[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,117
Động cơ
1,185,778 Mã lực
E vào đọc tin
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Máy bay không người lái ở Nagorno-Karabakh

Không còn là một bộ phim khoa học viễn tưởng nữa: cuộc chiến của máy bay không người lái là sự thực và nó đang diễn ra. Cuộc xung đột hiện tại ở Nam Cápcadơ bắt đầu vào ngày 27/9/2020 với không quân và lực lượng Adécbaigian được trang bị pháo binh yểm trợ nhằm vào các vị trí thuộc Cộng hòa Artsakh chưa được công nhận. Đây là một cuộc tiến công có quy mô lớn nhắm vào Ácmênia nói chung và về bản chất nó chưa từng có tiền lệ kể từ đầu những năm 1990. Cả Ácmênia và các quốc gia ủng hộ sự ổn định ở khu vực này đều không sẵn sàng cho những diễn biến như vậy. Bộ Quốc phòng Adécbaigian báo cáo hàng ngày với các video về thiết bị quân sự và vũ khí của quân đội Ácmênia bị phá hủy bởi hệ thống vũ khí chính xác cao. Đoạn phim cho thấy xe bọc thép, bệ phóng của hệ thống rốckét đa nòng, xe tăng và pháo binh bị phá hủy. Điểm hoàn toàn khác biệt với các báo cáo video của Ácmênia đó là Baku chủ yếu dựa trên các cảnh quay bằng máy bay không người lái kamikaze của Ixraen, máy bay Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ và các loại máy bay không người lái trinh sát khác. Máy bay không người lái của Adécbaigian kiểm soát không phận Ácmênia và có thể xâm nhập vào sâu vào bên trong Nagorno-Karabakh. Máy bay không người lái trở nên quan trọng đến mức đã đẩy quan hệ giữa Ácmênia và Ixraen vào thế khó. Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ thông qua chính sách máy bay không người lái của mình có thể chứng minh với “nhóm các cường quốc” rằng họ có thể thực hiện và triển khai chương trình nghị sự địa chính trị của riêng mình ở tất cả các ngóc ngách của khu vực Trung Đông Rộng lớn. Kể từ khi kết thúc các cuộc Chiến tranh Chechnya thì đây là lần đầu tiên nước này quay trở lại không gian hậu Xô Viết, đặc biệt là tại Cápcadơ, nhưng lần này với tư cách là một cường quốc máy bay không người lái.

Máy bay không người lái là công cụ địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ: trường hợp của Agiécbaigian

Trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã sở hữu một trong những ngành công nghiệp UAV tiên tiến nhất trên thế giới và Ankara đang sử dụng một cách khôn ngoan công nghệ tiên tiến này để đạt được các mục tiêu địa chính trị của mình. Nền tảng cho sự phát triển của ngành công nghiệp UAV ở Thổ Nhĩ Kỳ là sự hợp tác chặt chẽ với Ixraen, mặc dù có những mâu thuẫn địa chính trị, nhưng Ankara đã kịp thời thành công trong việc tạo ra các loại máy bay không người lái bản địa của riêng mình. Máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay có thể được tìm thấy ở Ucraina, Qatar, Libi (GNA) và Adécbaigian.
Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng chúng một cách xuất sắc ở Idlib, Xyri và Libi, cũng như đã học được cách tích hợp chúng vào khái niệm chiến tranh thế hệ mới. Ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ai phàn nàn nếu một số máy bay không người lái bị bắn rơi ở Xyri, Libi hay bây giờ là ở Nam Cápcadơ, nhưng yếu tố uy tín và sức mạnh được thể hiện là không thể phủ nhận. Tại Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Adécbaigian và trong những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa hai quốc gia đã được tăng cường. Vấn đề về máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ rất nghiêm trọng đối với Baku. Nước này phải đối mặt với sức ép ngoại giao nhiều mặt, đến từ cả phương Tây và các nước láng giềng như Iran và Ácmênia. Vào tháng 6/2016, Baku thông báo rằng họ sẽ mua máy bay không người lái của riêng Thổ Nhĩ Kỳ và với sự hỗ trợ tài chính từ Thổ Nhĩ Kỳ. Một lần nữa, tin tức này lại xuất hiện vài tuần trước cuộc đối đầu vào tháng 7, Baku xác nhận chính thức sẵn sàng mua máy bay không người lái Bayraktar từ Thổ Nhĩ Kỳ. Các cuộc đụng độ vào tháng 7 đã mở ra cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu hỗ trợ quân sự nhiều hơn và vào ngày 17/7, Bộ Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hứa ngay lập tức sẽ cung cấp cho Baku các máy bay không người lái chiến đấu, tên lửa và hệ thống tác chiến điện tử (EW).

Chiến tranh máy bay không người lái Ácmênia-Adécbaigian năm 2016

Các báo cáo có hệ thống đầu tiên về việc sử dụng máy bay không người lái trong cuộc xung đột được đưa ra vào năm 2016 trong Chiến tranh tháng Tư. Cả hai bên đều tích cực sử dụng UAV trong suốt giai đoạn nóng của cuộc xung đột. Adécbaigian báo cáo rằng họ đã hạ được máy bay không người lái "X-55" của Ácmênia. Baku trong giai đoạn đối đầu này đã sử dụng máy bay không người lái chiến đấu để tiến công vào Ácmênia. Bộ Quốc phòng Ácmênia báo cáo rằng 7 người đã thiệt mạng trong cuộc tiến công của một máy bay không người lái chiến đấu kamikaze, nhưng để đáp trả Ácmênia đã phá hủy 6 máy bay không người lái. Đồng thời, Ácmênia cho biết rằng trong 04 ngày chiến tranh, họ đã bắn rơi 6 máy bay không người lái của Adécbaigian. Tổng cộng Baku đã đưa các máy bay không người lái của Ixraen vào chiến trường gồm: IAI Harop (máy bay không người lái-kamikaze), ThunderB, Orbiter 2M (36 máy bay), Aerostar (30 máy bay), Hermes 450 (2 máy bay) và Heron-1 (13 máy bay). Máy bay không người lái của Ácmênia ("Krunk" hoặc "Cần cẩu") rất rẻ và hiệu quả chỉ bằng 1/3 so với máy bay không người lái của Adécbaigian.

1629796597682.png

1629796618137.png

UAV IAI Harop

khong nguoi lai 2.jpg

UAV ThunderB

1629796689885.png

1629796664799.png


UAV Orbiter 2M

1629796755315.png

1629796816128.png

UAV Aerostar

khong nguoi lai 5.jpg

UAV Hermes 450

1629796857131.png

1629796904954.png

UVA Heron-1

1629796943836.png

1629797083989.png

UAV Krunk

Các chuyên gia Nga cho rằng máy bay không người lái của Adécbaigian đã tham gia vào việc phá hủy sở chỉ huy tiểu đoàn của Cộng hòa Nagorno-Karabakh. Máy bay không người lái "Spikes" đã tiêu diệt ít nhất ba xe tăng Ácmênia, và trực tiếp bắn phá vào các vị trí mà Adécbaigian chiếm giữ. Rất có thể, các mục tiêu đã được phát hiện bằng cách sử dụng máy bay không người lái, truyền hình ảnh và tọa độ trực tiếp, sử dụng thiết bị tính đoán ATGM. Khi cuộc xung đột kết thúc, rõ ràng Baku đã tiến hành điều chỉnh một cách thực sự và nghiêm túc học thuyết quân sự và nâng cấp hệ thống vũ khí của mình, nhưng cái giá phải trả cho thành công như vậy là rất lớn. Đặc biệt là nếu chúng ta tính đến giá thành của tất cả mọi máy bay không người lái trên thị trường quốc tế. Điều thú vị là, ngay sau khi kết thúc chiến sự, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ácmênia đã tuyên bố rằng ông “không thấy cần phải mua các máy bay không người lái đắt tiền trong khi vẫn có thể bắn trúng mục tiêu bằng súng phóng lựu thông thường”.
 
Chỉnh sửa cuối:

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,447
Động cơ
468,605 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
em thích mái bay chứ không thích máy bay =))
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,447
Động cơ
468,605 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Các cuộc đụng độ biên giới Ácmênia-Adécbaigian vào tháng 7/2020

Trong các cuộc xung đột hồi tháng 7 ở khu vực đông bắc biên giới với nước cộng hòa láng giềng, các máy bay không người lái của Adécbaigian do Ixraen sản xuất Orbiter 3, Orbiter 2, SkyStriker, Hermes 900 và Harop đã bị bắn hạ hoặc bị thu giữ bằng cách sử dụng chiến tranh điện tử. Trong bốn ngày đụng độ ở khu vực Tavush, tổng cộng 13 máy bay không người lái của đối phương đã bị vô hiệu hóa. Một chiếc Hermes 180 và Orbiter 3 khác lần lượt bị thu giữ vào năm 2012 và 2017. Tất cả UAV đều bị tiến công bởi các hệ thống phòng không của Ácmênia, từ pháo phòng không cho đến các hệ thống phòng không hiện đại. Người đứng đầu Lực lượng Phòng không Ácmênia tuyên bố về vấn đề này, rằng sau cuộc chiến tháng 4 năm 2016, Quân đội Ácmênia đã đánh giá đầy đủ và tỉ mỉ về chiến lược và chiến thuật tác chiến bằng máy bay không người lái của Adécbaigian và điều này đã giúp chúng ta có thể chuẩn bị cho các đội phòng không đặc biệt để vô hiệu hóa các cuộc tiến công bằng máy bay không người lái của Adécbaigian. Sự tham gia của các máy bay không người lái chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến là rất rõ ràng, nhưng điều chưa rõ là ai đang vận hành chúng, nhân viên từ Adécbaigian hay từ Thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay không người lái được vận hành dưới sự chỉ huy của các chuyên gia và thật khó tin rằng những người vận hành máy bay không người lái Adécbaigian lại có thể nhanh chóng học cách vận hành máy bay không người lái chiến đấu đắt tiền này một cách thuần thục đến như vậy. Ácmênia báo cáo rằng kể từ khi các cuộc đụng độ bắt đầu, nước này đã bắn rơi hơn 20 máy bay không người lái. Các phương tiện này đã bị tiến công bởi hệ thống phòng không của các lực lượng vũ trang Ácmênia, bắt đầu bằng pháo phòng không và kết thúc bằng các hệ thống phòng không hiện đại, tùy thuộc vào độ cao và phạm vi bố trí của chúng. Ácmênia đang tìm cách để đáp trả lại Adécbaigian bằng các máy bay không người lái kamikaze “Dragon” do nước này tự sản xuất. Các chuyên gia Nga đang kêu gọi Bộ Quốc phòng chia sẻ kinh nghiệm của họ tại Idlib và Libi với các đối tác Ácmênia.

Chiến tranh mùa thu năm 2020, hay còn gọi là 'Cuộc chiến tiêu hao'

Từ ngày 27 tháng 9 đến nay, cuộc xung đột vẫn chưa kết thúc, và hoàn toàn có khả năng phát triển thành một cuộc chiến toàn diện. Tuy nhiên, tình hình địa chính trị và những chủ thể có liên quan sẽ không cho phép một cuộc chiến tranh như vậy diễn ra, nhưng vẫn có khả năng lớn là Ankara và Baku sẽ cố gắng gây tổn hại cho Ácmênia càng nhiều càng tốt và áp đặt một cuộc chiến tranh gây tiêu hao, làm kiệt quệ nền kinh tế và quân đội của Ácmênia. Máy bay không người lái là một công cụ tuyệt vời nhằm đạt được những mục tiêu thực dụng như vậy. Máy bay không người lái Azeri đã đến các lãnh thổ của Ácmênia, không chỉ ở Karabakh. Adécbaigian thậm chí còn quyết định chế tạo các máy bay hai tầng cánh kamikaze từ các máy bay giám sát Antonov An-2T cũ (60 thiết bị), buộc đối phương phải bộc lộ các vị trí phòng thủ của mình. Thổ Nhĩ Kỳ tự hào công bố các báo cáo từ Adécbaigian về việc máy bay không người lái của họ đã phá hủy các vị trí và vật chất của Ácmênia như thế nào.

Cho đến bây giờ các cường quốc phương Tây mới có thể nhận ra được quy mô của sức mạnh công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ và họ đang cố gắng áp dụng các biện pháp đối phó để ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ phát triển hơn nữa các công nghệ này. Ixraen đang cân nhắc việc ngừng bán vũ khí cho Adécbaigian và có lập trường cứng rắn hơn đối với Ankara. Canađa đã quyết định dừng việc xuất khẩu công nghệ quân sự bay không người lái (hệ thống chụp ảnh và xác định mục tiêu do công ty L3Harris Wescam, đơn vị có trụ sở tại Canađa của Tập đoàn L3Harris Technologies Inc. sản xuất) cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã phản ứng bằng cách cho rằng đây là chính sách "tiêu chuẩn kép".

Tương lai của việc sử dụng máy bay không người lái trong cuộc chiến này phụ thuộc hoàn toàn vào thành công của Quân đội Ácmênia trong việc tìm ra cách đối phó với máy bay không người lái chiến đấu và máy bay không người lái kamikaze. Nếu không, Armenia sẽ thua trong cuộc chiến trên không ở Nagorno-Karabakh. Hơn nữa, máy bay không người lái có thể áp đặt cho Ácmênia các điều kiện của cuộc chiến tranh tiêu hao. Baku có thể chỉ cần cử máy bay không người lái và phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của nước cộng hòa không được công nhận và Ácmênia. Các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ có đánh giá tích cực về cuộc chiến máy bay không người lái hiện tại, cho rằng nó đại diện cho "chiến tranh không người lái hóa". Các chuyên gia này cũng tin rằng họ đã phát triển một khái niệm chiến tranh cách mạng đang tiếp tục thực hiện suốt từ chiến trường này sang chiến trường quân sự khác. Khái niệm này hoàn toàn phù hợp trong chống lại các loại vũ khí của Nga và Liên Xô. Một chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ viết rằng việc máy bay không người lái hóa là không thể tránh khỏi và Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ đang chỉ đạo theo hướng này.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hợp tác quân sự giữa Ixraen và Adécbaigian

Hợp tác quân sự giữa Ixraen và Adécbaigian đã có truyền thống từ lâu đời. Điểm thú vị nhất của sự hợp tác này là việc Baku mua các hệ thống máy bay không người lái tiên tiến cho Quân đội Adécbaigian. Ilham Aliyev lần đầu tiên nhìn thấy máy bay không người lái của Ixraen vào tháng 1/2019, nhưng sự hợp tác giữa hai bên đã diễn ra với quy mô chưa từng có từ năm 2012, khi Baku mua UAV, rađa và tên lửa phòng không trị giá ít nhất 1,6 tỷ USD từ công ty Aerospace Industries (IAI) thuộc sở hữu nhà nước của Ixraen và đang thảo luận về việc mua hoặc thuê các vệ tinh do thám do IAI sản xuất. Năm 2014, báo cáo sau chuyến thăm hai ngày tới Baku của Bộ trưởng Quốc phòng Ixraen Moshe Ya’alon cho biết tổng giá trị của các thỏa thuận vũ khí trong ba năm qua là gần 4 tỷ USD. Tại Ixraen, phản ứng đối với mối quan hệ hợp tác chặt chẽ như vậy là khác nhau. Lý do chiến lược để tăng cường hợp tác với Adécbaigian đó là những cân nhắc thiệt hơn phải duy trì hợp tác quân sự chặt chẽ với quốc gia có quan hệ không tốt với Iran. Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ này đã khiến cho cả Iran và Ácmênia tức giận. Iran nhiều lần mô tả mối quan hệ thân thiết này là không thân thiện. Baku phụ thuộc vào Iran để có thể tiếp cận được Nakhichevan. Mối quan hệ căng thẳng giữa Ixraen và Thổ Nhĩ Kỳ không thể làm suy yếu mối quan hệ chiến lược giữa Baku và Tel Aviv. Nga không hài lòng với việc Ixraen bán UAV cho Baku. Áp lực tương tự cũng đặt lên Tel Aviv khi Ixraen bán máy bay không người lái cho Grudia.

Quan hệ ngoại giao giữa Tel Aviv và Erevan trong những tuần gần đây đã xấu đi rất nhiều do mối quan hợp tác quân sự thực tế giữa Baku và Tel Aviv. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào những hành vi gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực, thì người ta có thể thấy rằng đứng đầu danh sách các mối quan tâm của Ixraen sẽ là Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không phải Iran. Đã có quan điểm kêu gọi Ixraen cần có một thái độ tỉnh táo hơn đối với xung đột và tránh bất kỳ liên minh nào với Adécbaigian và Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến tranh máy bay không người lái ở các khu vực đồi núi và các bài học chung

Đứng từ góc độ địa hình quân sự, Nagorno-Karabakh và một số khu vực khác thuộc quyền kiểm soát của Cộng hòa Artsakh, là khu vực núi cao với một phần nhỏ là các khu vực bằng phẳng. Hai dãy núi tạo ra các khu vực biệt lập với Ácmênia và Adécbaigian. Một dãy được biết đến là dãy Murovdag (phần phía Bắc của Nagorno-Karabakh), dài khoảng 70 km với đỉnh núi cao nhất là Gamish, cao 3.724 mét. Vào năm 1993, dãy núi này là nơi diễn ra các trận chiến đẫm máu giữa hai quân đội và kết thúc bằng chiến thắng thuộc về Ácmênia. Baku tuyên bố hiện đang kiểm soát dãy núi này và và đỉnh Gamish, cho phép họ có thể tiếp cận con đường chiến lược quan trọng đảm bảo kiểm soát các tuyến đường cung cấp quân sự từ Ácmênia đến các thành phố Kelbajar và Aghdere. Dãy núi thứ hai là Artsakh, chủ yếu nằm ở phía đông nam của Karabakh. Đỉnh núi cao nhất là Kirs với độ cao 2.725 mét. Cuối cùng, Cao nguyên Karabakh (đỉnh cao nhất là 3.616 mét) làm cho khu vực trở nên phức tạp về mặt địa lý và từ quan điểm quân sự, đòi hỏi phải có các chiến lược và chiến thuật quân sự hoàn toàn khác để có thể kết hợp với các đặc điểm địa lý với vũ khí và công nghệ quân sự. Như đã được chứng minh trên chiến trường thực tế, xe tăng sẽ trở nên vô dụng trong địa hình đồi núi, khi có UAV và máy bay không người lái chiến đấu trên không không trung.

Máy bay không người lái có thể bay qua những quả đồi rộng lớn và các đỉnh núi, cũng như kiểm soát toàn bộ thung lũng. Đối với các lực lượng mặt đất, địa hình như vậy gần như không thể vượt qua, nhất là các lực lượng tiến công. Những ngọn núi là địa hình hoàn hảo cho chiến tranh du kích và phòng thủ dài ngày, nhưng sự thống trị của máy bay không người lái đã làm suy yếu đáng kể những lợi thế quan trọng đó của các lực lượng sử dụng đồi núi như một tuyến phòng thủ tự nhiên. UAV hỗ trợ pháo lựu, các loại pháo khác và nhiều bệ phóng rốckét phóng loạt (MRL). Chúng là công cụ hoàn hảo cho phép pháo binh và tên lửa không có dẫn đường, súng cối bắn hỏa lực gián tiếp vào các mục tiêu của kẻ thù. Trong khi trước đây việc ra mệnh lệnh và điều chỉnh hỏa lực pháo gián tiếp vào mục tiêu là một thách thức lớn đối với bất kỳ quân đội nào hoặc trong những thập kỷ gần đây, chỉ những quân đội tiên tiến mới có thể có khả năng sử dụng vệ tinh thực hiện việc này; máy bay không người lái đang tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong chiến tranh hiện đại.

Máy bay không người lái Kamikaze rất lý tưởng để chống lại hệ thống phòng không của đối phương, vì kích thước nhỏ của máy bay không người lái giúp nó có thể tránh bị rađa trên mặt đất phát hiện. Đây là thách thức lớn nhất đối với lực lượng phòng không của Xyri và Nga ở Idlib và bây giờ là ở Karabakh. Bayraktar TB2 và các máy bay không người lái chiến đấu khác đóng góp vào cuộc cách mạng trong tác chiến bởi vì một trong những kết luận quan trọng nhất đó là các máy bay không người lái đang giúp giành thắng lợi trong cuộc chiến chống lại xe tăng ở nhũng khu vực nơi các lực lượng không quân truyền thống không thể tác chiến được.

khong nguoi lai.jpg


Kinh nghiệm về máy bay không người lái ở Idlib, Libi và hiện nay là ở Nagorno-Karabakh có thấy rằng mất máy bay không người lái còn hơn thiệt hại về con người. Điều này đã tạo cho Baku lợi thế to lớn trước các lực lượng vũ trang Ácmênia. Rất có khả năng vai trò của phi công sẽ bị suy giảm trong thập kỉ sắp tới và vấn đề tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào tác chiến sử dụng máy bay không người lái sẽ được quyết định bởi các yếu tố thời gian, đối tượng và cường quốc nào sẽ có thể tích hợp nhanh hơn các công nghệ và kĩ thuật này vào các học thuyết quân sự của quốc gia mình. Thổ Nhĩ Kỳ đã có những bước tiến bộ quan trọng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mỹ hạ sát "KIẾN TRÚC SƯ" TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG như thế nào?

Nhờ giải được mật mã, Mỹ đã săn được một trong những “con mồi” quan trọng bậc nhất của họ trong Thế chiến Hai, kiến trúc sư trưởng của cuộc đột kích Trân Châu Cảng, Đô đốc Nhật Bản Isoroku Yamamoto. Trong suốt chiều dài lịch sử Mỹ, chỉ duy nhất chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden là có thể sánh ngang với nỗ lực trừ khử nhân vật được coi là một trong 10 viên tướng xuất sắc nhất trong lịch sử quân sự thế giới này.

260px-Isoroku_Yamamoto.jpg

Đô đốc Isoroku Yamamoto

Trước khi đặc nhiệm của Mỹ tiêu diệt Osama bin Laden, khoảng 68 năm trước, Mỹ cũng đã tiến hành một vụ ám sát và mục tiêu là Đô đốc Isoroku Yamamoto (Nhật Bản) - "kiến trúc sư" chiến dịch Trân Châu Cảng. Động cơ cả 2 vụ này đều trả thù cho một cuộc tiến công vào nước Mỹ. Yamamoto, đô đốc nổi tiếng nhất của Hải quân Nhật khi đó, là người chỉ huy cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Mỹ ở Trân Châu Cảng hồi tháng 12/1941. Chỉ trong 2 giờ, đợt tiến công đã phá hủy 4 tàu chiến, gần 190 máy bay chiến đấu, khiến hơn 2.000 lính Mỹ thiệt mạng và khoảng 1.200 người bị thương. Trận đánh này được coi là “nỗi nhục” với Mỹ và dẫn tới quyết định tham gia Thế chiến Hai. Yamamoto được đánh giá là một người tài năng và vô cùng thông minh, nhận được sự tôn trọng từ cả 2 bên chiến tuyến. Trước chiến tranh, ông đã sống vài năm tại Mỹ và học ở Đại học Harvard, nên từng phản đối cuộc chiến với nước này, thậm chí là việc gia nhập Hiệp ước Ba bên với Đức và Italia, hình thành nên phe Trục. Mục tiêu của Yamamoto chỉ là một lòng phụng sự đất nước. Dù nhận thức được rằng Nhật đã lựa chọn con đường sai lầm, đô đốc này vẫn hỗ trợ Tổ quốc hết sức có thể.
“Trong 6 đến 12 tháng đầu tiên của cuộc chiến với Mỹ và Anh, tôi sẽ hành động quyết liệt và lần lượt giành chiến thắng. Nhưng nếu chiến tranh vẫn tiếp diễn sau đó, tôi không kỳ vọng vào thành công”, Yamamoto nói trong một cuộc họp với nội các Nhật, điều sau này trở thành hiện thực với thất bại nặng nề của Hải quân Nhật trong trận Midway, sự kiện định đoạt mặt trận Thái Bình Dương. Ngày 14/4/1943, các chuyên gia mật mã Mỹ đã thu thập và giải mã được một bức điện về kế hoạch thị sát của Yamamoto tại quần đảo Solomon. Bức điện chứa nhiều thông tin chi tiết, như thời gian khởi hành, địa điểm, tuyến đường bay chính xác, thậm chí cả số lượng và loại máy bay được triển khai làm nhiệm vụ này, tạo thời cơ cho Mỹ hạ sát đô đốc Nhật. Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt khi đó tỏ ra dứt khoát và không suy tính gì thêm sau khi nghe về “chiến dịch báo thù”. Kế hoạch được tất cả thành viên trong bộ máy lãnh đạo Mỹ phê chuẩn chỉ trong vòng 3 ngày, thuộc loại nhiệm vụ tuyệt mật và khẩn cấp.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
p38.jpg

Tiêm kích P-38 Lightning

Tiêm kích P-38 Lightning (Tia chớp), một trong những loại máy bay chiến đấu hiệu quả nhất thế giới, được lựa chọn thực hiện chiến dịch nhờ khả năng bay đường xa vượt trội hơn bất kỳ máy bay nào khác trong kho vũ khí của Mỹ. Phi đội gồm 18 chiếc P-38 chỉ biết họ được giao nhiệm vụ “đánh chặn một quan chức cấp cao” của Nhật. Trong mỗi tốp 4 tiêm kích sẽ có 1 chiếc nhận trách nhiệm “tiêu diệt”, số còn lại yểm trợ cho tiêm kích tiến công. Các sĩ quan tham mưu Mỹ đặt ra khả năng máy bay chở Yamamoto di chuyển theo đường thẳng từ Rabaul (Papua New Guinea) đến sân bay Balalae trên quần đảo Solomon, dài khoảng 507km. Dựa vào đó, Washington phải dự đoán thời gian và vị trí đụng độ; đồng thời, hy vọng các phi công Nhật không trì hoãn chuyến bay hoặc thay đổi tuyến đường. Tướng John Mitchell, chỉ huy “chiến dịch báo thù”, tính toán rằng vụ đánh chặn sẽ xảy ra vào 9 giờ 35 phút sáng ngày 18/4/1943, vài phút trước khi máy bay chở Yamamoto hạ cánh xuống Balalae. 7 giờ hôm đó, chỉ có 16 tiêm kích P-38 cất cánh từ sân bay Kukum Field trên đảo Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, do 2 chiếc gặp trục trặc. Thêm vào đó, phi đội phải tránh radar và vùng biển địch kiểm soát bằng cách bay thấp, ở độ cao hơn 12m so với mực nước biển, hoàn toàn không trao đổi qua sóng vô tuyến suốt chặng đường dài 640km. Lực lượng Mỹ đã gặp may mắn khi mọi thứ diễn biến theo đúng dự tính ban đầu, không bên nào thay đổi kế hoạch. Trận không chiến bắt đầu lúc 9 giờ 34 phút gần đảo Bouganville thuộc Papua New Guinea. Các phi công Mỹ phát hiện 2 máy bay chiến đấu Mitsubishi G4M của Nhật được 6 tiêm kích Mitsubishi A6M Zero hộ tống. Trung úy Rex Barber của Mỹ là người khai hỏa vào chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên, bắn trúng động cơ bên phải khiến máy bay bốc cháy và rơi xuống rừng. Đây chính là máy bay chở Đô đốc Yamamoto. Máy bay chiến đấu thứ 2 chở Phó Đô đốc Matome Ugaki của Nhật cũng bị Trung tá Besby Holmes bắn hạ và lao xuống biển. Ugaki được giải cứu và sống sót, nhưng Yamamoto thì không. Đô đốc nổi tiếng của Nhật trúng hai phát đạn và tử vong trước khi máy bay rơi xuống. Thi thể ông được tìm thấy vào hôm sau, hỏa táng rồi gửi về Tokyo trên thiết giáp hạm Musashi, con tàu cuối cùng mà Yamamoto làm chỉ huy. Sau vụ việc, tại Mỹ đã diễn ra cuộc tranh cãi sau chiến tranh kéo dài 60 năm về việc ai thực sự bắn rơi máy bay chở Yamamoto; Barber và Lanphier được ghi nhận với một nửa công trạng, mặc dù nhiều nhà phân tích cho rằng, Barber lẽ ra phải nhận được đầy đủ công lao. Không nghi ngờ gì, việc ám sát Yamamoto là hợp pháp theo luật chiến tranh. Ông ta là một người lính đối phương mặc quân phục, đang bay trong một máy bay quân sự của đối phương bị tiến công bởi các quân nhân Mỹ mặc đồng phục trên máy bay quân sự - nên dư luận rất ít ồn ào về vụ việc Yamamoto bị ám sát. Và điều này rất quan trọng, vì nó có thể được coi là tiền lệ cho các cuộc tiến công bằng máy bay không người lái ngày nay.

1618072403623.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cập nhật vũ khí chống tăng

Các loại vũ khí chống tăng mới nhất có trọng lượng nhẹ và dễ dàng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong cùng một tòa nhà hoặc giữa các tòa nhà. Do có trọng lượng nhẹ và tính cơ động, chúng có thể tạo ra những phát bắn hiệu quả ở cự ly gần bằng những phát bắn từ tầng cao trong các tòa nhà xuống hoặc từ những vị trí mạn sườn. Những kiểu tiến công này nhằm vào các vị trí dễ bị tổn thương hơn trên xe tăng và đặt xe tăng vào tình thế không thể dùng hỏa lực bắn trả. Thực tế là, các loại vũ khí chống tăng chiến trường hiện đại ngày nay đang được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong tác chiến trong thành phố. Dù chúng được thiết kế và triển khai chủ yếu nhằm tiêu diệt các xe thiết giáp của đối phương, nhưng khi cần chúng cũng có thể được sử dụng để tiến công các công sự hoặc các mục tiêu được gia cố. Bài viết tóm lược một số loại vũ khí chống tăng hiện có trên thị trường quốc tế.
ct3.jpg

Tên lửa Enforcer của MBDA

Tập đoàn MBDA đã được Văn phòng Công nghệ, Thông tin, Trang bị và Chi viện hậu cần Đức (BAAINBw) trao hợp đồng mua sắm các tổ hợp tên lửa Enforcer cho Quân đội Đức. Hợp đồng này, được ký ngày 20/12/2019, sẽ đáp ứng yêu cầu của Đức về một tổ hợp vũ khí vác vai, nhẹ, dẫn đường chính xác, có thể tác chiến cả ban ngày và ban đêm với tầm bắn hiệu quả hơn 1.800m. Quân đội Đức đã chọn tổ hợp Enforcer sau khi có đánh giá chi tiết, cạnh tranh về nhu cầu ngoài tầm 1.800m. Enforcer cung cấp năng lực hiệu quả chính xác với mức độ thiệt hại không mong muốn thấp để tiến công các mối đe dọa từ những mục tiêu xe thiết giáp di động, đứng yên, các mục tiêu được che chắn và các mục tiêu ở cự ly xa trong môi trường đô thị. Tổ hợp Enforcer là kết quả của một nỗ lực phát triển đa quốc gia của MBDA và sẽ bổ sung cho khả năng vũ khí không điều khiển vác vai của Quân đội Đức. MBDA hiện đang nỗ lực hoàn thiện chất lượng và chuẩn bị sản xuất hàng loạt. Thiết kế mô đun của tổ hợp Enforcer cho phép có nhiều lựa chọn triển khai trong tương lai, bao gồm triển vọng về một “họ” vũ khí Enforcer cho các ứng dụng trên bộ, trên không và trên biển.
ct5.jpg


ct4.jpg


Tên lửa MMP của MBDA

Tên lửa tầm trung MMP (Missile Moyenne Portée) là loại tên lửa chiến trường thế hệ mới, công nghệ cao, được xác định là một trong những chương trình mới quy mô lớn của Bộ Quốc phòng Pháp trong Kế hoạch Hành động Quân sự 2014-2019 nhằm hiện đại hóa Lục quân Pháp. Loại tên lửa đa năng này, do MBDA Pháp nêu ý tưởng, hiện đang trong giai đoạn phát triển sau khi có thông báo của Cơ quan mua sắm quốc phòng Pháp (DGA) về một hợp đồng phát triển.

Tháng 11/2017, Tổng Giám đốc Cơ quan mua sắm quốc phòng Pháp đã chấp thuận việc bàn giao cho Quân đội Pháp lô 50 tên lửa đầu tiên cùng 20 thiết bị bắn của tổ hợp MMP mới. Tổ hợp này sẽ dần thay thế cho các tên lửa Milan được bố trí trên các xe chiến đấu bộ binh bọc thép VAB và ERYX. Nó sẽ được biên chế cho Lục quân Pháp và một số đơn vị kỵ binh và Lực lượng tác chiến đặc biệt của Lục quân, Hải quân và Không quân Pháp. Tới năm 2025, chương trình MMP sẽ bàn giao 400 thiết bị phóng và 1.750 tên lửa cho các quân chủng của Pháp. Lô đầu tiên sẽ được bàn giao và sử dụng để huấn luyện các chuyên gia sử dụng trong tương lai.

Có báo cáo nói rằng, tháng 5/2020, Hải quân Pháp có kế hoạch nghiên cứu tích hợp tên lửa chống tăng MMP lên các tàu chiến nổi với mục tiêu cải thiện năng lực bảo vệ tầm gần cho các tàu chiến nổi chủ đạo của lực lượng này. Mùa hè năm 2018, Lực lượng tác chiến đặc biệt của Hải quân Pháp đã tiến hành một chiến dịch đánh giá năng lực tác chiến của loại vũ khí này. Chiến dịch khẳng định độ tin cậy và khả năng tác chiến của tổ hợp MMP trong điều kiện thời tiết nóng, cả trên bộ và trên các xuồng thân cứng đang di chuyển với tốc độ cao.

ct6.jpg


ct7.jpg
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa Javelin

Các chuyên gia tên lửa của Lockheed Martin và Raytheon đang sản xuất các tên lửa chống tăng Javelin cho Lục quân, Hải quân đánh bộ và Hải quân Mỹ theo hợp đồng 03 năm trị giá 185,6 triệu USD được ký tháng 9/2019. Tên lửa chống tăng Javelin dẫn đường quang điện tử là loại tên lửa bắn và quên của bộ binh với tính năng khóa mục tiêu trước khi bắn và sẽ tự dẫn để tiêu diệt các xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép chở quân và các loại xe chiến đấu bọc thép khác. Tên lửa này cũng hiệu quả khi mục tiêu là các tòa nhà và máy bay trực thăng đối phương.

Hợp đồng này bao gồm toàn bộ các tên lửa, bệ phóng, thiết bị làm mát ắc quy, chuyên gia huấn luyện sử dụng ngoài trời, trạm huấn luyện sử dụng ngoài trời, giá ba chân, bệ phóng tên lửa gắn trên xe và thiết bị điện tử. Tên lửa Javelin có đầu dẫn hình ảnh hồng ngoại để dẫn tên lửa tới mục tiêu. Đầu nổ lõm của tên lửa có 02 khối thuốc nổ, một khối nổ trước sẽ phá hủy bất kỳ loại giáp phản ứng nổ nào, và đầu chiến đấu chính sẽ xuyên thủng lớp giáp.

Javelin cung cấp khả năng khóa mục tiêu trước khi phóng và hệ thống dẫn đường tự động để tiến công vào phần nóc của các xe thiết giáp vốn là nơi dễ bị tiêu diệt nhất. Tổ hợp tên lửa này sẽ được 02 binh sĩ mang vác. Theo hợp đồng này, liên doanh tên lửa Javelin giữa Raytheon và Lockheed Martin sẽ sản xuất các tên lửa tại thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8/2023.

ct8.jpg


Carl-Gustav

Đầu tháng 01/2019, tập đoàn Saab đã nhận được một hợp đồng vũ khí từ Bộ Quốc phòng Mỹ với sản phẩm là các tổ hợp vũ khí Carl-Gustaf có thể mang vác. Tổng giá trị hợp đồng là 16 triệu USD. Thời gian bàn giao là trong năm 2020. Hợp đồng này bao gồm nhiều loại đầu đạn cho tổ hợp súng không giật Carl-Gustaf 84mm, được biết đến với tên gọi hệ thống vũ khí chống bộ binh, chống tăng đa năng (M3 MAAWS).

Súng không giật Carl-Gustaf 84mm là một hệ thống đã chứng tỏ khả năng trong tác chiến với năng lực tác chiến trong các môi trường đòi hỏi cao và cung cấp cho binh sĩ một khả năng vượt trội cần thiết để chiếm ưu thế trên chiến trường. Hệ thống này đã thường xuyên được hiện đại hóa và nâng cấp để đáp ứng những nhu cầu liên tục thay đổi của binh sĩ. Phiên bản mới nhất, Carl-Gustaf M4 đã giảm trọng lượng phóng từ 10 kg xuống còn không đến 7 kg, cùng một số cải tiến khác. Sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, hệ thống Carl-Gustaf giúp binh sĩ có thể đánh bại nhiều mối đe dọa khác nhau, từ tiêu diệt các xe bọc thép tới phá vật cản và công sự.

Tháng 4/2019, Saab đã nhận một hợp đồng bàn giao các đầu đạn Carl-Gustaf cho Lục quân Ôxtrâylia, và việc bàn giao dự kiến trong năm 2020. Trước đó, vào tháng 9/2018, Lục quân Ôxtrâylia đã đặt hàng mua phiên bản Carl-Gustaf M4.
ct9.jpg

ct10.jpg
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa Spike
spikeer.jpg

Spike là một biến thể tên lửa chống tăng và chống bộ binh tự dẫn, bắn và quên có thể mang vác với đầu chiến đấu HEAT dùng lượng nổ lõm do công ty Rafael Advanced Defense Systems của Ixraen thiết kế và phát triển. Từ giữa năm 2017, Rafael đã chào hàng tên lửa này ra thị trường quốc tế. Lực lượng Quốc phòng Ixraen đã mua hơn 1000 tên lửa chống tăng dẫn đường Spike ATGM LR2 thế hệ thứ năm để đưa vào trang bị.

Tên lửa Spike đã được xuất khẩu sang Xinhgapo và Hàn Quốc. Theo báo cáo, tháng 11/2019, Lục quân Ấn Độ đã triển khai các tên lửa dẫn đường chống tăng Spike dọc Đường kiểm soát Thực ở bang Jammu và Kashmir để củng cố năng lực phòng thủ của lực lượng này dọc biên giới với Pakixtan. Tháng 4/2019, Lục quân Ấn Độ đã mua 240 tên lửa cùng 12 tổ hợp phóng như là một phần của chương trình “mua sắm khẩn cấp” nhằm đáp ứng nhu cầu tác chiến ngay lập tức.

Tên lửa BGM-71 TOW
ct1.jpg

Tên lửa dẫn đường không dây, bám quang học và phóng bằng ống phóng (TOW) là một tổ hợp tên lửa tiến công chính xác và chống tăng do Tập đoàn Raytheon Missile System chế tạo. Khả năng phóng các tên lửa TOW 2A, TOW 2B, TOW 2B Aero và TOW phá bong ke giúp cho TOW trở thành một trong những tổ hợp vũ khí tốt nhất thế giới.

Tổ hợp tên lửa TOW được quân đội hơn 40 nước trên thế giới sử dụng và lắp đặt hơn 15.000 thiết bị phóng trên mặt đất và trên máy bay trực thăng. Tổ hợp được quân đội Mỹ triển khai nhiều trên các xe thiết giáp như Stryker, Bradley và Xe bánh hơi đa năng có khả năng cơ động cao (HMMWV).

Tháng 12/2019, Đài Loan đã ký thư mời và xác nhận (letter of offer and acceptance) với Mỹ để mua 1.240 tên lửa chống tăng BGM-71 TOW cùng các máy bay chiến đấu F-16V và xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams với tổng giá trị 9,5 tỷ USD.

Đầu tháng 9/2019, Ma-rốc đã đề nghị mua 2.401 tên lửa TOW 2A (BGM-71-4B-RF) cùng 28 tên lửa “Fly-and-Buy” để thử nghiệm. Đề nghị mua các tên lửa TOW 2A và ống phóng TOW sẽ thúc đẩy nỗ lực của Ma-rốc nhằm phát triển một khả năng phòng thủ trên bộ tích hợp.

Tên lửa METIS-1
ct2.jpg


Từ Cục Thiết kế Trang bị KBP, METIS-1 là tổ hợp tên lửa dẫn đường chống tăng tầm trung được thiết kế để tiến công các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện có và trong tương lai, các loại giáp được gia cố bằng giáp phản ứng nổ gắn thêm hoặc tích hợp trên xe. Tổ hợp này cũng có thể được sử dụng để tiến công các công sự, lô cốt và những mục tiêu cỡ nhỏ khác. METIS-M1 là một phiên bản nâng cấp của tổ hợp METIS-M. Các tên lửa 9M131M cải tiến có đường kính và trọng lượng tương tự như các tên lửa trước đó, nhưng có tầm bắn lên tới 2.000 mét. Loại tên lửa này sử dụng một đầu chiến đấu mới có thể xuyên giáp dày 950mm phía sau lớp giáp phản ứng nổ. Ống phóng 9P151M cải tiến có đường kích tương tự như loại ống phóng trước nhưng nhẹ hơn nhờ sử dụng một thiết bị vi xử lý mới. Ống phóng này cũng có khả năng chống nhiễu cao. Tên lửa METIS-1 trang bị hệ thống dẫn đường SACLOS và có thể được lắp đầu nổ lõm HEAT hoặc đầu nổ nhiệt áp. Các quốc gia như Angêri, Bănglađét, Camơrun, Croatia, Inđônêxia, Iran, Malaixia, và Hàn Quốc đã mua tên lửa Metis-M và M1 để trang bị cho lục quân của họ. Biến thể METIS-M1 bắt đầu đưa vào trang bị trong biên chế của Quân đội Nga từ tháng 3/2016.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tên lửa Khrizantema-S

ct3.jpg


Tổ hợp tên lửa chống tăng mới nhất của Nga do Cục Thiết kế KBP phát triển đã lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1996. Tổ hợp tên lửa đa năng, mọi điều kiện thời tiết được xác định là sự thay thế cho nhiều loại tên lửa chống tăng hiện có trong kho vũ khí của quân đội Nga.

Giữa năm 2017, các tổ hợp tên lửa Khrizantema-S của Nga đã được bàn giao cho quân đội Adắcbaidan. Nga đã bàn giao ít nhất 12 tổ hợp vũ khí dẫn đường chống tăng gắn trên xe 9K123-1 Khrizantema-S cho Adắcbaidan; hơn 15 tổ hợp đã được bàn giao vào cuối năm 2018.


Tên lửa Kornet-EM
ct4.jpg


Đây là tổ hợp vũ khí dẫn đường chống tăng đa năng do Cục Thiết kế Trang bị KBP chế tạo. Tên lửa này được thiết kế để tiêu diệt lớp giáp phản ứng nổ được gắn trên các xe tăng chiến đấu chủ lực, các lô cốt và máy bay có tốc độ chậm. Phiên bản Kornet-E trước đó đã giành được một số hợp đồng xuất khẩu. Loại tên lửa này đã được xuất khẩu sang Xyri, Gioocdani, Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất, Cô-oét, Arập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Ma-rốc, Angiêri và Hi Lạp. Cuối năm 2019, Cục Thiết kế, có trụ sở ở Tula đã ký hợp đồng thử nghiệm triển khai tên lửa Kornet-EM trên khung xe 4x4 Typhoon-K.

Tên lửa HJ-12E của Tập đoàn Norinco
ct5.jpg


Theo báo cáo, vào tháng 3/2020, Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc (NORINCO) đã bàn giao các tên lửa chống tăng mang vác tiên tiến HJ-12E (cũng được gọi là tên lửa Hồng Tiễn 12) cho một khách hàng quốc tế không được tiết lộ. Đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của tổ hợp vũ khí chống tăng thế hệ thứ ba do tập đoàn này phát triển. Tuy nhiên, chi tiết về thương vụ không được tiết lộ. Tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-12E dường như tương tự như tổ hợp đã được tiết lộ công khai năm 2014. Ống phóng tên lửa HJ-12E dường như tương tự như của tổ hợp tên lửa Spike của Ixraen và Javelin FGM-148 của Mỹ. Ống phóng này được gắn trên giá ba chân với thiết bị kiểm soát hỏa lực. Kính ngắm bắn được bố trí bên trái ống phóng tên lửa. Tổ hợp tên lửa này cũng có thể triển khai trên các xe chiến đấu bộ binh.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NHỮNG KHOẢNH KHẮC “CẬN KỀ” CHIẾN TRANH HẠT NHÂN TRONG CHIẾN TRANH LẠNH

Hơn 40 năm đối đầu trong Chiến tranh Lạnh, giữa Mỹ và Liên Xô diễn ra nhiều cuộc chạy đua vũ trang lớn, trong đó có cả vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Đã có không ít lần hai siêu cường này định dùng vũ khí hạt nhân để tiến công phủ đầu đối thủ.

Trong Chiến tranh Lạnh, mỗi khoảnh khắc xung đột chính trị giữa Mỹ và Liên Xô đều làm tăng khả năng nổ ra chiến tranh hạt nhân hủy diệt thế giới. Đã có ít nhất 4 cuộc khủng hoảng “suýt” dẫn tới Thế chiến Ba giữa hai siêu cường này, theo National Interest.

Berlin năm 1961

beclin1961.jpg

Chỉ vài tháng sau khi bức tường Berlin chia cắt Đông và Tây Đức được dựng lên, tháng 10/1961, một nhà ngoại giao Mỹ có tên E. Allan Lightner bị cảnh sát Đông Đức chặn lại khi cố vượt tường từ Tây Berlin sang Đông Berlin tại chốt Charlie. Cảnh sát Đông Đức yêu cầu nhà ngoại giao này xuất trình giấy tờ. Ông này từ chối, sau đó trở lại cùng một toán lính Mỹ. Cảnh sát Đông Đức lại tiếp tục yêu cầu nhà ngoại giao này xuất trình giấy tờ theo đúng nhiệm vụ của họ. Sự việc trở nên căng thẳng khi người Mỹ bất ngờ điều xe tăng đến khu vực này. Phía Liên Xô được thông báo về sự việc và cũng ngay lập tức điều xe tăng đến đáp trả. Vụ việc căng thẳng diễn ra trong suốt 3 ngày, cho đến lúc Mỹ buộc phải xuống nước và rút xe tăng trước, phía Liên Xô sau đó cũng điều xe tăng quay về căn cứ. Suốt 3 ngày đó, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô xung quanh việc chia cắt Berlin vẫn chưa ngã ngũ, chỉ một hành động bất thường cũng có thể biến nước Đức thêm một lần thành bãi chiến trường, đồng thời châm ngòi cho Thế chiến Ba. Theo một thông tin mới được giải mã, trước đó vào cuối tháng 8/1961, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Kennedy thậm chí từng ra lệnh triển khai 216 tiêm kích chiến thuật và vũ khí hạt nhân chiến thuật tại châu Âu .

Cuba năm 1962

cuba1962.jpg


Nếu nói về nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân nào là đáng sợ nhất, người ta sẽ nói về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Việc Moscow triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung R-12 và R-14 Chusovaya tại Cuba để đáp trả hành động triển khai các hệ thống tên lửa của Mỹ tại châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, đã suýt đưa chân của hai siêu cường qua lằn ranh của một cuộc xung đột hạt nhân. Vào thời điểm đó, mặc dù biết Liên Xô đã đặt một số tên lửa phòng thủ dọc bờ biển Cuba, nhưng khi một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ ngày 14/10/1962 chụp được các bức ảnh tiết lộ sự hiện diện của các tên lửa hạt nhân Liên Xô ở Cuba, người Mỹ đã "mất bình tĩnh". Trong kế hoạch đối phó với hoạt động triển khai tên lửa của Liên Xô tại Cuba, phe “diều hâu” của Mỹ từng ủng hộ một cuộc tiến công toàn diện nhắm vào Cuba hoặc ít nhất là ném bom huỷ diệt các vị trí triển khai tên lửa của Liên Xô tại Cuba. Nếu kế hoạch này được thực hiện chắc chắn cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ sẽ nổ ra. Cuối cùng, sau nhiều vòng đàm phán, lãnh đạo hai siêu cường Liên Xô và Mỹ đã đi đến thỏa thuận: Phía Liên Xô ngừng triển khai và rút tên lửa khỏi Cuba còn phía Mỹ phải rút tên lửa đạn đạo đã triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ và Italia. Cả thế giới khi đó đã thở phào nhẹ nhõm.

Xung đột tại Trung Đông năm 1973

aicap1973.jpg


Không cam chịu thất bại trong “Cuộc chiến Sáu ngày” với Israel năm 1967, Ai Cập quyết tìm cách đáp trả. Năm 1973, nước này bất ngờ tiến công Israel, mở đầu cuộc chiến tranh Yom Kippur.
Mặc dù ban đầu Ai Cập giành được một số kết quả khả quan trong cuộc chiến này, nhưng sau đó không lâu, Quân đội Israel đã phản công mạnh mẽ và đặt toàn bộ binh lính Ai Cập vào nguy cơ bị tiêu diệt toàn bộ. Trước tình hình đó, Liên Xô buộc phải lên tiếng bảo vệ đồng minh và bày tỏ muốn can thiệp quân sự, nhằm chia tách hai phe tham chiến. Washington nhận định Moscow đang muốn lợi dụng cơ hội để triển khai quân tới Trung Đông nên đã phản ứng mạnh. Theo Bussiness Insider, Mỹ đã đưa toàn bộ lực lượng, trong đó có lực lượng hạt nhân chiến lược của mình vào tình trạng báo động cao nhất, sẵn sàng đáp trả nếu Moscow động binh. Đứng trước nguy cơ về một cuộc chiến tranh hạt nhân, Moscow đã chủ động hạ nhiệt khi quyết định từ bỏ quyết định đưa quân tới Trung Đông, Washington cũng đáp lại bằng cách bãi bỏ trạng thái trực chiến của quân đội. Tại thời điểm ấy, nếu Liên Xô triển khai lực lượng quân đội tại Trung Đông, chắc chắn sẽ dẫn đến giao tranh trực tiếp giữa Israel và Liên Xô. Israel được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân và thủ tướng Irael khi ấy là bà Golda Meir không hề bày tỏ thái độ phản đối việc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

Cuộc diễn tập của NATO năm 1983
nato1983.jpg
nato1983-2.jpg


Vào năm 1983, quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô đã rơi vào trạng thái căng thẳng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh trong bối cảnh chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan thúc đẩy một loạt chính sách khắc nghiệt để đối đầu với Liên Xô. Tháng 11/1983, cuộc tập trận chung Mỹ - NATO đẩy căng thẳng tới đỉnh điểm. Mỹ và NATO khi đó quyết định thực hiện cuộc tập trận có tên gọi “Able Archer”, nhằm thử nghiệm các kênh liên lạc giữa Bắc Mỹ và châu Âu trong trường hợp Thế chiến Ba nổ ra. Điều bất ngờ là, mỗi mã lệnh mà các bên gửi cho nhau đều có chữ “tập trận” ở đầu. Mặc dù các đoạn tin được mã hóa, nhưng bằng cách nào đó Liên Xô vẫn có được những thông tin liên lạc này. Phía Liên Xô nhận định rằng cuộc diễn tập “Able Archer” là hoạt động chuẩn bị cho đòn tiến công hạt nhân. Moscow lập tức báo động và chuẩn bị sẵn sàng 70 tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để đáp trả ngay khi cần thiết. Rất may, cuộc diễn tập kết thúc và không có sự cố nào xảy ra, phía Moscow cũng bất ngờ chấm dứt báo động về nguy cơ của một cuộc chiến tranh có thể nổ ra giữa hai siêu cường.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mỹ giúp tăng sức mạnh chiến đấu cho Không quân Việt Nam như thế nào?

Mỹ giúp Không quân Việt Nam mạnh hơn. Hợp tác quân sự - quốc phòng Việt – Mỹ đánh dấu bước tiến mới khi Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (USAF) vừa gọi thầu cung cấp ba máy bay huấn huyện cho Không quân Việt Nam.
Không quân Mỹ tiết lộ, việc cung cấp 3 máy bay huấn luyện này nằm trong chương trình chiến lược về hợp tác và hỗ trợ an ninh khu vực cũng như nâng cao năng lực chiến đấu, hiệp đồng tác chiến giữa Không lực Hoa Kỳ và Lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam.

Không quân Mỹ gọi thầu cung cấp 3 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (USAF) đang xúc tiến hợp đồng mới về việc cung cấp cho Lực lượng Phòng không Không quân Việt Nam (ADAF) 3 máy bay huấn luyện cũng như trọn gói vận hành và bảo dưỡng, đồng thời thiết lập Chương trình đào tạo phi công hiện đại (UPT).
Chương trình sẽ dựa trên mô hình đào tạo phi công của Không quân Hoa Kỳ. Việc bàn giao 3 máy bay huấn luyện dự kiến chậm nhất đến giữa năm 2023. Trong khi chờ cấp phép tài trợ, Việt Nam vẫn có thể mua thêm máy bay thông qua hợp đồng.
Chương trình sẽ cố gắng tối đa hóa các tài liệu hướng dẫn, phương pháp đào tạo thí điểm, bảo dưỡng và các thiết bị mô phỏng do USAF thiết lập. Chương trình này được xem có ý nghĩa chiến lược, rất quan trọng đối với việc hỗ trợ an ninh và hợp tác trong khu vực.
Nhà chức trách đã yêu cầu các bên quan tâm, nêu rõ cách tiếp cận để đáp ứng nhu cầu của ADAF. Không quân Mỹ cũng yêu cầu máy bay phải đảm bảo chi phí cho mỗi giờ bay tương đối thấp.
Chương trình sẽ bao gồm việc cung cấp máy bay huấn luyện, gói hỗ trợ hậu cần của nhà thầu (CLS), gói phụ tùng thay thế tối thiểu 2 năm, gói thiết bị hỗ trợ mặt đất (GSE) và hỗ trợ kỹ thuật chương trình.
Đi kèm với gói sẽ bao gồm các dịch vụ như: màn hình mô phỏng 360 độ, phòng huấn luận bằng máy tính cho 12 học viên, 3 năm đào tạo tại chỗ cho thiết bị huấn luyện, làm quen với thiết bị huấn luyện, 3 năm phụ tùng thiết bị huấn luyện.
Các máy bay được chọn sẽ đáp ứng được các yêu cầu của Hoa Kỳ và các đối tác khu vực nhằm đảm bảo đủ tiêu chuẩn tiến hành các sự kiện huấn luyện đa phương. Một yêu cầu khác là khả năng sử dụng các thùng nhiên liệu bên ngoài cho hoạt động huấn luyện phạm vi mở rộng trên mặt nước và ở các khoảng cách địa lý lớn, dọc đường bờ biển Việt Nam.
Máy bay huấn luyện phải có tiêu chuẩn tối thiểu sau: tuổi thọ không dưới 15.000 giờ, động cơ phản lực cánh quạt, chứng chỉ FAA, có hệ thống cấp dưỡng khí (oxygen generating system - OBOGS), buồng lái điều áp, ghế phóng khẩn cấp, liên lạc không đất, mũ lái MIL-STD 1787, máy phát định vị khẩn cấp (emergency locator transmitter - ELT), auto ignition relay kit, external pylon stations, nose wheel centering, quick engine change Kit, bình dầu phụ chuẩn NATO (NATO standard external fuel tanks), và hệ thống buồng lái hiện thị tiên tiến (advanced cockpit avionics suite).
Dự kiến chương trình sẽ kéo dài trong nhiều năm, với việc mua sắm bắt đầu từ năm 2021 và kết thúc vào năm 2025. Các máy bay được lựa chọn sẽ dựa trên tài liệu đào tạo của USAF và các phương pháp tiếp cận nhằm hỗ trợ ADAF.

Mỹ đào tạo phi công cho Việt Nam
Những năm gần đây, Mỹ đã bắt đầu đào tạo cho Không quân Việt Nam một số phi công. Vào tháng 5/2019, Căn cứ không quân Columbus (bang Mississippi, Mỹ) đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho 34 phi công Mỹ và nước ngoài. Trong số này, có 1 phi công Việt Nam là thượng uý Đặng Đức Toại. Thượng úy Toại là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Chương trình Lãnh đạo Hàng không (ALP) của Mỹ.
Thượng úy Toại tham gia ALP trong vòng 1 năm, và nhận bằng tốt nghiệp vào ngày 31/5/2019 tại căn cứ quân sự Columbus.
"Đây là cơ hội đặc biệt dành cho tôi, được tới đây và học tập nhiều điều mới", thượng úy Đặng Đức Toại chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp, thượng úy Toại tiếp tục lái máy bay vận tải chiến thuật loại 2 động cơ cánh quạt phản lực CASA C-295.
Trước khi tham gia ALP, thượng úy Toại học tại Học viện Ngôn ngữ quốc phòng - Trung tâm Anh ngữ Mỹ (DLIELC) vào năm 2016, tại căn cứ San Antonio Lackland, bang Texas.
Sau khi hoàn tất chương trình tại DLIELC, thượng úy Toại tiếp tục theo học ALP tại căn cứ Columbus vào tháng 5/2018. Trong suốt khóa huấn luyện tại đây, anh đã trải qua 167 giờ bay cùng máy bay huấn luyện T-6 Texan II.
Ngoài thượng úy Toại, Việt Nam còn có trung úy Doãn Văn Cảnh cũng theo học chương trình này tại căn cứ Columbus.
1618745901782.png


Phi công Việt Nam sẽ được huấn luyện trên các máy bay Mỹ
Các khóa đào tạo nói trên cho phi công Việt Nam nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Máy bay dùng đào tạo cho các phi công là máy bay T-6A Texan II, được Không quân và Hải quân Mỹ sử dụng trong huấn luyện bay.
Tháng 9/2019, trong một sự kiện ở Hawaii, đại tướng Charles Q. Brown, Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương khi đó, cho biết phía Việt Nam đang xem xét mua máy bay huấn luyện T-6 của Mỹ.
Hiện nay, chương trình đào tạo phi công quân sự của Không quân Việt Nam hiện đang sử dụng 2 loại máy bay là Yak-52 (tuabin cánh quạt, do Liên Xô chế tạo, dùng huấn luyện bay sơ cấp) và L-39 (phản lực, Tiệp Khắc chế tạo, huấn luyện bay nâng cao).
t6.jpg

T6 phiên bản chiến đấu

Các tướng Mỹ nói gì về phi công Việt Nam?
Chúc mừng thượng úy Toại trong lễ tốt nghiệp, chuẩn tướng Edward Vaughan - trợ lý đặc biệt Bộ phận Huấn luyện thuộc Phó tổng tham mưu trưởng hành quân tại Lầu Năm Góc cho biết:
"Tôi muốn bạn bay, tôi muốn bạn chiến đấu và tôi muốn bạn chiến thắng. Đây là một vinh dự và một đặc ân của tôi khi được nói chuyện cùng bạn, cũng như chào mừng bạn đến với chúng tôi với tư cách là một trong những đối tác", chuẩn tướng Vaughn nói.
Trong khi đó, trung tướng Steve Kwast, chỉ huy trưởng của AETC, cũng có những chia sẻ về bước tiến mới này đối với quan hệ hợp tác quân sự Việt - Mỹ.
"Sự tham gia của Việt Nam vào Chương trình Lãnh đạo Hàng không là một cột mốc quan trọng đối với quan hệ hợp tác giữa Không quân Mỹ và Lực lượng Không quân Việt Nam. Việc hợp tác và đào tạo như thế sẽ giúp không quân Việt Nam tăng cường năng lực tác chiến trên không và trên biển", trung tướng Kwast cho biết.
Theo tướng Kwast, quan hệ hợp tác này sẽ giúp đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Trên trang chủ của mình, AETC nhận định thành tích của thượng úy Toại sẽ giúp thắt chặt mối quan hệ hợp tác an ninh Mỹ - Việt, tô đậm cam kết hợp tác quốc phòng song phương.
Đây cũng là một trong số các mục tiêu được nêu rõ trong Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2011 và Tuyên bố tầm nhìn chung trong quan hệ quốc phòng năm 2015 giữa Mỹ và Việt Nam.
Ngoài ra, việc thượng úy Toại tham gia ALP còn thể hiện cam kết giữa hai nước trong việc thực hiện các mục tiêu chung tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Việc Thượng úy Đặng tốt nghiệp ALP, cũng như các kỹ năng và kiến thức mà anh học được từ khóa huấn luyện, cho thấy rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác cùng đối tác, cũng như hỗ trợ hết mình tại khu vực", thiếu tướng Michael Winkler - giám đốc quản lý chiến lược, kế hoạch và các chương trình của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (Mỹ), cho biết.
Tướng Winkler khẳng định, Hoa Kỳ mong muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự, giúp Mỹ và Việt Nam hợp tác hiệu quả hơn nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Máy bay T-6A Texan II
Máy bay T-6A Texan II là máy bay được sản xuất bởi hãng Beechcraft (thuộc tập đoàn Textron), ra đời từ những năm 2000. Đây là loại máy bay có 2 chỗ ngồi, 1 động cơ tuabin cánh quạt, dài 10,16 m, sải cánh 10,19 m, vận tốc tối đa có thể đạt 500 km/giờ, trần bay tối đa 9.440 m, tầm bay 1.660 km.

1618745780161.png


Loại máy bay này hiện được dùng để huấn luyện đào tạo cơ bản cho phi công thuộc Không quân và Hải quân Mỹ. Trong chương trình đào tạo nâng cao tiếp đó, phi công sẽ được thực hành với máy bay huấn luyện phản lực T-38 Talon.
t38.jpg


Máy bay T-38 Talon
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,051
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
10 XE CHIẾN ĐẤU BỌC THÉP BÁNH LỐP TỐT NHẤT THẾ GIỚI

1. AV8

AV8 hay Gempita được Hãng FNSS của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển cho Quân đội Malaysia. AV8 được phát triển dựa trên dòng xe 8x8 Pars, nhưng được sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của Malaysia. Malaysia đã đặt mua tổng cộng 257 xe với 12 cấu hình khác nhau. Phiên bản AFV-30 của AV8 được trang bị tháp pháo LTC30 của Hãng Denel Nam Phi, với pháo nòng đôi 30mm GL-30 và súng máy đồng trục 7,62mm. Một số cấu hình trang bị thêm tên lửa chống tăng ZT3 Ingwe (một xe trang bị 4 tên lửa). Phiên bản chiến đấu bộ binh IFV-25 được trang bị tháp pháo với pháo tự động 25mm ATK M242 và súng máy 7,62mm FN MA Phiên bản chở quân có kíp xe 3 người và có thể chở 11 binh sỹ. AV8 có thể chống lại đạn xuyên giáp 7,62mm; vòng cung phía trước của xe có thể chống đạn xuyên giáp 14,5mm; xe chịu được vụ nổ tương đương với 8kg thuốc nổ TNT dưới bất kỳ bánh xe nào và 6kg dưới gầm xe.

bl1.jpg


AV8 - Gempita

2. Boxer

Xe bọc thép đa năng Boxer của Đức là một trong những dòng ACV bánh lốp hàng đầu thế giới. Thiết kế của Boxer dựa trên cấu trúc modul một khung gầm duy nhất, giành cho các nhiệm vụ khác nhau như chở quân, chiến đấu, chỉ huy, thông tin… Boxer được trang bị giáp hỗn hợp gốm đặc biệt, sàn xe 3 lớp giúp bảo vệ tối đa trước các loại mìn chống tăng và thiết bị nổ tự tạo; giáp phía trước của Boxer có thể chống đạn 30mm, trong khi lớp bảo vệ toàn diện có thể chống được đạn 12,7mm. Boxer trang bị tháp pháo điều khiển từ xa với súng phóng lựu tự động 40mm hoặc súng máy 12,7mm. Phiên bản chở quân của Boxer có kíp lái 3 người và có thể chở 8 binh sỹ với trang bị đầy đủ; binh sỹ lên/xuống xe bằng cửa phía sau. Khoang chở quân có thể mang tới 8 tấn hàng hóa.

bl2.jpg

Xe bọc thép đa năng Boxer

3. Bumerang

Bumerang là một trong những trang bị nòng cốt của Lục quân Nga và là một thiết kế hoàn toàn mới, không dựa trên bất kỳ loại xe bọc thép nào trước đây của Nga. Bumerang được trang bị giáp phức hợp, thân xe và tháp pháo làm bằng thép hàn, thiết kế thân xe hình chữ V; khối lượng chiến đấu từ 15 đến 20 tấn, dài 8m; vận tốc tối đa trên đường 100km/h, dưới nước 10km/h, tầm hoạt động 800km; kíp lái 3 người và chở theo 9 binh sỹ. Bumerang hiện có 2 phiên bản cơ bản sử dụng tháp pháo tự động; một phiên bản trang bị tháp pháo với súng máy 12,7mm và phiên bản còn lại được trang bị tháp pháo với pháo 30mm, súng máy đồng trục 7,62mm và 4 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Komet-M.

bl3.jpg

Xe bọc thép Bumerang

4. Terrex

Terrex bánh lốp, cấu hình 8x8, được phát triển bởi Công ty Kinetics của Singapore. Terrex là một trong những loại xe chiến đấu bánh lốp mới và tiên tiến nhất hiện nay. Giáp xe có thể chống lại đạn 7,62mm và mảnh đạn pháo; vòng cung phía trước chịu được đạn xuyên giáp 12,7mm. Xe có thân hình chữ V kép, có thể chịu được vụ nổ tương tương 12kg TNT dưới gầm xe. Terrex được trang bị súng phóng lựu tự động 40mm và súng máy đồng trục 7,62mm (hoặc 12,7mm) được điều khiển từ xa. Terrex được trang bị hệ thống quản lý chiến trường tiên tiến; xung quanh thân xe được bố trí 11 camera ghi hình, có thể giúp kíp xe nhìn thấy toàn cảnh xung quanh xe. Phiên bản chở quân có kíp xe 2 người và chở tới 12 binh sỹ với trang bị đầy đủ hoặc 11 tấn hàng hóa. Phiên bản chiến đấu bộ binh được trang bị tháp pháo với pháo 20 hoặc 30mm; kíp xe 3 người và có thể chở 8 binh sỹ. Các biến thể khác gồm xe cứu thương, xe cứu kéo và sửa chữa. Terrex có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130.

bl4.jpg


Xe bọc thép Terrex

5. BTR-82A


BTR-82A là một trong những loại xe bọc thép chở quân hiện đại nhất của Quân đội Nga hiện nay. Các chuyên gia quân sự nhận định, BTR-82A là một cỗ máy chiến đấu thật sự với khả năng sống còn cao. BTR-82A được thiết kế trên cơ sở khung gầm BTR-80A, nhưng có tính năng kỹ, chiến thuật cao gấp 2 lần. Xe sử dụng lớp giáp cải tiến, có khả năng chống đạn 14,5mm; thân xe được thiết kế với vật liệu sợi tổng hợp, đem lại khả năng chống đạn, cũng như các thiết bị nổ tự tạo và mìn tốt hơn. BTR-82A được trang bị tháp pháo tự động 2A72 với pháo 30mm, tầm bắn hiệu quả 4km; súng máy 7,62mm; hệ thống kính ngắm hỗn hợp, camera giám sát ngày đêm, hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS.

bl5.jpg

BTR-82A
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top