[Funland] Lương hưu hàng tháng khi em đóng bảo hiểm 22 năm được lĩnh ít quá.

TrungGia

Xe buýt
Biển số
OF-61512
Ngày cấp bằng
11/4/10
Số km
579
Động cơ
1,439,375 Mã lực
Trong mọi trường hợp, các Cụ nên duy trì bhxh, rất có ý nghĩa khi nghỉ hưu, lúc đó mới thấy tầm trọng.
 

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Em năm nay 50t đóng bảo hiểm 22 năm đến thời điểm hiện tại. Chả biết em tính như bảng dưới có đúng k. Chứ như bảng dưới thì nếu giờ em k đóng BH nữa thì 12 năm nữa em lĩnh có 1,3tr/tháng các cụ mợ ạ. Còn nếu đóng tiếp 12 năm nữa chắc được gần 3tr/tháng. Vậy có đủ sống ở HN k các cu? Em toàn làm tư nhân thôi các cụ nhé.
View attachment 7863718

Sau khi tham khảo bảng trượt giá e tính lại thì được 1,8tr/tháng các cụ nhé. các cụ chú ý em đang tính chốt tại thời điểm này. Có cụ nào bổ sung gì nữa k ạ?

View attachment 7864177
6 triệu chẳng đủ sống đâu cụ à. Trừ khi có con cái nuôi 3 triệu cầm cafe cà pháo mai ra còn đủ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
29,526
Động cơ
900,086 Mã lực
cụ sai rồi, đã là doanh nghiệp, sao lại ăn lương ngân sách nhà nước.
Lương là từ và phụ thuộc vào doanh thu/ lợi nhuận của Doanh nghiệp, nhưng có quy định/ quy chế khi lợi nhuận âm/ không có lợi nhuận. Lương và các chế độ Bh, theo nghị định 51 và 52 của Cp (2016), các Cụ search ra mà xem.
2 người này do Nhà nước cử để quản lý và sử dụng tài sản nhà nước để kinh doanh. Họ là công chức nhà nước!
 

NoiThatAnPhat

Xe tăng
Biển số
OF-346126
Ngày cấp bằng
10/12/14
Số km
1,935
Động cơ
288,866 Mã lực
Nơi ở
Phú Thọ
Ngày xưa hình như tính trung bình các năm cuối. Giờ thì tính trung bình từ khi đóng bảo hiểm, nghĩa là nếu các năm đầu đóng thấp sẽ kéo tụt hết luôn.
Tiền của 20 năm trước sức mua nó khác, bằng đến 5-10 lần bây giờ, mà bh nó tính trung bình??? Tốt nhất là gửi vào tk Ngân hàng, mỗi tháng 1triệu chẳng hạn, 20 năm cũng có 1 mớ + lãi tiền gửi 20 năm
 

Race Dead

Xe container
Biển số
OF-313983
Ngày cấp bằng
31/3/14
Số km
5,020
Động cơ
341,956 Mã lực
Hôm nay em rảnh, mà cũng do yêu cầu nhờ vả, tiện tay tính giúp người thân, một nữ cử nhân tốt nghiệp ĐH chính quy, làm công ty nhà nước to ở HN :(
Mức lương nộp của doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo bảng lương mức lương từng thời kỳ, và do là doanh nghiệp nên thu nhập thực tế (tùy giai đoạn) có thể gấp vài lần, nhưng càng về sau này càng chênh ít hơn. Với đà tăng nộp bhxh chậm như bảng lương đã qua 28 năm, chỉ 2 năm nữa thừa mức 75% (30 năm) thì có lẽ về hưu chỉ được khoảng 75%x4,5tr=3,4tr/tháng
Không lẽ em tính sai cụ Kurumasuki ?! Mức nộp theo thang bảng lương nhà nước cũ nhìn khá hợp lý. Chỉ bất hợp lý ở chỗ là doanh nghiệp nhà nước sở hữu và chi phối, nên tính lương hưu phải theo cách của doanh nghiệp. Không tham nhũng để tích lũy về hưu không được!!!
View attachment 8125842
Đóng liên tục 30 năm sẽ dc tính 75% ? Em tưởng phải 35 năm chứ nhỉ ? Hay là luật mới ạ ?
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
11,164
Động cơ
473,179 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
Lương hưu tính bình quân mấy năm cuối chỉ áp dụng cho các cụ hưởng lương ngân sách thôi
"
heo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:

- Tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian."
Cái mục cuối em mới đau đầu. Tại em định con em 18t cho nào vào doanh nghiệp của nhà đóng cho nó tối thiểu. Đến khi nó đi làm thì cho chỗ nó làm đóng để hưởng được 75%. Nhưng nếu khi đi làm lương hắn 3000usd/tháng thì thành hại hắn :((
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,003
Động cơ
152,249 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trong mọi trường hợp, các Cụ nên duy trì bhxh, rất có ý nghĩa khi nghỉ hưu, lúc đó mới thấy tầm trọng.
Em đi làm cty đầu tiên từ 2000-2003, trong 3 năm đầu tiên đó làm cho 1 cty cũng khá có tiếng thời đó. Nhưng lúc đó còn trẻ quá, em lại ko để ý vụ bhxh. Giờ cty đó đã thay đổi rất nhiều, nói nôm na là gần như bị phá sản hồi 2010, bị cty khác mua lại, đổi tên, thay thế hết nhân sự từ lđ trở xuống cấp trưởng phòng, nên em cũng chẳng còn biết ai ở đó. Trong sổ bhxh em đang giữ thì chỉ có thông tin từ cty năm 2004 trở đi. Vậy giờ em muốn check xem liệu 3 năm đầu tiên đó em có đc đóng bhxh thì giờ có thể hỏi ở đâu được cụ nhỉ?
 

vanhai493

Xe điện
Biển số
OF-531493
Ngày cấp bằng
10/9/17
Số km
3,460
Động cơ
337,697 Mã lực
Lương hưu tính bình quân mấy năm cuối chỉ áp dụng cho các cụ hưởng lương ngân sách thôi
"
heo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:

- Tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

- Tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian."
Nếu đóng giao nhau thì tính sao cụ nhỉ
Vd em đầu name 2015 bắt đầu đóng Bh chả hạn thì sau này lg hưu tính sao k bít :D
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,494
Động cơ
501,708 Mã lực
Đến 62 tuổi là em đóng 41 năm thì chả biết sẽ đc bao nhiêu? May thì đủ đi đám cưới, đám ma, dám giỗ, thăm người ốm, ăn tân gia, góp các thể loại quỹ, ... và ăn sáng + cf
 
Chỉnh sửa cuối:

xebobabanh17201

Xe điện
Biển số
OF-321319
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
2,602
Động cơ
312,372 Mã lực
Nơi ở
Hanoipho
Đọc cái này cũng khó hiểu phết, ví dụ em đóng từ 2002 đến giờ thì bình quân trogn mức nào nhỉ các Cụ?
Vì khoảng 3 năm đầu em làm cho Doanh nghiệp nhà nước, sau thì làm cho NN
Cách tính lương hưu khi đóng cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện
Phúc Minh -

Theo quy định, thời gian tính hưởng chế độ hưu trí với người lao động vừa đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng thời gian đã đóng cả hai chế độ này, trừ thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Theo hướng dẫn tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, cách tính lương hưu cụ thể như sau: Lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ % hưởng lương hưu) x (Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội).
Trong đó, tỷ lệ % hưởng lương hưu đối với nam đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%. Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%. Đối với nữ đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%, sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được tính theo công thức sau: Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội = [(Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) x (Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc)] + [(Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện) / (Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện)].
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được xác định theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các quy định, hướng dẫn liên quan, cụ thể như sau:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
Trong đó, thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nêu trên.
Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
 
Chỉnh sửa cuối:

fantasy0178

Xe tăng
Biển số
OF-10145
Ngày cấp bằng
25/9/07
Số km
1,986
Động cơ
652,372 Mã lực
Thôi cụ đừng làm cậu em buồn. Cậu em giá sư tiến sĩ lương hưu thua mợ em làm ý tá bệnh viện 108 :((
Giáo sư tiến sĩ thì lương hưu phải cao lắm chứ cụ, ông cụ nhà e chỉ giảng viên chính đại học về hưu mà cũng đc 8 củ rồi, e nghĩ tầm giáo sư phải gấp rưỡi gấp đôi chứ nhỉ.
 

New Audi R8

Xe buýt
Biển số
OF-555551
Ngày cấp bằng
26/2/18
Số km
957
Động cơ
122,077 Mã lực
Trong mọi trường hợp, các Cụ nên duy trì bhxh, rất có ý nghĩa khi nghỉ hưu, lúc đó mới thấy tầm trọng.
Đi làm cty tư nhân đến 50 tuổi là đào thải hoặc nghỉ rồi. Sau đó lấy tiền đâu mà đóng BHXH tiếp để đợi tuổi lĩnh hả cụ?
 

vandinh

Xe container
Biển số
OF-119354
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
6,193
Động cơ
99,949 Mã lực
Đọc cái này cũng khó hiểu phết, ví dụ em đóng từ 2002 đến giờ thì bình quân trogn mức nào nhỉ các Cụ?
Vì khoảng 3 năm đầu em làm cho Doanh nghiệp nhà nước, sau thì làm cho NN
Cách tính lương hưu khi đóng cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện
Phúc Minh -

Theo quy định, thời gian tính hưởng chế độ hưu trí với người lao động vừa đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng thời gian đã đóng cả hai chế độ này, trừ thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Theo hướng dẫn tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, cách tính lương hưu cụ thể như sau: Lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ % hưởng lương hưu) x (Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội).
Trong đó, tỷ lệ % hưởng lương hưu đối với nam đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%. Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%. Đối với nữ đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%, sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được tính theo công thức sau: Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội = [(Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) x (Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc)] + [(Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện) / (Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc + Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện)].
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được xác định theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các quy định, hướng dẫn liên quan, cụ thể như sau:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
Trong đó, thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nêu trên.
Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
E cũng k hiểu. Vậy cái bảng trượt giá thì đưa ra thế nào. E năm nay 50t, tham gia đóng BH năm 2000, giờ e đóng 22 năm rồi thì khi về hưu là lúc 62t tức năm 2035. Theo thông tin cụ đưa thì e là 6 năm cuối. Vậy lương đóng BH sẽ căn cứ từ 2029 đến năm 2035. Và tính trung bình nhân với số năm. Vậy mấy năm cuối đó tìm cách đóng cao lên thì về hưu lương sẽ cao hơn. Chả biết đúng hay sai.
 

February.2006

Đi bộ
Biển số
OF-824612
Ngày cấp bằng
1/1/23
Số km
5
Động cơ
270 Mã lực
Em đi làm cty đầu tiên từ 2000-2003, trong 3 năm đầu tiên đó làm cho 1 cty cũng khá có tiếng thời đó. Nhưng lúc đó còn trẻ quá, em lại ko để ý vụ bhxh. Giờ cty đó đã thay đổi rất nhiều, nói nôm na là gần như bị phá sản hồi 2010, bị cty khác mua lại, đổi tên, thay thế hết nhân sự từ lđ trở xuống cấp trưởng phòng, nên em cũng chẳng còn biết ai ở đó. Trong sổ bhxh em đang giữ thì chỉ có thông tin từ cty năm 2004 trở đi. Vậy giờ em muốn check xem liệu 3 năm đầu tiên đó em có đc đóng bhxh thì giờ có thể hỏi ở đâu được cụ nhỉ?
Hỏi nhân viên phụ trách nhân sự của Cty đó trước cụ ạ. Họ có thể còn lưu thông tin ở trên phần mềm hoặc trên hồ sơ lưu. Nếu Cty không tìm được, cụ đến cơ quan BHXH nơi Cty đó đóng bảo hiểm, làm đơn đề nghị tra cứu quá trình đóng, chắc họ sẽ hỗ trợ. Cách đây mấy năm, em từng làm đề nghị tra cứu này với BHXH Thường Tín. Giờ ko rõ có thấy đổi gì ko. Cụ cứ thử liên hệ xem sao.
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
11,164
Động cơ
473,179 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
Giáo sư tiến sĩ thì lương hưu phải cao lắm chứ cụ, ông cụ nhà e chỉ giảng viên chính đại học về hưu mà cũng đc 8 củ rồi, e nghĩ tầm giáo sư phải gấp rưỡi gấp đôi chứ nhỉ.
cậu không nói với em vụ lương,nhưng mợ nói em lương hưu lúc chưa điều chỉnh gần nhất khoảng 10,8tr. Cao hơn ông cậu . Cậu em biên chế ở Đại Học Xây Dựng
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,396
Động cơ
540,373 Mã lực
E cũng k hiểu. Vậy cái bảng trượt giá thì đưa ra thế nào. E năm nay 50t, tham gia đóng BH năm 2000, giờ e đóng 22 năm rồi thì khi về hưu là lúc 62t tức năm 2035. Theo thông tin cụ đưa thì e là 6 năm cuối. Vậy lương đóng BH sẽ căn cứ từ 2029 đến năm 2035. Và tính trung bình nhân với số năm. Vậy mấy năm cuối đó tìm cách đóng cao lên thì về hưu lương sẽ cao hơn. Chả biết đúng hay sai.
Nếu bác ăn lương nhà nước trong toàn bộ quá trình đi làm thì mới được tính trung bình 6 năm cuối.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top