Nếu cụ/mợ có quyền thì có làm như thế hem ?
Nếu là em mà làm TTg thì em sẽ làm đúng y như thế, ít ra là tiểu học và cấp 2 có thể bỏ lại tạm thời không động đến. Còn cấp 3, đại học và trở lên là em sẽ để thị trường hóa triệt để. Cứ thu học phí cao đúng tầm. Dùng tiền thu được để đầu tư lại cho trường và lập quỹ học bổng dành cho học sinh giỏi. Như vậy là cấp 3 và ĐH chỉ có 2 loại người: HS giàu (để nộp tiền nuôi hệ thống) và HS giỏi (được hệ thống nuôi).
Những em không giỏi lắm, mà cũng chả giàu lắm thì cho sang trường nghề hết, các trường nghề này cũng có thể là nhà nước trợ cấp một phần. Cụ xem xã hội hiện tại kêu là "thừa thày thiếu thợ", em hỏi cụ cứ giữ học phí cấp 3 và ĐH thấp thì tội méo gì phải đi học nghề? Chỉ khi nào học phí cao thì HS mới buộc phải lựa chọn: Học nghề hay học ĐH? Liệu học ĐH xong thì có hoàn vốn được không?
Việc bao cấp cào bằng cho giáo dục, trong khi xã hội chưa đạt trình độ tự giác nhất định gây ra rất nhiều biến dạng méo mó cho thị trường giáo dục. Hầu như tất cả các tiêu cực trong giáo dục đều sinh ra từ cái này:
1. Dạy thêm, học thêm: Lương giáo viên công lập trả từ NSNN, mà NSNN thì ít, trả thì thấp dẫn tới buộc GV phải dạy thêm thôi. Tiền dạy thêm chính là phản ánh chi phí thật của giáo dục.
2. Chất lượng giáo dục thấp, lớp đông, CSVC không có: Bao cấp từ NSNN thì tiền méo đâu ra mà đầu tư. Các trường công được nhà nước nuôi mà chả phải cạnh tranh nên cũng méo có động lực cải tiến, sáng tạo.
3. Thừa thày thiếu thợ: Học cấp 3 rẻ ngang trung cấp nghề, ĐH rẻ gần bằng, trong khi ra trường thì lương (tính trung bình) cao hơn, công việc ít độc hại hơn, xã hội nhìn người công nhân vẫn kém một bậc... thế thì học nghề làm méo gì, cứ vào đại học đã, dốt cũng vào, ra trường méo có việc làm thì học nghề sau. Cứ thử nâng cao học phí cấp 3 và ĐH lên xem có đông học sinh học nghề không?
4. Bệnh thành tích: Trường ĐH thì ít, ĐH có chất lượng lại càng ít (méo có tiền đầu tư thì lấy đâu ra trường xịn), học sinh muốn vào ĐH thì đông (xem mục 3), dẫn tới động lực bằng mọi cách phải chiến thắng, thi ĐH từ khảo sát chất lượng biến thành cuộc đua sinh tử. Không đua được bằng thực lực thì phải gian lận, có thế thôi.