[Funland] Lớp 5 bị đưa đi nơi học tạm bợ giữa thủ đô

TrumpVietnam

Xe điện
Biển số
OF-485337
Ngày cấp bằng
22/1/17
Số km
2,141
Động cơ
209,203 Mã lực
Tuổi
78
Nơi ở
White House
Giống ngày xưa, khi cơ sở vật chất còn kém thì việc học theo ca (hai lớp sử dụng chung một phòng học) là rất bình thường.
Việc này thì ban phụ huynh nên hỏi cô chủ nhiệm hoặc không thì lên gặp trực tiếp hiệu trưởng để hỏi cho rõ ràng phương án về sau, chứ tạm bợ thế này thì chắc nhà trường cũng chả dám đâu.
Về quê thấy xây trường mới nên lớp 1 học nhà văn hóa khu dân cư, bà chị làm chủ nhiệm lớp này thì lo ngay ngáy vì tụi trẻ con nó ra cổng tai nạn thì chết đòn. Nhưng phải vậy sang năm mới có trường mới học, trẻ con nó thik vì đi bộ ra nhà văn hóa học
 

MiTa

Xe cút kít
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
16,526
Động cơ
678,707 Mã lực
năm nay đông nhất vẫn là các cháu lớp 1 của thế hệ rồng vàng ạ!
F1 nhà e năm nay lớp 1 quận trung tâm mà lớp có 35 bạn( lớp 1/12), nhưng con bạn e quận xa hơn thì nghe nói 51 bạn, nghe mà hoảng.
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Thế cụ với em có thể đồng ý với nhau là chỉ nên hỗ trợ người nghèo thôi đúng không, chứ thằng giàu thì đâu cần bao cấp.

Nếu đã là thế thì chỉ nên bao cấp trực tiếp, chứ không nên bao cấp cào bằng: VD là thả nổi học phí, nhà nước thu theo tỷ lệ ăn chia hợp lý (VD là 20%), lập thành một quỹ quản lý công khai về tài chính. Quỹ này cấp học bổng trực tiếp cho HS không khá giả, danh sách HS được treo lên để nhân dân giám sát. Như thế vừa giải quyết được vấn đề kinh phí đầu tư cho giáo dục, vừa giải quyết vấn đề HS giàu không có chỗ nộp tiền, vừa giải quyết vấn đề HS nghèo không có tiền đi học. Nó vẫn tốt hơn nhiều so với việc cào bằng như nhau.
Nếu cụ/mợ có quyền thì có làm như thế hem ?
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,276
Động cơ
205,056 Mã lực
Nếu cụ/mợ có quyền thì có làm như thế hem ?
Nếu là em mà làm TTg thì em sẽ làm đúng y như thế, ít ra là tiểu học và cấp 2 có thể bỏ lại tạm thời không động đến. Còn cấp 3, đại học và trở lên là em sẽ để thị trường hóa triệt để. Cứ thu học phí cao đúng tầm. Dùng tiền thu được để đầu tư lại cho trường và lập quỹ học bổng dành cho học sinh giỏi. Như vậy là cấp 3 và ĐH chỉ có 2 loại người: HS giàu (để nộp tiền nuôi hệ thống) và HS giỏi (được hệ thống nuôi).

Những em không giỏi lắm, mà cũng chả giàu lắm thì cho sang trường nghề hết, các trường nghề này cũng có thể là nhà nước trợ cấp một phần. Cụ xem xã hội hiện tại kêu là "thừa thày thiếu thợ", em hỏi cụ cứ giữ học phí cấp 3 và ĐH thấp thì tội méo gì phải đi học nghề? Chỉ khi nào học phí cao thì HS mới buộc phải lựa chọn: Học nghề hay học ĐH? Liệu học ĐH xong thì có hoàn vốn được không?

Việc bao cấp cào bằng cho giáo dục, trong khi xã hội chưa đạt trình độ tự giác nhất định gây ra rất nhiều biến dạng méo mó cho thị trường giáo dục. Hầu như tất cả các tiêu cực trong giáo dục đều sinh ra từ cái này:
1. Dạy thêm, học thêm: Lương giáo viên công lập trả từ NSNN, mà NSNN thì ít, trả thì thấp dẫn tới buộc GV phải dạy thêm thôi. Tiền dạy thêm chính là phản ánh chi phí thật của giáo dục.

2. Chất lượng giáo dục thấp, lớp đông, CSVC không có: Bao cấp từ NSNN thì tiền méo đâu ra mà đầu tư. Các trường công được nhà nước nuôi mà chả phải cạnh tranh nên cũng méo có động lực cải tiến, sáng tạo.

3. Thừa thày thiếu thợ: Học cấp 3 rẻ ngang trung cấp nghề, ĐH rẻ gần bằng, trong khi ra trường thì lương (tính trung bình) cao hơn, công việc ít độc hại hơn, xã hội nhìn người công nhân vẫn kém một bậc... thế thì học nghề làm méo gì, cứ vào đại học đã, dốt cũng vào, ra trường méo có việc làm thì học nghề sau. Cứ thử nâng cao học phí cấp 3 và ĐH lên xem có đông học sinh học nghề không?

4. Bệnh thành tích: Trường ĐH thì ít, ĐH có chất lượng lại càng ít (méo có tiền đầu tư thì lấy đâu ra trường xịn), học sinh muốn vào ĐH thì đông (xem mục 3), dẫn tới động lực bằng mọi cách phải chiến thắng, thi ĐH từ khảo sát chất lượng biến thành cuộc đua sinh tử. Không đua được bằng thực lực thì phải gian lận, có thế thôi.
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Nếu là em mà làm TTg thì em sẽ làm đúng y như thế, ít ra là tiểu học và cấp 2 có thể bỏ lại tạm thời không động đến. Còn cấp 3, đại học và trở lên là em sẽ để thị trường hóa triệt để. Cứ thu học phí cao đúng tầm. Dùng tiền thu được để đầu tư lại cho trường và lập quỹ học bổng dành cho học sinh giỏi. Như vậy là cấp 3 và ĐH chỉ có 2 loại người: HS giàu (để nộp tiền nuôi hệ thống) và HS giỏi (được hệ thống nuôi).

Những em không giỏi lắm, mà cũng chả giàu lắm thì cho sang trường nghề hết, các trường nghề này cũng có thể là nhà nước trợ cấp một phần. Cụ xem xã hội hiện tại kêu là "thừa thày thiếu thợ", em hỏi cụ cứ giữ học phí cấp 3 và ĐH thấp thì tội méo gì phải đi học nghề? Chỉ khi nào học phí cao thì HS mới buộc phải lựa chọn: Học nghề hay học ĐH? Liệu học ĐH xong thì có hoàn vốn được không?

Việc bao cấp cào bằng cho giáo dục, trong khi xã hội chưa đạt trình độ tự giác nhất định gây ra rất nhiều biến dạng méo mó cho thị trường giáo dục. Hầu như tất cả các tiêu cực trong giáo dục đều sinh ra từ cái này:
1. Dạy thêm, học thêm: Lương giáo viên công lập trả từ NSNN, mà NSNN thì ít, trả thì thấp dẫn tới buộc GV phải dạy thêm thôi. Tiền dạy thêm chính là phản ánh chi phí thật của giáo dục.

2. Chất lượng giáo dục thấp, lớp đông, CSVC không có: Bao cấp từ NSNN thì tiền méo đâu ra mà đầu tư. Các trường công được nhà nước nuôi mà chả phải cạnh tranh nên cũng méo có động lực cải tiến, sáng tạo.

3. Thừa thày thiếu thợ: Học cấp 3 rẻ ngang trung cấp nghề, ĐH rẻ gần bằng, trong khi ra trường thì lương (tính trung bình) cao hơn, công việc ít độc hại hơn, xã hội nhìn người công nhân vẫn kém một bậc... thế thì học nghề làm méo gì, cứ vào đại học đã, dốt cũng vào, ra trường méo có việc làm thì học nghề sau. Cứ thử nâng cao học phí cấp 3 và ĐH lên xem có đông học sinh học nghề không?

4. Bệnh thành tích: Trường ĐH thì ít, ĐH có chất lượng lại càng ít (méo có tiền đầu tư thì lấy đâu ra trường xịn), học sinh muốn vào ĐH thì đông (xem mục 3), dẫn tới động lực bằng mọi cách phải chiến thắng, thi ĐH từ khảo sát chất lượng biến thành cuộc đua sinh tử. Không đua được bằng thực lực thì phải gian lận, có thế thôi.
Thế cụ/mợ còn phải làm nhiều lắm, mừ như cu/mợ nói thì hình như chệch hướng, ko theo định hướng gồi :D
 

ktqsminh

Xe điện
Biển số
OF-102576
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
2,027
Động cơ
394,925 Mã lực
Hồi trc em đi học trường chật cũng phải thuê chỗ khác học, tối tăm bẩn thỉu và tạm bợ. Đó là câu chuyện năm 1995 sao giờ nó lại tái hiện hả cụ
Không cái gì là không cụ ạ, xây nhiều khu độ thị mà không xây thêm trường học hoạch chỉ xây trường quốc tế thì các trường công quá tải thôi. Các khu cũ lấy theo tuyến ít quá tải hơn.
 

Ha Cong Anh

Xe container
Biển số
OF-206462
Ngày cấp bằng
17/8/13
Số km
6,453
Động cơ
363,494 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
lớp đông hs thì còn bảo cố đc chứ trường đông lớp quá mẹ nó số phòng thì ko đc. em thì em sẽ chuyển trường chứ ko dám cho con học ngoài, biết thế éo nào đc
Em nhất trí với quan điểm của Bác, tạm thời chỉ có đúng nghĩa là tạm thời trong 1-2 tháng chứ kéo dài thì chuyển. Trường nào cũng có lớp tốt, giáo viên nghiêm túc và ngược lại nên không nhất thiết phải nhét con mình vào đó. Đồng thời, học ở trường nào thì học sinh cũng cần sự quan tâm, chỉ bảo thêm của cha mẹ nữa, thế mới tốt được.
 

gladiator13579

Xe buýt
Biển số
OF-501454
Ngày cấp bằng
29/3/17
Số km
767
Động cơ
591,039 Mã lực
Chả lại kg đợc học trường chất lượng ở thủ đô.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,645
Động cơ
1,027,990 Mã lực
Em nhất trí với quan điểm của Bác, tạm thời chỉ có đúng nghĩa là tạm thời trong 1-2 tháng chứ kéo dài thì chuyển. Trường nào cũng có lớp tốt, giáo viên nghiêm túc và ngược lại nên không nhất thiết phải nhét con mình vào đó. Đồng thời, học ở trường nào thì học sinh cũng cần sự quan tâm, chỉ bảo thêm của cha mẹ nữa, thế mới tốt được.
chứ sao nữa cụ, đến ở mà các cụ xưa còn sure cmn là có "an cư thì mới lạc nghiệp" nữa là học. Tổ sư, học tạm bợ nay nghỉ mai học, trường éo ra trường, lớp éo ra lớp thì chỉ có thời chiến tranh, chứ thời nay, học thế trẻ con nó mất mẹ nó nếp, học sao đc?
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,331
Động cơ
1,012,892 Mã lực
Tại năm nay số lượng F1 đông quá. Thời e cấp 1 lớp 1,2,3 phải đi học các địa điểm ngoài trường (đình, lớp học ở mấy phố cổ). Lớp 4, 5 mới được học ở trường. Cụ nào biết Trường Lê Văn Tám ở phố Hàng Bút thời năm 80 thì rõ. Trường này chắc bé nhất HN vì chỉ có 4 lớp học
 

dalink

Xe điện
Biển số
OF-555588
Ngày cấp bằng
26/2/18
Số km
4,434
Động cơ
202,505 Mã lực
Nơi ở
noland
Mấy đời éo đâu, em ở Bắc Từ Liêm này là đời thứ nhất, bố mẹ em không phải dân HN. Em chả cần HN đông.

Phổ cập giáo dục là gì á? Là mọi trẻ em đều tới trường. Nhưng không có nghĩa là bao cấp bằng nhau. Vì sao thằng ở HN giàu, có điều kiện trả tiền học, lại cứ bao cấp miễn học phí cho nó? Trong khi nó sẵn sàng trả tiền để có môi trường tốt hơn. Việc nhà nước bao cấp học phí dẫn tới hậu quả: Thằng nhà giàu thì sẵn sàng trả nhiều tiền để học xịn, nhưng lại không cho trả tiền, mà cũng chả cho nó học xịn; trong khi thằng nhà nghèo (trẻ em miền núi) thì bao cấp không đủ, vẫn học lớp học rách nát. Chính việc bao cấp cho các vùng sâu vùng xa không đủ (vì phải bao cấp cả cho đám giàu ở HN) dẫn đến việc trẻ em vùng sâu vùng xa học kém, bỏ học nhiều.

Học là một quyền công dân. Nhưng ăn cũng là một quyền công dân. Thế có cần phổ cập ăn uống không để quay về thời tem phiếu một thể?
Lẽ ra nên cấp học bổng/ tài trợ cho học sinh. Kiểu như thằng HN thì quên mie đi, còn thằng miền núi thì NN sẵn sàng cho nó 3 củ/tháng để đi học, để trường của nó thu 3 củ/tháng. Tất nhiên phải học thì mới có $. Còn thu chi cân đong đo đếm trường nó được quyết. Còn thằng ở HN thì nộp tiền mà học, thằng nào nghèo cho trợ cấp như thằng miền núi nghèo.
 

luonlotrenpho

Xe buýt
Biển số
OF-382310
Ngày cấp bằng
12/9/15
Số km
625
Động cơ
247,128 Mã lực
Tuổi
49
Chung cư mọc lên như ghẻ ngứa, làm sao lớp học kg đông, tội nghiệp các cháu đã chịu nhiều đau khổ từ năm 6t, cả cuộc đời chỉ sung sướng đc 5 năm.
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,949
Động cơ
973,179 Mã lực
năm nay đông nhất vẫn là các cháu lớp 1 của thế hệ rồng vàng ạ!
Y tế, giáo dục......nát bét. Mà cứ đồn thổi thế hệ rồng vàng này nọ. Nó lại cho mấy cái cải cách thí điểm thì biến mịa nó thành rồng lai cừu. Còn lâu mới thấy mùa xuân:)).
 

vovan3455

Xe điện
Biển số
OF-19085
Ngày cấp bằng
25/7/08
Số km
2,007
Động cơ
501,419 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Chả là F1 nhà em năm nay vào lớp 5. Thế quoái nào trường nhận lắm lớp 1 quá .thành ra thiếu phòng học ( phòng thể chất đã bị trưng dụng làm phòng học từ nam ngoái) . Giải pháp của nhà trường là đi thuê một cái nhà văn hoá trong khu dân cư đẩy 2 lớp ra đấy học! Em ko thể tưởng tượng được là các cô lại làm trò mèo như vậy! Các cụ cho em ý kiến , cách giải quyết với!
Trách là phải trách từ trên ( cá nhân em đánh giá bộ Dục cũng chỉ là kế thừa thôi, bọn khác nguy hiểm hơn), HT và các cô ở trường chỉ là hệ quả.
 

Phucyenxanh

Xe điện
Biển số
OF-206889
Ngày cấp bằng
20/8/13
Số km
4,313
Động cơ
351,710 Mã lực
Nơi ở
Nhà của Sói
F1 nhà cháo lớp 3( năm ngoái ) còn phải học chính ở nhà cô chủ nhiệm
Vì trường ko có đụ phòng học và nhà cô sẵn bàn ghế vẫn dùng học thêm
Chuyện thật như đùa. hay tại Phúc Yên cháo mới lên TP nó zứa
 

peace_park

Xe tăng
Biển số
OF-142543
Ngày cấp bằng
19/5/12
Số km
1,040
Động cơ
381,201 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hồi nhà cháu học tiểu học chạy như chạy giặc. Khi thì học ở trong hội trường HTX, lúc thì học trong đình làng, rồi học cả trong miếu, mà cháu 8x nhá.
 

htkad

Xe buýt
Biển số
OF-194674
Ngày cấp bằng
18/5/13
Số km
818
Động cơ
332,550 Mã lực
Cụ liên hệ với nhà trường để giải quyết cho nhanh, nếu thấy có khúc mắc, không giải quyết được thì có ý kiến với Phòng giáo dục, UBND sở tại.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
30,505
Động cơ
1,352,766 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chả là F1 nhà em năm nay vào lớp 5. Thế quoái nào trường nhận lắm lớp 1 quá .thành ra thiếu phòng học ( phòng thể chất đã bị trưng dụng làm phòng học từ nam ngoái) . Giải pháp của nhà trường là đi thuê một cái nhà văn hoá trong khu dân cư đẩy 2 lớp ra đấy học! Em ko thể tưởng tượng được là các cô lại làm trò mèo như vậy! Các cụ cho em ý kiến , cách giải quyết với!
Cái này phải được đồng ý của quận, trường mới dám làm
Công lập thì chịu thôi
 

tuantiptx

Xe hơi
Biển số
OF-406322
Ngày cấp bằng
23/2/16
Số km
172
Động cơ
227,880 Mã lực
Tuổi
41
quá tải 1 lớp có 1 cô giáo mà 52- 54 hoc sinh thử hỏi các con hoc đc những gì các cu nhỉ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top