Cho đến giờ phút này, trong tất cả các cách bảo quản cà phê truyền thống, nhất là trong các nơi kinh doanh cafe chuyên nghiệp, để bảo quản cafe dài ngày và tiết kiệm nhất, thì bao gai (Just/ Burlap bag) vẫn là cách phổ biến và được tất cả các nhà kinh doanh cà phê chọn lựa!
Do đặc tính bằng sợi xen-lu-lô thực vật: dai, chắc, hút ẩm cũng như như sát khuẩn trong quá trình ngâm dệt, và cấu trúc dệt thưa, khiến cho cà phê được bảo quản trong đó vẫn có thể "thở được" bình thường.
Khi nói tới từ vải
gai nhiều người lại nhớ, những năm 45 khi phát xít Nhật đóng quân tại Việt Nam, chúng đã bắt dân phá lúa trồng đay (gai) để chúng làm bao bì và đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra nạn đói năm Ất Dậu!
Sau này, loại vải gai vẫn là một một loại bao bì phổ thông và rẻ nhất trong bảo quản ngũ cốc (gạo, thóc, bắp, đậu hạt, cà phê, .......)
Tuy nhiên do những bao gai có trọng lượng cao (nặng) khiến khi đong đếm phải trừ bì cũng như những hạn chế khác của gai như nếu ứng nước sẽ dễ thủng, để khô quá thì sẽ rất dòn và dùng lâu ngày sẽ bị ẩm mốc, ...... người ta đã nghĩ ra những loại bao bì khác tốt hơn về mặt chứa đựng. Nhưng xét về mặt thông thoáng thì không bằng vải gai.
Trong thực tế một mảng nhỏ kỹ nghệ gieo trồng, đập, se, dêt gai vẫn tồn tại và cung cấp cho một số những ngành kinh doanh đặc thù, nhưng để mua vải gai tại Việt Nam lúc này không phải là việc dễ dàng!
Còn phương án mua những bao bao bố lớn đã qua xử dụng về cắt , pha ra để may những túi nhỏ thì giá không rẻ và còn có những bất cập khác như vệ sinh an toàn thực phẩm, do bao cũ nên có khả năng có nấm mốc ảnh hưởng tới chất lượng của cà phê, việc sát khuẩn, sát trùng cũng giá khá nhiêu khê, và phức tạp . Do đó tính cho đến nay trong thực tế này, nếu nghĩ rằng may túi đựng cà phê bằng vải gai (Just) mới tại Việt Nam là điều không tưởng!
Còn nếu mua ở nước ngoài thì giá bình quân những túi vải gai thực sự, đựng được khoảng 2 tới 5Lbs không dưới 5USD một cái!
Do đó phương án may túi bằng vải xô là khả thi nhất vì dễ thực hiện và giá thành rất rẻ!
Nếu may hai lớp và biết cách cắt pha thì thì hai thước vải xô chập một, sẽ may được 5 cái túi khổ 18x40cm hoặc 7 cái túi khổ 15x 30cm.
Công thì nhiều chứ tiền nguyên vật liệu (vải 10k VNĐ/m , phí vắt sổ, chỉ may, ...) cho túi khổ 18x40cm chỉ 5.000VNĐ/ cái túi khổ 15x 30cm là 4.000VNĐ/ cái !!!
Dĩ nhiên, một phần do đặc tính của vải xô một phần do đặc tính của nguyên vật liệu (sợi manh, dệt thưa) việc sử dụng cũng cần nhẹ tay nâng niu vì đây là "của hàng hoa"!
Với những bác đã từng xài áo bằng tơ tằm thật, hoặc len Cashmere thì cũng thấy rằng việc bảo quản, giặt giũ cũng không đơn giản! Không ai có thể phủ nhận được đặc tính siêu việt của tơ tằm (trời nóng thì mặc mát dễ chịu, trời lạnh thì mặc ấm áp, cũng như len cashmere: chỉ một lớp len mỏng nhưng rất ấm nhẹ và giữ nhiệt tốt bù lại việc giặt giũ bảo quản cũng không thể nào giống như mặc những áo dệt bằng sợi tổng hợp hoặc những len nhân tạo!
Trong thực tế với những đơn vị kinh doanh cà phê nhỏ lẻ, hoặc bảo quản gia dụng, người ta có khuyến nghị dùng màng nhựa nhiều lớp (nylon) để bảo quản. Đây là cách bảo quản ổn nhất nhưng để có loại nhựa này, bao bì chuyên dùng này cũng không phải là điều dễ dàng cho tất mọi người!
Nếu bảo việc bảo quản cà phê khó, thì em xin đưa một ví dụ: Trong tất cả các bác mà em biếu cà phê em luôn cố tình biếu một loại cà phê, đó là cà phê EL Salvador Bourbon, Cafe này, là phê em mua cách đây trên 2 năm và nếu tính cả thời gian thu hoạch thì chắc cũng gần 3 năm! Nhưng chưa ai uống mà chê!
Đây mời các bác coi, không chỉ dùng bảo quàn cafe, mà đem biếu xén, nhìn cùng "ái ố mỹ miều" lắm chứ đâu có thua chị kém em!