- Biển số
- OF-78521
- Ngày cấp bằng
- 21/11/10
- Số km
- 7,797
- Động cơ
- 497,198 Mã lực
Nặng nhất là tiền thuốc men, ma chay hiếu hỉ chứ các nhu cầu khác ko đáng là bao. Nhưng nếu chỉ xét 2 nhu cầu kia thì cũng ko đủ..
Chuẩn cụ, mẹ em có BHYT 100% nhưng hàng tháng đi khám mua thêm thuốc, trả thêm phần viện phí nhẹ nhàng cũng 1,2 triệu. Còn nếu phải nằm viện thì thôi lương hưu chả đủDanh mục khám và thuốc của BHYT cụ đã xem chưa ạ
Đúng đấy bác, tuổi già thì vất vả rồi, đa số phải trông chờ con cháu thôi, cũng là cách để con cái báo hiếu cha mẹCác Cụ nói thừa em thấy khó, trừ khi là lương Tướng Tá hoặc cán bộ cao cao. Như Ông Bà em, lương hưu 2 người đc 11 triệu, chi tiêu chỉ vừa đủ. Nếu cỗ bàn nhiều, ốm đau thì k thể đủ đc, con cái phải biếu thêm và lấy từ phần tiết kiệm. Nói chung các Cụ về hưu phải có lương khô hoặc con cái phụ giúp thì mới thoải mái đc chứ trông vào lương thì đa phần không đủ.
Đợt trc em đi Nga, nghe kể các Cụ hưu ở Nga sống khổ, Rúp mất giá so với Đô la vì bị cấm vận, vật giá leo thang. Nhiều Cụ hưu k có đủ tiền sinh hoạt, chỉ đù tiền mua khoai tây, xương, thịt lợn nấu thành súp ăn.
Vâng, cho nên kiểu gì cũng phải tích lũy. Người già thì lại hay suy nghĩ. Em chứng kiến một số nhà chỉ có 1 suất lương thì người kia k có lương hay tủi, hay suy nghĩ như kiểu ăn bám lắm. Có trường hợp đau lòng đến mức hàng xóm cũ nhà em đã tự tử mà lý do cũng 1 phần do Bác ấy tự ti khi k có lương hưu còn vợ có (chuyện xảy ra cách đây hơn 20 năm rồi).Đúng đấy bác, tuổi già thì vất vả rồi, đa số phải trông chờ con cháu thôi, cũng là cách để con cái báo hiếu cha mẹ
Mức hưu đó để người già có thứ để xoay sở, chi tiêu lặt vặt. Mức đó cán bộ họ cũng tính toán cả rồi, chứ giờ mà nâng mức trần lên cũng kéo theo nhiều hệ lụy xã hội lắm.
Tôi vừa đọc qua, dự là sửa theo hướng:Bộ lao động đang có dự thảo sửa đổi luật BHXH trình quốc hội phê duyệt vào tháng 6 tới. Theo đó có thể sẽ giảm số năm đóng BHXH bắt buộc để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm hoặc 10 năm. Đồng thời có thể sẽ giảm số tuổi được hưởng lương hưu so với hiện tại. Năm 2020 số lượng hồ sơ giải quyết hưởng BHXH 1 lần tăng đột biến. Chắc do ảnh hưởng cho Covid, người lao động nghỉ việc, mất việc rất nhiều.
Cháu thấy cần thiết điều chỉnh số năm tham gia BHXH và độ tuổi được hưởng lương hưu. Như bản thân cháu đi làm và tham gia BHXH từ năm 23 tuổi. Nay ngoài 4 xích rồi, sức khỏe cũng có dấu hiệu suy giảm. Đã đóng BHXH hơn 20 năm, giờ còn phải chờ gần 20 năm nữa để đủ 60 tuổi mới được nhận lương hưu. Quá bất cấp và vô lý. Và có rất nhiều lao động ở độ tuổi 40 đến 50, đã đóng đủ 20 năm BHXH, bây giờ không may bị mất việc. Xin di làm ở độ tuổi này rất khó và phải đợ 10 năm nữa mới đủ tuổi hưởng lương hưu. Vậy 10 năm này họ lấy cái gì mà ăn???
Đen gì, nguyên LĐ Bộ và LĐ BHXH bị đi tù vì sử dụng tiền sai đấy Cụ.Đang đề xuất đóng BHXH bằng 70% tổng TN đấy. Phân và tích thì nhiều dưng vấn đề nội tại là sử dụng cái núi tiền người LĐ đóng sao cho hiệu quả thì lại là cái hố đen. Hazzai
Vấn đề là phải tiết kiệm khi còn khỏe, để về già có cái mà sống.Ở những năm 2001 – 2005, nhiều chính sách thương mại được đẩy mạnh để chào đón các nhà đầu tư nước ngoài. Một số thế mạnh cạnh tranh lúc đó được nhấn mạnh đó chính là nguồn nhân lực trẻ, giá nhân công lao động rẻ, những thế mạnh này hồi đó tạo ra rất nhiều tranh luận. Nhưng trên hết là nhà đầu tư cũng đã quan tâm và đầu tư vào Việt Nam, tạo ra rất nhiều việc làm cho người dân.
Hơn 20 năm sau, bức tranh nguồn nhân lực trẻ và rẻ ngày ấy giờ ra sao? Đã qua thời kỳ vàng của dân số, bây giờ Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số. Những lao động trẻ hồi ấy bây giờ không còn đối mặt với tình trạng thất nghiệp nhưng lại đang đối mặt với những nỗi lo tuổi già. Những chính sách xã hội dành cho người già vẫn đang là bài toán khá đau đầu dành cho những người đứng đầu đất nước. Đa số người lao động đã già và ‘sắp già’ đều trông chờ khá nhiều vào nguồn lương hưu, nhưng mức lương hưu không phải là mức có thể giúp những người già có thể sống tốt. Ở những nước phát triển phương Tây, mỗi gia đình đều có định hướng giáo dục con cái tự lập ngay từ nhỏ khác hẳn với lối giáo dục từ phương Đông, gia đình là cái nôi của mọi sự phát triển. Cũng chính vì lối tư duy này, người cao tuổi ở các nước phương Tây luôn cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác khi họ đã già, hiệu quả lao và năng suất động không còn như trước, rất nhiều người già ở phương Tây đã rơi vào trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý khác. Còn ở phương Đông, những người già khi hưu trí họ sống gần con cái, tuy con cái sẽ có thêm áp lực nhưng đa số đều cảm thấy vui vẻ và tình cảm gia đình được duy trì qua các thế hệ.
Quay trở lại với vấn đề già hóa dân số, liệu mức lương hưu hiện tại có quá thấp đối với những người lao động đã về hưu? Người già đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, họ phải chi trả rất nhiều tiền vào vấn đề khám chữa bệnh và thuốc. Có những loại thuốc lên đến vài triệu đồng/viên chính vì thế những đồng lương hưu không thể đủ cho các nhu cầu cuộc sống. Mức lương hưu chỉ mang yếu tố là duy trì những nhu cầu cấp thấp, còn lại người già vẫn phải trông chờ khá nhiều vào con cái nếu như họ không có thêm một nguồn thù khác. Bên cạnh đó, có rất nhiều những người già ở các khu vực nông thôn không có lương hưu hay các khoản trợ cấp, những người này sẽ sống như thế nào?
Mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng tờ trình đề nghị sửa đổi một số điều luật trong luật BHXH, đề nghị rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm và tiến đến 10 năm. Bên cạnh đó dự thảo này cũng có nhiều phương án xây dựng giúp người dân có thể dễ dàng tiếp cận với BHXH hơn để giúp giảm thiểu gánh nặng về già hóa dân số hiện nay cho xã hội.
Nếu như mức hưởng hàng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng theo quy định thì mức lương hưu trung bình mà người già nhận khoảng 4 triệu đồng/tháng. Với mức lương hưu này nếu không bệnh tật gì thì người già tại các khu vực thành thị có thể trang trải đủ nhu cầu cuộc sống. Nhưng tuổi già làm sao biết trước được bệnh tật sẽ đến lúc nào?
Cũng có những người lương hưu thấp lắm cụ, như bà cụ nhà tôi, tham gia công tác từ 1960 đến 1983 do sức khỏe kém phải về mất sức, hiện nay, mỗi tháng cụ được lĩnh 1,5 triệu. Về chi tiêu cho nhu cầu cuộc sống của các cụ thì tôi thấy cũng tạm ổn vì con cháu bọn tôi lo. Chi phí chủ yếu là khám bệnh, mua thuốc đã có BHYT rồi, mình chỉ phải mua thêm các thuốc mà BHYT không có (nhưng số này hơi nhiều) , chi phí mua sữa (bts nó giá sữa càng ngày càng tăng).4 triệu là cụ nói hưu lĩnh ở quê, chứ trên tp đa số lương hưu cũng gần 5 triệu, mà còn có tích lũy nữa chứ cụ. Mà em thấy mẹ em tháng nào cũng ra phường lấy thuốc bổ miễn phí như mát gan.v.v. rồi thuốc đau đầu
Bất cập và vô lý thì cũng phải chịu thôi cụ . Cụ nghĩ coi, năm nay có việc tốt lương trả cao nộp 5-600tr tiền thuế TNCN. Sang năm thất nghiệp thì kệ cmm, chả ai quan tâm!Bộ lao động đang có dự thảo sửa đổi luật BHXH trình quốc hội phê duyệt vào tháng 6 tới. Theo đó có thể sẽ giảm số năm đóng BHXH bắt buộc để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm hoặc 10 năm. Đồng thời có thể sẽ giảm số tuổi được hưởng lương hưu so với hiện tại. Năm 2020 số lượng hồ sơ giải quyết hưởng BHXH 1 lần tăng đột biến. Chắc do ảnh hưởng cho Covid, người lao động nghỉ việc, mất việc rất nhiều.
Cháu thấy cần thiết điều chỉnh số năm tham gia BHXH và độ tuổi được hưởng lương hưu. Như bản thân cháu đi làm và tham gia BHXH từ năm 23 tuổi. Nay ngoài 4 xích rồi, sức khỏe cũng có dấu hiệu suy giảm. Đã đóng BHXH hơn 20 năm, giờ còn phải chờ gần 20 năm nữa để đủ 60 tuổi mới được nhận lương hưu. Quá bất cấp và vô lý. Và có rất nhiều lao động ở độ tuổi 40 đến 50, đã đóng đủ 20 năm BHXH, bây giờ không may bị mất việc. Xin di làm ở độ tuổi này rất khó và phải đợ 10 năm nữa mới đủ tuổi hưởng lương hưu. Vậy 10 năm này họ lấy cái gì mà ăn???
Cái này thì rõ quá rồi cụ! Tôi nghỉ sớm thì lương hưu tôi đc hưởng ít. OK. Nhưng cũng hợp lý. Chứ bắt người ta chờ đến 60 tuổi mới đc hưởng lương hưu là vô lý. Nhiều ông nhận sổ hưu đc vài năm là tạch rồi. Bảo sao hồ sơ giải quyết hưởng BHXH 1 lần tằng vọt. Bố cháu 17 tuổi đi đánh Mỹ, giải phòng đất nước chuyển sang 1 ngành lao động độc hại ở 1 tỉnh. Năm cụ 45 tuổi là cụ được về hưu. Cụ lĩnh lương hưu từ đó đến nay. Lương cụ hiện tại 4 triệu. Quá ổn với điều kiện sinh hoạt ở quê ạ!Tôi vừa đọc qua, dự là sửa theo hướng:
- Giảm số năm đóng BHXH
- Giảm số tuổi được hưởng lương hưu
- Nhưng cũng giảm số % lương hưu dựa trên mức đã đóng trong quá trình làm việc
- Điều kiện để rút ra (nhận BHXH một lần) khó khăn hơn
==> dự là sẽ phải đóng nhiều hơn (% trên lương), nhận ít đi thì mới nhắm được đến cái đích:
- Nhiều người được nhận lương hưu sớm hơn
- Tăng số người được nhận lương hưu (mục tiêu gấp đôi so với cuối 2020)
Lấy quỹ BHXH trả lương hưu cho công an và quân đội như hiện nay là không công bằng cho người lao động.Đang đề xuất đóng BHXH bằng 70% tổng TN đấy. Phân và tích thì nhiều dưng vấn đề nội tại là sử dụng cái núi tiền người LĐ đóng sao cho hiệu quả thì lại là cái hố đen. Hazzai
Nó lạm phát như những năm 1986 thì sau 1 năm lại chẳng còn cháo mà húp.E cố gắng kiếm tiền tích lũy, giả sử có 1 tỷ để ngân hàng, lãi 0,6%/tháng, thì mỗi tháng e có 6 triệu để tiêu, đặt mục tiêu như thế có vẻ khả thi và dễ hơn. Trông chờ vào lương hưu e thấy mông lung lắm
Ơ! cháu tưởng Bộ đội, công an họ có quỹ riêng. Hóa ra nguồn chung từ quỹ BHXH. nay cháu mới biết!Lấy quỹ BHXH trả lương hưu cho công an và quân đội như hiện nay là không công bằng cho người lao động.
. Không thể lấy nguồn chung từ BHXH để chi hưu trí cho công an và quân đội như hiện này.