc ban đầu.

- Đó cũng là mục đích của định dạng âm thanh nén không mất dữ liệu (lossess). Với cấu trúc trên của zip hoặc rar thì bạn có thể thấy rõ rằng đối với lossless audio, nó lấy đầu vào là âm thanh gốc của CD, cố gắng tìm ra những quy luật âm thanh và nén nó lại. Việc nén lại này là không cao vì dữ liệu âm thanh rất đa dạng và sử dụng nhiều dữ liệu. Hiện tại mức độ nén cao nhất có thể của kĩ thuật nén không mất dữ liệu là bằng khoảng 1/3 dung lượng gốc của âm thanh gốc. Do đó mỗi album lossless sẽ có dung lượng khoảng 200 đến 300 Mb.

- Khi giải nén hoặc khi nghe lossless điều chắc chắn ta đạt được đó chính là tín hiệu gốc của âm thanh CD (44.1Khz, 16bit, 1411Kbps) . Điều này là cứu nhân cho mọi người yêu âm nhạc luôn đòi hỏi âm thanh trung thực nhưng không có điều kiện có CD gốc hoặc muốn sử dụng máy tính làm nơi lưu trữ albums.

4. Hoạt động của việc ghi CD nhạc:
- Như đã đề cập, định dạng âm thanh của CD là PCM 1411kbps. Và đầu vào của nó cũng phải ở định dạng PCM 1411kbps. Do đó khi ta ghi 1 CD nhạc việc đầu tiên của 1 trình ghi đĩa là nó phải convert (chuyển) bất kì định dạng cho vào ra WAV, bất kể nó là mp3 hay ape, lossy hay lossless. Đó là lí do vì sao mà ngoài mp3 thường được hỗ trợ sẵn, đối với các định dạng âm thanh khác ta phải cần plugin cho trình ghi đĩa mới có thể ghi được.

- Như thế bất kì định dạng nhập vào là gì trước khi ghi ra đĩa ta sẽ có 1 dữ liệu âm thanh định dạng WAV, mà WAV thì luôn là PCM 1411kbps. Cho nên dù dữ liệu vào "xấu" hay "đẹp" nó cũng sẽ được cho mặc 1 cái áo 1411kKbps để ghi ra CD. Tại sao cùng 1 album, ta có 2 định dạng mp3 và ape , mp3 chỉ 50Mb, ape đến 200Mb mà ghi ra đĩa vẫn đầy, vẫn cùng ngần đấy phút nhạc ? Đã có câu trả lời tại sao.

5. Hoạt động của việc nén CD nhạc:
- Như vậy sau khi ghi ra CD 1 rổ dữ liệu "xấu" đấy, nếu bạn sử dụng nó để đọc trong máy sẽ vẫn thấy rằng bitrate của nó là 1411kbps . Tiếp theo nếu bạn sữ dụng software để rip CD này và xác định bitrate là 320 hay cao hơn đi nữa thì nó sẽ vẫn thực hiện công việc nén 1411kbps dữ liệu "xấu" đấy trở thành 320. Nhưng cũng phải nói thêm rằng dù nén 320kbps nhưng đữ liệu "xấu" của bạn sẽ càng trở nến xấu hơn vì chính trong lúc nén ở 320kbps, nó sẽ tiếp tục bị mất tiếp dữ liệu . Đã xấu lại càng xấu. Vậy theo lí thuyết, để giữ nguyên độ "xấu" gốc bạn chỉ có cách nén ở định dạng lossless không mất dữ liệu ... vốn đã "xấu".

- Phần lớn, hay ko muốn nói là tất cả những đĩa nhạc copy (cả nhạc Việt lẫn nhạc ngoại) mà ta thấy ngoài tiệm đều là ghi ra đĩa với nguồn là MP3 trong máy tính. Bạn có rip với bất kì định dạng nào thì chất lượng vẫn là hàng phế phẩm, không nói gì chất lượng CD, mà chất lượng âm thanh không thể nào bằng đĩa gốc.

- Vậy với lossless nó sẽ thế nào ? Cũng vẫn thế, nhưng khi APE được trình ghi đĩa giải nén ra WAV ta sẽ có lại dữ liệu đẹp ban đầu ở 1411kbps, tạo ra 1 đĩa CD chuẩn ở 1411kbps, rồi ta lại rip lossless, rồi lại ghi ra. Cho dù bao nhiêu lần đi nữa thì dữ liệu vẫn (có thể) được giữ nguyên. Tôi nói có thể là vì nó còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng CD, chất lượng đầu đọc, hai thứ đấy có đảm bảo được cho sự an toàn, hoàn chỉnh của dữ liệu khi ghi và đọc hay không. Vì thế mà người ta luôn nói là với CD thì phải là Phono (Mitsubishi Chemical Corp), ổ đĩa thì phải là Plextor, hơn nữa khi ghi hay đọc phải vừa phải (1x->8x) để giảm thiểu tối đa số lỗi đọc ghi.

- Công nghệ ghi đĩa và loại đĩa được sử dụng là rất quan trọng do đó đĩa hiệu mới đắt như vậy. Ngoài ra còn có đủ loại đĩa dành cho dân audiophile như đĩa vàng, đĩa thủy tinh. Công nghệ thì có XRCD, DCC, Chesky, MFSL ,... rất rất nhiều. Sự khác nhau của họ là cách thức xử lý tín hiệu gốc đạt đến độ hoàn chỉnh, sau đó sử dụng công nghệ máy móc được phát triển riêng để ghi lên đĩa đặc hiệu, máy ghi đĩa luôn đảm bảo rằng không có lỗi xảy ra, dữ liệu không bị nhiễu, và khi ghi lên bề mặt đĩa đạt được hiệu quả tối ưu.
(sưu tầm)​
Đó là CD còn có nhưng loại HDCD, SACD thì âm thanh ghi vào theo chuẩn studio (192KHz/24bit) thì bitrate nó còn cao hơn 10Mb nhiều. Những loại hàng khủng đó thì cần có hệ thống DAC hịn đưa ra amp & loa tốt thì mới cảm nhận hết được độ "chi tiết" của âm thanh. Nhưng phân đấu đến mức đó mệt lắm. Tạm thời cứ xuất chuẩn 44,1Khz/16bit vào HU là phê lắm roài =))
thía cụ giải thích cho em nó là giề phát với ~X( em cũng đang hóng vụ này
 

ca_ce

Xe tăng
Biển số
OF-99543
Ngày cấp bằng
10/6/11
Số km
1,340
Động cơ
411,600 Mã lực
tại em đang cần phiu là cắm cáp vào mít IP4s để phát m4a chủn táo hay hơn hay là cắm Jack 3.5mm ở mít miniPC phát nót nít thì nghe hay hơn ựa; tại thấy mấy ông tai trâu chơi nhạc bẩu xuất âm hay phải dùng cóc xê a hoặc óp ti cô thì mới phê mà :(...

em ủng hộ việc cụ pê đê mang usb 16G cắm vào tai em đới :P đang thiếu, hí hí
na xinh không biết rồi, nót hay nít đâu có quan trọng Pi bây giờ các cụ ý tích hợp làm thành cái AP wifi3G trên xe rồi hơn nữa các cụ chơi PI để tận dụng cái màn DVD xem film mờ, audio chắc gì còn là ưu tiên số 1 đâu mờ
 
Chỉnh sửa cuối:

Quạt

Xe điện
Biển số
OF-1427
Ngày cấp bằng
21/8/06
Số km
2,052
Động cơ
594,080 Mã lực
Tuổi
51
Nếu HU zin thì nghe qua AUX, còn Sony thì cắm dây USB luôn. Em nghe thiên hạ đồn là nghe bằng chân Iphone thì hay hơn mờ :D, với lại điều chỉnh tất trên Sony luôn.
Chán Thần Bêck quá đê :)) không nghe bằng chân Iphone thì nghe bằng gì đơi :D . Tiện thể cụ nào mua cái dây này em bán rẻ 200k cho nhé :D

 

Beck

Xe điện
Biển số
OF-32467
Ngày cấp bằng
27/3/09
Số km
3,707
Động cơ
515,610 Mã lực
Nơi ở
Nhân Hòa - Nhân Chính
Em thấy mấy ông chơi âm thanh giờ quay về CD gốc chuẩn hết, chứ kô có nén với nít gì cả :D
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,411
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Em thề là test mù thì hệ thống trên xe của các cụ sẽ không phân biệt được lossless với mp3 chất lượng cao đâu :)
 

Quạt

Xe điện
Biển số
OF-1427
Ngày cấp bằng
21/8/06
Số km
2,052
Động cơ
594,080 Mã lực
Tuổi
51

Quạt

Xe điện
Biển số
OF-1427
Ngày cấp bằng
21/8/06
Số km
2,052
Động cơ
594,080 Mã lực
Tuổi
51
Em thấy mấy ông chơi âm thanh giờ quay về CD gốc chuẩn hết, chứ kô có nén với nít gì cả :D
Beck chơi loại này ấy hả :( 35 đồng cắp nách từ đức về đấy. 2 em này mua mựa đc Pi rồi :)) còn cd bây giờ nghe còn tởm hơn mp3 128 :D

 

Beck

Xe điện
Biển số
OF-32467
Ngày cấp bằng
27/3/09
Số km
3,707
Động cơ
515,610 Mã lực
Nơi ở
Nhân Hòa - Nhân Chính
Beck chơi loại này ấy hả :( 35 đồng cắp nách từ đức về đấy. 2 em này mua mựa đc Pi rồi :)) còn cd bây giờ nghe còn tởm hơn mp3 128 :D

Em cóa chơi, có biết mô, nghe tây đồn thôi. CÒn em giờ thỏa mãn rồi, kô cần chế cháo thêm thắt gì nữa cả :D, mệt lắm rồi :))
 

Quạt

Xe điện
Biển số
OF-1427
Ngày cấp bằng
21/8/06
Số km
2,052
Động cơ
594,080 Mã lực
Tuổi
51
Hôm nào hội nhà mình tổ chức test mù đi :), cứ lấy 1 xe nào đó trong hội mà hệ thống âm thanh ngon nhất, em chịu trách nhiệm đĩa, lossless và MP3
Xe Beck đi cụ. Xe cụ ấy đang lên đỉnh đới. Chủ nhật này đi.
 

ngocanhpdc

Xe tăng
Biển số
OF-84844
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
1,404
Động cơ
424,210 Mã lực
Em thấy mấy ông chơi âm thanh giờ quay về CD gốc chuẩn hết, chứ kô có nén với nít gì cả :D
Beck chơi loại này ấy hả :( 35 đồng cắp nách từ đức về đấy. 2 em này mua mựa đc Pi rồi :)) còn cd bây giờ nghe còn tởm hơn mp3 128 :D
Em nghĩ là cụ Beck chuẩn, vì em có 02 ông anh ở cơ quan trong hội audio HN, các anh ấy không nghe lossless bao giờ mà toàn nghe đĩa zin (khoảng 300 - 400k/1 đĩa) hoặc chia sẻ các file image của đĩa zin về chép lại thành đĩa để nghe.
Theo em biết thì bản thân nhạc lossless cũng là nén từ các đĩa zin để giúp việc chia sẻ trên mạng thôi nên chỉ có ý nghĩa đối với các đĩa nhạc nước ngoài, giá quá chát. Còn đĩa nhạc do các công ty âm nhạc Việt Nam sản xuất thì kể cả đĩa gốc cũng lởm tại vì chất lượng phòng thu, chất lượng đĩa (cái này tùy từng Công ty, tuy nhiên phần lớn là kém do tiết kiệm chi phí).
 

hoacvxd

Xe tăng
Biển số
OF-136497
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
1,465
Động cơ
383,450 Mã lực
Ôi, các cụ bàn vụ âm thanh xôm quá.
Em cũng đã từng đau đầu với nó từ khi sửa lại nhà, mua ti vi 3D + dàn âm thanh 5.1 đồng bộ, về xem phim thì khoái, lúc nghe nhạc không bằng đôi loa cỏ ngày xưa.
Lọ mọ vào HDvietnam mới biết sự nghiệp nghe nhạc quả là nan giải: Nguồn nhạc, đầu phát, âm ly, dây dẫn, loa, cách âm, tai... bực nhất là chẳng có công thức nào để tính toán thiết kế.
Nếu nói lossless kém hay bằng CD thì cũng khó rạch ròi vì còn phụ thuộc vào cái thiết bị phát, nhưng về lý thuyết thì cũng nhiều người cho rằng Lossless không thể bằng CD vì ít nhiều cũng bị suy hao tín hiệu nên mới gọi là lossless (mất ít chứ không phải không mất) nhưng sự suy hao đó là rất nhỏ nên vẫn có thể coi là dạng chất lượng cao nguyên gốc.
Vấn đề là làm thế nào để có được các file lossless được sản xuất ra từ file âm thanh gốc vì chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu như bài của cụ Chánh đã nói.
Em tuổi sửu nên trình độ thẩm âm của em không nói chắc các cụ cũng biết do đó em cứ dùng loại 320kps copy vào USB hoặc thẻ SD là thấy phê rồi với lại cái đầu của xe nó cũng chấp nhận loại đó thôi, cao hơn nó chịu.
 

laodatma

Xe điện
Biển số
OF-20883
Ngày cấp bằng
7/9/08
Số km
4,000
Động cơ
538,800 Mã lực
Khổ quá! Các cụ đọc cái nội dúng em quất trên HDvietnam về mà chẳng để ý gì cả :D Nếu có toàn CD hịn rồi thì not nít là cái giề nữa. Dưng mà các cụ có thể mang vài chục cái cái CD hịn đó để lên xe không (nhất là xe lại hơi nắng mưa như ở ta). Hơn nữa như ở dưới đã phân tích thì nhiều khi không phải có tiền là các cụ có thể mua được CD hịn thật sự, thế mới sinh ra mấy thứ để các cụ copy vô thẻ nhớ cho tiện. Mà định dạng các cụ copy về thì quá đa dạng nếu cứ convert về mp3 để nghe theo cách thông thường thì mất công quá, vì thế mới có cái vụ Pi này =)). Em không nói là nếu chơi not nét trên xe em âm thanh sẽ hay hơn hoặc khác biệt hơn theo hướng tích cực khi chơi sources not nét đó được convert ra mp3 trên xe cụ Beck (vì đơn giản là HU cuae e không bằng và loa cũng ít hơn của cụ ấy =))). Nhưng nếu trên cùng môt xe thì lại là chuyện khác đấy, nhưng cái quan trong hơn hết đó là sự tiện lợi và không mất thời gian convert ợ! :P
Em nghĩ là cụ Beck chuẩn, vì em có 02 ông anh ở cơ quan trong hội audio HN, các anh ấy không nghe lossless bao giờ mà toàn nghe đĩa zin (khoảng 300 - 400k/1 đĩa) hoặc chia sẻ các file image của đĩa zin về chép lại thành đĩa để nghe.
Theo em biết thì bản thân nhạc lossless cũng là nén từ các đĩa zin để giúp việc chia sẻ trên mạng thôi nên chỉ có ý nghĩa đối với các đĩa nhạc nước ngoài, giá quá chát. Còn đĩa nhạc do các công ty âm nhạc Việt Nam sản xuất thì kể cả đĩa gốc cũng lởm tại vì chất lượng phòng thu, chất lượng đĩa (cái này tùy từng Công ty, tuy nhiên phần lớn là kém do tiết kiệm chi phí).
 
Chỉnh sửa cuối:

lainv

Xe buýt
Biển số
OF-84293
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
757
Động cơ
418,364 Mã lực
Chán Thần Bêck quá đê :)) không nghe bằng chân Iphone thì nghe bằng gì đơi :D . Tiện thể cụ nào mua cái dây này em bán rẻ 200k cho nhé :D

Đồ này nên cho tặng đừng bán. Nếu là cáp truyền đc video thì em mua 500k, còn của anh tàu 3 vạch thế kia bán 200k rồi lại ngắn nữa
 

lainv

Xe buýt
Biển số
OF-84293
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
757
Động cơ
418,364 Mã lực
Beck chẳng hiểu notnit là giề roài! Tống nhạc vào iphone thì chỉ là tương đương chất lượng mp3 12k thôi nhóe! =))
Cụ Ma lang thang trên hạ giới và âm phủ nhiều cho em xin cái Link hoặc chỗ nào nói là nghe nhạc ll qua Iphone tương đg mp3 12k với
Cái tai lởm của em cũng thấy nó hay hơn MP3 320k chạy trên thẻ nhớ hoặc USB. Nên ko hiểu tại sao 12k hay hơn 320k
 

Orient Sea

Xe điện
Biển số
OF-24183
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
3,255
Động cơ
524,530 Mã lực
HU Zin vưỡn nghe iphone qua USB được cụ beck nhớ, ở trong cái hộp tì tày đới!
Mai cho 40 cái đĩa nót nít các loại nhá, chỉ việc cắm vào HU là nghe thôi :))
Cụ lày gà mờ quá! HUzin muốn nghe iphone thì phải dùng cáp riêng hoặc dùng cổng aux. Mà như thế là ko có đồ riêng cho âm thanh trên xe, nên cũng bất tiện, có cụ nào nhà mình cứ lên xe là cắm iphone vào trong hộc tỳ tay ko?

Đầu HUzin (và đầu thay thế nói chung) thì không giải mã được tệp nót nít cụ nhá, kịch kim là MP3 320kbps thoai. Cố đấm thì lại phải burn tệp đó ra thành đĩa CD. Vì vậy anh em mới tìm giải pháp để nghe được nót nít trên ato với các HUzin.

na xinh không biết rồi, nót hay nít đâu có quan trọng Pi bây giờ các cụ ý tích hợp làm thành cái AP wifi3G trên xe rồi hơn nữa các cụ chơi PI để tận dụng cái màn DVD xem film mờ, audio chắc gì còn là ưu tiên số 1 đâu mờ
Hì, cái này thì cụ lại nhầm. Em dùng đầu HUzin không có màn hình DVD cụ nhá.

Em thấy mấy ông chơi âm thanh giờ quay về CD gốc chuẩn hết, chứ kô có nén với nít gì cả :D
Chơi âm thanh ở nhà và có điều kiện thì người ta chơi đĩa than, sau mới là CD xịn của cả đống tiền. Mang những thứ này lên ato thì nhà nghèo như bọn em là không rám cụ ạ. Mí cả có mang lên thì cái đầu HUzin đó không xứng với bộ đĩa CD đó. Người ta giữ dìn CD hịn như con ngưoi của mắt mình đó cụ.

Em nghĩ là cụ Beck chuẩn, vì em có 02 ông anh ở cơ quan trong hội audio HN, các anh ấy không nghe lossless bao giờ mà toàn nghe đĩa zin (khoảng 300 - 400k/1 đĩa) hoặc chia sẻ các file image của đĩa zin về chép lại thành đĩa để nghe.
Theo em biết thì bản thân nhạc lossless cũng là nén từ các đĩa zin để giúp việc chia sẻ trên mạng thôi nên chỉ có ý nghĩa đối với các đĩa nhạc nước ngoài, giá quá chát. Còn đĩa nhạc do các công ty âm nhạc Việt Nam sản xuất thì kể cả đĩa gốc cũng lởm tại vì chất lượng phòng thu, chất lượng đĩa (cái này tùy từng Công ty, tuy nhiên phần lớn là kém do tiết kiệm chi phí).
Cụ đọc bài cụ Laodatma vừa pót trên kia để hiểu thế nào là nót nít đã rồi hãy chém nhá :)
Ôi, các cụ bàn vụ âm thanh xôm quá.
Em cũng đã từng đau đầu với nó từ khi sửa lại nhà, mua ti vi 3D + dàn âm thanh 5.1 đồng bộ, về xem phim thì khoái, lúc nghe nhạc không bằng đôi loa cỏ ngày xưa.
Lọ mọ vào HDvietnam mới biết sự nghiệp nghe nhạc quả là nan giải: Nguồn nhạc, đầu phát, âm ly, dây dẫn, loa, cách âm, tai... bực nhất là chẳng có công thức nào để tính toán thiết kế.
Nếu nói lossless kém hay bằng CD thì cũng khó rạch ròi vì còn phụ thuộc vào cái thiết bị phát, nhưng về lý thuyết thì cũng nhiều người cho rằng Lossless không thể bằng CD vì ít nhiều cũng bị suy hao tín hiệu nên mới gọi là lossless (mất ít chứ không phải không mất) nhưng sự suy hao đó là rất nhỏ nên vẫn có thể coi là dạng chất lượng cao nguyên gốc.
Vấn đề là làm thế nào để có được các file lossless được sản xuất ra từ file âm thanh gốc vì chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu như bài của cụ Chánh đã nói.
Em tuổi sửu nên trình độ thẩm âm của em không nói chắc các cụ cũng biết do đó em cứ dùng loại 320kps copy vào USB hoặc thẻ SD là thấy phê rồi với lại cái đầu của xe nó cũng chấp nhận loại đó thôi, cao hơn nó chịu.
Đã gọi là lossless thì nếu khi làm tệp có được đầu đọc CD chuẩn và đĩa CD đúng chuẩn (sampling 44.1KHz, ghi dữ liệu 16 bít - 2^16 = 1.048.576 mức) thì chất lượng CD với cái tệp đó là như nhau. Vấn đề là các chỗ dịch vụ chép nhạc lossless hiện nay thường rip đĩa tàu, convert mp3 thành lossless, ngay cả các thư viện lossless trôi nổi trên các diễn đàn thì cũng tương tự nên chất lượng ko tốt thôi.

Em cũng đã tưởng đành chịu với MP3 320K, nhưng từ lâu đã thấy đẩy âm thanh lossless qua HUzin thì tốt hơn hẳn nên khi các cụ Ma, Quạt có sáng kiến với PI em hưởng ứng liền :)
 
Chỉnh sửa cuối:

nothinghd

Xe điện
Biển số
OF-52568
Ngày cấp bằng
10/12/09
Số km
4,097
Động cơ
493,084 Mã lực
xem xong chóng hết cả mẹt :(, giờ đi xe em chả buồn bật nhạc nhẽo nữa ý :(
 

Quạt

Xe điện
Biển số
OF-1427
Ngày cấp bằng
21/8/06
Số km
2,052
Động cơ
594,080 Mã lực
Tuổi
51
Đồ này nên cho tặng đừng bán. Nếu là cáp truyền đc video thì em mua 500k, còn của anh tàu 3 vạch thế kia bán 200k rồi lại ngắn nữa
Cái gì bây giờ chả là tầu hả cụ :D nhưng hàng Capdase hịn chứ hem vớ vẩn đâu cụ Lainv nhá :))

Còn cáp triền video đây em để cụ 500k nhá



Dưng mà cái lày lại là composite dùng cho TV thoai
 

Quạt

Xe điện
Biển số
OF-1427
Ngày cấp bằng
21/8/06
Số km
2,052
Động cơ
594,080 Mã lực
Tuổi
51
xem xong chóng hết cả mẹt :(, giờ đi xe em chả buồn bật nhạc nhẽo nữa ý :(
Thực ra việc dùng Pi để nghe lossless mới đầu chỉ là để nghịch ngợm vì hết cái để chơi nhưng sau khi mua về phát hiện ra nhược điểm của nó em cũng đã chán và cũng tính chỉ để đấy thỉnh thoảng xem HD cho nhanh. Nhưng sau khi được Chiên gia IT là cụ Chánh hướng dẫ mày mò chọc choạng vào tim gan của hệ điều hành em thấy thú vị phết. Nhất là sau khi nghe với card sound usb cắm ngoài thì thấy rõ chất lượng âm thanh khác biệt. Tất nhiên là nếu hệ thống âm thanh ko tốt thì sẽ khó nhận biết đc sự khác biệt. Từ hôm hoàn thiện em toàn nghe ở nhà chứ đã mang lên xe nghe đc lần nào đâu. Chủ yếu là sử đụng được dữ liệu mà mình đang có mà ko phải kỳ cạch ngồi burn đĩa. Mà theo cảm quan của em thì cùng một album em đã burn ra đĩa cd và nghe trên 2 cái cd player 1 cái 25 củ và 1 cái 8 củ thì Pi bóp chết cái 8 củ vả gần ngang ngửa cái 25 củ :P:P:P nên em mới chém ró ầm ầm thế chứ :D:D
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top