Em đã trải nghiệm dịch vụ y tế ở Pháp và ở vn nên em khẳng định luôn với cụ là y tế vn chưa có tuổi so với Pháp. Ở Pháp khi khẩn cấp thì 1 là em gọi xe cứu thương, 2 là gọi taxi đưa đến thẳng khoa cấp cứu khẩn cấp của bệnh viện. Đến nơi tùy vào tình hình bệnh mà đợi nhanh hay lâu thường đợi tầm 30 phút đến 2 tiếng. Tiền bhyt trả 100%. Cái dịch vụ y tế ở Pháp em ghét cái là các bệnh thông thường đặt lấy hẹn khá lâu vài tuần đến vài tháng thôi chứ còn mọi thứ rất OK.
Tùy cụ. Em vẫn thấy VN number one.
Như phóng sự của tờ Fortune, vấn đề của Healthcare Mỹ không phải là trang thiết bị, mà là CON NGƯỜI.
Công nghệ, trang thiết bị y tế Mỹ thì Top 1 luôn. Nhưng con người để vận hành trang thiết bị có vẻ có vấn đề. Đào tạo không kịp so với công nghệ và với đà tăng dân số đo nhập khẩu nhiều dân nhập cư vv. Chi phí học hành đắt đỏ, các case điều trị không nhiều để có thể lấy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề vv.
Trong khi nhân sự y tế VN thuộc tốp những nghề cống hiến nhiều cho xã hội. Gần như làm việc ngày đêm. Hầu như không có cuối tuần. Các case cần chữa là chữa ngay. Bác sĩ thực hành nhiều nên mặt bằng chung tay nghề là khá.
Những nước Tân tiến văn minh kia, bác sĩ nghĩ thế nào? Khi có thể lạnh lùng thông báo lịch hẹn 6 tháng cho 1 case cần mổ ngay ngày mai hoặc trong vài ngày tới? Làm ngành y, chữa bệnh cứu người, mà không hề áy náy hay cắn rứt lương tâm khi đưa ra cái lịch hẹn như vậy? Nhân đạo nhân văn ở đâu?
Được cái ở Pháp và Đức cũng như đa số các nước châu Âu, chế độ và chính sách bảo hiểm nhân văn và tốt hơn nhiều so với Mỹ. Các bệnh nan y, nếu có bảo hiểm và nếu được nhập viện để chữa trị thì sẽ được bảo hiểm cover 100%. Chỉ sợ không đặt được lịch hẹn thôi. Đức mà cũng một số người chưa kịp chờ đến lịch hẹn thì đã thiên thu rồi