- Biển số
- OF-497949
- Ngày cấp bằng
- 15/3/17
- Số km
- 149
- Động cơ
- 189,341 Mã lực
- Tuổi
- 27
Giáo viên dạy thêm vẫn là ngon nhất.
Cấp 1 dạy 2 tiếng đã 50k/hs rồi. -_-
Cấp 1 dạy 2 tiếng đã 50k/hs rồi. -_-
Quan trọng là tấm lòng cụ ạ, bây giờ công nghệ cao rồi còn zalo, viber cơ màCái đận em ở Mường La, gặp mấy cô giáo trẻ dạy trường cấp 1-2 bán trú trên đấy khổ lắm thiếu thốn đủ đường chỉ tiếc không thể giúp hết được tất cả các cô ...
Có những việc thiết thực không thể giúp bằng "tấm lòng" và Zalo Viber suông được đâu cụ ạQuan trọng là tấm lòng cụ ạ, bây giờ công nghệ cao rồi còn zalo, viber cơ mà
Thảo nào gần đây các cháu ít thi vào các trường sư phạm...thiếu chỉ tiêu đầu vào quá, hạ điểm chuẩn thấp hơn cả điểm sàn mà các cháu còn chả quan tâm...Lương thấp, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, áp lực công việc cao… nhiều giáo viên đành phải bỏ nghề, đi làm những công việc không đúng với chuyên môn
https://laodong.vn/giao-duc/luong-thap-hon-ca-chay-xe-om-giao-vien-nghi-day-di-ban-hang-sieu-thi-551068.ldo
Cụ biết tại sao người ta lại miễn học phí cho sinh viên sư phạm không? Vì mối lo là sẽ chẳng còn ai theo cái nghề bạc bẽo ấy nữa (hiện tại thì lại quá thừa sinh viên tốt nghiệp ra trường vì ai ai, nơi nơi đều đào tạo sư phạm, kể cả các cơ sở hạng lông gà lông vịt).Nhưng học sư phạm học phí đc miễn giảm 1 mớ
Cụ biết tại sao người ta lại miễn học phí cho sinh viên sư phạm không? Vì mối lo là sẽ chẳng còn ai theo cái nghề bạc bẽo ấy nữa (hiện tại thì lại quá thừa sinh viên tốt nghiệp ra trường vì ai ai, nơi nơi đều đào tạo sư phạm, kể cả các cơ sở hạng lông gà lông vịt).
Em vẫn giữ mãi mấy ấn tượng xót xa về các thày cô giáo ở vùng sâu, vùng xa. Một lần, bọn em vì mưa to nên tình cờ ghé vào một trường học tại một tỉnh miền núi. Số đông là nữ giáo viên. Họ cứ vật nài giữ chúng em ở lại chơi lâu hơn (nghiêm chỉnh ạ, đề nghị không comment kiểu chịch, xoạc gì đó, xin các cụ). Lý do duy nhất chỉ là đã lâu, họ không được nghe tiếng Kinh, không có người dưới xuôi lên trên đó để gặp, nên thèm được nói chuyện!
Ở một chỗ khác, dù chỉ cách đồng bằng chưa đầy trăm cây số, nhưng giáo viên đã mâý năm chưa được về phép, vì ở phòng giáo dục huyện không đủ tiền thanh toán vé tàu xe. Ấy thế mà tiền trợ cấp của học sinh vẫn đầy đủ cho bữa ăn của các cháu; giáo viên dân lập được trả lương bằng lúa, ngô dân bản góp, có khi lại san sẻ cho các con.
Cho nên, ở thành phố, hay giáo viên nào khá một chút, khôn một chút, thậm chí là ác nữa, có thể kiếm thêm, làm giàu bằng cách dạy thêm. Nhưng nhìn chung đội ngũ giáo viên cơ hàn lắm so với các tầng lớp khác, và họ phải san sẻ quỹ thời gian và sức lực để kiếm sống. Và vòng luẩn quẩn xảy ra là họ không cải thiện được trình độ chuyên môn thì lại càng yếm thế. Đang có lo ngại lớn là nếu bây giờ thay đổi lại hệ thống giáo dục phổ thông, liệu bao nhiêu phần trăm giáo viên đáp ứng được các yêu cầu mới.
Những vùng sâu vùng xa còn khó khăn nhiều, thiếu nhiều thứ, nhất là lớp học, nhà cho học sinh, đồ dùng dạy học, gạo, v.v... Quần áo, bánh kẹo cũng cần, nhưng không gấp như những thứ kia.Bác vào trường ở tình nào mà nghe khổ thế ạ ? Trên đấy người ta có nhận đồ từ thiện quần áo bánh kẹo hay gì không ạ ?