- Biển số
- OF-445535
- Ngày cấp bằng
- 16/8/16
- Số km
- 149
- Động cơ
- 209,700 Mã lực
- Tuổi
- 38
Lộc thì tầm nửa con Civic/ tháng các cụ nhể
cụ nói đúng, Nafosted hiện đang có dấu hiệu biến tướng theo kiểu băng nhóm.Nafosted giờ biến tướng cũng nhiều. Trong team gom vào một, hai ông bạn đang làm post ở nước ngoài. Paper thì ông trong nước đứng tên để nghiệm thu, xiền thì chia.
Em thấy cái quỹ này chả nâng cái số lượng công bố cho VN tẹo nào, hoặc nếu có thì hiệu quả rất ít. Hiện nay có tình trạng, các nhóm nghiên cứu chỉ chăm chăm đợi xin quỹ rồi công bố theo yêu cầu của quỹ Nafosted còn ngoài ra cũng chẳng thèm công bố thêm. Kiểu như bố đếm bài ăn tiền, không có tiền thì bố đếu công bố tiếp. Vì vậy mới có tình trạng số bài báo có nhận tài trợ Nafosted thì tăng đột biến nhưng số bài báo tổng cộng của Việt Nam thì vũ như cẫn. Cụ cứ xem lại cái thống kê số bài báo tăng trưởng hàng năm của VN sẽ thấy, không có sự khác nhau lắm về số lượng bài báo công bố của VN ở giai đoạn trước khi có quỹ Nafosted và sau khi có quỹ Nafosted.Ý em là cái Nafosted dần dần cũng hoàn thành xong nhiệm vụ của nó (nâng cao số lượng công bố quốc tế). Giờ bắt đầu phải chuyển sang quan tâm đến hiệu quả thu lại về mặt khoa học lý thuyết hay ứng dụng ở Việt Nam rồi.
Cái chỗ PS của cụ là đương nhiên, các bạn tham gia từ nước ngoài em nghĩ thừa đủ năng lực cũng như kinh nghiệm để tranh gặp phiền phức
Cụ đồng nghiệp nói chuẩn.Lạy các thánh chém, thánh nào cho rằng vào làm giảng viên tức là giơ tay có tiền thì cứ vào mà vợt ạ.
Cụ Chủ Thớt: Tình hình cụ muốn vào làm giảng viên thì cứ xác định: Lương theo hệ số nhà nước: Tức là trình độ đại học bắt đầu 2.34, thạc sỹ 2.66, tiến sĩ 3.0, 3 năm tăng hệ số 1 lần (tăng 0.33). Em đi làm 15 năm nay từ lúc thử việc đến nay hệ số là 3.66. Nhân với lương cơ bản 1.050.000 đ, cộng 30% phụ cấp nghề nghiệp. Sau đó trừ đi cả lô xích xông các loại phí bảo hiểm, công đoàn, **** phí... đại khái thì lương được hơn 4tr / tháng. Trong cái mức lương đấy, 1 năm phải đi dạy theo quy định 280 tiết theo giờ chuẩn (một số công việc như hướng dẫn, NCKH... có thể quy đổi sang giờ chuẩn). Để các cụ dễ hiểu thì em tính trung bình 1 môn học của sinh viên giờ khoảng 45 tiết. 280 tiết xấp xỉ độ 6 lớp 1 năm. Vượt lên trên số đấy thì được trả tiền vượt giờ, tuỳ mỗi trường quy định khác nhau, nhưng nhà nước thì nó giới hạn tương đối, thông thường sẽ theo học hàm học vị cá nhân và dao động khoảng 100K/tiết với học vị tiến sĩ.
Cụ nào mà đi dạy được tầm 800 tiết/năm là vừa hít ngập bụi phấn, rát cổ, bỏng họng, mà còn phải thuộc loại thân quen hoặc có uy tín mới được phân nhiều lớp thế. Tức là thừa giờ cỡ độ 500 tiết = 50 tr, em cứ tính xông xênh là 60tr/12 tháng = 5tr / tháng.
Tổng tất tần tật các loại phúc lợi nhân ngày nghỉ lễ tết, kỷ niệm... em cứ cho là được 12tr nữa thì 1 tháng thêm được 1 tr.
Như vậy thu nhập của các cụ nào đi làm giảng viên thực sự chỉ tầm 10tr/tháng thôi, lấy đâu ra lắm thế.
* Còn các thu nhập khác:
- Từ các đề tài NCKH, các dự án tham gia: cái này vô cùng, và đòi hỏi rất nhiều yếu tố, chưa kể tiền thực vào túi nó chỉ là một số rất nhỏ so với số tiền của đề tài, dự án đấy
- Viết sách, giáo trình: tuỳ khả năng cá nhân
- Đi dạy thêm: đại học làm gì có học thêm mà dạy, có chăng một số cụ dạy các môn cơ bản đi làm gia sư hoặc dạy thêm ở các trung tâm, ngoài ra thì là dạy thêm ở các trường ĐH khác nó trả nhiều tiền hơn, cái này đòi hỏi phải có quan hệ và có uy tín trong chuyên môn. Một số trường dân lập trả tiền dạy khá cao, 200-300K/ tiết chẳng hạn, thì chỉ cần nhận một vài lớp là bằng đi làm ở trường chính cả năm.
- Lấy tiền của sinh viên chạy điểm: không dễ và không nhiều như các cụ tưởng, trừ một số rất rất ít con sâu luôn LÀM TRÒ và ĐÒI HỎI để sinh viên bắt buộc phải đến mỗi kỳ thi, thì số lượng rất ít khác là bị động hoàn toàn và nói thực là số tiền nó cũng chả đáng là bao đâu. Còn sinh viên tại chức thì giờ còn mấy đâu mà tính đến nữa, chuyện của quá khứ rồi, giờ số lượng sinh viên học tại chức rất ít, họ chuyển sang học trực tuyến, học từ xa, mà những loại hình đấy thì thầy còn chả biết mặt trò, lấy đâu ra chạy được điểm ???
KL lại là nếu cụ chủ thực tâm muốn đi dạy thì xác định là không có nhiều tiền đâu, được cái nó vui, có tý danh là giảng viên đại học, nhẹ nhàng, tính tranh đấu nó cũng không sống chết như các ngành khác, thỉnh thoảng có thừa thời gian (các đợt nghỉ Tết, nghỉ hè thường kéo dài cả tháng với giảng viên), nhưng lúc đi làm thì xác định là rất khó chịu vì khung giờ dạy là cố định, không dễ nghỉ hay đi muộn...
Thế nên em mới nói (thực ra là nói lại lời của một số người), là Nafosted hoàn thành xong nhiệm vụ rồi. Giờ chắc phải đổi sang cơ chế nghiệm thu nào khác. Chứ cụ nói đúng, giờ một bài 300 triệu. Nếu em có đủ data này kia để viết, em đợi có đề tài em mới công bố, chứ tự dưng đăng thành ra tự mình vứt tiền đi chỗ khác àEm thấy cái quỹ này chả nâng cái số lượng công bố cho VN tẹo nào, hoặc nếu có thì hiệu quả rất ít. Hiện nay có tình trạng, các nhóm nghiên cứu chỉ chăm chăm đợi xin quỹ rồi công bố theo yêu cầu của quỹ Nafosted còn ngoài ra cũng chẳng thèm công bố thêm. Kiểu như bố đếm bài ăn tiền, không có tiền thì bố đếu công bố tiếp. Vì vậy mới có tình trạng số bài báo có nhận tài trợ Nafosted thì tăng đột biến nhưng số bài báo tổng cộng của Việt Nam thì vũ như cẫn. Cụ cứ xem lại cái thống kê số bài báo tăng trưởng hàng năm của VN sẽ thấy, không có sự khác nhau lắm về số lượng bài báo công bố của VN ở giai đoạn trước khi có quỹ Nafosted và sau khi có quỹ Nafosted.
Riêng cái chuyện ứng dụng em nghĩ nhiều ông TS VN không có cửa, căn bản học xong bảo về rồi về đi dạy luôn thì chưa đủ khả năng triển khai NC ra thực tế (tự mình triển khai khác với việc đi làm tư vấn) . Muốn ứng dụng được thì mỗi một ông TS xịn (không rởm nhé) phải được 3-4 ông kỹ sự cũng xịn trợ giúp/cộng tác mà kiếm kỹ sư xịn ở VN khó chứ không phải dễ.Ý em là cái Nafosted dần dần cũng hoàn thành xong nhiệm vụ của nó (nâng cao số lượng công bố quốc tế). Giờ bắt đầu phải chuyển sang quan tâm đến hiệu quả thu lại về mặt khoa học lý thuyết hay ứng dụng ở Việt Nam rồi.
Cái chỗ PS của cụ là đương nhiên, các bạn tham gia từ nước ngoài em nghĩ thừa đủ năng lực cũng như kinh nghiệm để tranh gặp phiền phức
Bác phải có bài rồi mới xin được đề tài, nói nôm na là phải có mồi đã. Còn xin được đề tài rồi thì bác mới tính chuyện ém hàng. Nhưng em nghe bạn em bảo là tiền trả theo bài tức là các bác viết càng nhiều thì càng có tiền, sao phải ém hàng làm gì nhỉ.Thế nên em mới nói (thực ra là nói lại lời của một số người), là Nafosted hoàn thành xong nhiệm vụ rồi. Giờ chắc phải đổi sang cơ chế nghiệm thu nào khác. Chứ cụ nói đúng, giờ một bài 300 triệu. Nếu em có đủ data này kia để viết, em đợi có đề tài em mới công bố, chứ tự dưng đăng thành ra tự mình vứt tiền đi chỗ khác à
Mỗi đề tài dạo trước có thể được đăng ký có 1, 2 hay 3 bài báo chẳng hạn. Dựa trên số bài báo sẽ áng áng được kinh phí tương đương. Thế cho nên ai có đề tài ví dụ như 300 triệu chẳng hạn, thì đăng 1 bài báo là đủ, đăng nhiều hơn thì được khen, ưu tiên cho các lần apply sau. Nhưng rõ ràng là đăng ký 1 bài mà publish 4 bài chẳng hạn là phí phạm còn gì. Ai mà chẳng có tâm lý muốn để dành 2, 3 bài để xin tiếp .Bác phải có bài rồi mới xin được đề tài, nói nôm na là phải có mồi đã. Còn xin được đề tài rồi thì bác mới tính chuyện ém hàng. Nhưng em nghe bạn em bảo là tiền trả theo bài tức là các bác viết càng nhiều thì càng có tiền, sao phải ém hàng làm gì nhỉ.
Từ NC ra thực tế là cả một quãng đường dài, đầu tiên là thiếu nhân lực - kỹ sư xịn như cụ nói, sau đó là nguồn vốn, cách thức vận hành, rồi quản lý hành chính, sự ủng hộ của các cơ quan liên quan,...Riêng cái chuyện ứng dụng em nghĩ nhiều ông TS VN không có cửa, căn bản học xong bảo về rồi về đi dạy luôn thì chưa đủ khả năng triển khai NC ra thực tế (tự mình triển khai khác với việc đi làm tư vấn) . Muốn ứng dụng được thì mỗi một ông TS xịn (không rởm nhé) phải được 3-4 ông kỹ sự cũng xịn trợ giúp/cộng tác mà kiếm kỹ sư xịn ở VN khó chứ không phải dễ.
Cái này là thực tế hiện nay, cũng là cái "khôn lỏi" của một số nhà NC ở ta. (Thành ra thuốc chữa ho lại gây thêm ho như trong "Không gia đình".)Mỗi đề tài dạo trước có thể được đăng ký có 1, 2 hay 3 bài báo chẳng hạn. Dựa trên số bài báo sẽ áng áng được kinh phí tương đương. Thế cho nên ai có đề tài ví dụ như 300 triệu chẳng hạn, thì đăng 1 bài báo là đủ, đăng nhiều hơn thì được khen, ưu tiên cho các lần apply sau. Nhưng rõ ràng là đăng ký 1 bài mà publish 4 bài chẳng hạn là phí phạm còn gì. Ai mà chẳng có tâm lý muốn để dành 2, 3 bài để xin tiếp .
Còn có bài rồi em nghĩ phụ thuộc vào giai đoạn PhD hay postdoc của từng người. Ai có nhiều bài, tạp chí IF cao etc. thì chắc sẽ dễ xin và dễ được hơn.
Đùa bác tính toán kiểu gì thế nhỉ, hay là có brainstorming mà đăng ký 1 bài mà lại có thể publish 4 bài. Bác mà làm thế đúng là vứt tiền qua cửa số còn gì. Về cơ bản chuyện đếm bài ra tiền chẳng có gì sai, nó vẫn là làm thật ăn thật. Chỉ sợ tiền mất mà bài không có mà đếm thôi.Mỗi đề tài dạo trước có thể được đăng ký có 1, 2 hay 3 bài báo chẳng hạn. Dựa trên số bài báo sẽ áng áng được kinh phí tương đương. Thế cho nên ai có đề tài ví dụ như 300 triệu chẳng hạn, thì đăng 1 bài báo là đủ, đăng nhiều hơn thì được khen, ưu tiên cho các lần apply sau. Nhưng rõ ràng là đăng ký 1 bài mà publish 4 bài chẳng hạn là phí phạm còn gì. Ai mà chẳng có tâm lý muốn để dành 2, 3 bài để xin tiếp .
Nếu tất cả các quỹ về NCKH đều tổ chức theo mô hình Nafo thì sẽ đủ hỗ trợ nhiều lĩnh vực. Mỗi tội làm thế thì lấy gì mà ăn.Dù gì, em cũng đánh giá Nafo đã là thử nghiệm thành công, nhưng mới chỉ trong một vài lĩnh vực, cần có nhiều quỹ mở cho các lĩnh vực/nhóm lĩnh vực khác nhau. Cái này thì có vẻ khó, do cơ chế tài chính ở ta chưa cho phép. Nguồn kinh phí thì quá eo hẹp, lại phải chia bánh ra rất nhiều phần.
Cũng không hẳn đâu cụ. Với mỗi lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực có đặc thù riêng mà cách làm như của Nafo chưa chắc đã phù hợp. Có hai quỹ mới đang tìm phương án tổ chức hợp lý hơn. Nhưng ở ta nhiều lúc như gà mắc tóc, cũng mệt mỏi lắm. Nguồn kinh phí thì eo hẹp, mối quan hệ thì nhiều, cơ chế không dễ thay đổi, tiền lại do "chỗ khác" quyết định nên hoàn toàn không dễ dàng.Nếu tất cả các quỹ về NCKH đều tổ chức theo mô hình Nafo thì sẽ đủ hỗ trợ nhiều lĩnh vực. Mỗi tội làm thế thì lấy gì mà ăn.
Em nói thật với cụ là VN cần đếch gì tìm phương án tổ chức với quản lí, bọn ở trên nó cứ làm trò nói quá lên chứ quỹ gì ở VN thì Tây nó đều có cả, mô hình thích học cử người qua mà học (Nafo cũng là mô hình Tây mà giờ còn đang thoái hoá). Có điều học xong có dám áp dụng hay không lại là trò chơi của mấy chú lãnh đạo được khoác cái áo là "phải thay đổi cho phù hợp hoàn cảnh VN". Riêng chuyện KH, chuyện làm việc thì VN đúng là có khác Tây về điều kiện, đãi ngộ etc chứ cái chuyện quản lí, kỷ luật em đề nghị các ông VN sao chép nguyên xi càng nhiều càng tốt, đừng có ngồi vẽ ra cái gì hết mà hãy tuân thủ.Cũng không hẳn đâu cụ. Với mỗi lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực có đặc thù riêng mà cách làm như của Nafo chưa chắc đã phù hợp. Có hai quỹ mới đang tìm phương án tổ chức hợp lý hơn. Nhưng ở ta nhiều lúc như gà mắc tóc, cũng mệt mỏi lắm. Nguồn kinh phí thì eo hẹp, mối quan hệ thì nhiều, cơ chế không dễ thay đổi, tiền lại do "chỗ khác" quyết định nên hoàn toàn không dễ dàng.
Còn chuyện "ăn" thì không hẳn là nguyên nhân chính. Cụ tin là có cụ, có em, có không ít người khác sẵn sàng vì mục đích chung...