- Biển số
- OF-815309
- Ngày cấp bằng
- 5/7/22
- Số km
- 165
- Động cơ
- 6,528 Mã lực
- Tuổi
- 25
Góp thêm góc nhìn: Bệnh viện hoặc bác sĩ anh chọn đã kín lịch thì anh phải chờ thôi, thường bệnh viện/bác sĩ nổi tiếng thì queue của họ rất dài; lựa chọn là anh có thể kiếm bệnh viện/bác sĩ khác.Tùy cụ. Em vẫn thích VN hơn.
Như phóng sự của tờ Fortune, vấn đề của Healthcare Mỹ không phải là trang thiết bị, mà là CON NGƯỜI.
Công nghệ, trang thiết bị y tế Mỹ thì Top 1 luôn. Nhưng con người để vận hành trang thiết bị có vẻ có vấn đề. Đào tạo không kịp so với công nghệ và với đà tăng dân số đo nhập khẩu nhiều dân nhập cư vv. Chi phí học hành đắt đỏ, các case điều trị không nhiều để có thể lấy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề vv.
Trong khi nhân sự y tế VN thuộc tốp những nghề cống hiến nhiều cho xã hội. Gần như làm việc ngày đêm. Hầu như không có cuối tuần. Các case cần chữa là chữa ngay. Bác sĩ thực hành nhiều nên mặt bằng chung tay nghề là khá.
Những nước Tân tiến văn minh kia, bác sĩ nghĩ thế nào? Khi có thể lạnh lùng thông báo lịch hẹn 6 tháng cho 1 case cần mổ ngay ngày mai hoặc trong vài ngày tới? Làm ngành y, chữa bệnh cứu người, mà không hề áy náy hay cắn rứt lương tâm khi đưa ra cái lịch
hẹn như vậy? Nhân đạo nhân văn ở đâu?
Được cái ở Pháp và Đức cũng như đa số các nước châu Âu, chế độ và chính sách bảo hiểm nhân văn và tốt hơn nhiều so với Mỹ.
Ví dụ Bv Md Anderson chuyên điều trị cancer được xem là tốt nhất nước Mỹ thì nội việc đăng kí thành công cũng đã rất khó khăn vì waiting list của họ dài hàng cây số.
Ở Mỹ kiện cáo rất nhiều nên để áp dụng một loại điều trị dù là cơ bản thì bác sĩ cũng phải yêu cầu bệnh nhân làm đủ thứ xét nghiệm (nhiều cái ko cần thiết).
Việc kiếm bác sĩ thì cũng rất mất thời gian do phải kiếm đc ng bác sĩ nằm trong insurance network của mình. Ai ko rành tiếng Anh thì rất ngại khoản này.
Hiện trạng bị bệnh rồi chết trước khi gặp đc bác sĩ là có, nhưng your body your choice, anh cứ cố chấp đợi 1 bác sĩ thì chấp nhận rủi ro.