Thay đổi vị trí cửa rất hay ạ, em cảm ơn cụ. Tuy nhiên e sợ chiều ngang cả 2 lavabo và hệ xí sẽ k đủ. Về mặt phong thủy trên bếp ko được có gì đè lên hay tránh hệ xí ra là được ạ? Đưa lavabo ra sát tường phía cửa vào được ko cụ? Đối diện sẽ là xí và tắm đứng ( cũng tránh cho xí gần lavabo quá bất tiện). Bồn tắm sẽ đặt giữa phòng gần cửa kính. Góc giữa bồn tắm và lavabo e để tiểu cảnh nhỏ, vì em muốn ngồi ở bàn trà bên phòng ngủ nhìn sang được khoảng đó.
Phần này em sẽ lưu ý điều chỉnh lại, cảm ơn cụ.
Như thế cũng được, về cơ bản thẩm mỹ và công năng sẽ ổn hơn, nhưng cụ nên chuyển vị trí cửa để khi mở cửa ra ko bị nhìn trực diện vào tủ lavabo. cụ làm tủ lavabo kết hợp tủ đồ chạy thẳng mảng tường bên đó cho gọn ko gian. Về mặt phong thủy thì mình phải tránh bếp nằm dưới khu vực ô uế và bẩn thỉu, nặng nhất là bồn cầu vì nó là bẩn nhất, ngoài ra vẫn nên tránh những điểm thoát nước và khu rửa, khu giặt vì nó cũng thải chất bẩn đi. Trước thông thường mọi người hay phải tránh cả nhà vệ sinh ra vì ko làm tách biệt các khu riêng, sàn nhà vệ sinh luôn ướt và bị bẩn, nhưng nếu làm tách biệt các khu riêng ra, thì sàn nhà vệ sinh chung thường sẽ khô và sạch sẽ, chỉ bẩn ở các khu riêng, thì cụ cứ tránh bếp đặt dưới các khu riêng biệt đó là được. Cho nên cụ lưu ý là nếu bố trí lavabo như cụ muốn, thì cụ cũng phải tránh cái lavabo ra, đừng để nó nằm trên bếp. Cái này tùy cụ lựa chọn, E bố trí cho cụ như PA kia một phần cũng để lavabo nó tránh cái bếp ra nữa.
Một lưu ý, tùy theo phong cách nội thất cụ định làm, cụ có thể cân nhắc thêm việc làm cửa phòng vệ sinh cùng loại vật liệu và thiết kế như cánh tủ áo, để khi đóng cửa, sẽ ẩn được cánh cửa nhà vệ sinh, thì ko gian sẽ ko bị vụn, đồng bộ và đẹp hơn (nhìn thông thường sẽ tưởng đó chỉ là dãy tủ áo, chứ ko ai biết có phòng vệ sinh ở đó). Như thế cụ muốn để cửa vệ sinh ở vị trí nào cũng đc.
Như những phần bản vẽ cụ gửi, thì E thấy nhiều lỗi và vấn đề thuộc về chi tiết công năng, nhiều điểm bố trí chưa được tối ưu, cụ nên xem kỹ lại thêm một lượt để tinh chỉnh lại cho cẩn thận, tránh việc sửa chữa về sau này, gây lãng phí và làm chậm tiến độ khi thi công. Nhà sau sử dụng có thuận tiện, tiện nghi thoải mái hay ko, mấu chốt là ở chỗ này