vấn đề là chỗ này:
"Cụ thể, cách tính là tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian"
thằng nào nghĩ ra cái này độc ác thật. ở đất nước mà có thời kì lạm phát 100%, bình thường là 2 con số mà nó tính mức lương thực tế nộp, không bù trượt giá, thì quá là ăn cướp. chẳng may cụ nào đi làm từ 1980 đến giờ thì có khi lĩnh vài chục ngàn. chính vì lạm phát mà phải thường xuyên điều chỉnh lương tối thiểu, vậy mà không áp dụng cho người về hưu?
Vấn đề chính là ở chỗ này đây. Cụ phán chuẩn.
Lương cách đÂy 20 năm của bà giáo già chắc chỉ độ 200k, bà đóng bhxh vài chục k. Nhưng 200k lúc đó giá trị thực tế nó khác, tạm nuôi bà sống lay lắt, vài chục k lúc ấy cũng có giá trị, nếu quy ra đô, ra gạo, ra thịt nó khác xa bây giờ.
Lương hiện tại của bà chắc khoảng 4 tr, nên bà phải đóng 13 tr tiền bảo hiểm một năm. Bà đóng thêm năm cuối khi bà ko có lương cho đủ đk là 20 năm công tác để có quyền ăn luong hưu.
Bây giờ nó tính luong hưu cho bà bằng 60% lương bình quân của 20 năm, không tính truợt giá. Thế là trong 20 năm, mỗi tháng lương bà chỉ bình quân 300k, 60% thì bà còn 200k/tháng.
Đó, vấn đề là tính bình quân lương làm căn cứ tính lương hưu mà ko tính đến sự mất giá của đồng tiền.
Hôm nay, các cụ lương 10tr, đóng bhxh 2 tr/ tháng. 30 năm sau, khi về hưu, lúc ấy 10tr chỉ mua được 10 ổ bánh mỳ chẳng hạn, nhưng nó sẽ được tính vào bình quân lương các cụ 30 năm. Nếu bình quân là 50 tr/tháng, các cụ sẽ được lĩnh lương hưu 30 tr/ tháng. Tức các cụ mỗi ngày có được 1 ổ bánh mì để sống. không chêt !
Còn nếu 30 năm sau, 10tr ko mua được 1 ổ bánh mì thì tèo. Nhưng đến lúc ấy còn dài, chỉ những người về hưu bây giờ và những năm sắp tới, như bà giáo già kia, thì chết là cái chắc. Ôi cái luật bhxh mới thằng nào soạn rồi các quan thông qua mới nguy hiểm làm sao.