[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Kế hoạch mua sắm

Việc giảm bớt các loại máy bay chiến đấu, ở một mức độ nào đó, chắc chắn là để đảm bảo có đủ số lượng máy bay. Tướng Kelly chỉ ra rằng, Không quân Mỹ phải có một lực lượng máy bay chiến thuật có quy mô phù hợp để bảo đảm sống sót, tuy nhiên, tình hình hiện tại không hề lạc quan. Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Lực lượng Không quân Mỹ đã duy trì tới 4.000 máy bay phản lực chiến thuật các loại trong 134 phi đoàn không quân chiến đấu. Ba mươi năm sau, số lượng máy bay trong 48 phi đoàn chiến đấu và 9 không đoàn tấn công hiện trong biên chế đã giảm xuống còn khoảng 2.000 máy bay. Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng 2.000 máy bay chiến thuật là “vừa đủ” để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, nhưng theo các cuộc thảo luận do Không quân Mỹ thực hiện năm 2018, số lượng không đoàn chiến đấu tối thiểu của nước này không được ít hơn 62 đơn vị.

1743822316323.png

F-35 là máy bay đang được sản xuất và biên chế nhiều nhất hiện nay

Bằng cách giảm các loại máy bay chiến thuật đang có trong biên chế cũng như giảm chi phí bảo trì và hỗ trợ liên quan, có thể hoạch định được nguồn vốn quý giá để đặt mua thêm các mẫu máy bay phù hợp. Đồng thời, số tiền tiết kiệm được cũng có thể được sử dụng để đẩy nhanh quá trình phát triển NGAD, vì vậy trong tương lai, các máy bay F-35A và NGAD sẽ đảm bảo được về chất lượng, và các máy bay thế hệ thứ tư như F-15EX và F-16C/D sẽ giúp giải quyết các vấn đề về chi phí. Đây là điểm khởi đầu cốt lõi cho việc “loại bỏ bớt” các loại máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ. Người Mỹ phải tin rằng điều này sẽ giúp lực lượng không quân của họ duy trì được vị thế dẫn đầu thế giới.

Tuy nhiên, khi giảm bớt các mẫu máy bay chiến đấu cũng cần duy trì hoặc tăng thêm tổng số lượng máy bay chiến đấu, việc tổ chức lại lực lượng như vậy là một thách thức lớn. Lực lượng Không quân Mỹ đã tính toán rằng nếu muốn đạt được mức độ lực lượng cần thiết sau khi tái tổ chức, lực lượng này sẽ cần mua ít nhất 72 máy bay chiến thuật mới mỗi năm. Trong yêu cầu ngân sách năm tài chính 2024, Không quân Mỹ đã lập danh sách mua 72 máy bay chiến đấu mới, bao gồm 48 chiếc F-35A và 24 chiếc F-15EX.

Nhưng vấn đề là lý tưởng không bằng hiện thực. Đầu tiên là vấn đề của Quốc hội Mỹ, mặc dù Quốc hội Mỹ đã bật đèn xanh cho Không quân Mỹ về yêu cầu ngân sách cho năm tài chính 2023, nhưng Quốc hội Mỹ thường thực hiện loại bỏ các yêu cầu mua sắm của không quân trong những năm qua. Một vấn đề khác là kiểu loại và mẫu máy bay. Theo tướng Moore, Mỹ hiện có “hai dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu phổ biến” là dây chuyền sản xuất F-15EX và F-35A. Theo kế hoạch hiện tại, dây chuyền sản xuất F-15FX sẽ đóng cửa sau khi 24 chiếc máy bay cuối cùng được bàn giao vào năm tài chính 2025. Đến lúc đó, mục tiêu bổ sung 72 máy bay chiến đấu mới mỗi năm của Không quân Mỹ sẽ chỉ phải dựa vào dây chuyền sản xuất F-35A của Lockheed Martin mà điều này gần như không thể đạt được. Bản thân Moore cũng thừa nhận rằng ngành công nghiệp quân sự Mỹ có những hạn chế về chuỗi cung ứng và các vấn đề lao động tích lũy qua nhiều năm có thể gây khó khăn cho việc cung cấp hơn 72 máy bay chiến thuật mỗi năm.

1743822394814.png

F-16 đang được nâng cấp lên phiên bản bock70/72 mới nhất

Trên thực tế, ngoài số lượng trang bị máy bay, Không quân Mỹ còn phải lo lắng về một gói dữ liệu khác. Theo “Niên giám 2022” do tạp chí bán chính thức “Không quân và Không gian” công bố, năm 2021, thời gian huấn luyện trung bình của các phi công chiến đấu tuyến đầu của Không quân Mỹ mỗi tháng chỉ là 6,8 giờ bay. Niên giám chỉ ra một cách khách quan rằng điều này có thể đủ để duy trì khả năng chiến đấu, nhưng thực tế có lẽ chưa đủ, và rõ ràng là chưa đủ để đảm bảo thắng lợi trong cuộc chiến chứ chưa nói đến việc đạt được ưu thế đáng kể trong các hoạt động tác chiến trên không. Trước đó, vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, khi nghe tin phi công của khối Hiệp ước Warsaw chỉ được huấn luyện trung bình 12 giờ bay mỗi tháng, Không quân Mỹ đã cười lớn về điều này. Nhưng hiện tại, Không quân Mỹ lại lặp lại điều này và nếu so sánh với điều kiện hiện tại thì thật là khác biệt.


............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Đánh giá về các loại máy bay sẽ tiếp tục được sử dụng

Đối với máy bay F-15

Trong số 4 loại máy bay chiến thuật được xác định giữ lại, F-15E hay còn được gọi là Eagle Strike nằm trong tình thế đặc biệt. Không giống như F-15C, chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ “phòng không”, mẫu máy bay này chủ yếu được sử dụng cho mục đích “tấn công mặt đất”, tức là nó được chỉ định như là một máy bay cường kích-bom.

F-15E từng là loại máy bay chiến thuật rất được “săn đón”. Giống như F-15C, Strike Eagle cũng lần đầu tiên thực chiến trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” năm 1991, và đã tham gia thả một số lượng lớn bom ở Apghanixtan, Syria và Libya. Máy bay chiến đấu này chủ yếu được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất sâu trong hậu phương đói phương, đồng thời có các chức năng không chiến. Nó có thể mang theo hầu hết các loại đạn dẫn đường chính xác phóng từ trên không và đạn dược tầm xa trong kho vũ khí của Không quân Mỹ. Đồng thời máy bay này còn là phương tiện chiến thuật mang bom hạt nhân B61-12.

1743822504622.png

F-15E

Trong bối cảnh Quân đội Mỹ dần loại bỏ F-15C/D, giá trị chiến thuật của Strike Eagle càng được nhấn mạnh. Các máy bay F-15E thuộc Phi đội 492 thuộc, Không đoàn 48 đóng tại Anh đã trở thành các máy bay chiến đấu tiền tuyến quan trọng hỗ trợ cho khu vực nhạy cảm ở sườn phía đông NATO. Vì lý do này, những chiếc Eagle Strike cũng đã được loại bỏ các thùng nhiên liệu bảo giác để đạt được khả năng hành trình siêu âm và khả năng chiếm ưu thế trên không ở mức độ nhất định.

Hiện nay, Quân đội Mỹ được trang bị tổng cộng 218 chiếc Strike Eagle, có tuổi thọ trung bình hơn 29 năm. Loại máy bay này có thể được giữ lại trong lần tái tổ chức này, chủ yếu là do quá trình sản xuất hàng loạt chiếc F-15EX thay thế mới bắt đầu và khi số lượng máy bay sau này tăng lên, F-15E sẽ bị loại bỏ. Trên thực tế, Không quân Mỹ đã lên kế hoạch loại bỏ ít nhất 119 chiếc F-15E vào năm tài chính 2028.

Là sản phẩm tiến hóa mới nhất trong họ máy bay F-15, máy bay chiến đấu F-15EX Eagle sẽ tiếp nối lịch sử huyền thoại của nó. Eagle thực sự là phiên bản được cải tiến từ mẫu F-15SA được xuất khẩu sang Ả Rập Xê út và mẫu F-15QA Advanced Eagle của Qatar. Máy bay đã cải thiện khả năng mang vũ khí, sử dụng hệ thống điều khiển bay bằng dây và buồng lái kỹ thuật số, có năng lực nhận thức tình huống và tác chiến điện tử mạnh hơn.

Không quân Mỹ ban đầu hy vọng mua 144 chiếc F-15EX, nhưng bị hạn chế về phân bổ ngân sách, ngân sách năm tài chính 2023 đã làm giảm đáng kể số lượng máy bay Eagle II được mua xuống chỉ còn 80 chiếc. Tuy nhiên, Không quân đã từng bước bổ sung cho sự thiếu hụt này: thứ nhất, yêu cầu mua thêm 24 chiếc Eagle II trong ngân sách năm tài chính 2024, và sau đó là trong năm tài chính 2025 sẽ áp dụng mua thêm 24 chiếc F-15EX, cho phép duy trì 128 chiếc Eagle II trong biên chế tương lai. Nếu đạt được con số trang bị này, số lượng máy bay F-15EX sẽ đủ đáp ứng nhu cầu thay thế cho cả 4 phi đội F-15C/D hiện tại của Quân đội Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay Không quân Mỹ mới chỉ nhận được tổng cộng 2 chiếc F-15EX.

1743822560177.png

F-15EX

Theo kế hoạch của Không quân Mỹ, máy bay F-15EX sẽ đảm nhiệm toàn bộ nhiệm vụ phòng không lục địa Mỹ của F-15C/D, sau đó thay thế F-15E và có thể trở thành sự bổ sung đắc lực cho các máy bay F-22A, F-35A và các máy bay chiến đấu NGAD trong tương lai. Nói cách khác, khi các máy bay chủ lực như F-35A hay NGAD tham gia chiến đấu trong “môi trường đối đầu khốc liệt” thì F-15EX với khả năng mang theo số lượng lớn vũ khí không đối không sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho chúng, đặc biệt hơn là F-15EX có thể mang những vũ khí tầm xa kích thước lớn mà không thể bố trí bên trong khoang chứa bom của máy bay chiến đấu tàng hình.

Tất nhiên, về bản chất, F-15EX dù có hữu ích đến đâu cũng không thể thay đổi được thực tế nó là máy bay thế hệ thứ 4. Sở dĩ Quân đội Mỹ chọn mua F-15EX với số lượng lớn thực chất là để lấp đầy khoảng trống về số lượng máy bay chiến đấu, đây được coi là biện pháp bù đắp cho tình trạng thiếu hụt trang bị.

...
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Đối với máy bay F-16 và F-35

Được coi là máy bay chiến đấu hạng nhẹ, F-16 Fighting Falcon không chỉ có số lượng nhiều, chiếm khoảng một nửa số lượng máy bay chiến đấu đang hoạt động trong Không quân Mỹ, mà đây còn là máy bay chiến đấu đa năng và có thể được sử dụng cho các mục đích không chiến và chi viện trên không tầm gần, cũng như chế áp các hệ thống phòng không của đối phương và thực hiện các hoạt động đánh chặn trong mọi điều kiện thời tiết.

1743822668035.png

F-16C

Nếu tính cả các đơn vị tiền tuyến, Vệ binh Quốc gia và lực lượng dự bị, Quân đội Mỹ đang duy trì tổng cộng 780 chiếc F-16C và 155 chiếc F-16D, nâng tổng số máy bay F-16 hiện có lên 935 chiếc. Mặc dù tuổi thọ của các máy bay này đã 31 năm, chúng vẫn được xếp vào danh sách các mẫu được giữ lại, nếu loại bỏ các máy bay này thì khoảng trống quá lớn mà nó để lại sẽ khó có thể lấp đầy trong thời điểm hiện tại. Khách quan mà nói, dù đã đưa vào biên chế đã lâu nhưng F-16 vẫn là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới.

F-16 là một trong những máy bay cơ động nhất trong số các máy bay chiến đấu đang có trong biên chế và các dự án nâng cấp liên tục đã và đang cải thiện hiệu suất chiến đấu tổng thể của nó. F-16 là một trong những mẫu máy bay được nâng cấp nhiều nhất và có số lô sản xuất lớn nhất trong số các máy bay quân sự trên thế giới. Lực lượng Không quân Mỹ chia những chiếc F-16 đang phục vụ của mình thành hai loại gồm: lô trước gồm Block 25-32 và lô cuối từ Block 40-52. Không quân Mỹ đang có kế hoạch dần loại biên các máy bay phiên bản cũ đồng thời nâng cấp và tăng hạn sử dụng cho các phiên bản mới hơn.

Hiện có khoảng 450 chiếc F-16C/D đang được nâng cấp công nghệ, trang bị radar AN/APG-83 mới, máy tính nhiệm vụ, máy thu cảnh báo radar kỹ thuật số (RWR) và nâng cấp hiển thị buồng lái, v.v. Phần mềm máy bay được cập nhật sẽ cho phép máy bay F-16C/D tích hợp được hầu hết các loại đạn dược chính xác đang được Không quân Mỹ sử dụng. Ngoài ra, tuổi thọ khung máy bay sẽ được kéo dài lên hơn 8.000 giờ bay.

Máy bay F-35A đương nhiên sẽ vượt qua F-16 về số lượng trang bị và trở thành “hòn đá tảng” của lực lượng máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ. Hiện tại, Lockheed Martin đã bàn giao 302 chiếc F-35 Lightning II cho Không quân Mỹ và kế hoạch mua 1.760 chiếc máy bay thế hệ thứ năm này được gọi là một “con số kỷ lục”.

1743822713458.png

F-16D

Trên thực tế, Không quân Mỹ ban đầu dự định sử dụng F-35A để thay thế các máy bay A-10 và F-16. Hiện nay, một số lượng đáng kể máy bay chiến đấu F-16 đã được quyết định tiếp tục phục vụ, nhưng một số máy bay F-15C/D và sau đó một số máy bay F-15E sẽ được thay thế bởi F-35A.

Những chiếc F-35A hiện đang trong biên chế của Quân đội Mỹ nhìn chung còn rất mới, thời gian phục vụ trung bình dưới 4,5 năm. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy rằng Không quân Mỹ đang rất chậm chạp trong việc hình thành lực lượng Lightning II. Số lượng F-35A bàn giao ít hơn nhiều so với dự kiến, đồng thời các vấn đề về thử nghiệm kỹ thuật, điều chỉnh sản xuất và cải tiến hiệu suất đều bị trì hoãn. Vấn đề này có nguyên nhân tích tụ các vấn đề về hậu cần và sản xuất. Việc chậm chễ trong đưa Lightning II vào sản xuất loạt đầy đủ đã khiến Không quân Mỹ áp dụng phương thức mua số lượng lớn trong nhiều năm để tiết kiệm chi phí, điều này đương nhiên khiến họ phải lo lắng.

Cho đến thời điểm hiện tại, F-35A vẫn còn nhiều sai sót kỹ thuật ảnh hưởng đến an toàn, hiệu quả tác chiến, độ tin cậy và khả năng bảo dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch tổ chức lại lực lượng máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ. Bởi vì, để duy trì số lượng trang thiết bị cần thiết, lộ trình loại biên của một số máy bay chiến thuật cũ có thể phải điều chỉnh lại. Theo tốc độ bàn giao hiện tại, số máy bay F-35A còn lại có thể phải mất tới 30 năm mới bàn giao xong, điều này khiến nhiều người nghi ngờ rằng số lượng máy bay F-35A cuối cùng có thể bị thiếu hụt.

1743822867621.png

F-35

Nằm cuối cùng trong danh sách tái tổ chức Không quân Mỹ là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ thứ sáu NGAD. Hiện tại, chỉ biết rằng dự án này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm kỹ thuật với nhiều phương án khác nhau, nhưng có một điều chắc chắn là Quân đội Mỹ sẽ không áp dụng phương án như F-35 là sử dụng một nền tảng máy bay để trang bị cho các quân chủng khác nhau, mà thay vào đó sẽ quay trở lại phương thức mua sắm cũ của Không quân và Hải quân Mỹ đó là mỗi bên sẽ thực hiện phương thức mua sắm theo cách riêng của mình để theo đuổi những mẫu máy bay phù hợp./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Từ Pyongai đến Shahab: Quá trình thay thế, nâng cấp hệ thống tên lửa phòng không của Triều Tiên

Triều Tiên rất coi trọng việc xây dựng hệ thống phòng không. Ngoài việc xây dựng các trận địa pháo phòng không dày đặc tập trung ở Bình Nhưỡng, họ còn có mạng lưới tên lửa phòng không cực kỳ dày đặc. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống vũ khí phòng không này có mức độ tự động hóa thấp, khả năng cơ động kém và thiết bị lạc hậu. Trong các cuộc duyệt binh và thử nghiệm tên lửa được tổ chức trong những năm gần đây, Triều Tiên đã trình làng một số hệ thống tên lửa phòng không mới, mang lại hy vọng mới cho Triều Tiên trong việc thiết lập một hệ thống phòng không và chống tên lửa hiện đại hiệu quả hơn.

Động lực phát triển

Ngày 25/6/1950, Chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Chỉ ba ngày sau khi chiến tranh bắt đầu, Triều Tiên đã chiếm được Seoul. Tuy nhiên, với sự yểm trợ trên không chặt chẽ của Không quân Mỹ, vốn có ưu thế tuyệt đối về kiểm soát trên không, quân đội Hàn Quốc đã thành công trong việc làm chậm tốc độ tấn công của quân đội Triều Tiên và rút lui về tuyến phòng thủ sông Nakdong, chặn đứng cuộc tấn công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Sau đó, cuộc đổ bộ Incheon do MacArthur chỉ huy đã cắt đứt đường rút lui của quân đội Triều Tiên, đảo ngược tình thế chiến tranh và khiến quân đội Triều Tiên phải chịu thất bại hoàn toàn. Vào thời điểm đó, quân đội Triều Tiên cũng có lực lượng không quân, nhưng chưa đạt đến trình độ có thể cạnh tranh với lực lượng Đồng minh, đặc biệt là Không quân Mỹ.

1743823205692.png

Máy bay ném bom B-29 trong chiến tranh Triều Tiên

Một phần nguyên nhân là do Kim Nhật Thành và Stalin đã đánh giá sai tình hình trước chiến tranh, dẫn đến việc không thể cung cấp hỗ trợ máy bay quy mô lớn cho Triều Tiên, và cũng do có một khoảng cách rất lớn về sức mạnh giữa lực lượng không quân trên toàn thế giới và Không quân Mỹ vào thời điểm đó. Trong suốt cuộc chiến, quân đội Triều Tiên dường như vô cùng bất lực trước cuộc ném bom áp đảo của "Quân Liên Hợp Quốc". Đặc biệt là sau khi quân đội Trung Quốc tham chiến, Không quân Mỹ đã huy động một số lượng lớn máy bay ném bom B-29 vào trung tâm của Triều Tiên, bao gồm Bình Nhưỡng và Wonsan, tiến hành chiến tranh thiêu đốt đất đai khốc liệt. Điều này khiến nỗi sợ hãi của Triều Tiên đối với lực lượng không quân không chỉ thấm vào quân đội Triều Tiên mà còn thấm vào xương tủy của người dân Triều Tiên.

1743823052235.png

Tên lửa phòng không của Triều Tiên

Ngày 23/12/1950, Kim Nhật Thành triệu tập Hội nghị rút kinh nghiệm và xác định sự thất bại của phòng không là một trong những lý do chính dẫn đến thất bại của chiến tranh. Sau chiến tranh, Triều Tiên tập trung phát triển năng lực phòng không toàn diện để chống lại sức mạnh không quân áp đảo của lực lượng liên quân Hàn Quốc và Mỹ. Những nỗ lực của Triều Tiên trong lĩnh vực hàng không và phòng không vượt quá quy mô thực lực quốc gia và được coi là quan trọng như việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Triều Tiên đã sử dụng những hệ thống máy bay và phòng không được coi là tốt nhất do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất vào thời điểm đó. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của Triều Tiên, khoảng cách về sức mạnh không quân giữa nước này với lực lượng liên quân của Hàn Quốc và Mỹ đã ngày càng lớn. Khi Không quân Hàn Quốc đưa máy bay chiến đấu F-16 vào sử dụng thông qua dự án KFP vào những năm 1980, chỉ riêng Không quân Hàn Quốc đã có thể thống trị ưu thế trên không của toàn bộ Bán đảo Triều Tiên. Đối với Triều Tiên, quốc gia phải đảm bảo tính cân xứng về sức mạnh quân sự, sự tồn tại của Không quân Hàn Quốc là một cái gai trong mắt. Hậu quả của cuộc "hành quân gian khổ" và các lệnh trừng phạt quốc tế đang diễn ra đối với Triều Tiên do chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, nền kinh tế Triều Tiên đã phải vật lộn để phục hồi và không thể nhập khẩu máy bay và thiết bị phòng không mới, mà chúng đều là thiết bị đắt đỏ nhất thế giới.

Những năm gần đây, Triều Tiên đặc biệt quan tâm đến sức mạnh không quân và đã có những nỗ lực phi thường để phát triển năng lực phòng không. So với sự tiến bộ nhanh chóng của hệ thống tên lửa đường đạn, vũ khí tên lửa phòng không của Triều Tiên có tiến triển tương đối chậm, nhưng cũng đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc, chứng minh trình độ phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng độc lập của Triều Tiên.

...........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Dòng tên lửa phòng không Pyongai (Tia chớp)

Việc xây dựng hệ thống tên lửa phòng không của Triều Tiên bắt đầu bằng việc đưa vào sử dụng và mô phỏng tên lửa SA-2 của Liên Xô, hiện vẫn là một trong những vũ khí cốt lõi của hệ thống phòng không Triều Tiên. Triều Tiên đã đưa tên lửa phòng không từ Liên Xô vào trang bị cho lực lượng phòng không của Quân đội Nhân dân Triều Tiên từ những năm 1960. Pyongai 1 đầu tiên thực chất là tên lửa phòng không S-75 (SA-2) của Liên Xô, phiên bản cải tiến hiện đại sử dụng radar RSNA-75M Fan Song F.

1743823599499.png

Pyongai 1

Có thông tin nói rằng, Liên Xô đã cung cấp tổng cộng 38 hệ thống phòng không SA-75M và 1.243 tên lửa phòng không B-750V cho Triều Tiên. Từ năm 1970 đến năm 1976, Liên Xô đã nâng cấp hệ thống phòng không SA-75M của Triều Tiên. Hệ thống vũ khí tên lửa đất đối không SA-2 được tổ chức theo hệ thống tiểu đoàn: bao gồm 6 bệ phóng, 24 tên lửa và một trạm dẫn đường. Trạm dẫn đường bao gồm một xe phát và thu, một xe hiển thị, một xe chỉ huy, một xe phân phối điện và ba xe cung cấp điện, bệ phóng được bố trí theo hình lục giác. Tên lửa Pyongai 1 có động cơ hai tầng, dài 10,6 mét. Phần trợ đẩy nhiên liệu rắn tầng một hoạt động trong 4 đến 5 giây, đường kính tên lửa là 0,7 mét. Động cơ lỏng tầng hai hoạt động trong 22 giây, có đường kính tên lửa là 0,5 mét và lực đẩy là 2.650 kg. Trạm điều khiển hỏa lực của tiểu đoàn phóng có thể theo dõi mục tiêu và sử dụng 3 kênh để đồng thời dẫn đường cho ba tên lửa đánh chặn mục tiêu. Đầu đạn tên lửa nặng 195 kg, chứa 135 kg thuốc nổ, bán kính sát thương ở tầm thấp là 65 mét, bán kính sát thương ở tầm cao là 250 mét, độ chính xác trung bình là 75 mét, phạm vi tấn công từ 6 - 32 km, độ cao bắn hiệu quả là 250 - 25.000 mét. Khi loại tên lửa này ra đời, xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng một phát bắn có thể đạt tới 70%, và xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng ba phát bắn là 95%. Phương tiện vận chuyển là sơ mi rơ moóc ZIL-157 có tốc độ tối đa 35 km/giờ. Giá phóng là loại CM-63 một cánh tay có thể xoay hoàn toàn, nặng 84.000 kg, có góc nâng tối đa là 65 độ, điều khiển bằng điện và thời gian nạp đạn là 10 phút. Tất nhiên, không phải tất cả tên lửa SA-2 của Triều Tiên đều là thiết bị cũ từ những năm 1950 và 1960. Năm 1986, Liên Xô đã cung cấp cho Triều Tiên ba hệ thống phòng không S-75M3, 108 tên lửa và bốn quả đạn huấn luyện. So với SA-75M, nó có khả năng chống nhiễu tốt hơn, độ chính xác tấn công cao hơn và tầm bắn xa hơn. Trong một bộ phim tài liệu của Triều Tiên, đã xuất hiện tên lửa phòng không Volga-M, phiên bản cải tiến của SA-2 được Nga giới thiệu vào năm 1995.

1743823801777.png

Tên lửa phòng không Volga-M

Vào cuối những năm 1960, Triều Tiên đã đưa vào dây chuyền sản xuất Hồng Kỳ 2 (HQ-2) từ Trung Quốc và bắt đầu sản xuất vào những năm 1970. Nó có thể chính là Pyongai 2 vẫn chưa được giải mật. Có khả năng Bình Nhưỡng sẽ nhận được nhiều cải tiến khác nhau từ các hệ thống phòng không Trung Quốc, sẽ được chuyển giao theo từng đợt vào các thời điểm khác nhau. Hệ thống phòng không HQ-2J có trạm dẫn đường chống nhiễu mới - CHP SJ-202B, tên lửa có tầm bắn lên tới 40 km. Sau khi thu nhận được thông tin về loại tên lửa B-775 của Liên Xô từ Ai Cập, tên lửa phòng không kiểu mới của Trung Quốc sử dụng thiết bị vô tuyến và điều khiển vô tuyến, hệ thống lái tự động, ngòi nổ vô tuyến, đầu đạn với các loại đạn con chế tạo sẵn, động cơ đẩy chất lỏng có thể điều chỉnh càng tiên tiến hơn và động cơ tăng cường mạnh hơn. Đồng thời, khối lượng tên lửa tăng lên 2.330 kg, tốc độ bay của tên lửa đạt 1.250 m/s, tốc độ cực đại bắn vào mục tiêu là 1.150 m/s. Nhờ đưa thêm kênh dẫn vào CHP SJ-202B, hệ thống tên lửa phòng không HQ-2J có khả năng bắn đồng thời hai mục tiêu trong vùng hoạt động của radar dẫn đường và dẫn đường cùng lúc tới 4 tên lửa.

1743823967089.png

Tên lửa phòng không HQ-2J

Triều Tiên cũng đang nghiên cứu lắp đặt SA-2 trên bệ phóng di động để cải thiện khả năng sống sót của tên lửa. Pyongai 1/2 được thử nghiệm trên một số nền tảng di động cũng được trang bị đầu dò hồng ngoại. Dòng tên lửa SA-2 vẫn là lực lượng chủ lực trong lực lượng tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa của Triều Tiên, với tổng cộng gần 50 bộ. Tuy nhiên, số lượng tên lửa S-75M3 mới hơn của Liên Xô và HQ-2 A/J của Trung Quốc không vượt quá 15 bộ. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), lực lượng phòng không của Triều Tiên có thể có tổng cộng khoảng 156 bệ phóng (từ Pyongai 1 đến Pyongai 4), tương đương với 26 tiểu đoàn tên lửa phòng không.


...........
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Pyongai 3 là tên lửa phòng không S-125 (SA-3) do Liên Xô sản xuất. Vào giữa những năm 1980, Triều Tiên đã nhận được 6 hệ thống tên lửa phòng không S-125M1A và 206 tên lửa. S-125 trở thành hệ thống phòng không đầu tiên trong lực lượng phòng không của nước này được trang bị tên lửa phòng không nhiên liệu rắn. So với tên lửa phòng không Pyongai 1 sử dụng nhiên liệu lỏng và chất oxy hóa, tên lửa nhiên liệu rắn có nhiều ưu điểm đáng kể. Hệ thống phòng không S-75 có tính cơ động rất hạn chế và thường được triển khai ở các vị trí cố định quan trọng.

1743824074755.png

S-125M1A của Triều Tiên

S-125 có tốc độ phản ứng nhanh hơn và tất cả các thiết bị được đặt trong rơ moóc và sơ mi rơ moóc, làm cho nó nhẹ hơn. Hầu hết thời gian, hệ thống S-125M1A của Triều Tiên được triển khai trong các boongke để tránh các cuộc tấn công bằng bom dẫn đường và tên lửa hành trình. Trong quá trình huấn luyện chiến đấu, thiết bị hệ thống cần được triển khai vào ban đêm càng nhiều càng tốt. Tên lửa SA-3 sử dụng phương pháp phân mảnh để tiêu diệt mục tiêu, số lượng mảnh vỡ có thể lên tới 3.670 mảnh. Một loạt 4 tên lửa có thể tạo ra hơn 15.000 mảnh vỡ. Tầm bắn của nó là từ 5 đến 25 km, độ cao bắn là từ 0,08 đến 14 km và chiều dài đầu đạn là 6,1 mét. Bệ phóng tên lửa phiên bản ban đầu là cố định và có 4 tên lửa. Trong chiến đấu, nó thường bắn hai tên lửa vào một mục tiêu, hệ thống dẫn đường có thể bắn hai mục tiêu cùng một lúc. SA-3, phiên bản cải tiến mới nhất của Triều Tiên, có thể phóng di động. Về mặt này, khoảng 20 năm trước, các thành phần chính của hệ thống phòng không S-125M1A của Triều Tiên - trạm dẫn đường và bệ phóng - đã được lắp đặt trên khung gầm xe tải hạng nặng KrAZ-255B. Đồng thời, số lượng tên lửa sử dụng trên bệ phóng tự hành đã giảm từ 4 xuống còn 2. Để đảm bảo khả năng tiến hành các hoạt động chiến đấu độc lập mà không cần nhận thông tin mục tiêu từ hệ thống điều khiển tự động của trung đoàn, S-125M1A được trang bị radar di động P-18 và P-19.

1743824154282.png


Hầu hết các hệ thống phòng không S-125M1A của Triều Tiên ban đầu được triển khai xung quanh Bình Nhưỡng, nhưng hiện tại được triển khai không cố định. Lực lượng Không quân và Bộ tư lệnh Phòng không Triều Tiên hiểu rõ rằng, với trình độ phát triển hiện nay của công nghệ trinh sát và vũ khí có độ chính xác cao, các hệ thống tên lửa phòng không cố định tại các địa điểm đã biết của kẻ thù tiềm tàng sẽ nhanh chóng bị phá hủy trong chiến tranh.

........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Pyongai 4 là tên lửa phòng không S-200 (SA-5) được Triều Tiên trang bị. Đây là tên lửa đất đối không lớn nhất của Triều Tiên, cự ly tác chiến từ 17-300 km, chủ yếu dùng để đối phó với máy bay và tên lửa hành trình, cũng có thể đánh chặn tên lửa chiến lược và chiến thuật. Năm 1987, Triều Tiên đã mua 2 hệ thống tên lửa phòng không S-200VE và 72 tên lửa V-880E. Tên lửa này được thiết kế để chống lại máy bay trinh sát chiến lược tốc độ cao SR-71, máy bay trinh sát điện tử tầm xa SR-135 và máy bay ném bom chiến lược của Mỹ.

1743824269391.png

Pyongai 4 /S-200 (SA-5)

Vào những năm 1980, Triều Tiên, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, đã sử dụng nó để phá hủy một máy bay trinh sát SR-71 của Mỹ. Tên lửa phòng không SA-5 dài 10,8 mét, đường kính 0,85 mét và nặng 2.900 kg, khiến nó trở thành một tên lửa khổng lồ. Tầm bắn tối đa của các mẫu khác nhau là từ 200 ~ 400 km, độ cao bắn hiệu quả là 0,3 ~ 40 km. Liên Xô bắt đầu trang bị tên lửa này vào những năm 1960. Sau những năm 1990, tên lửa này đã ngừng hoạt động trong quân đội Nga, nhưng nó vẫn là vũ khí phòng không chính ở nhiều nước thế giới thứ ba. Hệ thống SA-5 mà Triều Tiên trang bị thuộc loại S-200VE (phiên bản xuất khẩu của SA-5). So với phiên bản của Liên Xô, ngoài độ cao bắn tối đa bị giảm 10.000 mét, điểm khác biệt lớn nhất là phiên bản SA-5 của Liên Xô có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật, trong khi S-200VE thì không. Tên lửa có tầm bắn tối đa 250 km và độ cao bắn tối đa 29 km. Hệ thống phóng S-200VE bao gồm một sở chỉ huy, một bệ phóng tên lửa và một hệ thống cung cấp điện. Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu độc hại và chất oxy hóa ăn mòn, nên cần có thiết bị bảo vệ đặc biệt để tiếp nhiên liệu.

Người vận hành tên lửa S-200VE có thể phát hiện và chặn bắt mục tiêu ở khoảng cách khoảng 350 km. Hiện tại, Triều Tiên được trang bị 9 tiểu đoàn tên lửa đất đối không SA-5, một trong số đó được triển khai gần Wonsan và một ở một khu vực miền núi cách Sariwon 20 km về phía Đông Nam. Phần lớn lãnh thổ Hàn Quốc nằm trong tầm bắn của hệ thống phòng không S-200VE của Triều Tiên, bao gồm cả Seoul và căn cứ không quân Osan. Tuy nhiên, khả năng tấn công các mục tiêu trên không ở tầm thấp của loại tên lửa này bị hạn chế, và địa hình đồi núi của Bán đảo Triều Tiên càng làm cho tình hình này trở nên trầm trọng hơn.

1743824326108.png


Tên lửa phòng không Pyongai 5, được phương Tây gọi là tên lửa KN-06, đã được ra mắt tại cuộc duyệt binh quân sự vào ngày 10/10/2010. Thiết kế ống phóng của nó rất giống với tên lửa phòng không S-300 do Liên Xô sản xuất. Sự xuất hiện của nó có nghĩa là công nghệ tên lửa phòng không của Triều Tiên đã có bước tiến nhảy vọt. Năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin xác nhận, Triều Tiên đã thử thành công tên lửa đất đối không KN-06 ở eo biển phía Tây, tên lửa bay được khoảng 100 km. Đây là lần phóng thử tên lửa đầu tiên kể từ khi nó được công bố lần đầu vào ngày 10/10/2010. Vào ngày 7/4/2015, hai tên lửa phòng không được cho là KN-06 đã được phóng từ khu vực xung quanh Hwajin-ri, Pyeongwon-gun, tỉnh Nam Pyongan. Triều Tiên không công bố bất kỳ bức ảnh nào.

1743824391233.png

Tên lửa đất đối không KN-06

Tên lửa được phóng lại vào khoảng 12h45 trưa ngày 1/4/2016. Ngày hôm sau, tờ Rodong Sinmun (Tin tức lao động) lần đầu tiên công bố bức ảnh ghi lại cảnh Kim Jong-un đích thân giám sát vụ phóng thử. Triều Tiên đã trình diễn 2 xe phóng và bắn 3 tên lửa. Các nhà phân tích cho biết, Kim Jong-un đang cố gắng chứng minh năng lực phòng không của đất nước.

............
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Ngày 28/5/2017, KN-06 đã được thử nghiệm lại ở khu vực lân cận sân bay Sundeok thuộc quận Jeongpyeong, tỉnh Nam Pyongan. Tuy nhiên, xét đến việc cuộc thử nghiệm năm 2017 có đề cập đến "một loạt các khiếm khuyết xảy ra vào năm trước...", có thể thấy hệ thống này vẫn chưa hoàn thiện. Có thông tin cho rằng, trong thời gian này, Kim Jong-un cũng chỉ đạo phát triển thêm các loại vũ khí đất đối không mới, có lẽ kết quả là Pyongai 6/7, v.v.

1743824497639.png

Tên lửa KN-06/Pyongai 5

Tuyên truyền của Triều Tiên nói rằng, Pyongai 6 có thể bắn hạ tên lửa đường đạn hoặc đánh chặn máy bay cảnh báo sớm. Tên lửa KN-06/Pyongai 5 thường được đặt trong ống phóng. Trong quá trình phóng, ống phóng được dựng lên và áp dụng phương pháp phóng lạnh thẳng đứng. Thiết kế bố trí khí động học của tên lửa tương tự như 48N6E do Nga sản xuất. Trong bảo tàng vũ khí và trang thiết bị của Triều Tiên, tấm biển chú thích về tên lửa phòng không ba ống phóng này ghi: "Thân tên lửa dài 7,5 mét, tốc độ bay là Mach 7, phạm vi tấn công là 360 độ, thời gian chuẩn bị là 5 phút, và radar có thể theo dõi 100 vật thể bay cùng lúc". Một xe tải có thể chở ba ống phóng, có thể đối phó với các mục tiêu như tên lửa hành trình và nhiều loại máy bay tốc độ cao. Hệ thống này sử dụng khung gầm xe tải Taebaeksan 96 cấu hình 6 x 6 do Triều Tiên tự phát triển hoặc xe tải KAMAZ 55111 do Nga sản xuất.

1743824570200.png


Ngoài ra, theo trang web do công ty thương mại nhà nước Triều Tiên Zokwang Trading Company mở vào năm 2019, tên lửa Pyongai 5 có tầm bắn trên 150 km và được dẫn đường bằng radar mảng pha 5N63S/30N6E tương tự như S-300. Giá xuất khẩu là 51 triệu USD. Hiện tại, người ta biết rằng Triều Tiên có 6 bệ phóng tên lửa và 2 xe radar dẫn đường mảng pha di động. Tên lửa phòng không Pyongai 5 (KN-06) của Triều Tiên bị nghi ngờ được triển khai gần Haeju, tỉnh Nam Hwanghae.

.........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hệ thống tên lửa phòng không Shahab 1-2 được thiết kế tự chủ

Hệ thống tên lửa phòng không Pyongai 1-2 của Triều Tiên trước đây được Hàn Quốc gọi là Pyongai 7. Trong lễ duyệt binh đêm ngày 10/10/2020, một loại tên lửa đất đối không mới có hình dáng tương tự S-400 đã xuất hiện, ống phóng của nó dài hơn loại Pyongai 5 hiện có. Lúc đầu, nó được đánh giá là phiên bản cải tiến của Pyongai 5. Tại triển lãm vũ khí "Tự vệ" 2021 diễn ra ngày 11/10/2021, hình ảnh tên lửa trong ống phóng đã được công bố, chứng minh đây là loại tên lửa mới do Triều Tiên tự thiết kế.

1743824696329.png

Pyongai 7

Tên lửa này sử dụng bố cục khí động học mới (tương tự như tên lửa phòng không David's Sling của Israel, một vũ khí phòng không tầm trung được sử dụng để đánh chặn tên lửa đường đạn tầm trung, tên lửa cỡ lớn, tên lửa hành trình và máy bay không người lái), cũng như động cơ rắn hai tầng. Nó lớn hơn dự kiến và có tầm bắn xa hơn. Tên lửa được trang bị cánh lái ở đầu, tập trung vào khả năng cơ động trong bầu khí quyển. Vào ngày 30/9/2021, 11 tháng sau cuộc duyệt binh, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc phòng Triều Tiên đã công khai đoạn phim phóng thử nghiệm lần đầu tiên. Mục đích của nó là xác nhận tính ứng dụng thực tế của tính năng chiến đấu toàn diện, bệ phóng, radar và xe chỉ huy chiến đấu tích hợp. Tên lửa được thử nghiệm lại vào ngày 2/11/2022 và ngày 2/2/2024, bộ phận nghiên cứu và phát triển được đổi tên thành Tổng cục Tên lửa.

Viện Hàn lâm Khoa học Quốc phòng Triều Tiên cho biết, do sử dụng các công nghệ mới quan trọng như công nghệ điều khiển tấn công kép và động cơ bay xung kép, hệ thống tên lửa phòng không Shahab 1-2 đã tăng đáng kể khả năng thích ứng của hệ thống điều khiển tên lửa, độ chính xác dẫn đường và khoảng cách loại bỏ mục tiêu trên không. Nó đặt nền tảng cho Triều Tiên phát triển các hệ thống tên lửa phòng không có tầm bắn khác nhau trong tương lai. Triều Tiên có thể dựa vào nó để tạo ra một loạt tên lửa phòng không mới. Tên lửa này có thể được trang bị thiết bị trợ đẩy thể rắn có nhiều kích cỡ khác nhau, tầm bắn chính xác của nó vẫn chưa được biết rõ. Tầm bắn ước tính là khoảng 120-150 km.

1743824753039.png

Pyongai 7

Các radar mà Triều Tiên trưng bày trong các cuộc duyệt binh năm 2020 và 2021 có hình dạng tương tự như radar phát hiện mục tiêu 96L6E của S-400 Nga. Xét đến kích thước của radar, có vẻ như đây sẽ là radar PESA thay vì radar AESA vì loại radar này sẽ tỏa ra rất nhiều nhiệt và khó thu nhỏ. Triều Tiên đã trưng bày bốn xe phóng tại cuộc diễu hành. Hình dạng của xe phóng tên lửa TEL tương tự như BAZ 6402-105 của Nga. Chiếc xe có thể được vận hành bởi hai người bao gồm cả lái xe, nặng 16,3 tấn và có tải trọng lên tới 15 tấn. Do đó, nó có thể vận chuyển thùng nhiên liệu, radar phòng không, tên lửa phòng không hoặc các thiết bị đặc biệt khác. Xe được trang bị động cơ diesel tăng áp Yamz-8424 có công suất 470 mã lực. Động cơ nằm phía sau ghế lái. Bản thân chiếc xe này rất nặng, vì vậy, mặc dù có mã lực mạnh mẽ, nó chỉ có thể chạy trên đường bằng phẳng, đường thông thoáng hoặc đường trải nhựa, do đó khả năng cơ động của nó chắc chắn bị hạn chế ở những vùng núi chiếm tới 70% diện tích đất liền của Triều Tiên. Các xe phóng tên lửa này dự kiến sẽ được triển khai chủ yếu ở tỉnh Nam Pyongan, tỉnh Bắc Pyongan và tỉnh Nam Hamgyong.

1743824814863.png

Pyongai 7

Giả sử quá trình phát triển được thực hiện với đúng như dự kiến, có tính đến các mục tiêu như thủ đô Bình Nhưỡng, mặt trận phía Tây Nam, cơ sở hạt nhân Yongbyon, căn cứ tàu ngầm tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm mà Triều Tiên cần phải bảo vệ, nếu tầm bắn tên lửa như dự kiến, thì ước tính cần phải sản xuất 51 đại đội và 300 tên lửa. Triều Tiên cũng đang phát triển phiên bản thu nhỏ của tên lửa phòng không Shahab 1-2 (không có tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn) với xe phóng kiểu bánh xích, có thể có hiệu suất tương tự như tên lửa 9M96E2 hoặc 9M96E1 của Nga. Hệ thống này có thể cải thiện khả năng phòng không của Triều Tiên.

Kết luận

Không phận Triều Tiên được giám sát bởi 50 trạm radar phòng không thường trực, chủ yếu sử dụng các radar do Liên Xô và Trung Quốc phát triển cách đây vài chục năm, trong đó nổi bật nhất là P-8/10 Knife Rest AB, P-12 Spoon Rest A, P-14 Tall King C và P-35 Bar Lock của Nga, cũng như radar YLC-8 của Trung Quốc. Tuy nhiên, vào những năm 1980, khi phải đối mặt với tình trạng mạng lưới radar cũ kỹ, Triều Tiên đã nhập khẩu một loạt các hệ thống radar hiện đại hơn, mặc dù số lượng ít nhưng lại rất quan trọng trong việc cải thiện năng lực cho trang thiết bị của nước này.

1743825017646.png

Ra đa P-12 Spoon Rest A

Trong số đó có P-80 Backnet của hệ thống tên lửa phòng không S-200, radar phòng không tầm thấp di động NUR-21 (M) của Ba Lan, radar JY8 của Trung Quốc và radar ST-68U/36D6 của Nga, đặc biệt là hai loại của Trung Quốc và Nga có khả năng phát hiện mục tiêu rất tốt. Các loại radar này được đặt trên đỉnh núi cao và cũng có thể được triển khai trong các hầm trú ẩn dưới lòng đất, giúp cải thiện hiệu quả chiến đấu và khả năng sống sót trong thời chiến. Triều Tiên cũng đang nỗ lực phát triển hệ thống radar riêng của mình. Có hình ảnh cho thấy, năm 2008, một phái đoàn Myanmar đã đến thăm một nhà máy của Triều Tiên sản xuất radar và thiết bị gây nhiễu radar/GPS. Ngoài ra, một thỏa thuận năm 2013 giữa Triều Tiên và Mozambique bao gồm hệ thống radar 3D Shield 18 GHz (băng tần Ku) và radar băng tần Cloud X, điều này cho thấy Triều Tiên đang đầu tư nguồn lực đáng kể vào việc phát triển hệ thống radar của riêng mình. Khi trình độ công nghệ tên lửa phòng không và hệ thống radar của Triều Tiên được cải thiện, khả năng chống lại các cuộc không kích từ Mỹ và Hàn Quốc của nước này sẽ được tăng cường.

1743825117987.png

Radar ST-68U/36D6
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Súng bắn tỉa là một cách tốt để tiêu diệt máy bay không người lái chính xác

Khi quân đội khắp nơi đang vật lộn với vấn đề phòng thủ máy bay không người lái, loại súng ngắn kiểu cũ đang chứng tỏ sự thành công đáng ngạc nhiên ở Ukraine.

1743848458482.png


Có vẻ hơi lạ, nhưng shotgun là vũ khí chiến trường mới chống lại máy bay không người lái, đặc biệt là máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV). Một số giải pháp sáng tạo có thể giúp binh lính sống sót trên chiến trường.

Hầu hết các máy bay không người lái FPV đều nhỏ, thường là máy bay bốn cánh quạt. Những máy bay không người lái này được cung cấp năng lượng bằng điện với bốn động cơ. Chúng đang được sử dụng trong hàng trăm nghìn máy bay trong cuộc chiến tranh Ukraine và theo một số nguồn tin của Nga, chúng chiếm tới ba phần tư số thương vong trên chiến trường, nhiều hơn nhiều so với các cuộc tấn công bằng pháo binh, tên lửa hoặc bom. Những máy bay không người lái này thậm chí có thể tìm kiếm các đơn vị quân đội nhỏ và tiêu diệt chúng.

Có một cuộc chạy đua lớn trên khắp NATO và ở Nga để đưa ra giải pháp cho cuộc tàn sát do máy bay không người lái nhỏ gây ra. Thật không may, không ai đề xuất đóng cửa các nhà cung cấp.

Một cách tiếp cận, gây nhiễu, đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, máy bay không người lái mới hơn hoạt động trên nhiều tần số và khó bị gây nhiễu điện tử. Hơn nữa, khi bạn tấn công máy bay không người lái của đối phương bằng điện tử, bạn cũng vô hiệu hóa máy bay không người lái của chính mình và các thiết bị khác.

Ngày nay, các máy bay không người lái tiên tiến hơn đang sử dụng hình ảnh và AI để nếu tín hiệu bị gián đoạn, máy bay không người lái vẫn có thể thực hiện nhiệm vụ của mình, miễn là nó đã khóa mục tiêu. Nhưng - cho đến nay - những máy bay không người lái "sang chảnh" này là ngoại lệ, không phải là quy tắc, trên chiến trường.

1743848578610.png


Người Nga cũng đã giới thiệu máy bay không người lái được kết nối với người điều khiển bằng cáp quang. Những máy bay không người lái này không thể bị gây nhiễu điện tử, nhưng dây cáp quang hạn chế phạm vi của chúng.

Các cách tiếp cận khác bao gồm sử dụng lưới và lồng dây để kích hoạt máy bay không người lái hoặc chất nổ của chúng trước khi chúng có thể bắn trúng mục tiêu. Ở một mức độ nào đó, điều này thành công ở các địa điểm cố định, nhưng không thực tế trong một trận chiến di chuyển.

Nhiều giải pháp sáng tạo đang được nghiên cứu, bao gồm súng chống máy bay không người lái bắn nhanh, lưới bẫy máy bay không người lái có thể phóng từ mặt đất và tia laser có thể đốt cháy thiết bị điện tử của máy bay không người lái.

.........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Một "giải pháp" hóa ra lại là một vũ khí cũ, súng ngắn. Súng ngắn là vũ khí cuối cùng trên chiến trường, nhưng súng ngắn đang có một số thành công chống lại máy bay không người lái. Người Nga và người Ukraina đang sử dụng chúng.

1743849481702.png


Có một số công nghệ súng ngắn mới cung cấp nhiều cơ hội bắn hạ máy bay không người lái trên chiến trường hơn. Một trong những phát triển tốt nhất là thiết kế độc quyền của nhà sản xuất súng ngắn Benelli của Ý. Benelli thuộc sở hữu của công ty súng hàng đầu của Ý, Beretta.

Súng ngắn mới của Benelli có tên là M4 AI Drone Guardian. (AI là viết tắt của advanced impact, không phải trí tuệ nhân tạo). Súng có nòng súng và ống hãm súng mới được thiết kế để tối ưu hóa phạm vi bắn và cải thiện đáng kể độ tập trung của viên đạn súng ngắn.

Súng được kết hợp với loại đạn mới do công ty Norma của Thụy Điển sản xuất. Norma đã thiết kế loại đạn AD-LER để phù hợp nhất với Benelli M4 AI. Loại đạn được chọn là đạn #6 ở cỡ 2,75mm. Mỗi viên đạn có 350 viên, tổng trọng lượng là 34 gram.

Vật liệu cho viên đạn là vonfram, một vật liệu cực kỳ cứng. Các vật liệu khác (chì, thép) cũng được đánh giá, nhưng máy bay không người lái quân sự, trái ngược với máy bay không người lái dân sự, thường có vỏ cứng hơn và khó xuyên thủng hơn.

1743849527455.png


Thiết kế choke của súng ngắn rất quan trọng trong việc có thể điều chỉnh súng ngắn chống lại máy bay không người lái. Choke nằm ở cuối nòng súng. Nó có thể được tích hợp vào thiết kế nòng súng, hoặc trong một số trường hợp, choke có thể được vặn vào nòng súng. Điều này rất tiện lợi cho những thợ săn đang nhắm vào các loại trò chơi khác nhau hoặc bắn mục tiêu bằng đất sét (skeet).

Hầu hết các loại súng ngắn đều có điểm ngắm đơn giản, nhưng Benelli M4 AI được trang bị một điểm ngắm gọi là MPS do Steiner Optics (cũng thuộc sở hữu của Beretta Holdings) sản xuất. Điểm ngắm này có thể nhanh chóng định vị mục tiêu cho người điều khiển súng ngắn.

Ngoài việc bắn máy bay không người lái ra khỏi không trung, còn có những công nghệ liên quan khác. Một trong số đó là đạn bắn ra các sợi dây và mảnh vỡ quấn quanh cánh quạt của máy bay không người lái, khiến máy bay không người lái bị buộc phải hạ cánh xuống đất.

Nếu một viên đạn trượt mục tiêu, nó được thiết kế để an toàn rơi xuống đất, giảm thiểu mọi nguy cơ gây ra thiệt hại hoặc thương tích không mong muốn. Được gọi là đạn Skynet A-4, nó hoạt động với hầu hết các loại súng ngắn 12 gauge nhưng hiệu quả nhất với các loại súng có nòng xoắn.

1743849591053.png

Đạn Skynet A-4

...........
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Người Nga có giải pháp riêng cho lính bộ binh. Trong khi họ sử dụng súng ngắn và phát triển đạn chống máy bay không người lái, họ cũng đang chuyển đổi súng phóng lựu gắn trên súng trường để bắn đạn shotgun.

Súng phóng lựu là GP 25 Kostyor (“Bonfire”), GP-30 Obuvka (“Shoe”) và GP-34. Các đơn vị này được lắp dưới súng trường tấn công AK-47 tiêu chuẩn. Chúng được thiết kế để phóng lựu đạn 40mm.

Một công ty Nga, INGRA-RU, đã phát triển một bộ chuyển đổi 12-gauge có thể vừa với súng phóng lựu và cho phép AK-47 hoạt động như một khẩu súng trường và như một khẩu súng ngắn bắn một phát. Bộ chuyển đổi này được gọi là Rozenka. Nó dài 5 inch và có tầm bắn từ 15 đến 30 mét khi sử dụng đạn súng ngắn tiêu chuẩn. Một bộ chuyển đổi ngắm được lắp vào AK-47 để giúp người vận hành ngắm súng ngắn chính xác.

1743849697408.png

Súng GP 25 Kostyor (“Bonfire”)

Vì bộ chuyển đổi phải được tháo ra để nạp lại, trên thực tế, đây là giải pháp một lần. Rozenka có giá là ₽ 9.300 hoặc $102.

Người Ukraine có một số giải pháp kiểu shotgun. Một trong số đó được sản xuất bởi Stellarium SV, một công ty có trụ sở tại Chernihiv ở miền bắc Ukraine. Đây là một thiết bị cầm tay bằng nhựa và polymer năm nòng có tên là MSD-5. Năm nòng có thể được bọc bằng thép không gỉ hoặc titan, cho phép thiết bị bắn đạn shotgun.

MSD-5 nặng khoảng 800 gram và sử dụng ba pin CR-123A giống như pin được sử dụng trong nhiều chìa khóa ô tô. Thiết bị có giá 430 euro (473 đô la). Thiết bị có chức năng báo hiệu, chữa cháy và các ứng dụng khác.

Vào cuối cùng, súng ngắn là vũ khí cuối cùng của người lính bộ binh. Sử dụng bất kỳ loại nào trong số chúng đều cần được đào tạo và người vận hành phải không sợ hãi khi đứng cách máy bay không người lái tấn công vài trăm feet.

1743849784507.png

Bộ chuyển đổi INGRA 12 gauge (màu xanh lá cây)

Có nhiều sản phẩm khác, một số súng máy có đạn nổ, một số khác có thể bắn nhiều viên đạn shotgun, nhưng cho đến nay không có sản phẩm nào hứa hẹn sẽ loại bỏ được mối đe dọa từ máy bay không người lái. Mặc dù vậy, cải thiện cơ hội sống sót của lính bộ binh là một mục tiêu quan trọng và một số giải pháp mới này hứa hẹn sẽ thực hiện được điều đó.

1743849924085.png

MSD-5 của Ukraine
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Pháp hồi sinh một máy bay phản lực cũ cho kỷ nguyên chiến tranh mới như thế nào

Vào ngày 9 tháng 4 năm 2025, Lực lượng Không quân và Vũ trụ Pháp sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng bằng một buổi lễ tại Căn cứ Không quân Nancy-Ochey, nơi Mirage 2000D RMV [Rénovation Mi-Vie hay bản nâng cấp giữa vòng đời] sẽ chính thức đi vào hoạt động.

1743898180753.png


Dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Vincent Chusseau, phó giám đốc kế hoạch và chương trình của lực lượng không quân Pháp, sự kiện này đánh dấu đỉnh cao của nỗ lực hiện đại hóa bắt đầu gần một thập kỷ trước.

Theo hãng tin quân sự Pháp Opex360, buổi lễ này nhấn mạnh cam kết của Pháp trong việc duy trì phi đội máy bay ném bom chiến đấu Mirage 2000D đang già cỗi của mình trong thời đại ngân sách eo hẹp và các mối đe dọa ngày càng gia tăng.

Chiếc máy bay này, một phiên bản hai chỗ ngồi được thiết kế cho các cuộc tấn công chính xác, đã là phương tiện chủ lực của Pháp kể từ những năm 1990 và lần nâng cấp này đảm bảo nó sẽ tiếp tục hoạt động cho đến ít nhất là năm 2035.

Nhưng vượt xa sự phô trương của sự kiện, câu chuyện về Mirage 2000D RMV tiết lộ một câu chuyện sâu sắc hơn về sự khéo léo trong công nghiệp, chiến lược địa chính trị và nỗ lực của con người đằng sau một trong những nền tảng quân sự bền bỉ nhất châu Âu.

Hành trình đến thời điểm này không hề đơn giản. Quyết định hiện đại hóa đội bay Mirage 2000D của Pháp bắt đầu từ năm 2016, khi Dassault Aviation, nhà sản xuất máy bay, được trao hợp đồng đại tu 55 khung máy bay - con số sau đó được điều chỉnh thành 50 để tính đến việc tặng các biến thể Mirage 2000-5 cho Ukraine vào đầu năm nay.

Chương trình này, trị giá khoảng 530 triệu đô la, nhằm mục đích thổi luồng sinh khí mới vào loại máy bay phản lực ban đầu được đưa vào sử dụng năm 1993 như một nền tảng tấn công thông thường bắt nguồn từ Mirage 2000N có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

1743898242306.png


Điều làm cho nỗ lực này trở nên đáng chú ý không chỉ là những nâng cấp về mặt công nghệ - mặc dù chúng rất ấn tượng - mà còn là kỳ tích về mặt hậu cần và công nghiệp trong việc duy trì một thiết kế đã có từ nhiều thập kỷ trước trong một thế giới bị chi phối bởi các máy bay chiến đấu tiên tiến như F-35 của Mỹ hay Rafale của Pháp.

Dassault, cùng với gã khổng lồ điện tử Thales, đã phải thiết kế lại chuỗi cung ứng, tìm nguồn linh kiện tương thích và tích hợp các hệ thống hiện đại vào một khung máy bay không bao giờ được thiết kế để có tuổi thọ cao như vậy. Đây không phải là một sự cải tiến đơn giản; nó là minh chứng cho quyết tâm của Pháp trong việc tối đa hóa các tài sản hiện có trong bối cảnh những hạn chế về tài chính đã gây khó khăn cho nhiều quân đội phương Tây.

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hãy xem xét thách thức: Mirage 2000D, với thiết kế cánh tam giác và động cơ Snecma M53 P2 đơn tạo ra lực đẩy 21.400 pound với bộ đốt sau, được chế tạo cho một kỷ nguyên khác. Khung máy bay của nó, dài 47 feet với sải cánh 30 feet, được tối ưu hóa cho khả năng thâm nhập tầm thấp và ném bom chính xác, không phải là chiến tranh mạng lưới tầm cao ngày nay.

1743898483281.png


Tuy nhiên, chương trình RMV đã biến đổi nó. Máy bay phản lực hiện tự hào có buồng lái được cải tiến với màn hình đa chức năng, thay thế đồng hồ đo analog bằng giao diện kỹ thuật số giúp hợp lý hóa khối lượng công việc của phi công. Nó mang theo pod nhắm mục tiêu TALIOS, một hệ thống do Thales phát triển cung cấp hình ảnh độ phân giải cao và chỉ định bằng laser, ngay cả trong thời tiết bất lợi.

Tên lửa không đối không Magic II cũ đã được đổi sang tên lửa MICA IR tiên tiến hơn, mang lại cho nó khả năng tự vệ đáng tin cậy. Có lẽ đáng chú ý nhất là giờ đây nó được trang bị một bệ súng CC422 30mm - một tính năng mà Mirage 2000D ban đầu không có - cùng với các loại đạn dược dẫn đường chính xác như bom GBU-48 và GBU-50 của Mỹ và bom lượn AASM của Pháp.

Việc bổ sung Link-16, một liên kết dữ liệu theo tiêu chuẩn NATO, cho phép phối hợp thời gian thực với các lực lượng đồng minh, khác xa so với nguồn gốc độc lập của nó. Đây không chỉ là một bản nâng cấp; mà là một sự tái tạo.

Đằng sau hậu trường, nỗ lực công nghiệp này vô cùng to lớn. Dassault và Thales phải điều hướng chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn bởi đại dịch, căng thẳng thương mại và cạnh tranh về các thành phần công nghệ cao.

Các bộ phận cũ hơn, không còn được sản xuất nữa, cần phải chế tạo hoặc thay thế tùy chỉnh, trong khi các hệ thống mới đòi hỏi phải thử nghiệm nghiêm ngặt để đảm bảo khả năng tương thích với nền tảng 30 năm tuổi. Bộ Lực lượng Vũ trang Pháp, trong một tuyên bố vào tháng trước, đã ca ngợi việc giao ba máy bay RMV cuối cùng vào năm 2025 là "ví dụ cụ thể về chủ quyền công nghiệp của chúng tôi", một sự công nhận đối với chuyên môn trong nước đã giúp dự án đi đúng hướng.

Đối với độc giả người Mỹ, điều này có thể gợi lên sự tương đồng với nỗ lực của Không quân Hoa Kỳ nhằm kéo dài tuổi thọ của máy bay ném bom B-52 Stratofortress, loại máy bay ném bom từ những năm 1950 vẫn còn hoạt động nhờ được nâng cấp liên tục.

Nhưng trong khi B-52 được hưởng lợi từ khung máy bay lớn và vai trò chiến lược, thì kích thước nhỏ hơn và trọng tâm chiến thuật của Mirage 2000D khiến quá trình chuyển đổi của nó thậm chí còn phức tạp hơn. Pháp không chỉ giữ một chiếc máy bay cũ trên không; họ đã biến một di tích của Chiến tranh Lạnh thành một tài sản đa năng hiện đại.

1743898562339.png


Thời điểm của cột mốc này đặt ra câu hỏi về chiến lược rộng hơn của Pháp. Với các cuộc xung đột đang âm ỉ ở Ukraine và Sahel, Mirage 2000D RMV ra đời không chỉ là một thành tựu kỹ thuật mà còn là một tuyên bố địa chính trị.

Lần ra mắt hoạt động đầu tiên của máy bay phản lực này diễn ra sau khi Pháp chuyển giao máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 cho Ukraine vào tháng 2, một động thái được Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Sébastien Lecornu công bố nhằm tăng cường khả năng phòng không của Kyiv trước Nga. Biến thể RMV, mặc dù không phải là một phần của đợt chuyển giao đó, nhưng báo hiệu ý định của Pháp trong việc duy trì một lực lượng mạnh mẽ, có thể triển khai trong nước trong khi vẫn hỗ trợ các đồng minh ở nước ngoài.

.......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Khả năng của nó - tấn công chính xác, hỗ trợ trên không tầm gần và trinh sát chiến thuật - hoàn toàn phù hợp với các cuộc chiến tranh bất đối xứng mà Pháp đã tiến hành ở Châu Phi, như Chiến dịch Barkhane, nơi Mirage 2000D đã ghi lại hàng nghìn giờ nhắm mục tiêu vào phiến quân. Trong bối cảnh NATO, nó bổ sung cho Rafale cao cấp, cung cấp một lựa chọn tiết kiệm chi phí cho các nhiệm vụ không yêu cầu tàng hình hoặc lao nhanh siêu thanh.

Vai trò kép này - sức mạnh trong nước và sự hỗ trợ của liên minh - gợi ý về một tham vọng lớn hơn. Pháp từ lâu đã định vị mình là nước dẫn đầu trong lĩnh vực quốc phòng châu Âu và Mirage 2000D RMV có thể trở thành bản thiết kế để hiện đại hóa các đội bay cũ trên khắp các đồng minh đang thiếu tiền.

1743898720235.png


Các quốc gia như Ba Lan hoặc Romania, phụ thuộc vào MiG-29 thời Liên Xô cũ, có thể coi RMV là một con đường nâng cấp giá cả phải chăng so với các tùy chọn đắt tiền hơn như F-16 Block 70, có giá lên tới 60 triệu đô la mỗi chiếc so với mức giá ước tính 20-30 triệu đô la sau khi nâng cấp của Mirage. F-16, với các bản cập nhật giữa vòng đời của riêng mình, cung cấp tốc độ vượt trội và radar tiên tiến hơn, nhưng Mirage phản công với chi phí vận hành thấp hơn và một phả hệ tấn công đã được chứng minh.

So với các máy bay tương đương của Nga như Su-25, một máy bay phản lực tấn công mặt đất chuyên dụng, Mirage 2000D RMV có lợi thế về tính linh hoạt, kết hợp sức mạnh không đối đất với khả năng không đối không hạn chế. Nó không phải là một công cụ thay đổi cuộc chơi như F-35, nhưng nó không cần phải như vậy - nó là một công cụ thực dụng cho một thế giới hỗn loạn, xung đột kéo dài.

Tuy nhiên, không phải mọi thứ về RMV đều minh bạch. Các tuyên bố chính thức ca ngợi khả năng nâng cao của nó, nhưng những gì không được nói đến cũng hấp dẫn không kém. Nó so sánh với Rafale, máy bay chiến đấu hàng đầu của Pháp như thế nào? Rafale, với động cơ đôi, tính năng tàng hình và radar AESA, vượt trội hơn Mirage ở mọi chỉ số - tốc độ, tải trọng, tầm bay và khả năng sống sót.

Việc RMV phụ thuộc vào các thùng treo ngoài như TALIOS, thay vì các cảm biến tích hợp, cho thấy sự đánh đổi về hiệu suất và độ phức tạp trong bảo trì. Việc tích hợp bom GBU của Mỹ, mặc dù là một lợi ích cho khả năng tương tác của NATO, có thể gây căng thẳng cho hậu cần, vì Pháp thường ưu tiên đạn dược của riêng mình. Và những nâng cấp trong tương lai thì sao?

Không quân và dư luận Pháp vẫn giữ im lặng, nhưng những lời bàn tán trong giới quốc phòng cho thấy những cải tiến tiềm năng - như bộ tác chiến điện tử được cải tiến - có thể đang được tiến hành, đặc biệt là khi các mối đe dọa như hệ thống phòng không của Nga đang phát triển. Những khoảng trống này không làm giảm giá trị của RMV, nhưng chúng nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả một bản nâng cấp thành công cũng có giới hạn.

Yếu tố con người bổ sung thêm một lớp nữa cho câu chuyện này. Tại Nancy-Ochey, nơi đặt trụ sở của Phi đoàn tiêm kích số 3, các phi công và đội mặt đất đã dành nhiều năm để thích nghi với RMV. Quá trình chuyển đổi từ buồng lái analog sang kỹ thuật số không hề đơn giản - các phi công kỳ cựu quen với cách bố trí cũ phải đối mặt với đường cong học tập dốc, trong khi các phi công trẻ hơn, lớn lên trên máy mô phỏng, đã chấp nhận sự thay đổi.

Việc đào tạo cũng thay đổi, với các bài tập như cuộc tập trận Orion vào đầu năm 2023 để thử nghiệm các hệ thống mới của máy bay phản lực trong các tình huống thực tế. Trong khi đó, đội ngũ mặt đất phải vật lộn để duy trì một nền tảng lai - một phần phần cứng của những năm 1990, một phần công nghệ của những năm 2020.

1743898857564.png


Một báo cáo tháng 3 từ Opex360 đã ghi nhận vụ bắn đạn thật thành công đầu tiên của máy bay phản lực RMV, một cột mốc mất nhiều tháng chuẩn bị của phi đội Ardennes. Đối với các đội này, RMV không chỉ là một cỗ máy - mà là hiện thực hàng ngày, định hình cách họ huấn luyện, triển khai và chiến đấu.

Trong lịch sử, Mirage 2000D đã vượt qua sức mạnh của nó. Kể từ khi đi vào hoạt động, nó đã thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trên khắp các châu lục - tuần tra trên không trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, các cuộc tấn công chính xác ở Afghanistan vào những năm 2000 và các hoạt động chống khủng bố ở Mali trong những năm 2010.

Độ tin cậy của nó đã giúp nó trở thành nền tảng tấn công của Pháp trước khi Rafale trưởng thành. RMV xây dựng trên di sản đó, với các đợt triển khai sớm - như cuộc thử nghiệm năm 2021 ở Djibouti - chứng minh khả năng phục hồi của nó.

Thành tích đó rất quan trọng. Không giống như Hoa Kỳ, nơi các máy bay phản lực cũ như A-10 Warthog phải đối mặt với các cuộc tranh luận về việc nghỉ hưu, Pháp thấy giá trị trong việc tận dụng từng ounce tiện ích từ đội bay của mình. Tuổi thọ hoạt động của RMV, kéo dài đến năm 2035, phản ánh cách tiếp cận của Lầu Năm Góc với F-15EX - hiện đại hóa những gì hiệu quả thay vì loại bỏ nó.

Vậy thì Mirage 2000D RMV sẽ ra sao? Nó không phải là máy bay phản lực hào nhoáng nhất trên bầu trời, cũng không phải là máy bay tiên tiến nhất. Nó sẽ không bay nhanh hơn Su-35 của Nga hoặc vượt trội hơn J-20 của Trung Quốc. Nhưng nó không nhất thiết phải như vậy. Điểm mạnh của nó nằm ở khả năng thích ứng - một nền tảng thân thiện với ngân sách, đã được thử nghiệm trong chiến đấu, lấp đầy khoảng trống giữa máy bay chiến đấu cao cấp và máy bay không người lái.

1743898981228.png


Đối với Pháp, đây là cầu nối đến tương lai, giúp lực lượng không quân duy trì được sự liên quan khi phi đội Rafale phát triển và Hệ thống Không quân Chiến đấu Tương lai (SCAF) thế hệ tiếp theo đang hiện ra. Đối với các đồng minh, đây là một phương án cứu cánh tiềm năng, cung cấp một giải pháp thay thế đã được chứng minh cho các mặt hàng nhập khẩu đắt tiền hơn.

Và đối với các phi hành đoàn tại Nancy-Ochey, đó là một sợi dây cứu sinh của riêng họ, đảm bảo rằng các kỹ năng và kinh nghiệm của họ vẫn được săn đón. Buổi lễ vào tuần tới không chỉ là lễ kỷ niệm một chiếc máy bay - mà là sự công nhận cho sự khéo léo, chiến lược và lòng can đảm giúp nó bay. Nhưng khi các mối đe dọa tăng lên và ngân sách thắt chặt, một câu hỏi vẫn còn đó: liệu chiếc máy bay chiến đấu cũ này có thể vẫn bay cao trong một thế giới đang thay đổi không?
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cấm vận không ngăn chặn được việc mở rộng pháo binh của Nga trong chiến tranh

1743899147254.png


Đầu năm 2025, một nguồn thông tin của Ukraine đưa tin rằng ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đã đẩy mạnh sản xuất pháo tự hành 2S43 “Malva” , một diễn biến được kênh Telegram BTVT.INFO nhấn mạnh khi đăng tải bức ảnh đoàn tàu hỏa vận chuyển ít nhất tám hệ thống pháo này vào tháng 2.

Sự gia tăng trong sản xuất này, như đã nêu trong báo cáo, báo hiệu sự thay đổi đáng kể trong sản lượng công nghiệp quân sự của Nga trong bối cảnh xung đột đang diễn ra với Ukraine. Đối với Hoa Kỳ và các đồng minh NATO, tin tức này đặt ra những câu hỏi cấp bách về động lực đang phát triển của cuộc chiến, hiệu quả của các lệnh trừng phạt của phương Tây và những tác động rộng hơn đối với an ninh châu Âu.

Trong khi trọng tâm trước mắt là Ukraine, nơi những khẩu pháo này có khả năng được triển khai, hiệu ứng lan tỏa có thể lan rộng vượt xa chiến trường hiện tại, thúc đẩy việc đánh giá lại các chiến lược phòng thủ trên khắp Đại Tây Dương.

Sự xuất hiện của 2S43 “Malva” như một tài sản quan trọng trong kho vũ khí của Nga không chỉ là một chú thích trong cuộc chiến; đó là một sự phát triển có thể thay đổi phép tính chiến lược cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây. Không giống như pháo binh bánh xích truyền thống, Malva là một pháo tự hành bánh lốp 152mm, được thiết kế để tăng cường khả năng cơ động và triển khai nhanh chóng.

Được lắp trên khung gầm BAZ-6010-027 8×8 do Nhà máy ô tô Bryansk sản xuất, hệ thống này kết hợp một khung nhẹ hơn - 32 tấn so với pháo lựu xích 2S19 Msta-S nặng 42 tấn - với một khẩu pháo 2A64 mạnh mẽ, có khả năng bắn đạn nổ phá ở khoảng cách lên tới 24,7 km hoặc đạn pháo tăng tầm đạt khoảng cách 29 km.

1743899251041.png


Theo Rostec, tập đoàn nhà nước Nga giám sát quá trình sản xuất, sức chứa đạn dược của nó là 30 viên và tốc độ bắn hơn bảy viên mỗi phút. Thiết kế của Malva ưu tiên tốc độ và hiệu quả về chi phí, cho phép nó nhanh chóng di chuyển sau khi bắn - một lợi thế quan trọng trong chiến tranh phản pháo, nơi các đơn vị pháo binh phải tránh hỏa lực bắn trả.

Loại lựu pháo này không hoàn toàn mới trên thị trường. Quá trình phát triển bắt đầu vào những năm 2010 theo chương trình “Nabrosok” , do Viện nghiên cứu trung ương Burevestnik ở Nizhny Novgorod dẫn đầu, với việc sản xuất được đảm nhiệm bởi Uraltransmash, một công ty con của Uralvagonzavod.

Hệ thống đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước vào tháng 5 năm 2023 và lô đầu tiên đã được chuyển giao cho quân đội Nga vào tháng 10 năm đó, theo như các phương tiện truyền thông Nga như Militarnyi đưa tin. Kể từ đó, nó đã tham chiến ở Ukraine, với lần ra mắt được ghi nhận vào tháng 6 năm 2024 tại khu vực Kharkiv, nơi nó được sử dụng để nhắm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Bức ảnh từ BTVT.INFO, cho thấy chuyến hàng bằng đường sắt chở những khẩu pháo này, cho thấy Nga hiện đang mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu trên chiến trường, một động thái phù hợp với nỗ lực hiện đại hóa năng lực pháo binh trong bối cảnh chịu nhiều tổn thất đáng kể trong cuộc xung đột.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Đối với Lầu Năm Góc và NATO, sự hiện diện ngày càng tăng của Malva đặt ra một thách thức trực tiếp. Ở Ukraine, khả năng cơ động của nó có thể tăng cường khả năng tiến hành các cuộc tấn công nhanh chóng, tập trung của Nga, làm phức tạp thêm nỗ lực của Ukraine trong việc giữ vững các tuyến phòng thủ.

Khung gầm có bánh xe của hệ thống, không giống như các bệ phóng xích đã thống trị lực lượng pháo binh Liên Xô và Nga trong nhiều thập kỷ, cho phép nó di chuyển qua nhiều địa hình khác nhau hiệu quả hơn và ít cần bảo trì hơn, khiến nó trở thành lựa chọn thiết thực cho các hoạt động kéo dài.

1743899353424.png


Bekkhan Ozdoyev, Giám đốc Công nghiệp tại Rostec, đã nhấn mạnh lợi thế này trong một tuyên bố năm ngoái, lưu ý rằng "khả năng cơ động được cải thiện""khả năng triển khai và rút lui nhanh chóng" của Malva là rất quan trọng trong cuộc chiến chống pháo dữ dội ở Ukraine. Khả năng thích ứng này có thể khuếch đại hỏa lực của Nga, đặc biệt là ở các khu vực như Kharkiv hoặc Donetsk, nơi pháo binh là yếu tố quyết định.

Ngoài Ukraine, những tác động thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Nếu Nga có thể duy trì và mở rộng sản xuất các hệ thống như vậy, điều này có thể báo hiệu khả năng triển khai sức mạnh vào Đông Âu, nơi sườn phía đông của NATO - các quốc gia như Ba Lan, Litva và Estonia - vẫn trong tình trạng báo động cao.

Tầm bắn và khả năng cơ động của Malva, tuy không mang tính cách mạng khi so sánh với các hệ thống của phương Tây như HIMARS của Mỹ hay Caesar của Pháp, vẫn là mối đe dọa đáng kể khi kết hợp với khối lượng pháo binh khổng lồ của Nga.

Ví dụ, HIMARS có tầm bắn xa hơn - lên tới 80 km với đạn dược dẫn đường chính xác - nhưng chi phí sản xuất thấp hơn và hậu cần đơn giản hơn của Malva có thể cho phép Nga triển khai nó với số lượng lớn hơn, bù đắp một phần lợi thế về công nghệ của các hệ thống NATO.

Điều khiến diễn biến này đặc biệt đáng chú ý là thời điểm của nó. Các lệnh trừng phạt của phương Tây, được áp dụng kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tăng cường sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022, nhằm mục đích làm tê liệt khả năng duy trì tổ hợp công nghiệp-quân sự của Moscow.

1743899454435.png


Tuy nhiên, cảnh tượng một đoàn tàu chở đầy Malvas lăn bánh qua Nga vào tháng 2 lại cho thấy điều ngược lại. Báo cáo của Ukraine, được các bài đăng trên các nền tảng như X nhắc lại, chỉ ra rằng ngành quốc phòng của Nga không chỉ đang vượt qua những hạn chế này mà còn thích nghi với chúng.

Các nhà phân tích từ lâu đã suy đoán rằng Moscow có thể đang lách lệnh trừng phạt thông qua các bên thứ ba - các quốc gia như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hoặc thậm chí Ấn Độ có thể cung cấp các thành phần hoặc nguyên liệu thô quan trọng. Trong khi bằng chứng cụ thể về các giao dịch như vậy vẫn còn khó nắm bắt, thì sự gia tăng sản xuất Malva đặt ra câu hỏi về hiệu quả của chế độ trừng phạt hiện tại.

Để hiểu được khả năng phục hồi này, chúng ta nên xem xét cách tiếp cận lịch sử của Nga đối với sản xuất quân sự. Trong thời kỳ Xô Viết, Liên Xô duy trì một mạng lưới rộng lớn các nhà máy được thiết kế để sản xuất thiết bị ở quy mô lớn, thường ưu tiên số lượng hơn chất lượng.

Malva phản ánh một bước ngoặt hiện đại trong chiến lược này: một thiết kế tương đối đơn giản được xây dựng trên công nghệ hiện có - như pháo 2A64, cũng được sử dụng trong Msta-S - kết hợp với một bệ bánh xe tiết kiệm chi phí. Cách tiếp cận này trái ngược với Hoa Kỳ, nơi các hệ thống như lựu pháo M777 hoặc HIMARS nhấn mạnh vào độ chính xác và thiết bị điện tử tiên tiến, thường có chi phí cao hơn và thời gian sản xuất dài hơn.

Pháo Caesar của Pháp, một loại pháo lựu 155mm có tầm bắn 40 km, có tính năng tương tự như Malva, nhưng chu kỳ sản xuất của nó - ước tính khoảng 15 tháng cho mỗi khẩu - không đáng kể so với tốc độ sản xuất rõ ràng của Nga, như hình ảnh BTVT.INFO cho thấy.

1743899812169.png


Phản ứng của Lầu Năm Góc đối với diễn biến này vẫn chưa rõ ràng, mặc dù có khả năng đang được theo dõi chặt chẽ. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã tăng cường năng lực pháo binh của Ukraine bằng các hệ thống như HIMARS, đã chứng minh được hiệu quả trong việc nhắm mục tiêu vào các vị trí của Nga với độ chính xác cao.

Tính đến đầu năm 2025, Bộ Quốc phòng vẫn chưa bình luận công khai về đợt tăng sản lượng Malva, nhưng các tuyên bố trước đây của các quan chức cho thấy họ tập trung vào việc chống lại lợi thế pháo binh của Nga thông qua công nghệ và tình báo vượt trội.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trong cuộc họp báo tháng 6 năm 2024, người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "cung cấp cho Ukraine những năng lực mà họ cần để đẩy lùi những bước tiến của Nga", một tình cảm hiện có thể mở rộng sang việc chống lại việc triển khai Malva. Liệu điều này có chuyển thành việc tăng tốc giao các hệ thống pháo phản công hay tăng tài trợ cho các hệ thống phòng thủ phía đông của NATO hay không vẫn còn phải chờ xem.

Trở lại Washington, tin tức này gần như chắc chắn sẽ khuấy động làn sóng chính trị. Cuộc chiến ở Ukraine đã gây chia rẽ các nhà lập pháp Hoa Kỳ, một số người ủng hộ viện trợ quân sự lớn hơn cho Kyiv và những người khác đặt câu hỏi về chi phí đối với người nộp thuế Hoa Kỳ.

Cảnh tượng Nga tăng cường sản xuất lựu pháo có thể làm thay đổi cán cân trong cuộc tranh luận này. Những người ủng hộ việc tăng cường hỗ trợ, như Thượng nghị sĩ Chris Coons, đã lập luận rằng việc tăng cường phòng thủ của Ukraine là điều cần thiết để ngăn chặn sự xâm lược của Nga, một quan điểm có thể được ủng hộ nếu tác động của Malva trên chiến trường tăng lên.

1743900018494.png


Ngược lại, những người chỉ trích - thường là từ phe theo chủ nghĩa cô lập hơn của Quốc hội - có thể coi đây là bằng chứng cho thấy chỉ riêng lệnh trừng phạt là không đủ, thúc đẩy việc đánh giá lại chiến lược của Hoa Kỳ. Dù bằng cách nào, vấn đề này cũng liên quan đến một câu chuyện lớn hơn về việc liệu phương Tây có chuẩn bị cho một cuộc đối đầu kéo dài với Nga hay không, gợi nhớ đến những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh.

Trong lịch sử, pháo binh là nền tảng của học thuyết quân sự Nga, một di sản có từ Thế chiến II khi các đợt pháo kích của Liên Xô áp đảo các tuyến phòng thủ của Đức. Malva xây dựng trên truyền thống này, điều chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu về tốc độ và tính linh hoạt của chiến tranh hiện đại.

Lần đầu tiên tham chiến ở Ukraine vào mùa hè năm ngoái đã hé lộ tiềm năng của nó: các báo cáo từ mặt trận Kharkiv cho biết nó được sử dụng để phá hủy cầu, làm gián đoạn các tuyến tiếp tế của Ukraine. Tuy nhiên, nó không phải là bất khả chiến bại - lực lượng Ukraine đã làm hư hại hoặc phá hủy một số Malva, bao gồm một chiếc bị tên lửa GMLRS bắn trúng vào tháng 7 năm 2024, theo ghi chép của nhà phân tích Def Mon trên X.

Điểm yếu này nhấn mạnh đến một sự đánh đổi quan trọng: thiết kế mui trần của Malva và việc thiếu lớp giáp dày khiến nó nhẹ hơn và nhanh hơn nhưng lại kém được bảo vệ hơn so với các xe có bánh xích tương tự như Msta-S hoặc các hệ thống của phương Tây như PzH 2000 của Đức.

Đối với độc giả Mỹ thông thường, các chi tiết kỹ thuật của Malva có vẻ xa vời, nhưng ý nghĩa rộng hơn của nó thì không. Đó là một dấu hiệu hữu hình cho thấy quyết tâm của Nga trong việc duy trì nỗ lực chiến tranh của mình, ngay cả khi tổn thất về người và kinh tế gia tăng. Khả năng sản xuất những khẩu pháo này với số lượng lớn của Điện Kremlin có thể kéo dài cuộc xung đột, thử thách khả năng phục hồi của Ukraine và quyết tâm của phương Tây.

Đồng thời, nó cũng làm nổi bật một nghịch lý: trong khi Nga thiếu độ chính xác tiên tiến của các hệ thống của Hoa Kỳ, thì việc tập trung vào các thiết kế có thể mở rộng và thực tế vẫn giúp cỗ máy quân sự của họ tiến lên. Sự tương phản này gợi nhớ đến thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi sản xuất hàng loạt của Liên Xô thường xung đột với ưu thế công nghệ của Hoa Kỳ, một động lực đã định hình nên nhiều thập kỷ cạnh tranh toàn cầu.

Nhìn về phía trước, sự trỗi dậy của Malva gợi lên sự pha trộn giữa lo ngại và bất ổn. Đối với NATO, đây là lời nhắc nhở rằng nền tảng công nghiệp của Nga, mặc dù căng thẳng, vẫn duy trì khả năng thích ứng và mở rộng. Hoa Kỳ và các đồng minh có thể cần phải xem xét lại cách tiếp cận của họ -cho dù thông qua các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn, hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho Ukraine hay đầu tư vào pháo binh thế hệ tiếp theo để duy trì lợi thế.

Theo quan điểm phân tích, thời điểm này giống như một ngã ba đường. Nếu Nga có thể duy trì được sự gia tăng sản xuất này, họ có thể thúc đẩy tham vọng vượt ra ngoài Ukraine, thách thức cấu trúc an ninh của Đông Âu.

1743900240453.png


Nhưng nếu đó là một động thái ngắn hạn che giấu những điểm yếu sâu sắc hơn, như một số chuyên gia gợi ý, phương Tây có thể khai thác những vết nứt đó một cách kiên nhẫn và chính xác. Câu hỏi vẫn còn đó: đây có phải là dấu hiệu cho thấy sức mạnh của Nga hay là một nỗ lực tuyệt vọng để bắt kịp trong một cuộc chiến mà họ không thể để thua? Chỉ có thời gian và chiến trường mới trả lời được.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Su-34 của Nga ném bom ở độ cao cực thấp

Một đoạn video ấn tượng mới đây xuất hiện trên mạng xã hội, được một người dùng X có tên Ayden đăng tải, ghi lại khoảnh khắc kịch tính trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

Đoạn phim cho thấy một máy bay chiến đấu của Nga, tạm thời được xác định là Su-34, bay ở độ cao cực thấp trên các vị trí của Ukraine, thả bom trực tiếp xuống chiến trường bên dưới.

Chỉ trong vài giây, một hệ thống phòng không của Ukraine đã vào cuộc, phóng một tên lửa lao về phía máy bay đang rời đi. Đoạn video kết thúc đột ngột, khiến người xem không có câu trả lời rõ ràng -máy bay phản lực đã thoát ra hay bị bắn hạ?


Ayden cho rằng đoạn phim được ghi lại bởi lính đánh thuê người Mỹ chiến đấu cùng lực lượng Ukraine, một tuyên bố dựa trên tiếng Anh Mỹ đặc biệt, không có giọng địa phương có thể nghe thấy trong đoạn phim. Cái nhìn thoáng qua hiếm hoi này về cuộc xung đột, không có ngày tháng và chưa được xác minh về các chi tiết cụ thể, cung cấp một cái nhìn thô sơ về cuộc chiến trên không có rủi ro cao tiếp tục định hình cuộc đấu tranh giữa Nga và Ukraine.

Sự xuất hiện của video đã gây ra sự quan tâm ngay lập tức, không chỉ vì hình ảnh giật gân của nó, mà còn vì những câu hỏi mà nó đặt ra về công nghệ, chiến thuật và yếu tố con người trong cuộc chơi. Thay vì tập trung vào vở kịch hoặc suy đoán về kết quả, một cuộc kiểm tra sâu hơn sẽ tiết lộ sự tương tác phức tạp giữa phần cứng quân sự và chiến lược.

Trọng tâm của cảnh quay là chính chiếc máy bay, được cho là Sukhoi Su-34, một máy bay ném bom chiến đấu hai động cơ, hai chỗ ngồi đã trở thành nền tảng của không quân chiến thuật của Nga kể từ khi ra mắt vào đầu những năm 1990. Được biết đến với tên gọi báo cáo của NATO là "Fullback", Su-34 được thiết kế để thay thế các máy bay ném bom thời Liên Xô cũ hơn như Su-24, kết hợp khả năng tấn công với hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và khung máy bay chắc chắn phù hợp cho các hoạt động tầm thấp.

Với tốc độ tối đa khoảng 1.200 dặm một giờ và phạm vi chiến đấu vượt quá 2.400 dặm với thùng nhiên liệu ngoài, máy bay có thể mang theo tới 17.600 pound vũ khí, bao gồm bom không điều khiển, đạn dược điều khiển chính xác và tên lửa không đối không.

Cấu hình buồng lái cạnh nhau đặc biệt cho phép phi công và sĩ quan vũ khí phối hợp các nhiệm vụ phức tạp, trong khi radar hướng về phía sau ở đuôi máy bay cảnh báo các mối đe dọa đang tới gần - một tính năng có thể rất quan trọng trong kịch bản được ghi lại trên video.

Điểm nổi bật trong đoạn phim là chuyến bay ở độ cao thấp của máy bay phản lực, một động tác giúp nó nằm trong tầm với của hệ thống phòng thủ trên mặt đất. Su-34 được trang bị để thả nhiều loại bom khác nhau và trong trường hợp này, nó dường như triển khai bom FAB-series không dẫn đường - loại đạn nổ phá có trọng lượng từ 550 đến hơn 6.600 pound.

Những vũ khí này, mặc dù có sức tàn phá, nhưng lại thiếu độ chính xác của các hệ thống dẫn đường hiện đại, đòi hỏi phi công phải bay gần mục tiêu hơn để có độ chính xác. Từ năm 2023, Nga đã điều chỉnh một số bom FAB bằng bộ dụng cụ UMPK, biến chúng thành bom lượn có khả năng tấn công từ khoảng cách an toàn hơn, nhưng việc thả trực tiếp ở đây cho thấy các biến thể cũ hơn, không có dẫn đường.

Lựa chọn này có thể phản ánh những hạn chế về mặt hậu cần, vì kho vũ khí chính xác của Nga được cho là đã giảm đi sau nhiều năm hoạt động mạnh mẽ, hoặc nó có thể chỉ ra một quyết định chiến thuật có chủ đích gắn liền với mục tiêu của nhiệm vụ.

Khả năng hoạt động ở độ cao thấp của Su-34 được tăng cường nhờ radar theo dõi địa hình và khung máy bay được gia cố, được thiết kế để chống lại hỏa lực vũ khí nhỏ và mảnh đạn, nhưng khoảng cách gần như vậy khiến máy bay phải đối mặt với nhiều mối đe dọa phòng không, như video minh họa một cách sinh động.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
33,657
Động cơ
1,417,897 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Philippines muốn kéo Ấn Độ vào “đội hình” chống lại “kẻ thù chung” Trung Quốc; Delhi "né"

Philippines đang nỗ lực mở rộng SQUAD, một liên minh chiến lược hiện bao gồm Úc, Nhật Bản, Philippines và Hoa Kỳ, bằng cách mời Ấn Độ và Hàn Quốc tham gia.

Theo Tướng Romeo S. Brawner, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Philippines, người đã phát biểu tại Đối thoại Raisina ở New Delhi vào tháng 3, sáng kiến này nhằm mục đích cân bằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

1743910186761.png

SQUAD

Biệt đội là một tổ chức hợp tác quốc phòng đa phương không chính thức được thành lập chính thức vào tháng 5 năm 2024. Tổ chức này bắt nguồn từ các cuộc thảo luận giữa những người đứng đầu quốc phòng của bốn thành viên tại đối thoại an ninh Shangri-La ở Singapore năm 2023. Kể từ đó, Biệt đội đã tiến hành các cuộc tập trận hàng hải chung trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines ở Biển Đông.

Bình luận của Brawner được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Manila và Bắc Kinh về vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục khẳng định quyền kiểm soát gần như toàn bộ đối với tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng này, có giá trị thương mại hàng năm khoảng 3 nghìn tỷ đô la, bất chấp các yêu sách cạnh tranh từ Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Phán quyết trọng tài năm 2016 đã bác bỏ những yêu sách quá đáng của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh từ chối công nhận phán quyết này.

Trong cuộc thảo luận với Tiến sĩ Kyung-what Kang của Hiệp hội Châu Á vào ngày 26 tháng 3 năm 2025, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar đã được hỏi liệu Ấn Độ có cân nhắc tham gia Biệt đội hay không. Mặc dù ông đã đưa ra câu trả lời chi tiết cho các câu hỏi khác, nhưng câu trả lời của ông về chủ đề này rất ngắn gọn: "Về vấn đề Biệt đội, chúng tôi hài lòng với Quad".

Brawner nhấn mạnh rằng Philippines đang tích cực tăng cường năng lực răn đe của mình thông qua sự hợp tác với các thành viên Biệt đội, tập trung vào phối hợp quân sự, chia sẻ thông tin tình báo và các hoạt động chung. Ông chỉ ra rằng Philippines và Nhật Bản đặc biệt muốn mở rộng liên minh để bao gồm Ấn Độ và có thể là Hàn Quốc.

Sau phát biểu của mình, Brawner đã gặp Tổng tham mưu trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Tướng Anil Chauhan, nơi ông dự định thảo luận về khả năng tham gia của Ấn Độ vào Biệt đội. Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng cấp cao của Ấn Độ đã xác nhận cuộc họp đã diễn ra nhưng không nêu rõ liệu việc mở rộng Biệt đội có được thảo luận chính thức hay không. Bộ quốc phòng Ấn Độ, cùng với các đại sứ quán của Hàn Quốc và Trung Quốc, đã từ chối bình luận về vấn đề này.

Brawner đã thẳng thắn tuyên bố, “Chúng tôi tìm thấy điểm chung với Ấn Độ vì chúng tôi có chung một kẻ thù. Và tôi không ngại nói rằng Trung Quốc là kẻ thù chung của chúng tôi. Vì vậy, điều quan trọng là chúng tôi phải hợp tác, thậm chí có thể trao đổi thông tin tình báo.” Ông cũng lưu ý rằng Philippines đã duy trì quan hệ đối tác quốc phòng với Ấn Độ, bao gồm cả hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng.

1743910272044.png

Tướng Romeo S Brawner JR, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines, đã đến thăm Tướng Anil Chauhan, Tham mưu trưởng Quốc phòng #CDS_India. Các cuộc thảo luận được tổ chức về hợp tác quân sự đang diễn ra, an ninh hàng hải và quan hệ đối tác công nghệ quốc phòng

Về phần mình, Trung Quốc bác bỏ các hành động của Philippines là do tác động từ bên ngoài. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu vào ngày 7 tháng 3 rằng các động thái của Manila ở Biển Đông là một phần của “kịch bản do các thế lực bên ngoài viết ra” nhằm mục đích phá hoại Trung Quốc.

.....
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top