- Biển số
- OF-15853
- Ngày cấp bằng
- 3/5/08
- Số km
- 1,630
- Động cơ
- 522,430 Mã lực
- Tuổi
- 43
- Nơi ở
- Từ Liêm - Hà Nội
Các cụ OFer toàn là giảng viên hết ah. Có cụ nào dậy AOF ko? Em sv hỏi cái.
PGS tuổi Ngọ có nhiều phết rồi mà cụ. Bạn cháu có mấy người đấyCụ nhầm, em có tay bẹn vừa đc phong pgs xong, mấy tay khác TS nc ngoài hẳn hoi, tuyền tuổi Ngọ 1978 nhóe.
Em học sau đh có mấy "anh thầy" mặt non choẹt, cứ chị gái trong lớp kháu tí là gọi
Thế mới bảo cái đám tháo giày ấy bớt thẩm du "nghề cao quý ..." đi may ra mới khá đượcNhiều cụ ở ĐHQG nhỉ???
Em từng làm ở đấy, sau thôi.
Cá nhân em thì không thích kiểu khoa học hàm lượng thì ít mà giải dối để thanh quyết toán thì nhiều (trong phạm vi những đề tài mà em biết)
Cũng không thích kiểu bảo vệ thạc sỹ, tiến sỹ mà học viên phải góp tiền cho thầy cô ăn trưa (dù đám học viên cũng nhiều người là thầy cổ)
Đồng nghiệp vơi nhau một điều thầy, 2 điều thầy mà cầm tiền của nhau kiểu đấy chả biết nói gì hơn là thở dài
Còn muốn đi dạy lương cao 1 tý, làm đề tài nhiều 1 tý thì nói chug qua nhiều cửa ải... thạc sỹ thì mất ít tiền thôi, TS độ 600 củ, rồi còn phải gia nhập các đường dây đó nữa, chứ đề tài không trên trời rơi vào túi mình...
Có chuyên môn giỏi đi giảng bên ngoài thì khá tiền , còn lại em nghĩ cũng so mặt bằng chung xã hội (chuyên môn, bằng cấp). Bảo là giàu hơn nhàn hơn thì chắc không có. Như có cụ đã nói trên này, xác định là tâm huyết, yêu thích thì theo...
Đi dạy học mà lại không coi đó là một nghề thì dạy làm sao được hả cụ?em không tin có ai cả đời chỉ dậy ở trường mà giỏi được. Nên coi đó là niềm vui và sự cống hiến cho xã hội khi chuyên môn của mình đã tốt thôi. Còn nếu coi nó là một nghề thì vật vờ lắm
Xem ra trong này nhiều cụ làm nghề gõ đầu trẻ lớn quá nhỉ?Trc cứ nghe giảng viên là sướng định động viên gấu bỏ làm ngoài đi dạy học cho nhàn. Nghe các cụ nói e vãi quá. Thôi té cho lành
em cũng chả quan trọng, theo em nghề nào cũng là nghề cao quý nếu mình kiếm tiền bằng sức lực lao động trí óc của mình theo cách mà mình nghĩ là chính đáng...Thế mới bảo cái đám tháo giày ấy bớt thẩm du "nghề cao quý ..." đi may ra mới khá được
Dẫu gì cũng bán kiến thức lấy tiền, phỏng ạ
Lấy được người như mợ thì quá là ấm một đời trai.E cũng là giảng viên, tuyệt đối trong sạch. Mua đc nhà cửa, xe cộ bằng nghề, nhưng làm việc cũng tương đối vất, được cái thanh thản, vì e không bon chen. E là cô giáo ạ.
E thích cụ, cụ chuẩn quá.Làm thầy khó lắm ai ơi!
Làm giảng viên đại học bạn bắt buộc phải trau dồi kiến thức, phải có kiến thức thực thụ để truyền lại cho học sinh. Bạn phải học thạc sĩ rồi tiến sĩ. Học nghiêm chỉnh thì phải học ở nước ngoài. Còn trong nước kiếm được bằng tiến sĩ cũng mất kha khá tiền mà kiến thức thì có được không nhiều. Trong vòng 6 năm - 2 năm thạc sĩ 4 năm tiến sĩ bạn phải bỏ thời gian và tiền bạc để đạt chuẩn làm giảng viên đại học. Đó là chi phí
Còn thu thì sao ngoài tiền lương, giáo viên mới lương không quá 5 triệu, (chưa bằng cấp chưa chức tứoc hệ số giờ giảng sẽ thấp). Ngoài ra bạn có thể được nhận phong bì hoa quả của học sinh. các em hay nói là đi viếng thày cô. Tức là một năm bạn chết vài lần. Nhiều giảng viên chết quen rồi không có ngừoi viếng rất khó chịu.
Ngoài ra bạn cần có sưc khỏe. Không đơn giản đứng giảng 4,5 tiết/ngày đâu.
Muốn giầu thì nên kinh doanh, làm thầy xác định sống nghèo thanh tao, lấy học trò làm niềm vui, tạo phúc cho con cho cháu mình
e có 1 cơ số anh chị họ hang đang làm giảng viên. Tất cả đều có cuộc sống rất ổn. Nhưng nhìn chung đều phải cày thêm. Người dạy thuần túy thì nhận thêm ở các trường dân lập. Người chuyên môn kỹ thuật cao thì tư vấn hoặc mở công ty mà mình nắm chắc chuyên môn. Còn nếu nhận lương theo hệ số thì ở đâu mà chả đói.Chẳng là em ra trường được 1 vài năm rồi.
Cũng đi làm một vài nơi.
Vừa rồi có người quen nói là có muốn vào làm giảng viên trong trường QG ko
thì xin cho em.
Em bên Văn hóa xã hội, du lịch dịch vụ.
Em đắn đo suy nghĩ quá. Vì nếu có thì e cũng phải có chút "lệ phí" vào trường.
Mà cuộc sống em còn khó khăn, em lại còn một số gánh nặng trên vai lo cho gia đình.
Bây giờ vay chạy nếu xin được thì em chỉ sợ lương giảng viên 3 cọc 3 đồng sẽ ko đủ cho cuộc sống cơm áo gạo tiền rồi từ đó ảnh hưởng đến tâm lý giảng dạy.
Còn Em đi làm ngoài thì tháng được tầm mươi củ khoai.
Mong các bác tư vấn giùm em với!
Cụ nói vậy con mực nó lại nhảy ra cắn.Tổng thu 1năm các loại chắc tầm khoảng 500 củ
Cụ này chắc làm quản lý trường Đại học rồi, quá chuẩn. Em mời cụ ly vodka!!!Nhà cháu trả lời chi tiết để cụ cân nhắc (cụ nhớ rót rượu đới)
1. Nếu cụ bắt đầu công việc với trình độ cử nhân, giảng viên cơ hữu, lương của cụ khởi điểm hệ số 2,34 x 1150k lương tối thiểu x 85% lương tập sự 1 năm = 2287k (chưa trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) + 8% trợ cấp từ 2015 đối với người có hệ số lương thấp. Hết 1 năm tập sự, cụ hưởng 100% mức lương trên, và nếu được đi dạy, cụ được thêm phụ cấp đứng lớp 30% của lương. Tuy nhiên, nhiều trường (trong đó có các trường thành viên ĐHQG) chỉ cho dạy khi có bằng ThS.
2. Cứ 3 năm, nếu bình thường, cụ sẽ được tăng lương thêm một bậc, mỗi bậc có hệ số 0,33. Là giảng viên chính thì mỗi bậc hệ số là 0,34 (nhưng để là giảng viên chính thì còn lâu, ít nhất 9 năm, ít nhất ThS, có công trình, phải thi tuyển).
3. Bên cạnh lương, một số trường có tiền công tăng thêm, phụ thuộc ngân sách của trường, nhưng không nhiều. Đối với các trường thành viên ĐHQG, phần tăng thêm này dao động từ vài trăm k đến 1 củ/tháng. Lễ (1-5, 2-9, 20-11...) cụ có thêm vài trăm k mỗi lần, riêng Tết âm lịch thì vài ba củ. Cụ đi dạy, ngoài định mức (280 tiết/năm nếu là cử nhân, ThS), số tiết còn lại sẽ được tính tiền vượt giờ. Tùy môn, tùy khoa, tùy trường mà số tiết vượt giờ và đơn giá vượt giờ khác nhau, nhưng tối đa chỉ được vượt 200 tiết/năm (quy định của Bộ TC), đơn giá cũng còn tùy theo học hàm học vị nhưng không quá 100k/tiết (các trường phía Nam thường đơn giá vượt giờ cao hơn). Đối với ĐHQG, số tiết vượt giờ không nhiều, đơn giá thấp, nên may ra cụ được 1 củ/năm.
Như vậy, tổng thu nhập một năm dao động 40-50 củ/12 tháng.
4. Các trường đều yêu cầu giảng viên sau một thời gian nhất định kể từ ngày về trường phải có bằng ThS (thường là 3-5 năm), TS (3-5 năm) vì đây là chuẩn, nếu không sẽ hạ thi đua (liên quan đến quyền lợi) thậm chí xem xét lại hợp đồng lao động. Để có bằng ThS, thường cụ mất 2-3 năm học, chi phí trung bình 50-100 củ. Từ ThS để là TS cụ mất 3-4 năm nữa, chi phí trung bình 200 củ.
5. Nếu là ThS, TS:
- Có thể ngồi các hội đồng chấm đề tài khoa học, luận văn, luận án, nhưng cũng không nhiều, được chăng hay chớ, mỗi lần ngồi được vài trăm k.
- Có thể chủ trì/tham gia đề tài nghiên cứu (nhưng phải xét mới được chứ cũng không dễ), kinh phí cho một đề tài cấp trường khoảng 10-20 củ, cụ làm mất 1 năm, mất rất nhiều công sức, thường kinh phí đề tài không đủ để chi, nên không mấy khi người ta cho rằng nghiên cứu khoa học đem lại thu nhập.
6. Đủ 5 năm giảng dạy, cụ được phụ cấp thâm niên 5% trên mức lương cơ bản, sau đó mỗi năm tăng thêm 1%.
7. Một số giảng viên thoái hóa kiếm thêm từ SV, nhưng cũng chẳng đáng bao nhiêu (xã hội cứ tưởng được nhiều lắm, thực tế SV nghèo lấy đâu ra) sẽ bị SV coi thường, rêu rao ngoài đời và trên mạng, dễ lộ, phạm pháp, trái với đạo làm thầy. Nhà cháu phản đối cái này.
Túm lại, làm nghề này đừng mong giàu, chỉ đủ ăn là may, chưa kể đồng nghiệp phức tạp, môi trường thăng tiến chật hẹp, khép kín. Chỉ một số rất ít giảng viên là sống được bằng nghề (chuyên môn giỏi, đẳng cấp khoa học cao, môn học quý hiếm), do đó chỉ theo được nếu có lòng đam mê.
Cụ này chắc làm quản lý trường Đại học rồi, quá chuẩn. Em mời cụ ly vodka!!!Nhà cháu trả lời chi tiết để cụ cân nhắc (cụ nhớ rót rượu đới)
1. Nếu cụ bắt đầu công việc với trình độ cử nhân, giảng viên cơ hữu, lương của cụ khởi điểm hệ số 2,34 x 1150k lương tối thiểu x 85% lương tập sự 1 năm = 2287k (chưa trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) + 8% trợ cấp từ 2015 đối với người có hệ số lương thấp. Hết 1 năm tập sự, cụ hưởng 100% mức lương trên, và nếu được đi dạy, cụ được thêm phụ cấp đứng lớp 30% của lương. Tuy nhiên, nhiều trường (trong đó có các trường thành viên ĐHQG) chỉ cho dạy khi có bằng ThS.
2. Cứ 3 năm, nếu bình thường, cụ sẽ được tăng lương thêm một bậc, mỗi bậc có hệ số 0,33. Là giảng viên chính thì mỗi bậc hệ số là 0,34 (nhưng để là giảng viên chính thì còn lâu, ít nhất 9 năm, ít nhất ThS, có công trình, phải thi tuyển).
3. Bên cạnh lương, một số trường có tiền công tăng thêm, phụ thuộc ngân sách của trường, nhưng không nhiều. Đối với các trường thành viên ĐHQG, phần tăng thêm này dao động từ vài trăm k đến 1 củ/tháng. Lễ (1-5, 2-9, 20-11...) cụ có thêm vài trăm k mỗi lần, riêng Tết âm lịch thì vài ba củ. Cụ đi dạy, ngoài định mức (280 tiết/năm nếu là cử nhân, ThS), số tiết còn lại sẽ được tính tiền vượt giờ. Tùy môn, tùy khoa, tùy trường mà số tiết vượt giờ và đơn giá vượt giờ khác nhau, nhưng tối đa chỉ được vượt 200 tiết/năm (quy định của Bộ TC), đơn giá cũng còn tùy theo học hàm học vị nhưng không quá 100k/tiết (các trường phía Nam thường đơn giá vượt giờ cao hơn). Đối với ĐHQG, số tiết vượt giờ không nhiều, đơn giá thấp, nên may ra cụ được 1 củ/năm.
Như vậy, tổng thu nhập một năm dao động 40-50 củ/12 tháng.
4. Các trường đều yêu cầu giảng viên sau một thời gian nhất định kể từ ngày về trường phải có bằng ThS (thường là 3-5 năm), TS (3-5 năm) vì đây là chuẩn, nếu không sẽ hạ thi đua (liên quan đến quyền lợi) thậm chí xem xét lại hợp đồng lao động. Để có bằng ThS, thường cụ mất 2-3 năm học, chi phí trung bình 50-100 củ. Từ ThS để là TS cụ mất 3-4 năm nữa, chi phí trung bình 200 củ.
5. Nếu là ThS, TS:
- Có thể ngồi các hội đồng chấm đề tài khoa học, luận văn, luận án, nhưng cũng không nhiều, được chăng hay chớ, mỗi lần ngồi được vài trăm k.
- Có thể chủ trì/tham gia đề tài nghiên cứu (nhưng phải xét mới được chứ cũng không dễ), kinh phí cho một đề tài cấp trường khoảng 10-20 củ, cụ làm mất 1 năm, mất rất nhiều công sức, thường kinh phí đề tài không đủ để chi, nên không mấy khi người ta cho rằng nghiên cứu khoa học đem lại thu nhập.
6. Đủ 5 năm giảng dạy, cụ được phụ cấp thâm niên 5% trên mức lương cơ bản, sau đó mỗi năm tăng thêm 1%.
7. Một số giảng viên thoái hóa kiếm thêm từ SV, nhưng cũng chẳng đáng bao nhiêu (xã hội cứ tưởng được nhiều lắm, thực tế SV nghèo lấy đâu ra) sẽ bị SV coi thường, rêu rao ngoài đời và trên mạng, dễ lộ, phạm pháp, trái với đạo làm thầy. Nhà cháu phản đối cái này.
Túm lại, làm nghề này đừng mong giàu, chỉ đủ ăn là may, chưa kể đồng nghiệp phức tạp, môi trường thăng tiến chật hẹp, khép kín. Chỉ một số rất ít giảng viên là sống được bằng nghề (chuyên môn giỏi, đẳng cấp khoa học cao, môn học quý hiếm), do đó chỉ theo được nếu có lòng đam mê.
Làm thầy khó lắm ai ơi!
Làm giảng viên đại học bạn bắt buộc phải trau dồi kiến thức, phải có kiến thức thực thụ để truyền lại cho học sinh. Bạn phải học thạc sĩ rồi tiến sĩ. Học nghiêm chỉnh thì phải học ở nước ngoài. Còn trong nước kiếm được bằng tiến sĩ cũng mất kha khá tiền mà kiến thức thì có được không nhiều. Trong vòng 6 năm - 2 năm thạc sĩ 4 năm tiến sĩ bạn phải bỏ thời gian và tiền bạc để đạt chuẩn làm giảng viên đại học. Đó là chi phí
Còn thu thì sao ngoài tiền lương, giáo viên mới lương không quá 5 triệu, (chưa bằng cấp chưa chức tứoc hệ số giờ giảng sẽ thấp). Ngoài ra bạn có thể được nhận phong bì hoa quả của học sinh. các em hay nói là đi viếng thày cô. Tức là một năm bạn chết vài lần. Nhiều giảng viên chết quen rồi không có ngừoi viếng rất khó chịu.
Ngoài ra bạn cần có sưc khỏe. Không đơn giản đứng giảng 4,5 tiết/ngày đâu.
Muốn giầu thì nên kinh doanh, làm thầy xác định sống nghèo thanh tao, lấy học trò làm niềm vui, tạo phúc cho con cho cháu mình
Các cụ vạch trần nghe não lòng quá, nhưng mà thậtCụ mà nghĩ làm giảng viên để kiếm xiền để trả nợ tiền lệ phí vào trường giảng dạy thì éo nên vào làm giề cụ ạ, lương cụ đủ ăn mình cụ đã là may lắm roài, em thật vì em cũng GV ĐH. còn nếu kiếm của SV thì thôi, nhục lắm. cứ đi làm ngoài cho thanh thản đầu óc. nhưng nếu cụ xác định vào để giảng dạy nhưng kiếm tiền bằng chất xám của mình thì em ủng hộ.