- Biển số
- OF-616448
- Ngày cấp bằng
- 17/2/19
- Số km
- 371
- Động cơ
- 120,978 Mã lực
- Tuổi
- 40
Dù gì cũng phải hơn mức lương căn bản của nhà nước chứ nhỉ? Chứ làm sao mà đủ sống.
Việc riêng khối nhà nước được dùng trung bình 5 năm năm cuối được lý giải như thế nào nhỉ? tại sao có sự khác biệt này?Thì tính như trước năm 1995, lương hưu là bình quân của lương 5 năm cuối cùng
Mấu chốt là cụ ko có 700tr từ 22 năm trước để gửi ngân hàng mà lấy lãi hằng tháng cụ ợ. Khoản 700tr là tích luỹ trong 22 năm đấy, nếu không đóng bh thì giờ còn cái nịt. So sánh khập khiễng.Em vừa tính thử, với 700 triệu tiền cụ đã đóng kia, đem gửi ngân hàng thì 1 tháng cụ được 4,6 triệu tiền lãi, cao hơn lương bảo hiểm lại không bị mất tiền gốc
Nếu phương án thay vì đóng bảo hiểm mà đều đặn nộp tiền dần vào tk ngân hàng gửi tiết kiệm kì hạn dài nhất, tự động gia hạn khi đáo hạn. Thì khi đến tuổi được nhận lương hưu. Phương án gửi tiết kiệm dồn tích dần vào ngân hàng hay phương án BHXH có lợi hơn về con số số học nhỉ?Mấu chốt là cụ ko có 700tr từ 22 năm trước để gửi ngân hàng mà lấy lãi hằng tháng cụ ợ. Khoản 700tr là tích luỹ trong 22 năm đấy, nếu không đóng bh thì giờ còn cái nịt. So sánh khập khiễng.
Cụ sẽ được BHXH chi trả 6 năm đóng dư (mỗi năm 1 tháng lương) còn lại tính lương hưuĐến 62 tuổi là em đóng 41 năm thì chả biết sẽ đc bao nhiêu? May thì đủ đi đám cưới, đám ma, dám giỗ, thăm người ốm, ăn tân gia, góp các thể loại quỹ, ... và ăn sáng + cf
Khối nào cũng giống nhau hết cụ - chỉ tính thời điểm bắt đầu nộp BHXH để tính ra lương về hưu, 5 năm, 6 năm, hay cả quá trình đóng BHXHViệc riêng khối nhà nước được dùng trung bình 5 năm năm cuối được lý giải như thế nào nhỉ? tại sao có sự khác biệt này?
Lương hưu thua lương người đang đi làm thì cũng bt mà cụ. Y tá viện 108 giờ người ta cũng trình độ đại học, nhiều người trình độ sau đại học. Lương thì ăn theo quân hàm. Còn thu nhập thì tất nhiên, GS-TS chỉ tính mỗi lương không bằng thu nhập của y tá làm ở bệnh viện là đúng ạ.Thôi cụ đừng làm cậu em buồn. Cậu em giá sư tiến sĩ lương hưu thua mợ em làm ý tá bệnh viện 108
Em làm ngoài , ko phải viên chức nhà nước thì cũng dc tính như thế phải ko cụ ?Thì tính như trước năm 1995, lương hưu là bình quân của lương 5 năm cuối cùng
So sánh này không chính xác được vì phụ thuộc nhiều yếu tố:Nếu phương án thay vì đóng bảo hiểm mà đều đặn nộp tiền dần vào tk ngân hàng gửi tiết kiệm kì hạn dài nhất, tự động gia hạn khi đáo hạn. Thì khi đến tuổi được nhận lương hưu. Phương án gửi tiết kiệm dồn tích dần vào ngân hàng hay phương án BHXH có lợi hơn về con số số học nhỉ?
Sao có cụ lại bảo e là phải ăn theo lương nhà nước, còn tư nhân thì k. Chả hiểu sao.Cụ sẽ được BHXH chi trả 6 năm đóng dư (mỗi năm 1 tháng lương) còn lại tính lương hưu
Khối nào cũng giống nhau hết cụ - chỉ tính thời điểm bắt đầu nộp BHXH để tính ra lương về hưu, 5 năm, 6 năm, hay cả quá trình đóng BHXH
Đến cả CA, Quân đội vẫn thế
Nếu bác ăn lương nhà nước trong toàn bộ quá trình đi làm thì mới được tính trung bình 6 năm cuối.
Quyền lợi, thậm chí là sinh kế của cụ thì cụ phải tìm hiểu rõ ngọn ngành chứ. Trong quá trình làm việc, tôi có một số bạn cùng làm việc là tây lông. Tôi thấy tụi nó hiểu cực kỳ rõ về hệ thống thuế má, phúc lợi, an sinh xã hội nước nó. Có lần nhờ bạn tây điền form hoàn thuế, bạn ấy điền tanh tách. Một vài người bạn của tôi đang sinh sống ở nước ngoài cũng vậy, điền đơn cứ tanh tách.Sao có cụ lại bảo e là phải ăn theo lương nhà nước, còn tư nhân thì k. Chả hiểu sao.
Và mới 5 tháng sau lãi đã tụt 40%, giờ gửi 700tr dc có 2tr5, bác khỏi so bì với lương hưu nữa.Em vừa tính thử, với 700 triệu tiền cụ đã đóng kia, đem gửi ngân hàng thì 1 tháng cụ được 4,6 triệu tiền lãi, cao hơn lương bảo hiểm lại không bị mất tiền gốc
Thế thì đúng là lương hưu mợ nhà cụ cao thật, ông nhà e biên chế ĐHBK mà bây h cũng đc có 8 củ, điều chỉnh mấy lần rồi đấy.cậu không nói với em vụ lương,nhưng mợ nói em lương hưu lúc chưa điều chỉnh gần nhất khoảng 10,8tr. Cao hơn ông cậu . Cậu em biên chế ở Đại Học Xây Dựng
Cụ ấy nói luyên thuyên đấy, lương nào chả giống nhau khi ra đến BHXH. Người nhà nước thì được lợi hơn chút là có hệ số chức vụ và một số cộng thêm nho nhỏ khác thì phảiSao có cụ lại bảo e là phải ăn theo lương nhà nước, còn tư nhân thì k. Chả hiểu sao.
Em trả lời cụ, trên cơ sở tự tìm hiểu, vì thấy nhiều cụ ù cạc quá. Cụ nào thấy sai, đính chính giúp.Sao có cụ lại bảo e là phải ăn theo lương nhà nước, còn tư nhân thì k. Chả hiểu sao.
Thanks cụ. Em cũng đã hiểu thêm. Vậy như em 12 năm nữa là được 34 năm. Và khi đó được nhân 73% tổng lương TB của 6 năm cuối. Vậy trong 6 năm cuối tổng TB lương đóng BH khoảng 8tr là em được: 73%x8tr = 5,8tr/Tháng. Vậy cũng tạm ổn cụ nhỉEm trả lời cụ, trên cơ sở tự tìm hiểu, vì thấy nhiều cụ ù cạc quá. Cụ nào thấy sai, đính chính giúp.
Khi về hưu, có 3 loại quá trình tham gia bhxh: 1. Toàn bộ thời gian làm trong nhà nước (hành chính sự nghiệp, hoặc cty 100% vốn nhà nước theo thang bậc nhà nước), ăn lương hệ số nhà nước đến khi hưu; 2. Toàn bộ thời gian làm doanh nghiệp (CP, TNHH, HTX...) đến khi hưu; 3. Có giai đoạn làm NN, sau chuyển sang doanh nghiệp ngoài. Loại 3 này thậm chí có 1 số người nhảy ra nhảy vào nhà nước vài lượt.
Đủ điều kiện lĩnh lương hưu (số năm đóng bhxh + tuổi phù hợp) sẽ được lĩnh theo tỷ lệ % (max. 75%):
1. Căn cứ thời điểm bắt đầu tham gia bhxh sẽ lĩnh hưu tháng theo trung bình 5 năm cuối (tham gia trước 1/1/1995), 6 năm cuối (tham gia từ 1995-2000), 8 năm cuối... hay toàn thời gian.
2. Tỷ lệ % theo trung bình mức lương tháng đóng bhxh trong suốt quá trình đóng. Mức lương mỗi tháng của năm đóng sẽ nhân với 1 hệ số điều chỉnh nhỏ (khoảng 1-5), càng xa hệ số càng cao, rồi tính ra trung bình cộng, rồi nhân % ra lương hưu mỗi tháng.
3. Giai đoạn làm nhà nước tính mức lương trung bình của những năm cuối như mục 1, tức là chỉ lấy 1 số ít năm của giai đoạn cuối. Giai đoạn làm ngoài tính cộng 100% các năm nộp như mục 2. Cộng hai tổng này rồi tính trung bình lương đóng, rồi lại nhân % ra lương hưu.
Sở dĩ CA, bộ đội... lương hưu cao do có hệ số cao (mục 1). Lương dân sự hệ số thấp hơn, nên thấp hơn.
Người lao động trong doanh nghiệp (CP, TNHH...) bị thấp là vì có giai đoạn luật không ép nộp bhxh theo mức lương sát thu nhập thực tế, cho phép doanh nghiệp copy thang bảng lương nộp bhxh của doanh nghiệp nhà nước và chỉ cần không thấp hơn lương tối thiểu vùng. Hệ quả, khi người về hưu ăn lương nhà nước được hưởng lương hưu bằng trung bình 1 số năm cuối (mục 1) thì người lao động lại bị tính cả quá trình tham gia, từ cách 20-30 năm đến khi nghỉ hưu. Nếu họ có theo 1 doanh nghiệp để lên lương đều đều thì dù có nhân thêm hệ số điều chỉnh thì cộng lại chia tb cũng ko thể tiệm cận người ăn lương nhà nước. Chưa kể nhiều người chuyển cty và lại nộp lại từ khởi điểm (hệ số thấp nhất, hoặc theo lương tối thiểu vùng đi lên), vài ba bữa lại chuyển thì lương trung bình nộp bhxh rất thấp, nhân thêm % càng thấp!!
Vậy là cụ đang làm trong cơ quan hoặc doanh nghiệp, tổ chức ăn lương nhà nước theo hệ số thang lương nhà nước quy định. Cụ tham gia bhxh phải từ 1995-2000 thì sẽ được tính tb 6 năm cuối.Thanks cụ. Em cũng đã hiểu thêm. Vậy như em 12 năm nữa là được 34 năm. Và khi đó được nhân 73% tổng lương TB của 6 năm cuối. Vậy trong 6 năm cuối tổng TB lương đóng BH khoảng 8tr là em được: 73%x8tr = 5,8tr/Tháng. Vậy cũng tạm ổn cụ nhỉ